Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

Sự thật Công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

24/05/2014 18:26 GMT+7

TTO - Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu nội dung phỏng vấn thạc sĩ Hoàng Việt - một nhà nghiên cứu lâu năm về biển Đông - để bạn đọc hiểu rõ các vấn đề về công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14-9-1958.

iiyDx8Ah.jpg
Hình ảnh tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam - Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam
* Xin ông cho biết về bối cảnh ra đời cũng như mục đích của công thư ngày 14-9-1958 mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Tổng lý Quốc vụ viện Chu Ân Lai?
- Trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1965, lúc này sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam ngày càng lên cao, Việt Nam Dân chủ cộng hòa (VNDCCH) phải tận dụng tất cả mọi nỗ lực để giành chiến thắng trên chiến trường.
Với sức mạnh hạn chế của mình, VNDCCH đã phải tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia khác, đặc biệt là từ Trung Quốc, một quốc gia vốn nằm cạnh Việt Nam, và cũng là một trong các “anh cả” của chủ nghĩa cộng sản. Đã có nhiều sự phối hợp từ quân đội VNDCCH và Giải phóng quân Trung Quốc.
Năm 1949, lực lượng quân sự của VNDCCH đã giải phóng Trúc Sơn (thuộc lãnh thổ của Trung Quốc) từ tay của Quốc dân đảng và sau đó trao lại cho Giải phóng quân Trung Quốc.
Rồi năm 1957, Hồng quân Trung Quốc đã chiếm đảo Bạch Long Vĩ rồi sau đó trao trả lại cho phía VNDCCH.

CHUYÊN GIA BIỂN ĐÔNG BILL HAYTON: TRUNG QUỐC CHÉP LỖI SAI CỦA BẢN ĐỒ ANH ĐỂ TẠO 'ĐƯỜNG 9 ĐOẠN'


6 giờ · 
By TRƯỜNG AN (từ Washington D.C)
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh và văn bản
Chuyên gia Bill Hayton dẫn chứng tài liệu cho thấy "đường 9 đoạn" là một yêu sách rất mới, xuất phát từ việc Trung Quốc sao chép lỗi sai trong bản đồ của Anh.
Yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc có nguồn gốc từ sự thiếu hiểu biết và nhầm lẫn nghiêm trọng về Biển Đông của Trung Quốc trong giai đoạn 1933 - 1947, học giả Bill Hayton từ viện Chatham House của Anh khẳng định tại Hội thảo về Biển Đông lần thứ 9 do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Mỹ (CSIS) tổ chức tại Washington ngày 24/7.
Không có mô tả ảnh.

Hayton dẫn các tài liệu và minh chứng lịch sử từ Trung Quốc cho thấy Trung Quốc chỉ bắt đầu quan tâm đến Hoàng Sa từ năm 1909, sau khi có thông tin Nhật Bản chiếm đóng và khai thác đảo Pratas, nằm gần Đài Loan. Đầu tháng 6/1909, Trung Quốc bắt đầu tổ chức đoàn khảo sát đi Hoàng Sa (nơi Việt Nam đã xác lập chủ quyền từ thế kỷ 17) và nêu yêu sách với quần đảo. Tuy nhiên, sau chuyến khảo sát và nhiều năm sau đó, Trung Quốc không quan tâm và có bất cứ động thái gì để thể hiện "chủ quyền" với quần đảo này, thậm chí Trung Quốc còn coi Hoàng Sa là cái "bẫy chết người", thường xuyên làm đắm tàu thuyền nước ngoài. 

Trung Quốc lên tiếng giải quyết một cách hòa bình ở biển Đông

Thứ Ba, ngày 30/7/2019 - 19:43

Trung Quốc lên tiếng giải quyết một cách hòa bình ở biển Đông
(PLO)- Đại sứ Trung Quốc tại Philippines kêu gọi các quốc gia ở Biển Đông hãy kiên nhẫn và nói rằng các vấn đề trên biển không thể được giải quyết trong một sớm một chiều.
Trang Inquirer cho hay, phát biểu tại lễ kỷ niệm 92 năm thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại Thành phố Makati (Philippines) hôm 29-7, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua đã gọi các tranh chấp trên biển ở Biển Đông là “nhạy cảm”.
“Tất cả chúng ta đều biết đây là những vấn đề rất nhạy cảm. Đối với Trung Quốc, đối với Philippines và đối với các quốc gia khác, các tranh chấp không dễ dàng giải quyết trong một sớm một chiều. Vì vậy, chúng ta nên kiên nhẫn”, ông Zhao nói thêm.
Trung Quốc lên tiếng giải quyết một cách hòa bình ở biển Đông - ảnh 1
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua. Ảnh: INQUIRER

Chọn vợ, không chọn gái ngẩng đầu – Lấy chồng, không lấy trai cúi mặt

Người xưa có câu: “Thú thê bất thú ngưỡng đầu nữ, giá hán bất giá đê đầu hán”, tạm dịch thoàng là: Chọn vợ, không chọn gái ngẩng đầu – Lấy chồng, không lấy trai cúi mặt. Đây là bài học chọn vợ chọn chồng đáng suy ngẫm không chỉ cho lớp nam thanh nữ tú mà còn cho những ai đã thành gia thất.
Chọn vợ chọn chồng

Chọn vợ, không chọn gái ngẩng đầu

“Gái ngẩng đầu” ở đây chính là chỉ kiểu phụ nữ không xét đạo lý, cao ngạo, không biết cách đối nhân xử thế. Những người này trong tư tưởng hoặc trên hành vi thường có tính cách quá mạnh mẽ, cố chấp, rất khó đạt được tiêu chuẩn dịu dàng, ôn hoà, khiêm nhu lễ phép của người phụ nữ.
Nếu một người vợ mà cao ngạo, thích “chèn ép” chồng thì gia đình sẽ khó mà yên ấm được, lúc đó sẽ dẫn tới “âm thịnh dương suy”, “người chồng chưa già đã yếu”, thậm chí nếu không để ý thì cả con cái cũng rất khó thành người.

Chiếc gậy Biển Đông – Củ cà rốt Trung Cộng

Nguyên Đại
31-7-2019
Nếu tuần sau, đột nhiên Trung Cộng (TC) tuyên bố chủ quyền toàn diện trong phạm vi “đường lưởi bò”, thiết định vùng cấm bay, buộc tất cả các tàu qua lại trong khu vực này đều phải có sự cho phép của TC, cắt đứt hải lộ bận rộn nhất thế giới và thế hợp tung Nhật Bản – Đài Loan – Nam Hàn – Phi Luật Tân – Úc Đại Lợi thì việc gì sẽ xảy ra? Câu trả lời chỉ có hai chữ: Chiến Tranh.
Đó là một sự tưởng tưởng, vâng đúng vậy. Điều đó sẽ không xảy ra, bởi TC không, hay chưa phải là đối thủ của Mỹ và Đồng Minh trên biển, và họ hiểu rất rõ điều đó. Chiến tranh xảy ra, TC chắc chắn sẽ là kẻ thất bại. Tại sao lại vướng vào một cuộc chiến mà cơ hội chiến thắng không có?
Cho nên dù tuyên bố vung vít chủ quyền “không thể tranh cãi” về đường chín đoạn, TC vẫn không dám đụng vào các chiến hạm tuần tra của Mỹ, có khi cách các đảo mà TC đang chiếm giữ chỉ 12 hải lý. Các chiến lược gia của Mỹ cũng hiểu rõ điều đó, cho nên, chừng nào mà tình trạng thông thương trên hải lộ đó không bị cản trở, chừng đó, cũng chỉ là các cuộc tuần tra.
Nhưng, nếu Việt Nam hoàn toàn bị TC khống chế, và các tàu của TC được sử dụng toàn bộ vùng biển trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của VN và các khu vực quanh các quần đảo Hoàng và Trường sa. Thêm vào đó, Phi Luật Tân chấm dứt các tranh chấp trên vùng biển phía Tây của Phi, hợp tác toàn diện với TC, cùng nhau khai thác biển để “có lợi cho đôi bên”. TC coi như đã “bao vây” biển Đông. Tranh chấp biển Đông coi như đã giải quyết, và các chốt quan trọng trên đường lưởi bò coi như đã được cắm. Điều này không hề là một sự tưởng tượng, vì dường như TC đã gần hoàn tất kế hoạch này.

Tư Chính: Trung Quốc ngoan cố khiến Việt Nam phản ứng mạnh

Trước sự kiện Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cùng với nhiều tàu hải cảnh cỡ lớn xâm phạm bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đã ra Tuyên bố về Biển Đông. Cho đến sáng hôm qua 29/07/2019 đã có 14 tổ chức và khoảng 750 người ký vào tuyên bố.

Sơ đồ hoạt động của tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 (màu đỏ) sách nhiễu tàu Việt Nam ở bãi Tư Chính, thời gian từ 16/06-10/07/2019.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng, trường đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc nhóm chủ trương bản tuyên bố trên, về vấn đề này.

RFI: Kính chào Phó giáo sư Hoàng Dũng. Như vậy là một lần nữa Trung Quốc lại xâm phạm biển đảo Việt Nam, và một lần nữa các tổ chức xã hội dân sự lại phải ra tuyên bố…

PGS Hoàng Dũng : Sở dĩ chúng tôi đề nghị phải lên tiếng tố cáo trước Hội Đồng Bảo An, trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và thềm lục địa của Việt Nam, vì khi có trộm cướp xâm nhập, thì điều đầu tiên là chủ nhà phải la làng. Nếu không la làng, không chỉ rõ là ai xâm phạm nhà anh một cách bất hợp pháp, chính anh không kêu lên thì ai có thể cứu anh được. Làm sao thuyết phục người khác là anh có chính nghĩa.

Nghịch lý dư thừa điện, cấp tập tìm cách giải cứu nhưng không quên mua điện Trung Quốc

Thaotin | 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo liên quan đến thông tin báo VietNamNet nêu về vấn đề phát triển điện mặt trời.

Theo EVN, tính đến hết tháng 6/2019, đã có 89 nhà máy điện mặt trời hòa lưới phát điện với tổng công suất là hơn 4.442 MW.
Nếu tính cả các nhà máy điện gió, tổng quy mô công suất đặt nguồn điện năng lượng tái tạo toàn quốc là 4.880 MW, trong đó tập trung chủ yếu tại Ninh Thuận (1.102 MW) và Bình Thuận (995 MW).
“Chỉ từ tháng 4-6/2019, đã có trên 4.000 MW điện mặt trời hòa lưới vận hành và tập trung mật độ lớn tại Ninh Thuận – Bình Thuận, gây áp lực lớn lên khả năng giải tỏa công suất của lưới điện truyền tải. Nhiều thời điểm, khi các nhà máy điện cùng phát đồng loạt đã gây quá tải các đường dây, trạm biến áp liên quan”, EVN đánh giá.


Các dự án điện mặt trời vào ồ ạt khiến việc xây dựng đường dây truyền tải không theo kịp. Ảnh: Lương Bằng

Dự kiến, tình hình cắt giảm sản lượng các nhà máy năng lượng tái tạo khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận tháng 7/2019 như sau:
Các nhà máy năng lượng tái tạo đi vào vận hành tháng 7/2019, với cấu hình lưới điện hiện tại và khi tất cả các nguồn điện cùng phát ở công suất thiết kế, EVN cho biết “có rất nhiều phần tử đầy/quá tải”.

ASEAN ra tuyên bố chung, bày tỏ quan ngại về Biển Đông; Phó Thủ tướng nêu đích danh nhóm tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam; TQ cam kết tuân thủ luật quốc tế và 'làm việc tích cực' về vấn đề Biển Đông

 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói, tàu HD-8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) khai mạc sáng qua tại Thái Lan. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Phó Thủ tướng nêu đích danh nhóm tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, trong đó có các hành động đơn phương như quân sự hoá, gia tăng tập trận quân sự, đặc biệt là tàu khảo sát HD-8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép.
Phó Thủ tướng khẳng định, những hành động này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước Luật biển 1982. Nghiêm trọng hơn, đây là diễn biến tiếp theo các hoạt động cải tạo bồi đắp quy mô lớn và quân sự hoá các cấu trúc tranh chấp trên biển. Các diễn biến này làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp tới hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hài và hàng không ở Biển Đông, vi phạm DOC và đi ngược lại cam kết duy trì môi trường thuận lợi cho đàm phán COC.
Ông đề nghị ASEAN giữ vững đoàn kết và tiếng nói chung, tái khẳng định các nguyên tắc và cam kết đối với hoà bình và ổn định, lên tiếng kêu gọi kiềm chế, không có các hành động đơn phương làm phương hại tiến trình đối thoại và hợp tác khu vực, cản trở hoạt động kinh tế hợp pháp của các nước ven biển; và nỗ lực xây dựng một COC hiệu lực, thực chất.
Phó Thủ tướng nêu đích danh nhóm tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) khai mạc tại Thái Lan

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Mêkông : Mối nguy từ các đập thủy điện ở thượng nguồn

Thùy Dương

mediaCác đập thủy điện ở thượng nguồn gây nhiều tác động tới các loài cá trên sông Mêkông.@international rivers
Trải dài hơn 4.800 km, sông Mêkông có hệ đa dạng sinh thái nước ngọt lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau hệ sinh thái Amazone, với 1.300 loài cá.


Tại Đông Nam Á, có 70 triệu người, thuộc hơn 100 nhóm sắc tộc sống ở lưu vực sông Mêkông, trong đó có 85% kiếm sống trực tiếp từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của sông Mêkông. Nói cách khác, sông Mêkông giữ vai trò sống còn đối với 60 triệu người trong khu vực.
Tuy nhiên, hiện giờ, tương lai của hạ nguồn sông Mêkông, đoạn chảy qua các nước Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, đang nằm trong tay các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Hãng tin Anh Reuters ngày 24/07/2019 trích dẫn chuyên gia Premrudee Deoruong của tổ chức bảo vệ môi trường Laos Dam Investment Monitor tại Lào, theo đó « hiện giờ, Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn dòng sông » và « từ nay, có một mối lo ngại là dòng sông sẽ bị các nhà khai thác đập thủy điện kiểm soát ».
Mực nước sông Mêkông thấp kỷ lục tại Thái Lan
Hiện giờ đang là giữa mùa mưa tại Thái Lan, nhưng mực nước sông Mêkông đoạn chảy qua Thái Lan lại ở mức thấp chưa từng có tính từ một thế kỷ qua. Tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan, mực nước sông Mêkông xuống chỉ còn 1.5m, mức thấp nhất trong suốt 100 năm qua, so với mực nước 12m cùng kỳ năm ngoái và mức trung bình 8m hàng năm. Còn ở Nong Khai, mực nước này là 80cm, so với mức 1,5 m của năm 2018.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

TÍN HIỆU VIỆT CỘNG LIÊN MINH VỚI QUỐC DÂN ĐẢNG ( ĐÀI LOAN) ĐỂ CHỐNG TÀU CỘNG

Kết quả hình ảnh cho Nhà thơ Pháp Aragon ca ngợi khởi nghĩa Yên Bái

Kết quả hình ảnh cho Đền thờ Nguyễn Thái học ở Yên Bái

Toàn Cảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thắp hương tại Đài tưởng niệm Nguyễn Thái Học

Sáng 24/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang tỉnh Yên Bái và tại Khu tưởng niệm Nguyễn Thái Học tại Yên Bái.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫy tay chào người dân Yên BáiThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thắp hương tại Đài tưởng niệm Nguyễn Thái Học
Đi cùng Thủ tướng có các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ; Bí thư Tỉnh Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường… cùng các lãnh đạo Đảng và Nhà nước cấp cao cũng tới thắp hương tại Khu tưởng niệm Nguyễn Thái Học.
toan canh thu tuong nguyen xuan phuc thap huong tai dai tuong niem nguyen thai hoc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thắp hương tại Khu tưởng niệm Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

TUẦN QUA LIÊN MINH NGÔ-THỤC...( NGA-TRUNG) LIÊN MÌNH CHỐNG TÀO-MỸ

Dấu ấn tuần qua: Trung-Nga tìm cách phá hoại liên minh do Mỹ đứng đầu


Kha Đạt | ĐKN 3 giờ trước


Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ Trump, và Chủ tịch Trung Quốc Tập. (Ảnh: Xamar Today)


Tuần qua nổi lên sự kiện máy bay chiến đấu của Nga và Trung Quốc bị cáo buộc xâm phạm vùng trời trên hòn đảo đang tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhiều báo cáo nhận định đây là một âm mưu được Bắc Kinh và Moscow lên kế hoạch nhằm khơi sâu và thổi bùng mâu thuẫn giữa các đồng minh của Mỹ, khiến liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu suy yếu.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay, vào thứ Ba (23/7), Nga đã cho 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-95, và Trung Quốc điều 2 máy bay chiến đấu H-6 cùng lúc bay qua Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của nước này vào 6:44 sáng (giờ địa phương). Tất cả các máy bay của Nga-Trung sau đó quay lại ADIZ của Hàn Quốc vào lúc 8:40, và di chuyển liên tục trong đó suốt 24 phút.

'Não trạng nạn nhân' của Trung Quốc: HIẾP KẺ KHÁC ĐỂ BÕ NỮNG THẾ KỶ BỊ HIẾP...

NÃO TRẠNG CỦA TRUNG QUỐC MANG NĂNG MỐI THÂM THÙ CỦA 1 Ả GÁI ĐIẾM GIÀ XƠ: KHÁT KHẢO TRẢ THÙ...ĐỜI ĐỂ BÙ CHO BAO NĂM BỊ ỨC HIẾP, BỊ LÀM NHỤC Ê CHỀ...BÂY GIỜ TÌM CÁCH HIẾP TRẢ, PHÁ ĐỜI KẺ KHÁC ĐỂ BỚT HẬN...


28/07/2019 06:47 GMT+7

TTO - Trước đây phương Tây lạc quan cho rằng Trung Quốc sẽ dần dần tuân theo luật lệ quốc tế vì hưởng nhiều lợi ích từ hội nhập, nhưng nay sự lạc quan đó đang bị thay thế bởi sự lo lắng ngày càng tăng về một Trung Quốc bất chấp cộng đồng quốc tế.

Não trạng nạn nhân của Trung Quốc - Ảnh 1.
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ di chuyển trên Biển Đông trong một cuộc tập trận chung với không quân hoàng gia Malaysia vào tháng 5-2015 - Ảnh: US NAVY
Nhưng nguy hiểm hơn, Trung Quốc luôn tự xem mình là "nạn nhân" của phương Tây.
Diễn ngôn nạn nhân
Trung Quốc cũng tố cáo các hoạt động tuần tra tự do hàng hải theo nguyên tắc "đi qua vô hại" qua các đảo nhân tạo Trung Quốc theo đúng Luật biển quốc tế của các tàu chiến Mỹ và đồng minh Anh, Pháp là hành động "phá hoại hòa bình, an ninh và trật tự" của các vùng biển liên quan và xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.