NÃO TRẠNG CỦA TRUNG QUỐC MANG NĂNG MỐI THÂM THÙ CỦA 1 Ả GÁI ĐIẾM GIÀ XƠ: KHÁT KHẢO TRẢ THÙ...ĐỜI ĐỂ BÙ CHO BAO NĂM BỊ ỨC HIẾP, BỊ LÀM NHỤC Ê CHỀ...BÂY GIỜ TÌM CÁCH HIẾP TRẢ, PHÁ ĐỜI KẺ KHÁC ĐỂ BỚT HẬN...
28/07/2019 06:47 GMT+7
TTO - Trước đây phương Tây lạc quan cho rằng Trung Quốc sẽ dần dần tuân theo luật lệ quốc tế vì hưởng nhiều lợi ích từ hội nhập, nhưng nay sự lạc quan đó đang bị thay thế bởi sự lo lắng ngày càng tăng về một Trung Quốc bất chấp cộng đồng quốc tế.
Nhưng nguy hiểm hơn, Trung Quốc luôn tự xem mình là "nạn nhân" của phương Tây.
Diễn ngôn nạn nhân
Trung Quốc cũng tố cáo các hoạt động tuần tra tự do hàng hải theo nguyên tắc "đi qua vô hại" qua các đảo nhân tạo Trung Quốc theo đúng Luật biển quốc tế của các tàu chiến Mỹ và đồng minh Anh, Pháp là hành động "phá hoại hòa bình, an ninh và trật tự" của các vùng biển liên quan và xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.
Quan điểm vô lý này của Trung Quốc lại là lập luận chung của báo chí Trung Quốc cũng như chính quyền Trung Quốc khi cho rằng Mỹ và các đồng minh phương Tây liên kết với nhau để ngăn chặn, kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, cũng như không thừa nhận các lãnh thổ mà Trung Quốc đang tranh chấp.
Tuy nhiên, tuyên bố của Trung Quốc hoàn toàn đi ngược lại với bối cảnh thực tế và luật lệ quốc tế. Các hành động tuần tra tự do hàng hải (FONOPs) của Mỹ và các quốc gia đồng minh ở khu vực Biển Đông nhằm bảo đảm luật lệ quốc tế, cũng như thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực này.
Ngoài ra, sự khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ trong cách nhìn nhận vấn đề Biển Đông xuất phát từ một trong những dị biệt nhìn nhận về vai trò của Trung Quốc.
Giới quan sát phương Tây thường cho rằng Trung Quốc đang trỗi dậy và đang cố gắng vượt qua Mỹ để đứng đầu thế giới nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại nghĩ khác.
Họ cho rằng Trung Quốc đang phục hưng, quay trở lại thời kỳ huy hoàng trong quá khứ phong kiến của mình trước đây, khi Trung Quốc thống trị và xâm chiếm nhiều đất đai trên thế giới.
Sự thống trị này chấm dứt khi nhà Thanh thua đế quốc Anh trong cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ nhất từ 1839-1842. Các quốc gia phương Tây sau đó xâu xé Trung Quốc cho đến khi Mao Trạch Đông giành lại độc lập cho Trung Quốc vào năm 1949, chấm dứt một thời kỳ mà sử sách Trung Quốc gọi là "một thế kỷ ô nhục" và nạn nhân của phương Tây.
Não trạng phải vượt qua "thế kỷ ô nhục" này hầu như học sinh Trung Quốc nào cũng được học qua.
Chính vì vậy, cái cảm giác coi mình là nạn nhân của phương Tây vẫn còn ảnh hưởng lớn đến các chính sách của Trung Quốc hiện nay.
Khi Trung Quốc coi mình là nạn nhân của các âm mưu phương Tây thì "thủ phạm" chính là Mỹ, cùng với Nhật Bản và các quốc gia đồng minh và đối tác.
Trung Quốc một mặt muốn thống trị khu vực châu Á, một mặt muốn Mỹ và đồng minh phải tránh xa khu vực này.
Vào tháng 7-2016, khi Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS 1982 xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc có các đòi hỏi và hành động ngang ngược ở Biển Đông đang diễn ra, tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc đăng bài xã luận cho rằng phiên tòa hoàn toàn là một cái bẫy được Mỹ và Philippines điều khiển, với sự hợp tác từ các quan tòa. Và rằng chính Trung Quốc mới là nạn nhân thật sự của âm mưu phương Tây nhằm làm suy yếu và sỉ nhục Trung Quốc.
Sau đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế, khi cho rằng Trung Quốc là nạn nhân của vấn đề Biển Đông. Đây không phải là lần đầu tiên và cũng không phải là lần cuối cùng Trung Quốc sử dụng lập luận "nạn nhân" này.
Sự trỗi dậy của "diễn ngôn nạn nhân" trong chính trị Trung Quốc định hình quan hệ của Trung - Mỹ, Trung - Nhật cũng như quan điểm của Trung Quốc về an ninh khu vực hiện tại.
Giáo sư Peter Hays Gries (người Mỹ) viết trong cuốn sách nổi tiếng Chủ nghĩa dân tộc mới của Trung Quốc: Tự hào, chính trị, và ngoại giao.
Ức hiếp nước nhỏ
Các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đã khôn khéo sử dụng "tự sự nạn nhân" và "một thế kỷ ô nhục" để thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc và kiến tạo chính sách xoay xung quanh mục tiêu tăng cường sức mạnh kinh tế và hiện đại hóa quân sự.
Bằng cách đó, Trung Quốc muốn tăng tính chính danh cho các hành động đe dọa, "ăn hiếp" các nước nhỏ và tăng tính chính nghĩa cho các hành động tố cáo của Mỹ ở khu vực Biển Đông.
Từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tổng bí thư Tập Cận Bình cũng đã khai thác chủ nghĩa dân tộc, đưa ra viễn cảnh "giấc mơ Trung Hoa" với mục tiêu đưa "dân tộc Trung Hoa vĩ đại phục hưng" trong tương lai.
Tuy nhiên, giấc mơ Trung Hoa lại không bao gồm các quốc gia nhỏ khác trong khu vực. Mỉa mai thay, Bắc Kinh sử dụng "não trạng nạn nhân" này kể cả khi "ăn hiếp" các quốc gia nhỏ khác trong khu vực. Bắc Kinh luôn cho rằng mình là nạn nhân của các âm mưu do Mỹ và các quốc gia nhỏ này liên kết với nhau.
Có lẽ Trung Quốc sẽ không bao giờ dừng hành động "vừa ăn cướp vừa la làng" khi chưa thực hiện được mục tiêu "phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại".
Hai mặt
Sách trắng quốc phòng Trung Quốc 2019 mới vừa công bố cách đây mấy ngày là minh chứng cho tính hai mặt của chính sách Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng như các bản trước, bản Sách trắng quốc phòng 2019 với tựa đề Quốc phòng Trung Quốc trong thời đại mới cũng không tránh khỏi lặp lại quan điểm tuyên truyền, nhấn mạnh vai trò trung tâm của Trung Quốc như một quốc gia yêu hòa bình trong việc gìn giữ an ninh cho tương lai. Trong khi đó, Trung Quốc tố cáo Mỹ làm phức tạp thêm an ninh khu vực và làm mất cân bằng an ninh chiến lược và lợi ích an ninh chiến lược của các quốc gia trong khu vực.
Hạ nghị sĩ Mỹ: Trung Quốc hãy rút ngay tàu khỏi biển Việt Nam
Ngày 26-7, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L. Engel đã ra tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 3-7.
"Hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là minh chứng đáng lo ngại về việc một quốc gia công khai coi thường luật pháp quốc tế. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, những hành động của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp trong vùng EEZ của Việt Nam", trang web của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ dẫn lại tuyên bố của ông Engel.
Theo thông tin cập nhật của phó giáo sư Ryan Martinson đến từ Học viện Hải chiến Mỹ, tính đến ngày 25-7, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc vẫn tiếp tục thăm dò trái phép trong vùng EEZ của Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cho biết kể từ khi xuất hiện các báo cáo về việc Trung Quốc đưa trái phép nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào vùng EEZ của Việt Nam, Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút tàu nhưng Bắc Kinh vẫn cố tình phớt lờ.
"Kiểu quấy rối này là mối đe dọa đối với Việt Nam và là bằng chứng về việc Trung Quốc sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng. Những sự cố như thế này cho thấy Trung Quốc ngang nhiên coi thường luật pháp và ngoại giao quốc tế" - ông Engel nhận định.
Người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ khẳng định ông đứng về phía Việt Nam và các đối tác trong khu vực để lên án hành động gây hấn của Trung Quốc. Ông kêu gọi Trung Quốc ngay lập tức rút tất cả tàu nước này ra khỏi lãnh hải của các nước láng giềng và chấm dứt chiến thuật bắt nạt phi pháp này.
Đây không phải lần đầu tiên phía Mỹ lên tiếng chỉ trích hành động xâm phạm của Trung Quốc. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc can thiệp vào hoạt động thăm dò và khai thác đã có từ lâu của Việt Nam. (BÌNH AN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét