Bồi đắp đảo, đưa giàn khoan 981 vào Biển Đông… có giống
việc Trịnh Trang Công (nước Trịnh) sai Sái Túc “gặt trộm lúa” nhà Chu ở Ôn ấp ?
Việc Trung Quốc cho bồi đắp đảo tại vùng
biển Trường Sa của Việt Nam; đưa giàn khoan 981 vào thăm dò, khai thác dầu khí ở
vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 25/6 đến ngày 20/8/2015 là nhằm mục
đích gì?
Hành động này của Trung Quốc làm cho
chúng ta nhớ tới những rắc rối trong quan hệ bang giao giữa nước Trịnh dưới thời
Trịnh Trang Công, một nước chư hầu dưới thời vua Chu Hoàn vương…
Chu Bình Vương băng hà, Chu Hoàn Vương
lên thay, do không chịu được sự ức hiếp, lộng quyền quá quắt của nước Trịnh một
chư hầu mới nổi lên; Chu Bình Vương cho rằng: nước Trịnh khinh nhờn mình, là
chư hầu nhưng lại bắt vua Chu phải trao đổi con tin với nước Trịnh nên đã quyết
định cắt chức khanh sĩ của Trịnh Trang Công…
Trịnh Trang Công cậy mình có công, cho rằng
Hoàn Vương vong ơn bội nghĩa với nước Trịnh, Trịnh Trang công đã đưa chuyện này
ra bàn với triều thần cách ứng phó.
Quan Ðại phu Cao Cừ Di cho rằng: nhà Trịnh
nhiều đời này có công với nhà Chu thế mà Chu Hoàn Vương lại có ý cách chức
khanh sĩ là sự bội bạc. Do đó Trịnh phải cất quân đánh nhà Chu để chư hầu kính
nể, lễ độ với nước Trịnh…
Còn Dĩnh Khảo Thúc thì lại can: Nhà Chu
tuy suy tàn nhưng vẫn là thiên tử; Chư hầu cất quân đánh thiên tử
khác gì con cái đánh bố mẹ sẽ phạm tội bất hiếu, bất trung, thiên hạ sẽ chê cười…
Trước các ý kiến đó, Sái Túc tâu:
- Theo tôi tưởng cả hai người đều có lý.
Vậy tôi có một ý dung hòa hơn: cần dò xét thái độ Hoàn vương trước đã. Nay đem
một đạo binh sang đất nhà Chu lấy cớ mất mùa, mượn lúa ở Lạc ấp và Ôn ấp, nếu
nhà Chu trách phạt, ta sẽ sanh sự, bằng không Chúa công sẽ vào chầu để can
gián, gây sức ép Chu Hoàn vương điều chỉnh lại chính sách đối xử với nước Trịnh. Trịnh Trang công
cho là phải, bèn sai Sái Túc cất quân kéo đến Ôn ấp đặt vấn để vay lúa nhà Chu.
Quan giữ ôn ấp là Ôn Ðại phu vì chưa có lệnh Chu Hoàn vương nên không cho Sái
Túc mượn lúa. Thấy vậy, Sái Túc vẫn cho quân đêm đêm vào đất nhà Chu gặt trộm
lúa…Ôn Ðại phu thấy quân Trịnh mạnh quá
không dám ngăn cản, vội chạy về Lạc Dương cấp báo. Chu Hoàn vương nổi giận định
hưng binh đánh Trịnh, nhưng Chu công Hắc kiên can rằng:
- Sái Túc gặt lúa trộm ấy chỉ là việc nhỏ
ngoài biên đình. Bệ hạ không nên vì cái sẩy mà nẩy cái ung, vì nước Trịnh đang
mạnh…
Hoàn Vương đành bấm bụng chịu nhịn chuyện
Trịnh Trang Công cho Sái Túc sang gặt trộm lúa vùng giáp biên của nhà Chu; chuyện
này giống chuyện Trung Quốc bồi đắp đảo và đưa giàn khoan 981 vào Biển Đông của
Trung Quốc…
Sau khi cho quân sang gặt trộm lúa nhà
Chu mà không thấy vua Chu có phản ứng gì quyết liệt; Một mặt, Trịnh Trang Công
liền cho người liên kết với nước Tề, nước Trần, nước Lỗ để tăng thêm vây cánh,
thế lực cho mình; Mặt khác Trịnh Trang Công cùng Sái Túc vào triều triều kiến
vua Chu để nghe ngóng động tĩnh, gây sức ép trực tiếp với Chu Hoàn Vương...
(Việc này giống với việc Trung Quốc
vừa qua một mặt cho bồi đắp lấn chiếm đảo, cho giàn khoan 981 vào thăm dò dầu
khí vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam; mặt khác cho mời quan chức Việt Nam…sang
Trung Quốc, danh nghĩa là để củng cố quan hệ hai nước Trung Việt, kỳ thực là để
nắn gân, thăm dò và gây sức ép, trực tiếp dằn mặt, áp đặt chính sách lấn chiếm
Biển Đông…)
Do đang căm Trịnh Trang Công về chuyện gặt
trộm lúa ở vùng ôn ấp giáp giới, Chu Hoàn Vương khi tiếp kiến Trịnh Trang Công
đã “mát mẻ” hỏi Trịnh Trang Công:
Sao
bên nước Trịnh năm nay mùa màng ra thế nào?
Trịnh
Trang Công tâu:
- Tâu
Bệ hạ, nhờ hồng phúc của bệ hạ, năm nay nước Trịnh không bị thiên tai, hạn hán.
Chu Hoàn vương cười lớn,nói:
Chu Hoàn vương cười lớn,nói:
- Thật là may! Nước Trịnh có được mùa thì
nhà Chu mới còn lúa đất Ôn, đất Thành mà ăn chứ!
Thấy Chu Hoàn vương nói xóc mình, Trịnh
Trang Công bèn bái tạ lui ra. Chu Hoàn vương không thết đãi chi hết, chỉ
sai người đem ra ban cho Trịnh Trang Công mười xe lúa và dặn:
-Cho lúa nầy để dành ăn lúc mất mùa.
Trịnh Trang Công bực mình nói với Sái
Túc:
-Tại ngươi khiến ta vào chầu vua, nên phải
hứng lấy những lời mỉa mai cay độc. Nay vua lại còn ban mười xe lúa để chế nhạo
ta, ý ta không muốn lãnh, vậy phải dùng lời chi mà từ chối…
Sái Túc tâu:
-Các nước chư hầu kính trọng nước Trịnh
là vì đã mấy đời nước Trịnh làm Khanh sĩ nhà triều Chu. Nay vua đã cho, nếu
chúa công không lãnh, ắt các chư hầu đều biết chúa công không hoà thuận với
vua Chu nữa. Mà vua đã không ưa Trịnh, các chư hầu còn trọng gì đến Trịnh?
Trong lúc đương thương nghị, xảy
có Chu công Hắc kiên đến thăm, lại cho riêng hai xe vàng lụa. Trịnh Trang
Công hỏi Sái Túc:
-Chu
công Hắc kiên chẳng biết có ý gì mà lại kính trọng ta như thế?
Sái Túc tâu:
-Vua nhà Chu có hai người con trai: người
lớn là Ðà, người nhỏ là Hắc. Vua Hoàn vương yêu con thứ, muốn gởi gắm cho Chu
công Hắc kiên mưu việc lập con thứ sau nầy vì vậy Chu công Hắc kiên muốn lấy
lòng Chúa công. Chúa công nên nhận vàng lụa ấy mà dung vào việc khác…
Trịnh Trang Công hỏi:
-Ý ngươi muốn dùng vào việc chi?
Sái Túc tâu:
-Chúa công vào triều nhà Chu, các chư hầu
đều biết. Nay đem lúa của Chu - công Hắc - kiên chia làm mười xe, lấy gấm gói lại.
Ðến bầy ra và phao tin nói dối rằng vàng bạc của vua Chu cho; lại bày
thêm cung tên để tuyên bố với các chư hầu là vâng mạng vua đi phạt Tống, vì Tống
thiếu lễ triều cống. Như vậy, chư hầu ắt tuân theo lệnh ta.
Trịnh Trang công thích ý, vỗ vai Sái
Túc, nói:
-Ngươi quả là nhột trí sĩ. Ta sẽ theo kế
ấy mà làm.
Quả vậy, lúc trở về, Trịnh Trang công
phao lên rằng: Chu Hoàn vương cấp vũ khí cho nước Trịnh để thảo phạt nước Tống
vì nước này không chịu triều cống nhà Chu…
Kỳ thực thì nước Tống cũng là một chư hầu
mới nổi, một kỳ phùng địch thủ tranh dành ảnh hưởng với nước Trịnh và Trịnh nhiều
phen định đưa quân đánh Tống. Thông tin này được loan ra khiến nhiều chư hầu đều
tin và ngả về nước Trịnh, xa lánh nước Tống khiến cho Tống Tương công vô cùng
lo sợ…
Việc này giống với việc tuần qua Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng đã tung tin: Việc Trung Quốc tái chiếm
Biển Đông là thực hiện theo một chủ trương mà Trung Quốc đã thoả thuận với Mỹ
sau khi chiến tranh thế giới thứ hai. Việc phao tin này để nhằm mục đích chia rẽ
quan hệ Việt - Mỹ, cô lập Việt Nam và lôi kéo thêm đồng minh ngả sang phía
Trung Quốc…
Như vậy, các động thái trên Biển Đông
cùng với các cuộc tiếp xúc ngoại giao của Trung Quốc gần đây đều được sao chép,
làm theo những bài bản “trị quốc bình thiên hạ” theo kiểu ăn cắp vặt có từ thời
Đông Chu…
P.V.Đ.
Rút từ trong tập:
"VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Biên khảo dày 700 trang của Phạm Viết Đào
Về cuộc chiến chống 60 vạn quân Trung Quốc xâm lược Vị Xuyên-Hà Giang...
Liên hệ chia sẻ với tác giả email: Hoanghtham9@gmail.com
ĐT: 0382598746
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét