Năm 1980, tôi đang là sinh viên
năm cuối của trường ĐH Mỹ Thuật VN, được nhà trường cử lên biên giới để vẽ về
bộ đội. Mang theo giấy giới thiệu của Tổng cục Chính trị, nhóm chúng tôi
lên Lạng Sơn. Ở đây, tôi nghe tin: Viên đại đội trưởng đơn vị cũ của tôi ở tiểu
đoàn 9 ngày trước, nay đã là tiểu đoàn trưởng. Nhưng đợt tháng 2/1979, tiểu
đoàn này bị quân TQ đánh bất ngờ. Anh ta đã bỏ tiểu đoàn để chạy thoát thân
cùng với 2 cậu lính liên lạc, hiện đang chờ kỷ luật.
Chúng tôi đã đến một số đơn vị
bộ đội đóng ở Lạng Sơn để vẽ. Dạo ấy tôi thấy có một hiện tượng là chỉ huy các
đơn vị thường phải dùng những biện pháp trừng phạt hà khắc để duy trì kỷ luật
trong đơn vị. Tôi đã chứng kiến một sỹ quan đánh đập rất nặng tay một chiến sỹ
vì cậu này đã đảo ngũ nhưng không thoát.
Đơn vị mà tôi ở lâu nhất là một
đại đội chốt sát biên giới của tiểu đoàn Lộc Bình. Nhiều chiến sỹ ở đây vẫn còn
bàng hoàng sau đợt tháng 2/79. Ngày ấy, đơn vị này bị quân TQ vây đánh sau khi
chúng đã luồn qua và đánh chiếm được thị trấn Lộc Bình. Một hôm, nghe tiếng đạn
cối của TQ bắn sang, một chiến sỹ với vẻ mặt bình thản bảo tôi: “Chắc nó sắp đánh sang đấy. Anh ra trước đi,
vì nó sang thì ở đây không có đường ra đâu. Mà nó sang thì chúng em cũng đéo
đánh đâu, chúng em cũng chạy thôi...” Rồi cậu ấy chùng giọng xuống nói
thêm: “Nói thật với anh, nhà em nghèo
lắm, chả có cái gì mà phải giữ. Bọn cán bộ nó giầu có, lắm của mới phải lo giữ
anh ạ”. Tôi hơi sốc!
Khoan nói về nhận thức còn hạn chế của cậu chiến sỹ, nhưng có thể nói là tinh thần chiến đấu của bộ đội trong giai đoạn này không được như lính thời chống Mỹ chúng tôi. Tại sao? Có phải là do cơ quan giáo dục tuyên truyền chưa làm tốt? Có phải là chiến tranh liên miên, người dân đã mỏi mệt? Nhưng có một yếu tố không thể phủ nhận là phân hoá giàu nghèo trong xã hội đã xuất hiện rõ so với trước 1975, nó tác động không nhỏ đến bộ đội mà hầu hết là con em những người nông dân, người lao động. Con em đám quan chức và nhà giàu hiếm khi phải đi lính.
Khoan nói về nhận thức còn hạn chế của cậu chiến sỹ, nhưng có thể nói là tinh thần chiến đấu của bộ đội trong giai đoạn này không được như lính thời chống Mỹ chúng tôi. Tại sao? Có phải là do cơ quan giáo dục tuyên truyền chưa làm tốt? Có phải là chiến tranh liên miên, người dân đã mỏi mệt? Nhưng có một yếu tố không thể phủ nhận là phân hoá giàu nghèo trong xã hội đã xuất hiện rõ so với trước 1975, nó tác động không nhỏ đến bộ đội mà hầu hết là con em những người nông dân, người lao động. Con em đám quan chức và nhà giàu hiếm khi phải đi lính.
Đấy là chuyện của năm 1980. Bây giờ thì khoảng cách
giàu nghèo trong xã hội còn lớn gấp trăm, gấp ngìn lần trước. Người dân bị bóc
lột với hàng trăm thứ thuế, bị cướp đất, cướp ruộng... Đám quan chức và các nhà
tư bản thì giàu lên như Thánh Gióng...Lại nhớ hồi tôi còn đi làm. Trong một hội
nghị của cơ quan, ông bí thư chi bộ phát biểu: “Cơ quan chúng ta đang có biểu hiện mất đoàn kết. Tôi mong các đồng chí
hãy gạt sang bên những hiểu lầm, những hiềm khích cá nhân để cùng nhau đoàn
kết, xây dựng cơ quan ...”
Một cán bộ ngồi bên tôi làu bàu:
”Mẹ. Một đồng chí cứ ăn, một đồng chí cứ
nhịn, mà đòi đoàn kết thì đoàn kết thế đéo nào được?” Hôm nay, Trung Quốc
lại muốn cướp biển, cướp đảo của Việt Nam. Đảng kêu gọi “huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền và phẩm giá Dân tộc” như thế nào
trong hiện tình xã hội phức tạp nhường kia?
Họa
sĩ Nguyễn Tiến Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét