Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

“BECKENBAUER” CỦA VIỆT NAM-CTQH NGUYỄN THỊ KIM NGÂN ĐI BẮC KINH CÓ GIÚP GIỮ SẠCH LƯỚI “KHUNG THÀNH” NGUYỄN PHÚ TRỌNG?


Lời dẫn:

Cách đây khoảng chục năm, blogger Phạm Viết Đào từng có bài suy tôn BT Nguyễn Thị Kim Ngân, thời điểm đó là Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh Xã hội là một “Beckenbauer” của Việt Nam; Như mọi người biết,  Beckenbauer một trung vệ libero nổi tiếng của Đức, có tài phá bóng cứu nguy khung thành của Đội tuyển Đức trước nhiều cú đá xoáy, trời giáng, hiểm nguy của tiền đạo đối phương…

Căn cứ để đưa ra nhận định, ghi nhận BT Kim Ngân là 1 Beckenbauer của Việt Nam là căn cứ vào những phiên trả lời chất vấn tại diễn đàn Quốc hội của BT Kim Ngân.

Qua những trả lời của bà thấy: Kim Ngân đích thực là một phiên bản trung vệ thoong “Beckenbauer bong đá” Đức, đó là cầu thú có lối đá chặn phá bóng vừa tinh quái, dũng mạnh nhưng lại rất đúng luật; vì vị trí trung vệ rất dễ đá phạm penalty…đẩy đội nhà vào cửa tử…

Trong các phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội xoay quanh chủ đề: nạn nhập cư bất hợp pháp của lao động Trung Quốc đe dọa an sinh xã hội, đe dọa công ăn việc làm của lao động Việt Nam, một lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động-Thương binh Xã hội. Kim Ngân đã tài tình hóa giải được nhiều đường bóng tấn công hiểm hóc.

Trong chuyến đi Trung Quốc kỳ này của CTQH Kim Ngân, những gặp gỡ, thỏa thuận, bàn thảo những vấn đề hệ trọng, đang căng thẳng giữa 2 nước Viêt-Trung không thể căn cứ vào những gì báo chí 2 bên đã đưa tin, không thể căn cứ vào những nụ cười thường trực trên môi của cả đôi bên cùng với những cái bắt tay mang đầy hình thức xã giao…

Tất cả đang nằm trong bóng tôi và dư luận chỉ dò biết qua một vài thông tin vô tình hay cố ý hé lộ của đôi bên, qua những hãng thông tấn nước ngoài, qua những động thái của các cơ quan chức năng của các bên…

CTQH Kim Ngân kỳ này có đem được cái tài của một trung vệ libero năm xưa, giúp giữa sạch lưới nhà của “ khung thành” do “Thủ môn” kiêm “thủ quân” Nguyễn Phú Trọng đanhg trấn giữ…

Qua một vài dòng tin hé lộ cho thấy: “Đội tuyển Bắc Kinh” vẫn đang quyết ép “ Đội tuyển Hà Nội” về việc được phép tham gia xây dựng đường bộ và đường sắt cao tốc bắc-nam; Trước mắt Lật Chiến Thư đã hé ra chuyện Trung Quốc đòi giúp xây tuyến đường sắt Hà Nội-Bắc Kinh, và trước nữa lãnh đạo tỉnh Vân Nam sang thăm Hải Phòng đã hé ra chuyện muốn cải tạo tuyến đường sắt Côn Minh-Hải Phòng, một cửa ngõ thông ra biển mà Trung Quốc đang thèm khát. Rõ ràng, việc Trung Quốc vận chuyển theo tuyến đường sắt sẵn có Côn Minh-Hải Phòng thuận lợi hơn rất nhiều so với các tuyến khác của Trung Quốc…

Các vành đai giao thương này liên quan mật thiết với chuyện khai thác dầu của Việt Nam trên Biển Đông; Các chú muốn khai thác được dầu các chủ phải để các bác khai thác tuyến đường bộ đường sắt của các chủ. Không có một lít dầu nào miễn phí cá…

Rõ ràng, “ Đội tuyển Bắc Kinh” trắng trợn dắt bóng trước khung thành của đội tuyển Hà Nội với những mặc cả tay bo, trắng trợn và lỗ mãng…

Một lybero dù tài ba đến mấy mà một thủ môn, thủ quân lập bập thì có 10 Beckenbauer cũng khó lòng giữ sạch lưới nhà…Vấn đề thủ quân triển khai đội hình của mình thế nào để cho đội nhà luôn bị đối phương dồn vào góc chết, để tiền đạo đồi phương luôn đẩy bóng vào khu 16,5 m?

Nên chăng, thay lối đá dựa vào  “ngôi sao”, những Libero thượng hạng tầm cỡ  Beckenbauer bằng lối đá tổng lực, sử dụng “cơn lốc màu da cam” của bóng đá Hà Lan để hóa giải đòn hiểm của đối phương nham hiểm, lỳ lợm, trong trường hợp này là Bắc Kinh-Trung Quốc…

Xin đưa lại bài suy tôn Beckenbauer-Kim Ngân đã viết cách đây gần chục năm với hy vọng không khôn nhà dại chợ…Giỏi cả đá, phá trên sân đối phương, trong chân đối phương; rành cả tiểu cục và cũng rất tài về đại cục...

Kết quả hình ảnh cho libero BECKENBAUER”


BỘ TRƯỞNG KIM NGÂN-MỘT “BECKENBAUER” CỦA VIỆT NAM

Phạm Viết Đào

‘Khôn như rận’ là một câu thành ngữ mà người Việt Nam quen dùng để chỉ những người có khả năng quyền biến, biết ẩn mình tránh đòn trước mọi tình huống bất trắc của cuộc đời, để bảo trọng được cá nhân qua khỏi rừng tên mũi đạn, thậm chí vượt qua lưới trời của dư luận, của hoàn cảnh.
Theo chúng tôi, Bộ trưởng Kim Ngân có thể xếp vào diện khôn này, qua những lần bà tiếp xúc báo chí và các cuộc giải trình trước Quốc hội.
Cha ông ta có câu: Khôn ngoan ra cửa quan mới biết.
Diễn đàn Quốc hội hay những cuộc tiếp xúc cử tri và báo chí là dịp để công luận có điều kiện thẩm tra, đánh giá lại những con người được đã được bàn dân thiên hạ chọn mặt, gửi vàng!

Khôn mà hiểm độc là khôn dại. Dại vốn hiền lành, ấy dại khôn… (phỏng Nguyễn Bỉnh Khiêm).Cách trả lời báo chí của ông Hồ Nghĩa Dũng, Phạm Khôi Nguyên là kiểu khôn dại mà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đúc kết. Cách giải trình của ông Vũ Huy Hoàng ở Bộ Công thương, cũng là một cách giải trình khôn nhưng mà khôn theo kiểu giấu đầu hở đuôi, che được cái này, lại tòi ra cái kia. Đó là loại khôn mà không ngoan, bởi xưa nay dư luận vốn dĩ là một thứ lưới trời lồng lộng.
Theo chúng tôi, trong số thành viên của nội các đương nhiệm, Bộ trưởng Kim Ngân được dư luận xếp vào hàng cao thủ về cách luồn lách, cách né tránh các câu hỏi, các câu chất vấn về các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐ–TB–XH).
Để vượt qua các thử thách này, khi thì Bộ trưởng Ngân tìm cách lách ra, chứng minh mình làngoại phạm. Khi lại sốt sắng nhận về mình, rồi chuyền nhanh bóng cho đồng đội bên cạnh, hoặc đá sang cầu môn đối phương. Khi thì bà gật lia lịa, khiến cho người đối thoại tưởng là mục đích chất vấn đã đạt mà không truy vấn tiếp. Có khi bà Bộ trưởng nhận, rồi tìm cách câu giờ, tìm cơ hội giấu bóng đi hoặc để đấy xem sao, hồi sau sẽ rõ… Tóm lại, vị Bộ trưởng này có cách hoá giải dư luận bằng kiểu trả lời khôn ngoan, có nghĩa là vừa khôn lại vừa ngoan!
Cử tri còn nhớ bà Bộ trưởng Ngân là người bị chất vấn đầu tiên trong phiên họp Quốc hội kỳ trước về khoản tiền Chính phủ trợ cấp cho người nghèo trong dịp Tết Nguyên đán. Hôm đó hội trường Quốc hội tưởng như sôi lên, dư luận nín thở, nghĩ rằng chuyến này chắc chắn khối kẻ đi tù, mất chức. Thủ tướng cũng đã đích danh tuyên bố với báo chí: Sẽ xử hình sự đối với kẻ ăn bớt của người nghèo. Nhưng rồi chẳng thấy truy cứu trách nhiệm ai, người nghèo thì vẫn bấm bụng, đến bây giờ mọi việc đã rơi vào quên lãng.
Biết đâu sự việc người lao động nước ngoài vào làm ăn bất hợp pháp ở ta chỉ nóng ở kỳ họp này, rồi lại thôi. Kỳ sau có chuyện khác nóng hơn, và rồi mọi chuyện lại bị lãng quên như mọi lần!
Người viết bài này đã vài lần để ý tới cách trả lời, cách biến ảo của bà Kim Ngân trước công luận.
Lần trước là trả lời chất vấn của Quốc hội, lần này là phỏng vấn của phóng viên Vietnamnet bên hàng lang Quốc hội về vấn đề đang nhức nhối: lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Một vấn đề nghiêm trọng mà Bộ LĐ–TB–XH là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước vẫn chưa tìm ra được đối sách gì.
Khi trả lời câu hỏi của phóng viên: “Như vậy trách nhiệm thuộc về chủ sử dụng lao động, chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước về lao động?“, bà trả lời khá chững chạc và rất đúng đường lối: “Trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về lao động từ trung ương tới địa phương. Người ta nói trách nhiệm thuộc Bộ LĐ–TB–XH là không sai, nhưng rõ ràng khi phân tích rõ ra như thế, trách nhiệm của từng cơ quan ở mức độ nào thì phải được đặt ra một cách khách quan, từ đó mới tìm ra đang cần sửa chỗ nào”. (Rất khôn?!)
Nếu nói chung chung, nhận trách nhiệm chung chung thì không bao giờ sửa được”. (Câu giờ quá khôn!)
Nếu tôi nhận trách nhiệm chung chung rằng đó là trách nhiệm của tôi, thì làm sao tôi sửa được, vì tôi không cấp giấy phép cho họ vào Việt Nam. Người ta vào đây không đăng kí với tôi, thành ra, đã nhận trách nhiệm thì phải nhận hết sức”. (Rất ngoan!) Bà Bộ trưởng tìm cách lách ra khỏi vòng xoáy của câu hỏi: Tôi đâu có từ chối trách nhiệm; nhưng mà những vi phạm này một phần trách nhiệm do cơ quan khác, Bộ khác chứ không phải do Bộ LĐ–TB–XH gây ra.
“Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý lao động, thì chỉ rõ Nhà nước là ai, ở trung ương là bộ nào, cơ quan nào, ở địa phương là cấp chính quyền nào. Nếu giá trị đầu tư ở mức độ nào thì phải báo cáo chính quyền địa phương cấp tỉnh, hay chỉ cấp huyện thôi. Rồi trách nhiệm của chủ đầu tư. Làm như thế thì mới ra được…”
Có thể ví cách trả lời này của Bộ trưởng Bộ LĐ–TB–XH theo trình tự sau đây: Bước một, cầm bóng, câu giờ. Bước hai, đảo mắt, tìm khe hở của đối phương mà phá bóng lên hoặc đẩy ra khỏi vòng cấm của cầu môn của đội mình. Trả lời như vậy là giỏi, là tài. Bà xứng là một hậu vệ ngang với Beckenbauer, một cầu thủ Đức nổi tiếng thế giới về tài đá bóng ở vị trí libero (trung vệ đá tự do).
Cầu thủ đá ở vị trí này vừa có trách nhiệm che chắn cho cầu môn đội nhà nhưng lại thường tạo điều kiện, chuyền bóng cho hàng tiền đạo đội nhà tấn công ghi bàn.
Để hoàn thành nhiệm vụ libero, cầu thủ vừa phải có tài che chắn cầu môn, vừa tìm cách phá bóng và cướp bóng từ chân các tiền đạo đối phương đồng thời phát động đường bóng tấn công và tham gia tấn công mà hạn chế phạm luật!
Các phóng viên, các đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước là tiền đạo. Về khách quan, các tiền đạo làm sao mà am hiểu các chi tiết đặc thù kỹ thuật trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội bằng Bộ trưởng. Do vậy, lợi dụng sự ngơ ngác kỹ thuật về “chân nghề” của tiền đạo đối phương, vị Bộ trưởng bỏ nhỏ luôn: Các vị giỏi thì các vị tìm xem cụ thể tôi sai ở khâu nào và ai sai? Trong giây lát, làm sao mà cầu thủ kịp phản ứng (việc này thì huấn luyện viên trưởng đội bóng chỉ cần làm trong vòng chưa tới… 3 giây, may cho bà Bộ trưởng là không có ông huấn luyện viên như vậy ở đó!). Bà Bộ trưởng chỉ chờ nhịp bóng chùng lại trong khoảnh khắc để chớp thời cơ cướp bóng, vừa mềm mại lại vừa quyết liệt, để rối đá phá tung lên và thế là cầu môn của bà an toàn.
“Theo bà, cần sửa gì để quản lý lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam?”
Đây là một câu hỏi tương đương với quả đá phạt 11 m. Trước câu hỏi khó này, thay vì thật thà tâm sự: khó quá, hỏi câu khác giùm đi (!), bà lại khôn ngoan tìm kế câu giờ: “Trước hết, phải rà soát pháp luật xem chỗ nào sơ hở gì. Có luật rồi nhưng đã chặt chẽ chưa. Thứ hai là trách nhiệm. Ở đây có vấn đề trách nhiệm quản lý trên địa bàn“… Lại phá bóng lên, lại đổ cho địa phương, cho doanh nghiệp thuê người nước ngoài rồi. Như thế là bà quay lại, đặt một loạt câu hỏi vu vơ, vô thưởng vô phạt, mà chẳng biết hỏi ai nữa? Hỏi mà chẳng biết hỏi ai, đố ai trả lời!
Trong khi người giữ gôn trong lĩnh vực lao động và việc làm của Chính phủ đang phải lèo lái để cho quả bóng trách nhiệm không uy hiếp “cầu môn” của mình, thì ông Lê Thành Tâm, Giám đốc Sở LĐ–TB–XH thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Đối với các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, Sở LĐ–TB–XH không thể biết rõ số lượng lao động nước ngoài (LĐNN) là bao nhiêu vì nhiều doanh nghiệp sử dụng LĐNN “chui”, không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ; đồng thời có nhiều người nước ngoài khai báo đi du lịch nhập cảnh vào Việt Nam nhưng thực chất là làm việc.
Trong khi đó, số liệu các doanh nghiệp sử dụng LĐNN do các cơ quan cung cấp lại “vênh” nhau. Có nhiều trường hợp doanh nghiệp sử dụng LĐNN thay đổi địa chỉ, cơ quan chức năng cũng không thể nắm được.
Chưa bao giờ, hiện tượng LĐNN vào làm việc tại Việt Nam trở nên phổ biến như hiện nay. Thậm chí ngay cả doanh nghiệp trong nước giờ đây cũng thuê mướn cả LĐNN.
Theo Thanh tra Lao động thành phố Hồ Chí Minh, vừa qua nơi này đã tiến hành thanh kiểm tra 543 doanh nghiệp, trong đó có 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả cho thấy khoảng 30% LĐNN không được doanh nghiệp đăng ký với cơ quan chức năng và khoảng 10% LĐNN không đủ điều kiện cấp phép lao động“… (Nguồn: Vietnamnet)
Trước thực trạng về người lao động nước ngoài thâm nhập thị trường lao động Việt Nam bất hợp pháp ngày càng đông thì vị tư lệnh lại đổ quanh: Các vị hãy chỉ ra tôi sai ở chỗ nào nào, tôi có cấp phép cho người ta vào đâu, ai cho người ta vào người đó phải chịu trách nhiệm chứ. Cách trả lời như bà Kim Ngân là không sai về lôgic hình thức, về thủ tục hành chính, về chiết câu bẻ chữ, về các văn bản nghị định, luật pháp có liên quan.
Nhưng!
Thưa bà Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, chúng tôi chợt lạnh gáy khi liên tưởng giả dụ rằng, ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, ông Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh nghe cách trả lời khôn và ngoan của bà, để rồi một hôm nào đó, chợt cao hứng mà nói: bọn biệt kích, bọn gián điệp, bọn giặc ngoại xâm vào đây, chúng tôi có cấp giấy phép cho chúng đâu, mà quí vị lại cắc cớ hỏi chúng tôi, chúng vào Việt Nam đâu có đăng ký với hai bộ chúng tôi, thành ra, nếu buộc hai Bộ này nhận trách nhiệm, thì phải chỉ cho đúng!
Nếu hai ông này cũng trả lời như vậy thì sao nhỉ?

P.V.Đ
HO Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Không có nhận xét nào: