Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam; Xung đột Bãi Tư Chính Việt Nam - Trung Quốc và vận mệnh dân tộc Việt Nam

Đăng bởi: Thuy Tien on Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019 | 17.7.19

Khẳng định việc tung tin Việt cộng đối đầu với Tàu cộng ở bãi Tư Chính là một kịch bản do Tàu cộng làm đạo diễn và Việt cộng tham gia trợ diễn. Dĩ nhiên kẻ hưởng lợi trong kịch bản này trước tiên là đạo diễn, thứ đến là các diễn viên chính, diễn viên quần chúng.

 Xung đột Bãi Tư Chính Việt Nam - Trung Quốc và vận mệnh dân tộc Việt Nam

Tung ra kịch bản xung đột ở bãi Tư Chính trong lúc này là kế "nhứt ná hạ tá lả chim". Đi sâu vào phân tích thì không khó lòi ra cách "phun nước miếng lên thức ăn tạo gớm ẹ" mà Tàu cộng và Việt cộng đã "giao phối - kết hợp" ở trò chơi này để thực thi "trót lọt" âm mưu "hút dầu" ở Biển Đông mà tên ngoại trưởng Vương Nghị đã chỉ thị cho Phạm Bình Minh vào tháng 9/2018 tại Sài Gòn. Tuy nhiên do vấp phải phản đối của ả Trần Đại Quang nên Hán nô Nguyễn Phú Trọng đã ra tay hạ sát chủ tịch Quang để đoạt ngôi rồi tự tay chuẩn y thánh lịnh của Tập Cận Bình dưới chiêu bài ban hành nghị quyết trung ương về việc "phát triển kinh tế biển tầm nhìn gả trọn đường lưỡi bò".
Bản chất và mục đích tung tin xung đột ở bãi Tư Chính của tên Tàu cộng Jack Ma sẽ không tách rời hành vi "ném đá dò đường" để mở đường cho việc Tàu cộng hút dầu trong vùng biển của Việt Nam nhằm "trường kỳ chống Mỹ" khi van dầu Venezuela, Iran đang bị chánh quyền Donald Trump khóa chặt. Làm cách nào để hút dầu trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng dân Việt Nam không hề phản đối và Mỹ cũng không thể cớ nhúng tay vào đó mới là "mục tiêu ưu tiên" mà Jack Ma cần phải "ném đá dò đường" ngay lúc lúc này, ngay khi Hong Kong đang nóng bỏng.


Trong phạm vi thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông thì chuyện va chạm giữa Việt cộng và Tàu cộng chỉ là "chuyện nội bộ", Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào cũng không có quyền can dự nếu Việt cộng không kêu gọi trợ giúp. Riêng tại vùng biển được xác định là "có trang chấp chủ quyền" thì bất kể hanh động nào cũng phải có sự tham gia, đồng thuận hoặc phản đối của các bên tuyên bố có tranh chấp để giải quyết tranh chấp theo Luật pháp Quốc tế mà tất cả các thành tựu đã tham gia vào các công ước của Liên Hợp quốc đều có quyền can dự, lên tiếng.


Trở lại tin tức của bãi Tư Chính, đến giờ phút này thì tất cả các trang tin đưa tin Việt cộng và Tàu cộng xung đột ở bãi Tư Chính đều lấy chung một nguồn từ tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của tỉ phú Tàu cộng Jack Ma. Mục đích tung tin kia gì ?


- Thứ nhứt: Tàu cộng và Việt cộng đang thăm dò "lòng dân Việt Nam", chúng xem dân Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng của Venezuela, của Hong Kong hay không. Vì vậy trang báo của Jack Ma đưa tin nhưng báo chí Việt cộng thì im bặt thậm chí không phản bácphản lực lượng truyền thông của mạng xã hội như cách làm truyền thống.


Thực tế thì tàu thăm dò của Tàu cộng có mò vào khu vực thuộc đảo Trường Sa Lon để khảo sát, thăm dò và Việt cộng có cử tàu kiểm ngư hộ tống. Nếu có va chạm xảy ra thì cũng nằm trong kịch bản bởi vì va chạm dân sự chớ không phải xung đột quân sự. Hai hành vi này rất khác biệt trong quan hệ của hai nước. Kịch bản va chạm này rất giống với kịch bản tàu cá Philippines bị đâm chìm ở bãi Cỏ Rong tháng trước, nó hoàn toàn mang tính chất va chạm dân sự.


Tuy nhiên phía Bưu điện Hoa Nam buổi sáng thì nâng cấp lên là xung đột quân sự còn phía Việt cộng thì căm họng dù chỉ là va chạm dân sự. Đây là sự phôi hợp nhịp nhàng giữa Tàu cộng với Việt cộng trong trò chơi "bơm vá", tức Tàu cộng bơm căng để xem phản ứng của dân Việt Nam thì Việt cộng xì xẹp để chống nổ ruột xe do lực bơm của Tàu cộng.


Nếu dân Việt Nam gia tăng bất bình mà ùn ùn biểu tình như hồi giàn khoan HD-981 năm 2014 thì Việt cộng sẽ lu loa dân Việt Nam bị "thế lực thù địch, phản động" xúi giục kích động biểu tình gây rối trật tự công cộng vì có xung đột ở bãi Tư Chính đâu mà biểu tình. Phong trào biểu tình của dân Việt bị rơi vào bẫy "hors jeu - ọt rơ" ngay. Bị rơi vào tội biểu tình gây rối trật tự công cộng chỉ vì "tin đồn"thì không có nước nào can thiệp cả nếu Việt cộng trấn áp.


Nếu dân Việt Nam không biểu tình vì vẫn còn nhiều người tỉnh táo nhận ra tin kia của Jack Ma là tin "bơm vá" thì Tàu cộng và Việt cộng đã thành công vì rất an tâm trong việc a tòng, áp phe thực thi cái gọi là "hợp tác khai thác chung Biển Đông".


- Thứ nhì: Khi dân Việt đã bị Tàu cộng và Việt cộng ép vào thế "có họng ăn nhưng không có họng nói" bởi tuồng diễn trên thì xem như Tàu cộng đã thành công trong việc đuổi Mỹ ra khỏi vấn đề Biển Đông tại vùng biển không nằm trong vùng lãnh hải quốc tế. Bởi vì Tàu cộng sẽ chỉ vào sự kiện ở bãi Tư Chính vừa rồi và nói với Mỹ rằng "dân Việt Nam đâu có phản ứng, Việt cộng đâu có phản đối vì đây là chuyện nội bộ của hai nước". Cũng như dân Việt Nam, Mỹ lại rơi vào trò bẩn "phun nước miếng lên thức ăn tạo gớm ẹ" để Mỹ lãng xa ra chuyện nội bộ của Việt cộng và Tàu cộng ở Biển Đông.


Trò chơi truyền thông của song cộng qua vụ việc bãi Tư Chính vừa rồi phải thừa nhận là rất cao tay. Tàu cộng tung ra kịch bản này để đi trước một bước trong việc "vô hiệu hóa" Đạo luật trừng phạt Biển Đông và Biển Hoa Đông nếu dự luật này được thành Luật được Mỹ ban hành. Thất bại ở Dự luật dẫn độ tội phạm tại Hong Kong thì Tàu cộng quay sang phòng vệ trước Dự luật trừng phạt Biển Đông và Biển Hoa Đông của Mỹ ngay.


Câu hỏi đặt ra là dân tộc Việt Nam phải làm gì trước trò chơi "bơm vá" ép dân tộc Việt Nam vào thế "có họng ăn không có họng nói" tại kịch bản xung đột ở bãi Tư Chính vừa rồi? Muốn không bị mất chủ quyền, mất quyền tự do, dân chủ thì dân Việt Nam phải noi gương dân Hong Kong, đây là mịnh lịnh của dân tộc, của thời đại. Lý do để dân tộc Việt Nam làm như dân Hong Kong dĩ nhiên không phải lao theo các tuồng diễn của song cộng mà phải độc lập và có lý do chính đáng, hợp với luật pháp quốc tế thì khi bị Việt cộng đàn áp cộng đồng quốc tế mà tiên phong, nhiệt tình là Mỹ mới can thiệp được theo công pháp quốc tế.


Lý do chính đáng, hợp pháp nhứt để bảo toàn chủ quyền quốc gia, giành lấy tự do, tự quyết để tiến tới DIỆT CỘNG - THOÁT TRUNG của dân tộc Việt Nam đó là việc biểu tình như Hong Kong để gây áp lực buộc Việt cộng khởi kiện Tàu cộng ra tòa PCA. Đây là kế phá bẫy "ọt rơ" của song cộng, là cách để dân tộc Việt Nam ĂN MẠNH - NÓI MẠNH chớ không bị "có họng ăn không có họng nói" như bấy lâu nay.


Bởi vì chắc chắn 100% Việt cộng sẽ không dám chống lại Tàu cộng, không dán khởi kiện Tàu cộng vì Việt cộng đã ký kết hàng loạt văn kiện bán nước cho Tàu cộng, chống Tàu cộng là MẤT ĐẢNG, Việt cộng thà MẤT NƯỚC chớ quyết KHÔNG ĐỂ MẤT ĐẢNG. Do đó khi nhân dân Việt Nam làm như dân Hong Kong gây áp lực buộc Việt cộng kiện Tàu cộng ra tòa PCA thì Việt cộng sẽ chọn giải pháp đàn áp nhân dân.


Lúc này ông Trump mới có lý do đại diện cho cộng đồng quốc tế can thiệp, trừng trị Việt cộng tội ác chống lại quyền lợi chánh đáng của quốc gia, dân tộc bởi rõ ràng theo Hiệp định Geneva 1954 và Hiệp định Ba Lê 1973 thì Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam được ủy thác cho chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý./.


Tran Hung.

Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam

Đăng bởi: Kiên Phạm on Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019 | 17.7.19

Một tổ chức nghiên cứu của Mỹ vừa công bố thông tin chi tiết về hoạt động "quấy nhiễu" của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam tại Biển Đông trong mấy tuần qua.

Asia Maritime Transparency Initiative mô tả tàu Trung Quốc Haijing 35111 quấy rối hai tàu Sea Meadow 29 và Crest Argus 5 phục vụ giàn khoan Hakuryu-5
Thông tin do Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative), trực thuộc CSIS ở Washington DC, công bố ngày 16/7.

Thông tin từ Asia Maritime Transparency Initiative làm lộ ra có hai diễn biến trong vài tuần qua.

Một là hoạt động của tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc Haiyang Dizhi 8, mà đã được hé lộ qua Twitter và Facebook mấy ngày vừa rồi.

Hai là sự đe dọa của một tàu hải cảnh Trung Quốc quanh lô 06-01 thuộc Dự án Nam Côn Sơn, liên doanh của Việt Nam với Nga.

'Đe dọa' dự án Nam Côn Sơn

Theo trung tâm nghiên cứu này, tàu Haijing 35111 trực thuộc Cảnh sát biển Trung Quốc, kể từ ngày 16/6, đã đi tuần ở khu vực cách bờ biển đông nam Việt Nam 190 hải lý.

Các chuyến đi của tàu Haijing 35111 xoay quanh lô 06-01, ở phía tây bắc Bãi Tư Chính (tên tiếng Anh, Vanguard Bank).

Lô dầu khí 06-01 thuộc dự án Đường ống khí Nam Côn Sơn, là dự án thành lập lần đầu năm 2000 giữa Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Tập đoàn BP và Tập đoàn Statoil.

Năm 2012, TNK thay thế BP trở thành đối tác chiếm phần vốn lớn thứ 2 của hợp doanh.

Năm 2013, Rosneft của Nga thay thế TNK.

Hiện nay, dự án là hợp doanh giữa Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Rosneft Pipelines Vietnam và Perenco Pipelines Vietnam.

Tại lô 06-01, hiện có giàn khoan Hakuryu-5 thuộc Công ty Khoan Nhật Bản (JDC) điều hành đang tiến hành công tác khoan.

Theo thông tin trước đây của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, lô 06.01, bao gồm mỏ khí Lan Tây và Lan Đỏ, nằm ngoài khơi phía Đông Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và cách bờ khoảng 370km.

Cần biết rằng vào tháng 7/2017 và tháng 3/2018, Trung Quốc từng gây đe dọa, buộc Việt Nam sau đó ngừng hoạt động thăm dò tại các lô của Repsol, công ty Tây Ban Nha.

àu Việt Nam và Trung Quốc 'vờn nhau' quanh hai lô Riji 03 và Riji 27
Nhưng Rosneft của Nga vẫn tiếp tục thăm dò ở mỏ khí Lan Đỏ và Phong Lan Đại, cũng thuộc lô 06-01.

Theo Asia Maritime Transparency Initiative, vào tháng 5/2019, Rosneft giao cho giàn khoan Hakuryu-5 đào một mỏ khác trong lô 06-01, bắt đầu làm từ ngày 18/5.

Tàu Sea Meadow 29 và tàu Crest Argus 5 - là loại tàu AHTS chuyên dụng, cung cấp dịch vụ thăm dò, khai thác dầu khí - đã đi lại giữa Vũng Tàu và lô 06-01 từ tháng Năm để phục vụ giàn khoan Hakuryu-5.

Asia Maritime Transparency Initiative cho hay tàu Trung Quốc Haijing 35111 đã có hành vi "đe dọa gần các tàu này nhằm ra oai với họ".

Ví dụ, ngày 2/7, trong khi hai tàu kéo rời khỏi giàn khoan Hakuryu-5, thì tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 "đi vào giữa hai tàu với tốc độ cao, cách mỗi tàu khoảng 100 mét và chỉ cách giàn khoan chưa đầy nửa hải lý".

Tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 tiếp tục hoạt động quanh giàn khoan Hakuryu-5, nhưng hoạt động khoan vẫn tiếp tục.

Diễn tiến hiện nay cũng làm bộc lộ lợi thế của các đảo nhân tạo do Trung Quốc đơn phương xây ở Trường Sa thời gian qua. Sau khi vây quanh lô 06-01 gần một tháng, tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 đã đi về căn cứ của Trung Quốc ở Đảo Đá Chữ Thập từ 12/7 đến 14/7, có lẽ để tiếp vận, rồi lại trở lại bao vây giàn khoan Hakuryu-5.

Xuất hiện tàu thăm dò Haiyang Dizhi 8

Vào ngày 3/7, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc Haiyang Dizhi 8, bắt đầu thăm dò ở một khu vực gần lô 06-01.

Hoạt động của tàu này đã được những người như ông Ryan Martinson ở U.S. Naval War College và nhiều người khác công bố trên Twitter và Facebook.

Tàu Haiyang Dizhi 8 đang làm hoạt động thăm dò ở hai lô Riji 03 và Riji 27.

Hồi năm 2012, Trung Quốc tuyên bố mời thầu với hai lô này cùng 7 lô nữa ngoài khơi Việt Nam, nhưng không công ty nào tham gia.

Asia Maritime Transparency Initiative đánh giá hai lô Riji 03 và Riji 27 nằm trong 200 hải lý của Việt Nam.

Ít nhất 4 tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đi theo bảo vệ tàu Haiyang Dizhi 8.

Để phản ứng lại tàu Haiyang Dizhi 8, Việt Nam đã cử tàu cảnh sát biển đi theo sát tàu Trung Quốc.

Ít nhất hai tàu Việt Nam, KN 468 và KN 472, đã rời Vịnh Cam Ranh, đi theo phía Trung Quốc từ ngày 4/7.

Asia Maritime Transparency Initiative đánh giá tình hình hiện thời tạo ra rủi ro "đụng độ ngẫu nhiên mà có thể làm tăng căng thẳng".

Cũng đang có sức ép đòi Trung Quốc và Việt Nam ngừng im lặng mà phải thừa nhận vấn đề đang xảy ra.

Ngày 16/7, người phát ngôn Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:

"Trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình."

"Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam."

(BBC)

Không có nhận xét nào: