Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Báo Mỹ nói về nhược điểm chí mạng của quân đội ĐCSTQ; Chuyện “người tình chung” của Giang Trạch Dân và Từ Tài Hậu

Quân đội Trung Quốc được coi là một trong những khu vực hủ bại nghiêm trọng nhất, hiện tượng mua quan bán chức trở lên phổ biến. Tạp chí Lợi ích Quốc gia tại Mỹ mới đây có bài viết chỉ ra, bê bối mua quan bán chức trong quân đội đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho thấy, trong hệ thống quân đội nước này, tiêu chuẩn để có được chức vị cao không phải là do năng lực quyết định, mà là dựa vào tài lực.

quân đội trung quốc
(Ảnh: Getty Images)

Hôm 14/7, Tạp chí The National Interest đưa tin, bê bối mua quan bán chức trong quân đội ĐCSTQ cho thấy, trong hệ thống quân đội, tiêu chuẩn để có chức vị cao không quyết định bởi năng lực, mà là dựa vào tiền nhiều hay ít. 
Tờ Hoa Nam Tảo báo (SCMP) tại Hồng Kông đưa tin, hơn 70 quan chức cấp cao đương chức và nghỉ hưu bị giáng cấp do “hối lộ mua quan”, trong danh sách này có một tướng lĩnh cấp cao và hai Trung tướng, bản tin nói họ có liên quan đến cựu Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân uỷ Trung ương ĐCSTQ Phòng Phong Huy, người đang ngồi tù vì tham nhũng. 
Một người là thế hệ đỏ thứ 2, từng công tác trong hệ thống quân đội ĐCSTQ tiết lộ với tờ Epoch Times rằng, thông tin cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ĐCSTQ Thường Vạn Toàn bị giáng cấp là đáng tin cậy, “Tình hình mà tôi biết được là, toàn quân đội có hơn 70 vị tướng lĩnh bị xử phạt giáng cấp vì mua quan bán chức giống như Cốc Tuấn Sơn, chỉ riêng Quân khu Bắc Kinh đã có hơn 40 người, có người bị giáng cấp rất mạnh, từ Chính quân (thông thường mang hàm Thiếu tướng) giáng xuống Chính doanh (quân hàm thường là Trung tá hoặc Thiếu tá)”.
Tờ Washington Post trích dẫn lời của một quan chức Hải quân của ĐCSTQ đã nghỉ hưu nói, hầu hết các quan chức cấp cao bị giáng cấp đều liên quan đến Phòng Phong Huy và đều là chức vụ ‘Chính uỷ” hoặc Hậu cần. “Xử phạt mới nhất này cũng là nương tay, họ đều không bị tống vào tù. Họ đều là thuộc cấp của Phòng Phong Huy, và Phòng Phong Huy lại là người dưới chướng Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu.”
Một nguồn tin khác nói với Washington Post rằng, “Trong số đó có 44 người thuộc Quân khu Bắc Kinh”, từ năm 2007 đến 2012, Phòng Phong Huy đảm nhậm chức Tư lệnh viên Quân khu Bắc Kinh, “Những người này hối lộ Phòng Phong Huy để được thăng chức, một số người khác thì hối lộ sau khi Phòng Phong Huy được thăng chức làm Tổng tham mưu trưởng.”
Tạp chí National Interest phân tích, quân đội ĐCSTQ bắt nguồn từ nông dân, trải qua chặng đường lâu dài, đến ngày nay quân đội ĐCSTQ tuyên bố có được vũ khí công nghệ cao, nhưng nhược điểm chí mạng của họ vẫn là sự hủ bại.
Quân đội ĐCSTQ nói họ là “bộ đội tác chiến”, chẳng bằng nói họ là một “doanh nghiệp”. Quân đội có nhà máy, bệnh viện, bất động sản, tất cả những thứ này đều tạo cơ hội cho tham nhũng hủ bại nảy sinh. 
National Interest trích dẫn một bài bình luận nói, “Ngay cả người nhập ngũ tòng quân cũng phải thường xuyên chi tiền, đặc biệt lại ở các vùng nông thôn, đi lính được cho là một chức nghiệp có tiền đồ và là con đường thoát khỏi nghèo khó. Một phóng viên đóng giả có con đi lính để hỏi về giá cả, và được báo giá là 80.000 Tệ đến 90.000 Tệ (khoảng 11,6 nghìn USD đến 13,08 nghìn USD), đương nhiên, giá cả bao nhiêu cũng tuỳ thuộc vào việc việc tìm được các ‘cửa’ khác nhau.”
“Hối lộ quan chức cấp cao để được thăng cấp, đây dường như là điều thường thấy trong quân đội ĐCSTQ”, theo tin đồn được lan truyền, mua quan bán chức trong quân đội là giá thật và công khai, Thiếu tướng từ 5 triệu Tệ đến 10 triệu Tệ, Trung tướng từ 10 triệu Tệ đến 30 triệu Tệ; ngoài ra còn có cạnh tranh khi có người trả giá cao hơn, từng có Thiếu tướng Quân khu vì muốn tăng hàm Trung tướng, nên đã hối lộ 10 triệu Tệ, và được cấp trên gật đầu, nhưng không ngờ đã bị Thiếu tướng khác trả giá 20 triệu Tệ để giành lấy, cuối cùng người trả giá cao sẽ được. 
Năm 2012, sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đã phát động phong trào chống tham nhũng trong quân đội. Theo truyền thông của ĐCSTQ đưa tin, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, có hơn 13.000 quan chức quân đội bị trừng phạt vì tham nhũng. 
Trong thời gian mà Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng “ngã ngựa”, hơn 100 quan chức bị điều tra xử lý, trong đó phần lớn là thân tín của hai người này. Trong đợt thanh trừng tiếp sau đó, vai trò của Phòng Phong Huy và Trương Dương cũng tương tự như Từ, Quách; Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tổng Chính trị, Quân khu Bắc Kinh, Quân khu Quảng Châu mà Phòng Phong Huy và Trương Dương từng chủ quản đều trở thành những nơi bị “càn quét” nặng nề bởi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập. 
Trí Đạt
Câu chuyện bê bối tình ái giữa cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân và ca sĩ Tống Tổ Anh đều do chính Tống Tổ Anh xác nhận. Giới truyền thông Hồng Kông tiết lộ chuyện Tống và Giang lợi dụng lẫn nhau: Giang dùng Tống làm mồi nhử để kiểm tra thuộc cấp có “trung thành” không, luôn nâng niu Tống, còn Tống cũng “tận tâm” vì Giang. Đâu ngờ, chính thân tín Từ Tài Hậu cũng câu kết với Tống; còn Lý Lam Thanh cũng từng lợi dụng Tống.

tống tổ anh
Tống Tổ Anh (Ảnh chụp từ video youtube)

Cuốn sách “‘Hổ cái’ Tống Tổ Anh” xuất bản tại Hồng Kông tiết lộ, sau khi Tống Tổ Anh cặp kè với Giang Trạch Dân, giai đoạn 10 năm từ 1992 – 2002 có thể gọi Tống là “quyền thế che trời”, rất nhiều người tìm cách nịnh bợ Tống để được tiếp cận Giang.
Cuốn sách tiết lộ, câu chuyện tình cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân và ca sĩ Tống Tổ Anh là do chính bản thân Tống Tổ Anh xác nhận. Giang có nhiều tai mắt, biết rõ Tống ở ngoài tìm kiếm lợi ích bằng cách lợi dụng danh nghĩa quan hệ với Giang.
Nhưng Giang cũng dùng Tống để kiểm tra “lòng thành” của các quan chức khắp nơi: ai tốt với Tống thì kẻ đó được xem là “trung thành”, được thăng tiến; trái lại là “không trung thành”, sẽ bị trả thù.
Cuốn sách cho rằng, thời đó ông Chu Vĩnh Khang còn làm Bí thư tỉnh Tứ Xuyên đã biết rất rõ điểm này, nhận thấy đây là cơ hội tuyệt vời để bám vào Giang, vì vậy mà bỏ nhiều tâm lực cung phụng Tống.
Trước Đại hội Đảng lần thứ 16 Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi Tống đi diễn tại Tứ Xuyên, Chu không chỉ đích thân đến tham gia tiệc chiêu đãi, còn bố trí cho Tống ở khách sạn sang trọng nhất và cử một đội cảnh vệ bảo vệ an ninh cho Tống, đây là mức đãi ngộ dành cho Phó Thủ tướng và quan chức trung ương đặc biệt đi nghiên cứu khảo sát tại địa phương.
Động thái của Chu Vĩnh Khang khiến Giang rất vui, cho rằng Chu “trung thành và đáng khen ngợi.”
Cuốn sách cũng cũng kể lại chuyện một số quan chức Trung Quốc luôn lấy lòng Tống, tiêu biểu như người đứng đầu công tác tuyên truyền Lý Trường Xuân, Thứ trưởng Ngoại giao thời đó là Lý Triệu Tinh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Tôn Gia Chính, Chủ nhiệm Ban Chính trị Từ Tài Hậu…
Nhưng Giang không ngờ, cùng với việc ông ta lợi dụng Tống Tổ Anh để thử “lòng thành” của cán bộ cấp dưới, cũng lại có cán bộ cấp dưới thừa cơ móc nối với Tống.
Chẳng hạn như thông tin về Từ Tài Hậu và Tống Tổ Anh, sau khi câu chuyện đến tai Giang vào năm 2014, Giang cảm thấy “toàn thân đau đớn”.
Sách kể lại chi tiết câu chuyện: Sáng ngày 19/6/2014, ông Giang Trạch Dân nhận tài liệu thông báo liên quan đến điều tra vụ án Từ Tài Hậu, trong đó có kèm bản giao kèo do Tống Tổ Anh tự tay viết, tài liệu thuật lại chi tiết mối quan hệ giữa Tống và Từ, sau khi biết chuyện Giang cảm thấy “toàn thân đau đớn”.
Vào buổi chiều hôm đó, Giang phải đến khoa hồi sức Bệnh viện 301, được một giáo sư họ Vương (Wang) điều trị. Khi giáo sư Vương hỏi về bệnh tình, “Ngài thấy đau chỗ nào?” Giang nói: “Chỗ nào cũng đau, đặc biệt là ở đây”,Giang dùng tay chỉ vào ngực, đồng thời nói rằng “Ta hận không thể xé xác tên khốn này (chỉ Từ Tài Hậu).”
Từ là tâm phúc của Giang, được xem là “nghiện tình điên cuồng”, từng bị phát hiện mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, sau đó kiểm tra mới phát hiện bệnh ở mức nghiêm trọng, ngày 15/3/2015, Từ qua đời vì biến chứng bệnh AIDS.
Ngoài Từ Tài Hậu, sách cũng tiết lộ câu chuyện Lý Lam Thanh (Li Lanqing) nịnh hót Tống Tổ Anh, từng sàm sỡ Tống.
Mùa hè 2008, tại Trường Sa, Hiệp hội Ẩm thực Trung Quốc tổ chức bình chọn 10 đầu bếp hàng đầu Trung Quốc. Lý Lam Thanh, Tống Tổ Anh và một số ngôi sao được mời tham dự. Trong lúc dùng bữa tại khách sạn, Tống cung kính mời rượu Lý, trong lúc men say, Lý đáp lại với Tống rằng: nếu cho tôi ăn “đậu phụ”, tôi sẽ uống ba ly. Đối với Tống mà nói, người ăn “đậu phụ” của cô ta đã quá nhiều.
Dưới cổ vũ sôi động của những minh tinh cùng tham dự, Tống nói: “Được! Tôi sẽ chơi trò này”, Tống vừa bỏ ly xuống, Lý lập tức trao nụ hôn lên má Tống.
Ngày 07/8/2015, cựu Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Úy Kiện Hành qua đời, liên quan đến bê bối của Lý Lam Thanh.
Theo truyền thông Hồng Kông, sau khi chuyện dâm loạn của Lý Lam Thanh bị tố lên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông Úy Kiện Hành hai lần đề nghị xử lý, nhưng vì ông Giang Trạch Dân bao che nên đã thất bại.
Theo đưa tin, Lý Lam Thanh đặc biệt thích giới văn nghệ, đặc biệt là các vũ công nữ trẻ đẹp. Vào mùa xuân năm 2002, Lý Lam Thanh lấy danh nghĩa “nghỉ phép” đến Côn Minh, địa phương đã bố trí cho Lý thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ. Sau khi xem, Lý  không chỉ tổ chức tiệc chiêu đãi các nữ diễn viên, còn giữ lại bên mình một nữ diễn viên. Kể từ đó, mỗi lần cô diễn viên này đi công vụ tại Bắc Kinh đều quan tâm “chăm sóc” Lý.
Sau vụ việc bại lộ, chồng của diễn viên này đã tới Bắc Kinh để khiếu nại lên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cho biết muốn kiện Lý Lam Thanh. Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khi đó là ông Úy Kiện Hành nói, không nên để Lý Lam Thanh tiếp tục cương vị lãnh đạo, nên cho tự kiểm và từ chức. Tuy nhiên, do ông Giang Trạch Dân bảo vệ nên Lý không bị xử phạt.
Lý là thân tín của Giang, leo lên đến chức Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Từ năm 1999 – 2003, Lý Lam Thanh là lãnh đạo cao nhất của “Phòng 610” đàn áp Pháp Luân Công.
Tuyết Mai
Xem thêm:

Xem thêm:

Không có nhận xét nào: