Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

Doanh nghiệp Trung Quốc “đổ bộ” đấu thầu Dự án cao tốc Bắc - Nam

Dân trí Cho tới thời điểm hiện tại, “đại dự án” đường bộ cao tốc Bắc - Nam đã thu hút 60 nhà đầu tư tham gia nộp hồ sơ và dự đấu thầu. Đáng chú ý, trong danh sách này những cái tên đến từ Trung Quốc chiếm “áp đảo”, nhưng nhà đầu tư Việt lại không mấy mặn mà.

Doanh nghiệp Trung Quốc “đổ bộ” dự án
Dự án cao tốc Bắc - Nam dài 654 km, được chia thành 11 dự án thành phần, gồm 3 dự án đầu tư công (Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - Lam Sơn, cầu Mỹ Thuận 2), 8 dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT. Dự án có tổng mức đầu tư 102.513 tỷ đồng, gồm 51.702 tỷ đồng vốn BOT và 50.812 tỷ đồng vốn Nhà nước.
Đến nay, 8/8 dự án cao tốc Bắc - Nam thực hiện đầu tư theo hình thức PPP đã mở thầu bước sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư. Trong đó, có 60 bộ hồ sơ của các nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư trong và ngoài nước nộp dự tuyển, gồm: 15 bộ của nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư Việt Nam; 31 bộ của nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư nước ngoài và 14 bộ của liên danh giữa nhà đầu tư Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, Dự án Mai Sơn - quốc lộ 45 có nhiều hồ sơ dự tuyển nhất (11 nhà đầu tư); quốc lộ 45 - Nghi Sơn (5 nhà đầu tư); Nghi Sơn - Diễn Châu (6 nhà đầu tư); Diễn Châu - Bãi Vọt (10 nhà đầu tư); Nha Trang - Cam Lâm (8 nhà đầu tư); Cam Lâm - Vĩnh Hảo (6 nhà đầu tư); Vĩnh Hảo - Phan Thiết (5 nhà đầu tư); Phan Thiết - Dầu Giây (9 nhà đầu tư).
Doanh nghiệp Trung Quốc “đổ bộ” đấu thầu Dự án cao tốc Bắc - Nam - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ được khởi công trong năm 2019
Với 18 bộ hồ sơ nộp và sơ tuyển theo hình thức dự thầu độc lập và liên danh, nhà đầu tư đến từ Trung Quốc chiếm nhiều nhất trong danh sách. Số lượng nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc dự thầu xếp thứ 2, sau đó Pháp, Singapore và Philippines.

VNTB - 'Quân Nguyên' ở Hải Phòng


Minh Châu

(VNTB) - Trong tuyên bố đầy bất ngờ rạng sáng 2-8, Tổng thống Donald Trump tuyên bố từ ngày 1-9 tới sẽ áp thuế 10% lên 300 tỉ USD hàng hoá từ Trung Quốc, đồng nghĩa với việc toàn bộ hàng hóa của Bắc Kinh sẽ chịu thuế nhập khẩu cao tại Mỹ.

Khu công nghiệp Trung quốc Thâm Quyến tại Hải Phòng 


Tôi nghĩ Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề trong vụ áp thuế mới này, vì ở Hải Phòng, các doanh nghiệp Trung Quốc ‘đông như quân Nguyên’ vậy!”. Bà Nguyễn Thị Oanh, Hội Tư vấn Thuế, cho biết trong một trao đổi với phóng viên trang Việt Nam Thời Báo, sáng ngày 2-8 tại Sài Gòn.

* Thưa bà, một thông tin của cánh báo chí lại nói rằng ‘quân Nguyên’ ở Hải Phòng thật ra không hề nhắm chính đến lợi nhuận thương mại, do vậy nên thiệt hại vụ áp thuế này từ Việt Nam vẫn chưa rõ ràng.

+ Bà Nguyễn Thị Oanh: Dân kế toán cũng râm ran tin tức tương tự. Khu công nghiệp VCEP (Vietnam-China Economic and Trade Cooperation Park) do Trung Quốc đầu tư tại phía đông bắc của Hải Phòng, và thuộc sở hữu của chính quyền thành phố Thâm Quyến, đến nay đúng vẫn là một trong những khu công nghiệp phát triển chậm nhất tại Việt Nam.

Ấn Độ khẳng định tiếp tục khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam; VNTB - Đồng minh lạ lùng của Việt Nam ở Biển Đông


Khánh Anh dịch
(VNTB) - Sức mạnh đàm phán đơn phương của Việt Nam đang bị Trung Quốc bào mòn lại đã tỏ ra mỏng manh trong hai năm qua. Dựa vào Moscow, hoặc Washington để có được sự ủng hộ có thể không lý tưởng, nhưng Hà Nội lại chẳng còn mấy lựa chọn nào.



Bennett Muray nhận định rằng công ty dầu mỏ lớn Rosneft của Nga đang âm thầm ủng hộ Hà Nội trong cuộc đụng độ với Bắc Kinh.

Nhà có ba người bị án tù vì chống Trung Quốc

Ông bà Nguyễn Văn Lợi, Đặng Ngọc Minh vui mừng đón con gái Nguyễn Đặng Minh Mẫn về nhà sau được ra tù hôm 2/8/2019. Photo Loi Minh.
Ông bà Nguyễn Văn Lợi, Đặng Ngọc Minh vui mừng đón con gái Nguyễn Đặng Minh Mẫn về nhà sau được ra tù hôm 2/8/2019. Photo Loi Minh.
Hôm 2/8, nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn, người thứ ba trong gia đình có ba người bị chính quyền Việt Nam kết án vì phản đối sự bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đã được phóng thích sau 8 năm bị giam cầm, theo tin từ gia đình.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Ngoại trưởng TQ lên giọng "dằn mặt" Mỹ về Biển Đông: Đừng lợi dụng tình hình để "gieo rắc ngờ vực"

Hồng Anh | 

Ngoại trưởng TQ lên giọng "dằn mặt" Mỹ về Biển Đông: Đừng lợi dụng tình hình để "gieo rắc ngờ vực"
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Simon Song.

Chiều ngày 31/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã trả lời câu hỏi của phóng viên về thái độ của Mỹ trước những diễn biến gần đây trên Biển Đông.

Ngoại trưởng Trung Quốc dằn mặt Mỹ
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ 4 (31/7), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cảnh báo các quốc gia ngoài cuộc đừng "thổi phồng" những tranh chấp trên Biển Đông, trong bối cảnh các hoạt động gần đây của Trung Quốc trong khu vực này đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực và Mỹ bức xúc lên án.

Tư Chính - DK1: "Quyết chiến điểm" trên Biển Đông - Mãi mãi trường tồn cùng Tổ Quốc

Đại tá Nguyễn Quý | 

Tư Chính - DK1: "Quyết chiến điểm" trên Biển Đông - Mãi mãi trường tồn cùng Tổ Quốc
Tàu CSB 8004 tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật, khảo sát trên khu vực quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Ảnh: canhsatbien.vn.

Khi về Bộ, anh Luyện mới cho tôi biết là "'Họ' đã định đưa giàn khoan vào Tư Chính. Ta đã chủ trương "Quyết chiến!", nên chắc "họ" đánh hơi thấy đi nửa đường đành quay đầu..."

LTS: Để độc giả hiểu hơn về ý nghĩa lớn lao của nhà giàn DK1 trong việc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, cũng như thêm hiểu và trân trọng công lao của những người đã đổ mồ hôi và cả máu để xây dựng và giữ vững cụm công trình này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của Đại tá Nguyễn Quý - Nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật - BC Công Binh, Trưởng ban DK1 đầu tiên.

Nhật lên tiếng về vụ ‘đối đầu’ giữa VN và TQ ở Bãi Tư Chính

Chính phủ Nhật Bản lần đầu lên tiếng với VOA Việt ngữ về vụ “đối đầu” của tàu hải cảnh Việt Nam và Trung Quốc gần một giàn khoan thăm dò của công ty của nước này ở Bãi Tư Chính, tuyên bố “mạnh mẽ phản đối bất kỳ hành động nào gây căng thẳng ở Biển Đông”.
Giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Nhật.

Khi được hỏi về phản ứng của chính quyền Tokyo trước tin tàu hải cảnh của Trung Quốc có động thái “đe dọa” đối với các tàu của Việt Nam phục vụ giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Nhật mà tập đoàn Nga Rosneft thuê thăm dò ở Lô 06.1 ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Nhật cho biết “sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Trung Quốc liên quan tới vấn đề này”.

Ngoại trưởng ASEAN ra tuyên bố chung về “sự cố nghiêm trọng” ở Biển Đông



Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 tại Thái Lan vừa công bố bản tuyên bố chung dài 23 trang tối hôm 31/7.
Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh trong cuộc họp giữa ASEAN-Nhật Bản khuôn khổ Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 ở Bangkok, Thái Lan.


Trước đó, căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông giữa Việt Nam và một số nước Á châu với Trung Quốc được cho là sẽ ''phủ bóng'' lên các cuộc đàm phán giữa các nhà ngoại giao hàng đầu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại Bangkok.

Sự 'phủ bóng' này, nếu có, không được thể hiện qua bản tuyên bố chung vừa được công bố.

Giống năm ngoái, vấn đề xung đột Biển Đông được đề cập đến qua hai đoạn ngắn trong hai trang cuối của tuyên bố:

"Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó một số Bộ trưởng bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, đã làm xói mòn lòng tin và niềm tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết phải tăng cường niềm tin và sự tự tin lẫn nhau, tự kiềm chế trong các hoạt động và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và theo đuổi giải quyết tranh chấp hòa bình theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS 1982." 

"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự lực trong việc thực hiện mọi hoạt động của các bên yêu sách và tất cả các quốc gia khác, bao gồm cả những điều được đề cập trong COC có thể làm phức tạp thêm tình hình và leo thang căng thẳng ở Biển Đông."

Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974

Nguồn: Carl O. Schuster, “Battle for Paracel Islands”, Historynet, 06/2017.
Biên dịch: Lê Đỗ Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 11/01/1974, các sĩ quan Nam Việt Nam nhận được báo cáo về những động thái của Trung Quốc trên hai hòn đảo của Nam Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai ngày sau, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn phái hai tàu khu trục Lý Thường Kiệt HQ-16 và Trần Khánh Dư HQ-4 tới thám sát.
HQ- 16 tới đảo Hữu Nhật (Robert Island) vào 16/1 và nhận thấy đảo này đã bị “ngư dân” Trung Quốc, từ hai thuyền đang neo tại bãi ven đảo, chiếm đóng. Chỉ huy tàu HQ – 16 lệnh cho những người Trung Quốc rời đảo và bắn thị uy để họ hiểu ý định của ông. Sau đó họ bắn và phá hủy các lá cờ Trung Quốc và một khu vực chế biến cá mà những “người đánh cá” triển khai 6 ngày trước đó. HQ – 4 tới Hoàng Sa ngày 17/1 và phái một đơn vị đặc nhiệm SEAL của Nam Việt Nam lên đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh (Money Island) gần đó để nhổ những cờ Trung Quốc. Ngày 18/1, hai tàu chiến của Nam Việt Nam đuổi một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc, buộc con tàu bị phá hủy nặng nề này phải rời vùng biển. Sau đó các tàu khu trục Trần Bình Trọng HQ-5 và tàu quét mìn Nhật Tảo HQ-10 tới Hoàng Sa.
Sài Gòn nghĩ rằng đã chặn được nỗ lực trong suốt 6 tháng liền của Bắc Kinh nhằm chiếm nửa phía tây của Hoàng Sa. Những “ngư dân” có vũ trang của Trung Quốc trước đó hầu như đã đẩy được các ngư dân Nam Việt Nam ra khỏi vùng biển Hoàng Sa, và ít nhất có hai tàu đánh cá Trung Quốc đã bị phát hiện đang hoạt động tại vùng nước mà Nam Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Nhưng biến động gần nhất này của Trung Quốc lại là khởi đầu của một giai đoạn mới trong nỗ lực nhằm chiếm toàn bộ Hoàng Sa. Lần này, những “ngư dân” Trung Quốc là thành viên của lực lượng Dân quân biển  – một lực lượng bán vũ trang của Hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc b.ắ.t đầu rút quân khỏi bãi Tư Chính vì hải quân Việt Nam đẩy đuổi?

By
 Trần Quang
 -

0
2430
Theo, nhiều nguồn tin, trong 2 ngày qua nhà cầm quyền Bắc kinh đã dần phải rút phân nửa số tàu đang quấy rối và thị uy ở Bãi Tư Chính, Việt Nam vẫn giữ nguyên số lượng tàu như đã có từ trước và đang gia tăng hoạt động thăm dò vẫn theo đúng kế hoạch của Dàn khoan Hakuryu-5 (liên doanh với Nga) ở lô 06-01.
Nếu đúng như vậy, căng thẳng có vẻ đang dịu đi và giảm dần cường độ, căng thẳng, được hiểu chủ trương, đường lối và cách ứng x,ử ngoại giao mềm dẻo của Việt Nam đối với các cường quốc xem ra đã có hiệu quả, nên đã không dẫn đến nguy cơ xung đột về “quân sự – kinh tế – chính trị “, rõ ràng, VN đang làm thất bại â.m m.ư.u của Trung Quốc, mà xa hơn nữa là cả của người Mỹ, nhân cơ hội này “đục nước béo Cò” nhằm khuấy đảo biển Đông gây khó khăn thêm cho VN trong giải quyê't vụ việc tại bãi Tư Chính.
Vấn đề, bãi Tư Chính hôm nay và cả biển Đông (xưa và nay) VN đã giải quyê't rất bài bản, đường đi nước bước rất cẩn trọng và có lý, có tình đã được cả thế giới này ghi nhận, vì thế, có thể thấy, VN là một đất nước yêu chuộng hòa bình, có trách nhiệm với sự bình yên của thế giới đã khiến.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

ÔNG VÕ VĂN KIỆT & HÀ NỘI


Huy Đức
1-8-2018

Ngày 5-5-2008, đúng ngày Quốc hội họp bàn việc mở rộng Thủ Đô, ông Võ Văn Kiệt cho công bố trên báo Tuổi Trẻ một bài viết dưới đây. Ông cho rằng: “Hà Nội không nhất thiết phải lựa chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận lợi và có khả năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều…”. Ông đề nghị Quốc hội nghiên cứu: “Một mô hình đô thị không cần nhiều đất đai mà cần nhiều hơn những giá trị đạo đức, nhân văn, nhân tài và chất xám”.
Giữa tháng 5-2008, ông Võ Văn Kiệt ra Hà Nội vừa để phản đối việc bắt giữ 2 nhà báo (Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến) vừa để vận động QH. Quan điểm của ông cũng là suy nghĩ của nhiều người lúc bấy giờ. Kết quả thăm dò trong Quốc hội cho thấy: chỉ có 226 đại biểu đồng ý, ngang với số không đồng ý, 226 đại biểu.
Ngày 18-5-2008, khi đang ở HN, ông Võ Văn Kiệt đột ngột bị bệnh, phải cắt ngắn chuyến đi. Ngày 24-5-2008 ông nhập Viện để rồi mất chỉ hơn hai tuần sau đó.
Do số đại biểu Quốc hội muốn mở rộng Hà Nội chỉ chiếm tỉ lệ 45% (trên tổng số đại biểu) nên Quốc hội đã phải hoãn lịch bỏ phiếu thông qua nghị quyết đã được xếp vào ngày 23-5-2008. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hết sức kiên quyết để dự án sáp nhập thủ đô thành hiện thực.