Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 tại Thái Lan vừa công bố bản tuyên bố chung dài 23 trang tối hôm 31/7.
Trước đó, căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông giữa Việt Nam và một số nước Á châu với Trung Quốc được cho là sẽ ''phủ bóng'' lên các cuộc đàm phán giữa các nhà ngoại giao hàng đầu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại Bangkok.
Sự 'phủ bóng' này, nếu có, không được thể hiện qua bản tuyên bố chung vừa được công bố.
Giống năm ngoái, vấn đề xung đột Biển Đông được đề cập đến qua hai đoạn ngắn trong hai trang cuối của tuyên bố:
"Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó một số Bộ trưởng bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, đã làm xói mòn lòng tin và niềm tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết phải tăng cường niềm tin và sự tự tin lẫn nhau, tự kiềm chế trong các hoạt động và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và theo đuổi giải quyết tranh chấp hòa bình theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS 1982."
"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự lực trong việc thực hiện mọi hoạt động của các bên yêu sách và tất cả các quốc gia khác, bao gồm cả những điều được đề cập trong COC có thể làm phức tạp thêm tình hình và leo thang căng thẳng ở Biển Đông."Hai đoạn nói về xung đột Biển Đông này chứa đựng những câu văn gần giống hệt như tuyên bố chung của năm ngoái.
Khác biệt duy nhất là tuyên bố năm nay có thêm hai cụm từ ''sự cố nghiêm trọng'' và ''một số Bộ trưởng''.
Trong một bài viết, Reuters bình luận là cụm từ ''sự cố nghiêm trọng'' cho thấy ngôn ngữ của ASEAN đã ''mạnh'' hơn so với tuyên bố chung sau cuộc họp năm ngoái, chỉ ra là ''mức độ căng thẳng trong khu vực đã tăng lên''.
Tuy nhiên, đọc bản tuyên bố không ai có thể hiểu được Bộ trưởng của những nước nào là người đã nêu lên những sự cố nghiêm trọng này.
Và tóm lại những ai kỳ vọng ASEAN có một thái độ dứt khoát rõ ràng hơn về xung đột Biển Đông có lẽ không khỏi thất vọng.
'Không lên án Trung Quốc'
Trả lời BBC sáng 1/8, giảng viên ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu luật Quốc tế Hoàng Việt nói bản tuyên bố chung "chỉ có một đoạn rất ngắn về Biển Đông, nói chung chung và không lên án hành động của Trung Quốc."
"[Bản tuyên bố chung] phản ánh một điều rất rõ là phía Việt Nam đã rất tích cực và cố gắng đưa vấn đề Biển Đông vào thông báo này, nhưng nó chỉ có một tác dụng vừa phải," ông Việt nói.
"Bản tuyên bố chung chỉ nêu danh Trung Quốc về việc hợp tác về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhưng không lên án những hành động của TQ ở Biển Đông. Chỉ nói là 'một vài bộ trưởng' chứ không nói bộ trưởng nước nào chỉ đích danh là Trung Quốc là người gây ra những căng thẳng gần đây ở Biển Đông."
Bản tuyên bố chung cũng cho thấy là ASEAN vẫn "còn những căn bệnh cũ của nó" qua việc Campuchia, ngăn cản rất nhiều việc lên án Trung Quốc, ông Việt nói.
"Mọi quốc gia đều có những toan tính của riêng mình. Việt Nam phải có biện pháp đối ngoại hợp lý hơn."
Cũng theo Reuters, các nhà nghiên cứu và phân tích nói rằng cuộc đụng độ mới nhất giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam có thể mang lại cho Hoa Kỳ một động lực mới để gây áp lực với Trung Quốc.
Nhưng họ nói rằng Trung Quốc sẽ không làm căng thẳng tình hình nhất là trong bối cảnh diễn ra cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Jay Batongbacal, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Philippines, nói sự căng thẳng đang diễn ra giữa Trung Quốc và Việt Nam cho Hoa Kỳ một "mỏ neo" trước khi đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông.
"Những gì Trung Quốc lo ngại là Hoa Kỳ sẽ cố gắng kêu gọi hỗ trợ quốc tế trong việc chống lại các hoạt động của Trung Quốc," ông nói.
Bước tiếp theo là gì?
Ông Hoàng Việt, "Việt Nam cần phải làm nhiều thứ, vì đương nhiên, Việt Nam ở thế khó, tiềm lực vừa phải, không mạnh như Trung Quốc."
Thứ nhất, Việt Nam cần phải thúc đẩy các mối quan hệ và cần sự lên tiếng của những cường quốc như Liên minh Châu âu, Nhật Bản, Canada và Úc.
Thứ hai, là Việt Nam cần có những chính sách nâng cao tiềm lực của mình, giành được những lợi thế trong thực địa, như việc nâng cấp, phát triển các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư… và tăng cường sự xuất hiện của các tàu thương mại, tàu của ngư dân để thể hiện chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam cần có các biện pháp đối ngoại hợp lý hơn. Với Lào, Campuchia, Việt Nam luôn coi như là anh em sẽ luôn giúp đỡ nhau. Nhưng ảnh hưởng của Việt Nam ngày càng giảm sút so với Trung Quốc.
"Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam có vẻ đã rất nỗ lực trong Hội nghị Ngoại trưởng và cho thấy trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực về vấn đề này," ông nói.
Trung Quốc nói gì?
Cũng trong hôm thứ Tư, 31/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng có phát biểu về Biển Đông nói các nước bên ngoài không nên "gây mất lòng tin" về Biển Đông.
"Các quốc gia ngoài khu vực không nên cố tình khuếch đại những khác biệt hoặc tranh chấp còn tồn đọng từ quá khứ," và "Các quốc gia ngoài khu vực cũng không nên sử dụng những khác biệt này để gây mất lòng tin giữa Trung Quốc và các nước ASEAN," ông Vương nói.
Tuần trước Hoa Kỳ đã chỉ trích các hoạt động của Trung Quốc ảnh hưởng hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông, bao gồm cả những bình luận từ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo.
Bắc Kinh gọi đó là những lời "vu khống".
Ông Vương dự kiến sẽ gặp ông Pompeo vào thứ Năm.
"Tôi hy vọng rằng cả hai bên đều có thể nói chuyện một cách thẳng thắn và mang tính xây dựng," ông Vương nói khi trả lời câu hỏi liên quan đến Hoa Kỳ.
(BBC)
Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh trong cuộc họp giữa ASEAN-Nhật Bản khuôn khổ Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 ở Bangkok, Thái Lan. |
Trước đó, căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông giữa Việt Nam và một số nước Á châu với Trung Quốc được cho là sẽ ''phủ bóng'' lên các cuộc đàm phán giữa các nhà ngoại giao hàng đầu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại Bangkok.
Sự 'phủ bóng' này, nếu có, không được thể hiện qua bản tuyên bố chung vừa được công bố.
Giống năm ngoái, vấn đề xung đột Biển Đông được đề cập đến qua hai đoạn ngắn trong hai trang cuối của tuyên bố:
"Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó một số Bộ trưởng bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, đã làm xói mòn lòng tin và niềm tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết phải tăng cường niềm tin và sự tự tin lẫn nhau, tự kiềm chế trong các hoạt động và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và theo đuổi giải quyết tranh chấp hòa bình theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS 1982."
"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự lực trong việc thực hiện mọi hoạt động của các bên yêu sách và tất cả các quốc gia khác, bao gồm cả những điều được đề cập trong COC có thể làm phức tạp thêm tình hình và leo thang căng thẳng ở Biển Đông."Hai đoạn nói về xung đột Biển Đông này chứa đựng những câu văn gần giống hệt như tuyên bố chung của năm ngoái.
Khác biệt duy nhất là tuyên bố năm nay có thêm hai cụm từ ''sự cố nghiêm trọng'' và ''một số Bộ trưởng''.
Trong một bài viết, Reuters bình luận là cụm từ ''sự cố nghiêm trọng'' cho thấy ngôn ngữ của ASEAN đã ''mạnh'' hơn so với tuyên bố chung sau cuộc họp năm ngoái, chỉ ra là ''mức độ căng thẳng trong khu vực đã tăng lên''.
Tuy nhiên, đọc bản tuyên bố không ai có thể hiểu được Bộ trưởng của những nước nào là người đã nêu lên những sự cố nghiêm trọng này.
Và tóm lại những ai kỳ vọng ASEAN có một thái độ dứt khoát rõ ràng hơn về xung đột Biển Đông có lẽ không khỏi thất vọng.
'Không lên án Trung Quốc'
Trả lời BBC sáng 1/8, giảng viên ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu luật Quốc tế Hoàng Việt nói bản tuyên bố chung "chỉ có một đoạn rất ngắn về Biển Đông, nói chung chung và không lên án hành động của Trung Quốc."
"[Bản tuyên bố chung] phản ánh một điều rất rõ là phía Việt Nam đã rất tích cực và cố gắng đưa vấn đề Biển Đông vào thông báo này, nhưng nó chỉ có một tác dụng vừa phải," ông Việt nói.
"Bản tuyên bố chung chỉ nêu danh Trung Quốc về việc hợp tác về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhưng không lên án những hành động của TQ ở Biển Đông. Chỉ nói là 'một vài bộ trưởng' chứ không nói bộ trưởng nước nào chỉ đích danh là Trung Quốc là người gây ra những căng thẳng gần đây ở Biển Đông."
Bản tuyên bố chung cũng cho thấy là ASEAN vẫn "còn những căn bệnh cũ của nó" qua việc Campuchia, ngăn cản rất nhiều việc lên án Trung Quốc, ông Việt nói.
"Mọi quốc gia đều có những toan tính của riêng mình. Việt Nam phải có biện pháp đối ngoại hợp lý hơn."
Cũng theo Reuters, các nhà nghiên cứu và phân tích nói rằng cuộc đụng độ mới nhất giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam có thể mang lại cho Hoa Kỳ một động lực mới để gây áp lực với Trung Quốc.
Nhưng họ nói rằng Trung Quốc sẽ không làm căng thẳng tình hình nhất là trong bối cảnh diễn ra cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Jay Batongbacal, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Philippines, nói sự căng thẳng đang diễn ra giữa Trung Quốc và Việt Nam cho Hoa Kỳ một "mỏ neo" trước khi đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông.
"Những gì Trung Quốc lo ngại là Hoa Kỳ sẽ cố gắng kêu gọi hỗ trợ quốc tế trong việc chống lại các hoạt động của Trung Quốc," ông nói.
Bước tiếp theo là gì?
Ông Hoàng Việt, "Việt Nam cần phải làm nhiều thứ, vì đương nhiên, Việt Nam ở thế khó, tiềm lực vừa phải, không mạnh như Trung Quốc."
Thứ nhất, Việt Nam cần phải thúc đẩy các mối quan hệ và cần sự lên tiếng của những cường quốc như Liên minh Châu âu, Nhật Bản, Canada và Úc.
Thứ hai, là Việt Nam cần có những chính sách nâng cao tiềm lực của mình, giành được những lợi thế trong thực địa, như việc nâng cấp, phát triển các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư… và tăng cường sự xuất hiện của các tàu thương mại, tàu của ngư dân để thể hiện chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam cần có các biện pháp đối ngoại hợp lý hơn. Với Lào, Campuchia, Việt Nam luôn coi như là anh em sẽ luôn giúp đỡ nhau. Nhưng ảnh hưởng của Việt Nam ngày càng giảm sút so với Trung Quốc.
"Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam có vẻ đã rất nỗ lực trong Hội nghị Ngoại trưởng và cho thấy trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực về vấn đề này," ông nói.
Trung Quốc nói gì?
Cũng trong hôm thứ Tư, 31/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng có phát biểu về Biển Đông nói các nước bên ngoài không nên "gây mất lòng tin" về Biển Đông.
"Các quốc gia ngoài khu vực không nên cố tình khuếch đại những khác biệt hoặc tranh chấp còn tồn đọng từ quá khứ," và "Các quốc gia ngoài khu vực cũng không nên sử dụng những khác biệt này để gây mất lòng tin giữa Trung Quốc và các nước ASEAN," ông Vương nói.
Tuần trước Hoa Kỳ đã chỉ trích các hoạt động của Trung Quốc ảnh hưởng hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông, bao gồm cả những bình luận từ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo.
Bắc Kinh gọi đó là những lời "vu khống".
Ông Vương dự kiến sẽ gặp ông Pompeo vào thứ Năm.
"Tôi hy vọng rằng cả hai bên đều có thể nói chuyện một cách thẳng thắn và mang tính xây dựng," ông Vương nói khi trả lời câu hỏi liên quan đến Hoa Kỳ.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét