Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

VNTB - Hải Dương 8 rời khỏi EEZ Việt Nam: góc nhìn từ sự tham chính của Mỹ



Nguyễn Hiền


(VNTB) - Theo quan sát trong thời gian qua, Hà Nội đã không có sự nhượng bộ nào, mà ngược lại có vẻ đã cứng rắn hơn sau bài học năm 2017-2018, khi nhượng bộ chỉ đem lại sự lấn lướt từ phía Bắc Kinh. 



Tàu Hải Duong 8 đã rút ra khỏi vùng EEZ của Việt Nam và đi đến đảo Chữ Thập


“Tàu khảo sát Trung Quốc rời EEZ của Việt Nam sau bế tắc ở Biển Đông”, tin tức sáng ngày 8.8 của Reuters.


Theo đó, tàu khảo sát Hải Dương 8 đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) tại Bãi Tư Chính, tuy nhiên các tàu của Việt Nam vẫn theo sát Hải Dương 8 khi nó quay trở lại Đá Chữ Thập, và giờ vẫn đang lảng vảng ngay bên ngoài EEZ.

Quốc Hội của dân mà không tiếp dân: Đó là điều đau xót!

Diễm Thi, RFA

Đoàn nhân sĩ trí thức thay mặt những người đã ký tên vào bản Tuyên bố Biển Đông tuần hành đến trước Đại sứ quán Trung Quốc sáng 8/8/2019.
Đoàn nhân sĩ trí thức thay mặt những người đã ký tên vào bản Tuyên bố Biển Đông tuần hành đến trước Đại sứ quán Trung Quốc sáng 8/8/2019.
 Photo: fb Le Dung vova












Sáng ngày 8 tháng 8 năm 2019, đoàn nhân sĩ trí thức mang bản Tuyên bố Biển Đông đến trước Văn phòng Quốc hội với mong muốn trao tận tay bản Tuyên bố cho đại diện văn phòng, nhưng đoàn không được vào. Bản tuyên bố sẽ được gửi đến Văn phòng Quốc hội qua đường bưu điện...
Văn phòng Quốc hội không tiếp dân
Hôm 30 tháng 7 năm 2019, khi sự kiện Trung Quốc điều tàu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 tới khu vực phía bắc Bãi Tư Chính mà chính quyền im lặng, bản Tuyên Bố Biển Đông đã ra đời với chữ ký của hơn một ngàn tổ chức xã hội dân sự và cá nhân. Trong đó có năm yêu cầu mà các nhân sĩ trí thức trong nước muốn “gửi gắm” đến Nhà nước Việt Nam như sau: (RFA xin trích lại từ văn bản)

Nguyên nhân nào buộc Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8 ra khỏi Bãi Tư Chính?

Tàu Hải Dương Địa chất số 8 (HD8) của Trung Quốc rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hôm 7/8/2019 và đang neo đậu ở Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, hãng tin Reuters đưa tin dẫn lời chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu quốc phòng cấp tiến có trụ sở tại Mỹ.
 
Tàu khảo sát địa chấn của Trung Quốc ở gần Bãi Tư Chính hồi tháng 7/2019
Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 8/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng xác nhận tin Bắc Kinh đưa tàu ra khỏi EEZ nhưng không cho biết thêm đội tàu của nước này đang ở đâu. Trong khi đó bên phía Trung Quốc vẫn chưa phát biểu gì về vụ việc.

Liệu trong thời gian tới tàu HD8 và đội tàu hải cảnh, dân binh hộ tống có trở lại Bãi Tư Chính, nơi có ít nhất 2 tàu hải cảnh của Trung Quốc vẫn đang lởn vởn? Nguyên nhân nào khiến chính phủ của Tập Cận Bình rút tàu đi?

Chưa có gì chắc chắn

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu độc lập từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Singapore) cho RFA biết nhận định của ông:

Hôm nay, Tàu đó (Hải Dương 8 - PV) đang neo ở Đá Chữ Thập. Đây là khu vực do Trung Quốc kiểm soát, có cả sân bay và được vũ trang hóa một cách đầy đủ. 

Bây giờ, nó đang ở đấy nhưng chưa biết nó sẽ đi về Hải Nam hay là ở đó lấy dầu, lấy thực phẩm, đổi người rồi quay lại. Cái này thì mình chưa biết được!”

Biển Đông: Liệu Việt Nam có thể dựa vào Nga?


Một nhân viện Rosneft Vietnam trên giàn khoan Lan Tây ở ngoài khơi Vũng Tàu. Ảnh chụp ngày 29/4/2018. REUTERS/Maxim Shemetov
Một bài báo trên tạp chí Forbes hôm 7/8 cho rằng Việt Nam có một chiến lược “thông minh” để ngăn Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông, khi hợp tác với Nga khai thác dầu khí trong Biển Đông, bởi vì Nga là một cường quốc mà Bắc Kinh không thể làm phật lòng tại thời điểm này. Nhưng liệu Việt Nam có thể trông cậy vào Nga để kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc? Một nhà phân tích các vấn đề Việt Nam đồng ý rằng Hà nội đã ‘đi đúng nước cờ’ khi chọn Nga, một cường quốc ‘nặng ký hơn’ làm đối tác khai thác dầu khí trong Biển Đông, nhưng ông cảnh giác Việt Nam phải hết sức thận trọng. Một nhà quan sát khác nói nếu đụng độ quân sự diễn ra ở bãi Tư Chính hay nơi nào khác trên Biển Đông thì không có gì bảo đảm là Nga, hoặc Mỹ, sẽ can thiệp để giúp Việt Nam và như vậy sẽ làm phật lòng Trung Quốc, nếu Việt Nam không có thái độ dứt khoát. Hoài Hương phỏng vấn Giáo sư Tạ Văn Tài từng giảng dạy ở đại học Harvard, Hoa Kỳ và Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, từng dạy học ở đại học Paris 7.

Theo bài báo trên tạp chí Forbes thì cho tới nay, Việt Nam đã tỏ ra can đảm khi cho triển khai các lực lượng của mình ra đối đầu với các tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Trước đó Hà nội đã hối thúc để có được một thỏa thuận nhằm bất hợp hóa một số hoạt động của Trung Quốc trong Biển Đông kể cả xây đảo nhân tạo, phong tỏa sự đi lại của tàu bè các nước, triển khai vũ khí, phi đạn vv.., Việt Nam cũng vận động để đưa ra một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển.

NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO VN LÊN ÁN TRUNG QUỐC SOẠN SÁCH GIÁO KHOA NHẬN BIỂN ĐÔNG LÀ CỦA TRUNG QUỐC; NHƯNG LẠI QUÊN LÊN ÁN BỘ GIÁO DỤC CỦA BÁC NHẠ VN ĐANG IM THIM THÍT, NGỌNG NGHỊU VỀ BIỂN ĐÔNG, CÒN FLC CỦA QUYẾT CÒI THÌ COI BIỂN ĐÔNG LÀ BIỂN NAM TRUNG HOA?

Làm SGK mới, Trung Quốc tuyên truyền trái sự thật lịch sử về Biển Đông


 Việc Trung Quốc tuyên truyền, giáo dục thế hệ tương lai bằng những thông tin trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa 2 nước.

CLIP:  
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời về việc báo chí Trung Quốc thông tin nước này sắp lưu hành sách giáo khoa lịch sử mới cho cấp THPT, trong đó có nội dung cho rằng các khu vực như quần đảo Điếu Ngư, Biển Hoa Nam (Biển Đông) là một phần của Trung Quốc từ thời cổ đại.

Bố là tỷ phú, Tổng thống nước Mỹ, nhưng con trai Donald Trump vẫn că’t cỏ, nhặt gạch kiếm tiền

By
 Trần Quang
 -

0
816
5 người con của Tổng thống Donald Trump đều là những người thành đạt, yêu t.h.ư.ơ.n.g gia đình và sống có trách nhiệm với xã hội.
Mặc dù sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump không phải là cậu ấm chỉ biết tiêu tiền. Ông rất giỏi trong việc kinh doanh k.i.ế.m tiền. Trước khi trở thành Tổng thống, Donald Trump đã là một tỉ phú nổi tiếng và giàu có.
Năm người con của ông cũng sống trong giàu sang, phú quý từ bé nhưng đều rất tự lập, biết tự cố gắng chứng tỏ bản thân thay vì dựa dẫm vào gia đình. Hãy cùng tìm hiểu những cách dạy con hiệu quả và thành công của người cha này.
1. Trở thành tấm gương tốt cho các con
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuy có nhiều pha't biểu cực đoan tạo nhiều scandal nhưng ông vẫn luôn là người bố tuyệt vời. Ông luôn làm gương và tuân thủ tuyệt đối những nguyên tắc ứng x,ử do mình đề ra trong gia đình. Ông cũng thường xuyên khuyến khích các con bằng cách làm việc chuyên nghiệp, chăm chỉ và không ngừng theo đuổi mục tiêu đến cùng.
Donald Trump luôn là tấm gương tốt cho các con. (Ảnh: Pinterest)

VỤ " BÃI TƯ CHÍNH" GIỐNG "CÚ NỔ BIG-BANG" XÔ ĐẨY VIỆT NAM THOÁT ÁCH TRUNG CỘNG

VN: ‘Bãi Tư Chính’ và Cơ hội thoát Trung


Quan hệ Việt - TrungBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionSự kiện Bãi Tư Chính đặt ra câu hỏi về thực chất quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc với Việt Nam

Thoát Trung là sự phản ứng hoà bình, thể hiện sự không hài lòng của dân chúng về quan điểm và thái độ của đảng và nhà nước trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt trước một số các sự kiện nóng liên quan đến việc Trung Quốc đe doạ và xâm lấn chủ quyền quốc gia của Việt Nam.
Về thực chất sâu xa thoát Trung vừa biểu thị tinh thần độc lập dân tộc, vừa là khẩu hiệu, lời kêu gọi thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên 'ý đảng' và 'lòng dân' có những khoảng cách, cho nên thoát Trung trở thành vấn đề phức tạp, không thể trở thành công khai.
Một hình thức tiêu biểu là các hoạt động trao đổi, thảo luận không chính thức do một bộ phận tri thức khởi xướng và đề xuất những kiến nghị với lãnh đạo đảng và nhà nước.
'Sự kiện Bãi Tư Chính' đang diễn ra - sự xâm nhập của các tàu Trung Quốc vào chủ quyền lãnh hải Việt Nam, lại làm nóng lên cơ hội thoát Trung.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Tàu Hải Dương Địa chất 8 của TQ rời Bãi Tư Chính


Một tàu thăm dò Hải dương Địa chất của Trung QuốcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột tàu thăm dò Hải dương Địa chất của Trung Quốc

Tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), Reuters cho hay hôm 7/8.
Kể từ đầu tháng Bảy, các tàu Việt Nam đã theo dõi sát sao các tàu Trung Quốc hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của mình, trong cuộc đối đầu mới nhất Biển Đông - vốn được coi là một điểm nóng toàn cầu khi Hoa Kỳ thách thức các yêu sách hàng hải của Trung Quốc.
Trên Twitter, ông Ryan Martinson thuộc Viện Nghiên cứu Hàng Hải Trung Quốc, viết lúc 9PM hôm 7/8: "Hải Dương Địa chất 8 đã hoàn thành cuộc khảo sát. Bây giờ nó đang ở Đá Chữ Thập."
"Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy tàu khảo sát của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng ít nhất hai tàu hải cảnh của họ vẫn ở trong khu vực này," ông Devin Thorne, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng (C4ADS) nói với Reuters, trích dẫn dữ liệu từ công ty phân tích hàng hải Windward.