Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Bắc Kinh tuyên bố đóng cửa, dịch bệnh nghiêm trọng ngoài sức tưởng tượng


Ngày 10/2, chính quyền Bắc Kinh đã ban hành “Thông báo phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt, quản lý khép kín khu dân cư”, tuyên bố Bắc Kinh bước vào giai đoạn “đóng cửa thành phố”. Ngoại giới cho rằng, Bắc Kinh buộc phải đóng cửa cho thấy tình hình dịch bệnh ở Đại lục nghiêm trọng ngoài sức tưởng tượng.

Ngày 10/2, chính quyền Bắc Kinh đã ban hành “Thông báo phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt, quản lý khép kín khu dân cư”, tuyên bố Bắc Kinh bước vào giai đoạn “đóng cửa thành phố”. (Ảnh: Getty Images)
Vào ngày 10/2, chính quyền thành phố Bắc Kinh tuyên bố “quản lý khép kín khu dân cư” sẽ được thực thi nghiêm ngặt hơn nữa. Người và xe cộ từ nơi khác đến sẽ không được phép vào, những người đến Bắc Kinh cũng phải báo cáo tình trạng sức khỏe của họ và hoàn tất đăng ký thông tin cá nhân.

Chuyện 104 lính Trung Quốc đầu hàng tại mặt trận Cao Bằng




2550
VNTN – Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam, đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía Bắc từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) trên chiều dài 1.200 km biên giới.
Cuộc chiến biên giới phía Bắc nổ ra giữa lúc các quân đoàn chủ lực của Việt Nam đang chiến đấu với quân Khmer Đỏ ở Campuchia. Dọc tuyến biên giới của ta chỉ có lực lượng chủ lực của các quân khu, bộ đội địa phương và dân quân du kích.
Tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc chưa tới 60.000 quân. Trong khi Trung Quốc ước tính có 600.000 quân với 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn, trung đoàn pháo binh, phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng, hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn.
Dù vết thương sau hơn 20 năm chiến tranh chưa lành, nhưng quân và dân ta vẫn bước vào cuộc chiến đấu chống quân xâm lược với ý chí kiên cường, lòng quả cảm và khát khao cháy bỏng về Độc lập – Tự do, thể hiện tình yêu quê hương đất nước bằng trái tim và cả máu của mình. Tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn tên xâm lược, gây cho chúng nhiều tổn thất và buộc Trung Quốc phải rút quân về nước.
Đại đội lính sơn cước bị bắt tại Nguyên Bình (Ảnh tư liệu)

Địa ngục trần gian

0
31394
Đ.T
Chưa có trên bản đồ thế giới, nhưng một ‘siêu đô thị ma’ đã xuất hiện. Ở đó hàng chục triệu người đang trong cơn đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn, và mỗi ngày có hàng trăm xác người (con số công bố) bị đem đi hỏa táng. Một địa ngục đang hiện hữu ngay trên thế gian này. Chẳng ai nghĩ được những điều kinh hoàng ấy có thể xảy ra, nhưng nó đã và vẫn đang diễn ra hàng ngày.
Trong những ngày qua, trên trang mạng Sina Weibo, một trong những nền tảng truyền thông xã hội thống trị ở Trung Quốc, đã có hàng ngàn bài đăng, gần 2 tỷ lượt xem và hàng trăm ngàn người theo dõi chỉ với chủ đề: bệnh nhân viêm phổi do chủng coronavirus mới (nCoV) gây ra đang cầu cứu sự giúp đỡ.
Hỗn loạn, quá tải!
Vào thứ hai, một người phụ nữ tên Zhang, 30 tuổi đã đăng lời cầu xin sự giúp đỡ cho người cha bị nhiễm bệnh. Zhang cho biết cha cô bị sốt vào ngày 26-01, nhưng ông không được bệnh viện chữa trị. Cô đã thử mọi cách, gọi cho cộng đồng địa phương, văn phòng y tế, phường sốt bệnh viện và đường dây nóng của thị trưởng, nhưng tất cả đều vô ích. Dưới sức nặng của áp lực cộng đồng, người cha đã được kiểm tra hai ngày sau đó. Kết quả dương tính với nCoV! Nhưng đến lúc này, bệnh viện vẫn không nhận bệnh nhân này với lý do: không có đủ giường.
Zhang cố mọi cách để có được một chiếc giường cho cha mình, từ việc thêm tên của mình vào các nhóm bệnh nhân WeChat cần sự giúp đỡ, đến việc điền vào các mẫu đơn bệnh nhân từ Hội đồng Nhà nước và tờ báo thành phố, nhưng không thành. Cuối cùng, cô không có lựa chọn nào khác ngoài việc đăng một bài lên Weibo. Cha cô và cô hiện là một trong số hàng chục ngàn người được xác nhận nhiễm nCoV tại thành phố miền Trung của Trung Quốc kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vào tháng 12.

Trung Quốc ép buộc WHO che giấu mức khẩn cấp toàn cầu của dịch bệnh


 Bình luậnAn Nhiên • 10/02/20 15:00• 9656 lượt xem
Trung Quốc ép buộc WHO che giấu mức khẩn cấp toàn cầu của dịch bệnh. Theo thông tin từ một báo cáo mới, Trung Quốc đã gây sức ép yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới không tuyên bố mức khẩn cấp sức khỏe toàn cầu đối với dịch virus corona. Theo tin tức của tờ Le Monde của Pháp, Trung Quốc đã gây sức ép yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] không tuyên bố mức khẩn cấp sức khỏe toàn cầu đối với dịch virus corona. Mức khẩn cấp sức khỏe toàn cầu sẽ dẫn đến việc phải hạn chế đi lại và vận chuyển hàng hóa - điều mà Trung Quốc không mong muốn.

Dự ngôn (P2): Viêm phổi Vũ Hán – thảm họa đã được tiên tri từ trước?

Từ đầu năm 2020, dịch virus corona Vũ Hán đang bùng phát và lan rộng khắp thế giới với số người tử vong ngày càng tăng nhanh. Những hình ảnh thảm khốc từ vùng tâm dịch Vũ Hán khiến cho cả thế giới bàng hoàng. Tháng 2/2020, nạn châu chấu nghiêm trọng đang hoành hành tại châu Phi, bão tuyết dữ dội ở châu Âu, còn châu Úc thì vừa trải qua cháy rừng kinh hoàng theo sau là lụt lội… Nhiều người rùng mình liên tưởng đến viễn cảnh về một đại nạn của nhân loại vốn được đề cập đến trong nhiều lời tiên tri. 
Viêm phổi Vũ Hán – thảm họa đã được tiên tri từ trước?
Đã có hơn 50 người mất tích và thiệt mạng, 6 triệu ha rừng bị thiêu rụi, 680 ngôi nhà bị phá hủy và vô số động vật bỏ mạng trong cháy rừng ở Úc. (Ảnh: Instagram)
A
Trong phần 1, chúng ta đã phân tích những cơ sở khoa học lý giải các lời dự ngôn, cho thấy hiện tượng tiên tri không chỉ xuất hiện thời xa xưa, mà ngay trong thế kỷ 20 cũng có nhiều người nhìn thấy trước tương lai, và khoa học có thể kiểm chứng được. Đây là những hiện tượng có tồn tại rõ ràng chứ không phải “mê tín”, vấn đề chỉ là trình độ khoa học ngày nay chưa biết rõ về chúng.

Mekong đang chết, Việt Nam “chọn” gì?

0
12530
Bức không ảnh chụp ngày 28-10-2019 cho thấy dòng Mekong cách đập Xayaburi hơn 185 dặm (297 km) trong tình trạng khô nước nghiêm trọng (National Geographic)
MẠNH KIM
Tình trạng hạn hán hạ lưu Mekong ngày càng nghiêm trọng. Việc chặn dòng Mekong với vô số con đập đã được cảnh báo liên tục nhưng sự bức tử Mekong không ngừng diễn ra. Trong năm nay, đập Luang Prabang tại Lào sẽ được khởi công, với sự tham gia của… Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang rền rĩ câu vọng cổ thoi thóp chắc chắn trở nên bi thảm hơn một khi đập Luang Prabang ra đời…
Những ngày cuối cùng của dòng Mekong hùng mãnh
New York Times (15-2-2020) cho biết, với khoảng hơn 10 con đập trong kế hoạch nằm rải rác hạ lưu Mekong cùng hàng trăm con đập khác tại các phụ lưu, đường sống của 60 triệu người đang bị bóp nghẹn, không chỉ đối với nông dân, ngư phủ mà cả người giàu và những kẻ quyền thế thu lợi từ thủy điện. Sự cạn kiệt phù sa và tình trạng dòng chảy bất thường khiến nông dân dùng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu hơn càng gây nên vô số nguy hại cho môi trường lẫn con người. Việc vét cát cho các công trình đô thị cũng làm cho hệ sinh thái Mekong bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson, tác giả quyển Last Days of the Mighty Mekong, ghi nhận rằng bởi ảnh hưởng của các con đập, hiện tượng biến đổi khí hậu và khai thác cát, mỗi năm có đến 300.000 người Việt phải rời bỏ ĐBSCL trong vài năm gần đây. Nhiều khu vực ĐBSCL, nơi sinh sống của 20% dân số Việt Nam, đang “lún” xuống biển.

780 triệu người Trung Quốc bị hạn chế đi lại vì virus corona

Dân trí Gần một nửa dân số Trung Quốc, hơn 780 triệu người, hiện bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế đi lại trong bối cảnh giới chức nước này ra sức ngăn dịch lây lan do virus corona chủng mới.
>>“Tâm dịch” Hồ Bắc lệnh toàn bộ người dân ở trong nhà
>>Quan chức Hồ Bắc bị đình chỉ vì giúp con trai "lách" lệnh phong tỏa
>>Vũ Hán vắng lặng sau 2 tuần phong tỏa

780 triệu người Trung Quốc bị hạn chế đi lại vì virus corona - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Hồ Bắc vắng lặng giữa "bão" dịch virus corona. (Ảnh: Reuters)
Dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) gây ra từ cuối tháng 12/2019 đến nay đã lấy đi sinh mạng của 1.868 người ở Trung Quốc đại lục, khiến hơn 72.000 người nhiễm bệnh. Giới chức Trung Quốc buộc phải triển khai các biện pháp “chưa từng có nhằm ngăn dịch lây lan, trong đó có việc phong tỏa nhiều tỉnh và thành phố lớn, hạn chế đi lại.

Chuyện lạ đồng tiền của vua Việt khiến phương Bắc “đứng ngồi không yên”

“Người làm nên thần võ” nổi tiếng với chiến công “phá Tống, bình Chiêm” ghi dấu trong lịch sử Việt Nam đó chính là Lê Đại Hành. Có một điều ít ai hay, người Trung Quốc không chỉ nể sợ uy vũ của ông mà ngay cả đồng tiền do vua phát hành cũng khiến Bắc triều lo lắng.

Danh tiếng vị hoàng đế họ Lê

Lê Đại Hành (980-1005) tên thật là Lê Hoàn, sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu (941) xuất thân từ nhà thường dân nhưng nhờ sức khỏe, sự dũng lược, mưu trí mà ban đầu chỉ là thuộc hạ của hoàng tử Đinh Liễn, con vua Đinh Tiên Hoàng rồi trở thành võ tướng danh tiếng, dần thăng giữ chức Thập đạo tướng quân đứng đầu lực lượng quân đội của nước Đại Cồ Việt thời Đinh.

Tháng 7 năm Canh Thìn (980) ông được triều thần tôn lên ngôi thay cho vua nhà Đinh lúc bấy giờ là Đinh Toàn còn quá nhỏ tuổi, lập ra nhà Tiền Lê, quần thần dâng tôn hiệu cho vua là Minh Càn Ứng vận thần vũ thăng bình chí nhân quảng hiếu hoàng đế. Sách Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn viết về ông như sau:

Trường Yên đổi mặt sơn hà,

Đại Hành trí lược thực là cũng ghê.

Tranh họa hình vua Lê Đại Hành ở đền vua Lê – Thanh Hóa.(Hình minh họa - Nguồn: nguoixuthanh.com).
Tranh họa hình vua Lê Đại Hành ở đền vua Lê – Thanh Hóa.(Hình minh họa - Nguồn: nguoixuthanh.com).

Người Trung Quốc nói gì về cuộc chiến 17/2/1979?

07:30 - 17/02/2019

Sau 40 năm, ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận rõ sự thực, dũng cảm nói lên những tiếng nói phản bác lại những điều mà họ đã ngộ nhận; công bố và phân tích về những thực tế phũ phàng của “cuộc chiến.

Đã 40 năm trôi qua kể từ khi Trung Quốc huy động 60 vạn quân gồm nhiều quân đoàn chủ lực với sự yểm trợ của hàng ngàn xe tăng, trọng pháo ồ ạt mở cuộc tiến công xâm lược vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta ngày 17/2/1979. Luận điệu mà chính quyền Bắc Kinh đưa ra khi đó là, họ tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc của Việt Nam”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”....Rằng, họ đã giành chiến thắng và cuộc chiến “phản kích tự vệ” đó đã đạt được mục đích đề ra”.v.v. và v.v..
Tuy nhiên, sau 40 năm, ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận rõ sự thực, dũng cảm nói lên những tiếng nói phản bác lại những điều mà họ đã ngộ nhận; công bố và phân tích về những thực tế phũ phàng của “cuộc chiến tranh vô nghĩa” trái đạo lý ấy.

CUỘC CHIẾN XÂM LƯỢC CỦA TÀU NĂM 1979 & LÒNG 'VỊ THA - NHÂN TỪ ' CỦA MỘT SỐ NGƯỜI VN

1. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Đặng Tiểu Bình ra lệnh mở cuộc tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Việt Trung. Trước đó không lâu, trong chuyến thăm Hoa Kỳ, để lấy lòng giới chức Mỹ vẫn chưa nuốt trọn nỗi đau Việt Nam, họ Đặng tuyên bố tại Mỹ rằng ' Việt Nam là kẻ côn đồ, phải dạy cho Việt Nam một bài học '.
Chính quyền TQ huy động 600.000 quân, tấn công toàn tuyến biên giới của chúng ta. Lịch sử các cuộc chiến xâm lược Việt Nam của người Tàu chưa từng có cuộc điều quân nào có quy mô quân số lớn và các hướng tấn công rộng khắp như cuộc chiến năm 1979.
Lính Trung Quốc tiến tới đâu là làng xóm, phố thị bị san bằng, dân lành vô tội bị giết hại. Tội ác của lính Tàu khiến trời không dung, đất không tha! Rất nhiều tài liệu xác thực và tin cậy chứng minh tội ác của giặc xâm lăng Trung Quốc. Những ai có lương tri không thể không biết điều này.
Ban đầu Việt Nam có phần bị bất ngờ, nhưng ngay sau đó, quân đội của chúng ta chặn đứng các mũi tấn công của địch, diệt và bắt sống nhiều lính Tàu. Vì thế, họ Đặng phải cử Hứa Thế Hữu, một viên tướng khát máu thay Dương Đắc Chí làm tổng chỉ huy cuộc viễn chinh xâm lăng Việt Nam.

“Vì sao người Trung Quốc ngu thế?”

chinapeople
Tác giả: Li Ming (Triết gia Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Lời giới thiệuNhiều người cho rằng văn minh Trung Hoa có đóng góp quá nhỏ bé (xét về số dân) vào thành tựu của văn minh nhân loại, về khoa học tự nhiên cũng như khoc học xã hội. Tìm ra căn nguyên của tình trạng này là một vấn đề có tầm quan trọng đối với Trung Quốc, từng được một vài học giả phương Tây, hoặc phương Tây gốc Hoa bàn luận, nhưng dường như giới học giả Trung Quốc lại thiếu quan tâm vấn đề này, có lẽ vì họ không muốn nói tới các mặt tiêu cực của thể chế chính trị-văn hóa nước họ. Trong tình hình đó, cuốn “Vì sao người Trung Quốc ngu thế?” của triết gia Li Ming (Lê Minh, xuất bản 2003) thu hút được sự chú ý của dư luận. Dưới đây là bài nói của Li Ming tại ĐH Bắc Kinh về sách trên. Bài gồm 6 phần: 1) Vì sao người Trung Quốc là một dân tộc “vô học”?  2) Vì sao sự ngu dốt của người Trung Quốc là kết quả tất nhiên của sự lựa chọn không ngừng xuất phát từ lợi ích tự thân của kẻ thống trị các đời trước; 3) Vì sao người phương Tây trong xã hội cận đại lại trở nên thông minh? 4) Nghi ngờ về sự “thông minh” của người phương Tây trong thế kỷ 21; 5) Tình trạng ngu dốt và thông minh hiện nay của người Trung Quốc; 6) Sau thế kỷ 21, người Trung Quốc nên trở nên thông minh như thế nào? Dưới đây xin giới thiệu phần đầu.

VIẾT CHO NGÀY 17 THÁNG 2

NĂM 1979!
Họ cố tình quên ?
Nhân dân thì nợ..
Bao bà mẹ già
Gục đầu trên bia mộ

Con hy sinh ngày ấy không về
Họ cố tình
Cúi đầu kiếp nô lệ
Còn nhân dân
Vẫn sáng mắt, mở lòng...

Biên cương
Máu vẫn gỉ
Đỏ rừng hoa đào muộn
Vị Xuyên, vạn linh hồn trừng mắt

Hỏi tội
Kẻ đưa tay cầm cố sự bình yên!

Pò hèn, Đồng đăng
Tiếng trẻ khóc trong đêm đầy hơi ngạt..

Đất nước
Trùng trùng là kiếp nạn
Chậm chạp mùa xuân qua
Chậm chạp cả hồn người...

Kẻ nào cố tình quên?
Còn nhân dân thì nhớ
Ôi, những Tiến sĩ đi mây về gió
Ôi, những nhà văn ru ngủ chữ nghĩa với đạo thiền

Ôi, những phấn son
Tâng bốc đời riêng
Ôi những giàu sang từ lệ người , máu đổ
Có thấy Đất Trời

Bao người mẹ
Gục khóc trước nấm mộ nơi xa???

17-2-2020

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Xuất hiện thông báo nội bộ của ĐCSTQ: Virus Vũ Hán đột biến, không thể chữa trị tận gốc

  Trung Quốc 7,423

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc đang ở trong tình trạng báo động. Mới đây, một báo cáo nội bộ của thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây cho thấy, virus viêm phổi liên tục biến đổi, không thể chữa trị tận gốc và để lại di chứng.
Theo một tài liệu nội bộ ĐCSTQ, virus viêm phổi liên tục biến đổi, không thể chữa trị tận gốc và để lại di chứng.
Theo một tài liệu nội bộ ĐCSTQ, virus viêm phổi liên tục biến đổi, không thể chữa trị tận gốc và để lại di chứng. (Ảnh: QQ)
Mấy ngày trước, trang web chính thức của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật thành phố Nam Ninh của Quảng Tây đã đưa ra một thông báo nói rằng, một giám đốc của văn phòng Ủy ban Y tế và Sức khỏe Thành phố Nam Ninh đã gửi thông tin về phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Vũ Hán cho gia đình và đồng hương trong nhóm Wechat, đã bị cách chức vì “tự tiện gửi thông tin sai lệch”.