Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Bảo vật quốc gia nằm trong lòng đất

QUẢNG NINH
Trong lúc thi công tuyến đường hành hương lên di tích chùa Ngọa Vân, máy xúc đào lộ ra một chiếc hộp bằng vàng.

Cuối năm 2018, hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử hay còn gọi là hộp vàng hình Hoa Sen được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia. Hiện vật này hiện trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, được xác định có niên đại thời Trần, nửa đầu thế kỷ 14.
Chiếc hộp vàng được phát hiện 8 năm trước trong lúc thi công tuyến đường hành hương lên di tích chùa Ngọa Vân, nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và là vùng địa linh của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Chiều 21/6/2012, tại khu vực suối 1, thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều (nay là thị xã Đông Triều), nhóm công nhân đang điều khiển máy xúc để đào đất thi công đường, bất ngờ lộ ra một chiếc hộp kim loại màu vàng bên sườn đồi. Cùng lúc đó Đại đức Thích Quảng Hiển, chủ trì chùa Trung Tiết, trên đường cùng phật tử đi lễ Phật tại chùa Ngọa Vân, đi ngang qua đã dừng lại và được nhóm công nhân đưa cho chiếc hộp vàng.
Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Minh Cương
Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Minh Cương
Nhà sư Thích Quảng Hiển sau đó trao chiếc hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử cho UBND huyện Đông Triều quản lý.
Đến ngày 20/3/2015, UBND huyện Đông Triều giao lại hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử cho Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh lưu trữ bảo quản và phát huy giá trị của hiện vật.
Hộp vàng nặng 56,44 gram (tương đương khoảng 15 chỉ vàng), có hình dáng của một đóa sen đang độ mãn khai. Chân đế hộp tạo múi mô phỏng hình cánh sen, mặt để trơn, phần thân tạo múi liền với chân đế, thân cánh sen có trang trí văn hoa chanh (hay còn gọi là hoa liên tiền) nổi trên nền văn mây hình khánh; phần miệng thân có khớp để đậy nắp hộp vừa khít với thân.
Nắp hộp hình bán cầu, phần tiếp giáp với thân tạo 11 cánh chính là phần đầu của cánh sen, khớp với phần thân cánh sen ở phía dưới thân tạo thành lớp cánh lớn ngoài cùng; giữa nắp là đài sen được bao bọc bởi lớp cánh lớn.
Đài sen có bốn lớp xếp thành vòng tròn đồng tâm, trong đó, lớp ngoài cùng là lớn nhất với 11 cánh nằm đan cài với cánh lớn; các cánh to, mập, được tạo tác với đường nét rất tinh xảo và giàu tính hiện thực.
Lớp cánh thứ hai nhỏ hơn với 33 cánh, giữa lớp cánh thứ hai và lớp cánh thứ nhất có một vòng hạt cườm và hai đường chỉ nổi, các cánh ở lớp này có kích thước nhỏ hơn nhiều so với lớp cánh thứ nhất nhưng được thể hiện rất tinh xảo và mang tính tả thực.
Lớp thứ ba có 28 cánh, lớp thứ tư là lớp trong cùng có 15 cánh, các cánh ở lớp thứ ba và lớp thứ tư có kích thước nhỏ nhưng đường nét tinh xảo.
Chính giữa tâm nắp hộp là gương sen được tạo lõm xuống càng làm tăng khối hình cho các lớp sen bao quanh, đồng thời nhìn tổng thể chiếc hộp từ trên xuống giống như một đóa sen mãn khai với nhiều lớp cánh đang khoe sắc và tỏa hương.
Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử có tổng chiều cao là 42 mm, đường kính miệng 49 mm, đường kính thân chỗ lớn nhất 51 mm, đường kính chân đế 35 mm. Ảnh: Minh Cương
Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử có tổng chiều cao là 42 mm, đường kính miệng 49 mm, đường kính thân chỗ lớn nhất 51 mm, đường kính chân đế 35 mm. Ảnh: Minh Cương

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

Huy Đức - Vì sao TBT Trọng không muốn Việt Nam kiện Trung Quốc?

Xung đột Biển Đông được đặt lên bàn nghị sự lúc này là cần thiết. Nhưng, trong mối quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh không chỉ có vấn đề Biển Đông. Để xử lý mối quan hệ ấy, không những cần sách lược khôn ngoan mà còn phải được đặt trong tầm nhìn chiến lược.
 
Vì sao TBT Trọng không muốn Việt Nam kiện Trung Quốc?
Một người giúp việc gần như trọn đời với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và từ năm 1949 đến 1969, luôn ở bên cạnh Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh - ông Trần Việt Phương - nói rằng: “Trong lịch sử nghìn năm giữ nước của Việt Nam, chưa có thời đại nào ngây thơ, mất cảnh giác với Trung Quốc như thời đại Hồ Chí Minh”. Sở dĩ có sự “mất cảnh giác” này, theo ông Việt Phương là vì, Hà Nội đã “Có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản, quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của ta chứ không phải ở cấp độ vừa”.

Người Trung Quốc tậu đất

Thứ tư, 20/5/2020, 07:23 (GMT+7)

Tôi từng bồn chồn về việc người Trung Quốc thuê những cánh rừng ở vị trí quốc phòng quan trọng. Họ thuê xong, rừng bị rào lại.
Mươi năm trước, báo chí ồn ào bởi thông tin nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã được ủy ban nhân dân các tỉnh cho thuê những cánh rừng rộng lớn, có vị trí quốc phòng quan trọng. Họ rào kín đất thuê, cơ quan và dân ta đều không được vào, không biết cái gì đang diễn ra bên trong. Sự việc nổi lên rồi lại trôi đi, có lẽ con người ta rất chóng quên.
Trên thực tế là vậy, nhưng tôi luôn muốn tìm đến cùng của sự việc, không phải vì tò mò mà cái chính là lo xem đất nước phải làm gì, hiện tại và trong tương lai xa. Sự thực, pháp luật của ta coi trọng việc động viên mọi nguồn vốn để phát triển rừng và cũng rất cẩn thận về bảo đảm an ninh, quốc phòng. Các dự án đầu tư đều phải có ý kiến của bên quốc phòng, an ninh trước khi phê duyệt. Các tỉnh đều thực hiện đúng, cái sai là nhà đầu tự tư rào lại như đất của mình mà chính quyền địa phương lại ngại xử lý, tức là sai về thực thi pháp luật. Câu chuyện thời sự 8B Lê Trực giữa Thủ đô mà còn bị sai như vậy. 

Báo Phụ Nữ TP. HCM đã sai phạm những gì?

Báo Phụ Nữ Tp. Hcm đã bị đình bản một tháng và bị phạt hành chính 55 triệu đồng vì động chạm đến “ông trời” lẫn “hạ giới” 

Báo Phụ Nữ Tp. Hcm đã sai phạm những gì?
Đây là bài được đăng trên bản giấy in của Báo Phụ Nữ Tp. HCM. Xin được phép đăng lại nguyên văn để phục vụ quý độc giả.

Chiều 28/5, theo thông tin đăng tải trên các báo về việc Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định xử phạt hành chính, trong đó đình bản một tháng đối với bản điện tử của Báo Phụ Nữ TP.HCM. Quyết định này xác định Báo Phụ Nữ TP.HCM “thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng”, cụ thể là sai “5 thông tin, nhóm thông tin” trong loạt bài về bảo vệ môi trường: Sun Group – “Ông trời” không từ trên cao.

Ngay sau khi có thông tin này, hàng ngàn cuộc gọi, tin nhắn, email của bạn đọc các nơi gửi về tòa soạn của Báo Phụ Nữ TP.HCM hỏi về những sai phạm của báo.

Ông Lý Hiển Long nói thẳng 2 điều mà Trung Quốc có mạnh đến đâu cũng "bất lực" trước Mỹ

Hải Võ | 

Ông Lý Hiển Long nói thẳng 2 điều mà Trung Quốc có mạnh đến đâu cũng "bất lực" trước Mỹ
(Ảnh: Doug Mills / The New York Times / Redux)

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nêu quan điểm về thế cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc trong bài phân tích của ông, đăng trên Foreign Affairs (Mỹ) ngày 4/6.

Trung Quốc không thể thay thế vai trò an ninh của Mỹ
Trong bài viết tiêu đề Thế kỷ châu Á đang bị đe dọa (The Endangered Asian Century), ông Lý Hiển Long đánh giá, "dù sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang gia tăng, Trung Quốc vẫn sẽ không thể thay thế được vai trò an ninh của Mỹ".

LÝ KHẮC CƯỜNG KHÔNG NGẠI ĐỐI ĐẦU VỚI TẬP CẬN BÌNH TẠI LƯỠNG HỌI MẶC DÙ THƯỜNG XUYÊN BỊ LƯỜM, NGUÝT?

Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ nói một câu, “giấc mộng Trung Hoa” bay màu

Gần đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thừa nhận khi trả lời câu hỏi của phóng viên vào ngày bế mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc rằng, có 600 triệu người chỉ kiếm được 1.000 Nhân dân tệ mỗi tháng. Câu nói này đã phá vỡ “giấc mộng Trung Hoa”, khiến nhiều người bị đả kích.
một câu nói thật, Lý Khắc Cường đã thổi bay hoàn toàn "giấc mộng Trung Hoa"
Một câu nói thật Lý Khắc Cường đã thổi bay hoàn toàn “giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình. (Ảnh qua Youtube)
Tập Cận Bình cam kết sẽ xóa đói giảm nghèo vào năm 2020 và xây dựng một xã hội “tiểu khang” thịnh vượng một cách toàn diện. Không ngờ, thảm họa dịch bệnh giáng xuống, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế, văn hóa, tài chính, ngoại thương và thị trường… của Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo sau khi bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc ĐCSTQ vào ngày 28/5, khi được hỏi liệu nhiệm vụ “xóa đói giảm nghèo” năm nay có thể hoàn thành theo kế hoạch hay không, ông Lý Khắc Cường thẳng thắn nói, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc là 30.000 Nhân dân tệ, nhưng có đến 600 triệu người chỉ kiếm được 1.000 Nhân dân tệ, “1000 nhân dân tệ rất khó thuê nhà ở một thành phố cỡ trung bình, hơn nữa hiện còn đang dịch bệnh”.
Lý Khắc Cường cũng nói rằng do ảnh hưởng của dịch bệnh, một số người có thể “tái nghèo” và nhiệm vụ thoát nghèo thậm chí còn nặng nề hơn. Hiện tại, có khoảng 60 triệu người sống với mức trợ cấp sinh hoạt tối thiểu, trợ cấp thất nghiệp và các trợ cấp đặc biệt khó khăn khác. Dự kiến ​​năm nay con số này sẽ còn tăng hơn nữa.
Lý Khắc Cường nhiều lần nhấn mạnh rằng, chính quyền trung ương phải đi đầu trong công cuộc “thắt lưng buộc bụng”, phải “giảm một nửa trở lên những khoản chi không cần thiết và không cố định”, còn phải yêu cầu “tất cả các cấp chính quyền phải ‘thắt lưng buộc bụng’”.
Truyền thông Pháp cho hay, những câu nói Lý Khắc Cường dù qua nhiều ngày dư âm vẫn còn “âm ỉ”, then chốt nhất là câu: “Thu nhập trung bình hàng tháng của 600 triệu người là 1.000 nhân dân tệ”.
Điều thú vị là, Lý Khắc Cường dường như không muốn bàn luận thêm về “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông” tại cuộc họp báo. Ông thích nói về vấn đề dân sinh, hơn nữa thỉnh thoảng lại “đâm bị thóc chọc bị gạo”. Một số người nói rằng nếu câu này không xuất phát từ miệng Lý Khắc Cường, thì ắt hẳn sẽ bị chỉ trích là “tạo tin đồn”.
Tin tức cho biết, sau nhiều ngày trôi qua, người Trung Quốc vẫn còn bán tán bình luận, họ vẫn cảm thấy khó tin, cảm thấy khó hiểu? Suy cho cùng thì những lời lẽ của thủ tướng là không thể chối cãi, có người bỗng chốc như bị “rơi từ trên trời xuống”, có người vẫn không cam tâm, đương nhiên vẫn có những người tỉnh táo, biết rằng Trung Quốc đang phát triển đến bước nào.
Lý Khắc Cường không ngại ‘va chạm’ với Tập Cận Bình tại “Lưỡng hội”
Lý Khắc Cường không ngại ‘va chạm’ với Tập Cận Bình tại “Lưỡng hội”. (Ảnh qua Twitter)
Để dập tắt các cuộc tranh luận, ngày 1/6, “Nhật báo Kinh tế” – phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ, đã đặc biệt mời chuyên gia Lý Thực để bàn luận về chủ đề thu nhập hàng tháng của 600 triệu người là 1.000 Nhân dân tệ. Điều này chẳng khác gì làm khó Lý Thực, vì dù có “nói qua nói lại”, thì thực tế cơ bản này không thể thay đổi.

Chấn động: Xuất hiện bản tuyên ngôn thành lập “Liên bang Trung Quốc mới”

  Trung Quốc  10,280

Tối ngày 3/6, một số máy bay đã bay qua bầu trời New York, trên máy bay có treo lơ lửng biểu ngữ “Liên bang Trung Quốc mới”. Vào ngày 4/6 còn xuất hiện một tin khiến người ta kinh ngạc hơn, tuyên bố thành lập “Liên bang Trung Quốc mới”. Cựu ngôi sao bóng đá Hác Hải Đông (Hao Haidong) đã đọc bản tuyên ngôn “Liên bang Trung Quốc mới” bằng tiếng Trung.
Cựu ngôi sao bóng đá Hác Hải Đông (Hao Haidong).
Cựu ngôi sao bóng đá Hác Hải Đông (Hao Haidong). (Ảnh qua NTDTV)
Truyền thông nước ngoài đưa tin, buổi lễ tuyên ngôn thành lập Liên bang Trung Quốc mới là do ông Quách Văn Quý – một tỷ phú người Trung Quốc đang sống lưu vong ở Mỹ chủ trì, trong đó, cựu cố vấn chiến lược Nhà Trắng Steve Bannon đọc bản tuyên ngôn bằng tiếng Anh, trong khi Hác Hải Đông – cựu ngôi sao bóng đá Trung Quốc đã đọc tuyên ngôn bằng tiếng Trung thông qua phát sóng trực tiếp. 

Tháng 5/2020, nước Hoàng Hà đột nhiên trong vắt, rốt cuộc là hung hay cát?

  Tiên Tri  15,155

Các dự ngôn trong lịch sử đều viết: “Nước Hoàng Hà trở nên trong vắt thì sẽ có chân mệnh Thiên tử hoặc Thánh nhân giáng thế”, đồng thời cũng là điềm báo cho một cuộc thay triều đổi đại sắp diễn ra. Tháng 5 vừa qua, nước sông Hoàng Hà lại đột nhiên trong vắt, liệu dự ngôn trong lịch sử có ứng nghiệm?
Dự ngôn viết: “Nước Hoàng Hà trở nên trong vắt thì sẽ có chân mệnh Thiên tử hoặc Thánh nhân giáng thế”, đồng thời cũng là điềm báo cho một cuộc thay triều đổi đại sắp diễn ra. (Theo NTDVN)
Sông Hoàng Hà là con sông dài thứ hai của Trung Quốc, sau sông Dương Tử, bắt nguồn từ Thanh Hải và chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ, Thiểm Tây. Do dòng chảy bị chia cắt và nước mưa xói mòn, đất đai phù sa tơi xốp ở hai bên sông Hoàng Hà hàng năm đều đổ một số lượng lớn vào dòng sông.

Mỹ chính thức chọn Việt Nam là đối tác ưu tiên trong chuỗi cung ứng

Tâm Giao | ĐKN 17 giờ trước 15,550 lượt xem
Tổng thống Mỹ Trump (ảnh cắt từ video An Ninh Thế Giới/youtube).
Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển tài chính quốc tế Mỹ (DFC) cho biết, luôn coi trọng và xác định Việt Nam là một đối tác ưu tiên trong các dự án hợp tác của Mỹ tại khu vực sắp tới, gồm sản xuất các sản phẩm chiến lược trong chuỗi cung ứng.
Báo VnExpress cho biết, theo thông cáo của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, ngày 2/6, tại buổi làm việc với Đại sứ Việt Nam ông Adam Boehler – Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển tài chính quốc tế Mỹ (DFC) cho biết đang triển khai một loạt kế hoạch nhằm hỗ trợ các dự án đầu tư tại các nước đang phát triển, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng, hạ tầng và kinh tế số.

Đoạn ghi âm gây sốc: ‘ĐCSTQ giống như một thây ma chính trị’

Phụng Minh | ĐKN 03/06/2020 11,441 lượt xem
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2016 (ảnh: Shutterstock).
Tình hình chính trị của Trung Quốc đang bước vào giai đoạn kỳ lạ. Dưới những rắc rối bên trong và bên ngoài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Tập Cận Bình cũng đang gặp khủng hoảng.
Một làn sóng chống ông Tập đang thường xuyên đưa thông tin lên mạng Internet. Vài ngày trước, có một bản ghi âm được cho là từ một cuộc thảo luận về việc loại bỏ Tập Cận Bình trong ĐCSTQ đã được tung ra.

Bản ghi âm cuộc họp nội bộ mô tả ĐCSTQ là một ‘thây ma chính trị’

Một nhà bình luận người Hoa ở hải ngoại tên Trương Kiệt (Zhang Jie) đã phát hành một bản ghi âm trên phương tiện truyền thông xã hội vào ngày 2/6 được cho là “từ hội nghị loại bỏ Tập trong ĐCSTQ”. Bản ghi âm này hiện đang lan truyền mạnh mẽ ở đại lục với những điểm chính bao gồm.

Người Việt thống lĩnh 40 vạn liên quân Đông Nam Á đánh bại phương Bắc

Một quốc gia rộng lớn như Trung Hoa thì việc có 40 vạn quân là điều rất bình thường, nhưng ở Đại Việt qua các thời kỳ văn minh nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn chưa khi nào có được quân số lên đến 40 vạn người như lần liên minh của các nước Đông Nam Á vào thế kỷ thứ 8.
Các danh tướng tại nhiều thời kỳ ở Trung Hoa đều từng cầm hàng chục vạn quân, ví như Bạch Khởi từng đánh bại 40 vạn quân nước Triệu trong trận Trường Bình, nhưng với Đại Việt thì con số đó lại không hề nhỏ. Vào thời Trần, khi quân Đại Việt được đánh giá là thiện chiến và đông đảo nhờ chính sách “ngụ binh ư nông” thì theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, số lượng quân cấm vệ và các lộ cũng chỉ vào khoảng 10 vạn.

Tới cuối năm 2020, dự báo ít nhất 3 triệu lao động tại Việt Nam có thể mất việc

Dù hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước dần được khôi phục, Cục Việc làm (Bộ Lao động – thương binh và xã hội) cho biết ít nhất 3 triệu lao động tại Việt Nam vẫn sẽ mất việc do diễn biến đại dịch COVID-19 vẫn phức tạp trên thế giới. 

Một công nhân tại Nhà máy xi măng Hoàng Thạch (Kinh Môn, Hải Dương). (Ảnh minh họa: Thi/Shutterstock)

Theo thống kê do Bộ Lao động – thương binh và xã hội đưa ra tại Hội thảo trực tuyến Kinh nghiệm quốc tế và tạo việc làm và kinh doanh bền vững trong trạng thái bình thường mới (ngày 3/6), tại Việt Nam, trong quý 1/2020, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, chỉ chiếm 75,4% dân số trong độ tuổi lao động.

Tổng thầu Trung Quốc: ‘Không có 50 triệu không điều được người sang’

  Việt Nam  19

Tổng thầu Trung Quốc cho biết, ngoài nợ các nhà thầu phụ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông thì đơn vị này còn nợ các nhà cung cấp thiết bị số tiền rất lớn. Nếu không có 50 triệu USD rất khó để điều động nhân sự sang Việt Nam.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã lỡ hẹn 10 năm, đội vốn gấp 3 lần nhưng vẫn chưa biết khi nào mới có thể vận hành.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã lỡ hẹn 10 năm, đội vốn gấp 3 lần nhưng vẫn chưa biết khi nào mới có thể vận hành. (Ảnh qua Sputniknews)
Theo ông Đường Hồng, Giám đốc Tổng thầu Trung Quốc dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông thì hiện có 9 người của tổng thầu đã có mặt tại Việt Nam. 
Dự kiến đến 12/6 tới sẽ có thêm 26 chuyên gia sang để tập trung hoàn thành công việc nghiệm thu bàn giao dự án.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Chân dung vua Gia Long qua góc nhìn của nhà thám hiểm người Anh John Barrow

Nguyễn Đạt
“Từ năm 1790, năm Gia Long về lại Nam kỳ, tới 1800, chỉ có hai năm không đánh nhau là 1797 và 1798, cũng chính là hai năm quan trọng nhất dưới triều đại của ông. Trong hai năm nay ông đã làm việc không biết mệt mỏi để đất nước tiến triển, xây dựng quân đội hùng mạnh, chuẩn bị cho việc đánh đổ Tây Sơn thống nhất đất nước: ông đã lập xưởng làm thuốc súng, mở mang đường xá, trồng cây, trồng mía, trồng trầu cau đã bị chiến tranh tàn phá, khuyến khích việc nuôi tằm, dệt lụa, lập xưởng điều chế nhựa thông, hắc ín; chế tạo hàng nghìn súng hoả mai, khai mỏ sắt và xây lò nung. Lập quân đội chính quy và lập trường võ bị, luyện tập cho các sĩ quan cách bắn và phóng pháo, nghiên cứu chiến lược để dùng trong quân đội.
Trong hai năm này, nhà vua đã cho đóng ít nhất 300 chiến thuyền có đại bác hoặc ghe chèo, 5 thuyền 3 cột buồm, một chiến hạm theo lối Tây phương. Ông sáng chế ra một chiến thuật mới cho thủy binh và dạy sĩ quan hải quân biết dùng dấu hiệu. Một trong những người Anh cho biết đã nhìn thấy ở Sài Gòn, năm 1800, một hạm đội 1200 thuyền buồm do chính ông điều khiển, nhổ neo và tiến trên sông với một trật tự thật đẹp, chia làm ba đoàn, thẳng hàng tiếp chiến, mở, đóng hàng ngũ và thi hành tất cả những thao tác theo đúng hiệu lệnh.