Phạm Viết Đào
Đã
nhiều lần lên khu vực ngã ba Thanh Thủy để tìm hiểu về cuộc chiến tại Mặt trận
Vị Xuyên; Những trận đánh giằng co xảy ra chủ yếu ở khu vực Tây Sông Lô tại các
cao điểm 1509, 685, 772, 300-400…từ tháng 2/1979-1990…
Khi tôi lên khu vực ngã ba Thanh Thủy thì không thể nhìn thấy Cao điểm
1509; Lần nào tôi lên cao điểm này cũng bị mây mù che khuất; Còn Cao điểm 1250
thì bị án ngự bởi cao điểm 1030 nằm ở phía đông sông Lô…Đây là khu vực mà báo
chí Trung Quốc viết là “Chiến dịch Lưỡng Sơn luân chiến”; chỉ cuộc chiến xảy ra trong khu
vực giữa 2 ngọn núi Lão Sơn, phía Việt Nam gọi theo chiểu cao so với mặt biển
là 1509; Ngọn Giả Âm Sơn, phía Việt Nam gọi là Núi Bạc hay còn gọi là 1250…
Mặc
dù viết, sưu tập nhiều về các trận đánh tại 1509, 772, 685 nhưng mãi tới cuối
năm 2019, khi theo đoàn CCB Sư đoàn 328 thăm chiến trường Đông Sông Lô, lên tận
chốt Rừng Xanh, kề sát với cao điểm 1250 tôi mới nhìn thấy được 3 đỉnh: 1509,
1600, và Tây Côn Lĩnh cao 2000 m; 2 ngọn núi 1509 và 1600 A nay đã thuộc về
Trung Quốc…Khi nhìn thấy được 1509 và 1600; cao điểm 1600 A mất từ những năm
1980-1981, phía Việt Nam mang hàng tiểu đoàn lên đánh phản công nhưng không giành
lại được. Lên tới Đông Sông Lô tôi mới hình dung ra được phần nào vì sao chiến
trường Vị Xuyên ác liệt đến thế; Bộ đội ta đã hy sinh nhiều trong một nhỏ hẹp
nhỏ hẹp chiều dài cỡ 10 km, chiều rộng khoảng 3-5 km…
Một
số CCB đã khuyên tôi: Muốn hiểu và viết sâu về cuộc chiến Vị Xuyên thì phải chịu
khó leo lên đỉnh Cóc Nghè, một trong những khu vực được lính Vị Xuyên mệnh danh
là “ Cửa Tử”…để quan sát, suy ngẫm, phân tích về các trận đánh ác liệt, đẫm máu
tại chiến trường Vị Xuyên. Đó chính là lý do đầu tháng 6 này tôi quyết định
đánh đường lên Vị Xuyên, quyết tâm lần theo những vết chân của những người lính
Vị Xuyên năm xưa, họ đã băng mình qua “ Cửa Tử” Cóc Nghè như thế nào…
Theo ướng tính của tôi, phải quãng trên 15/20 vạn đôi của chân lính Vị
Xuyên đã băng qua Cửa tử Cóc Nghè để giáp chiến với quân Trung Quốc xâm lược tại
khu vực Thanh Thủy…Còn 5/20 vạn đôi chân lính băng qua khu vực Đông Sông Lô,
qua khu vực Minh Tân-Phong Quang để lập tuyến phòng thủ không để quân Trung Quốc
tràn từ 1250 xuống.
Ở khu vực Đông Sông Lô nghe các CCB kể về “Dốc đại tá”, một cái dốc nhớ
đời với lính Đông Sông Lô…Vì sao lại gọi là “dốc đại tá” thì chưa ai giải thích
có sức thuyết phục cái sự tích chiến tranh này…
Tại
sao lính lên chiến đấu tại khu vực Thanh Thủy lại phải rẽ qua ngả Cóc Nghè? Khu
vực ngã baThanh Thủy, nơi có của khẩu Thanh Thủy liên thông với Trung Quốc, nối
với thành phố Hà Giang, thời chiến tranh còn là thị xã bằng quốc lộ số 2. Trước
khi vào lòng chảo Thanh Thủy, quốc lộ số 2 phải qua một cái đoạn cua thắt nhỏ,
các cửa khẩu 3 km 1 bên là sông Lô, còn
bên này là dãy núi 800; Đoạn cua thắt này rộng trên 10 m…Do đặc điểm này nên
cái “cua thắt” này hình thành ra một “cánh cửa” tự nhiên; Pháo Trung Quốc từ
trên các cao điểm 1509, 1600 A, 1250 luôn bắn dựng thành bức tường lửa, không
cho quân ta hành quân tiến vào khu vực Thanh Thủy và biến nó thành “ Cửa tử”. Khu
vực Thanh Thủy là nơi có các cao điểm 1509, 772, 685, 300-400, 233 bị Trung Quốc
lấn chiếm trogn cuộc chiến cuối tháng tư đầu tháng 5/1984
Để
tránh “ cửa tử “ này, bộ đội Vị Xuyên buộc phải chọn con đường hành quân ngả
sang phía tây…Từ Hà Giang, xe cơ giới chở bộ đội, khí tài theo quốc lộ 2 lên tới
km 15 thì rẽ trái sang phía làng Pinh, một cái làng nhỏ được bao quanh bởi những
dãy núi đá vôi thẳng đứng. Do có những dãy đá vôi dựng đứng che chắn hưởng bắc,
khu vực làng Pịnh hạn chế được các trận pháo kích của Trung Quốc bắn từ 1509 và
1250; Thế nhưng địa bàn làng Pinh lại không tránh được pháo bằng xuyên từ cao
điểm 1600 A nằm chếch hướng tây.
Địa thế làng Pinh