Phạm Viết Đào.
Trên mạng
đang xuất hiện một clip ghi lại nguyên văn buổi lên lớp của Tướng Trương Giang
Long, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục chính trị Bộ Công an tại Lễ khai giảng lớp
chính trị cao cấp của Bộ Công an…
Những
thông tin, điều mà ông tướng Công an này phát biểu trong buổi lên lớp thực ra
không mới, không có gì là bí mật nội bộ cả vì mọi người đều biết. Những thông
tin, luận điểm mà tướng Long phát biểu đều có thể đọc thấy lúc này lúc kia
trong những loạt bài với chủ đề: “Chống diễn biến hòa bình” được các báo như
Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân đăng…
Chăm chủ
theo dõi ánh mắt của tướng Long qua bài diễn thuyết thấy: ông tướng này bị
“phơi nhiễm” bệnh nghề nghiệp quá nặng. Đây là cuộc thuyết trình với đồng nghiệp
mà mắt ông lúc nào cũng đã vằn lên những tia nhìn dữ tợn, săm soi, đầy sắc màu
đặc trưng của ngành nghề trấn áp.
Người
ta vẫn thường nói: Bác sĩ nhìn đâu cũng thấy bệnh, vi trùng… còn công an thì
nhìn đâu cũng chỉ thấy kẻ thù, tội phạm, luôn cảm thấy mình là đối tượng bị kẻ
khác tìm cách hạ thủ, cướp, giết…Bài phát biểu của tướng Long là một minh chứng
sinh động cho điều này.
Trở lại
bài phát biểu của tướng Long, tổng hợp lại đó là một cách nhìn “vón cục”, cực
đoan: Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm luôn tìm cách thôn tính Việt Nam; Mỹ là kẻ
xấu chơi luôn tìm cách lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Còn trong
nước thì có rất đông, hàng trăm kẻ được Trung Quốc và Mỹ cài vào đủ thành phần
xã hội để tìm cơ hội để tiếp tay cho bên ngoài, nhóm lửa và gây bạo loạn lật đổ…
Tướng
Long khéo léo viện dẫn quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ trong những năm tháng gần
đây để kết bài lên lớp: Muốn hóa giải, chống lại được mọi thách thức của các thế
lực thù trong giặc ngoài thì chỉ còn giải pháp duy nhất: Dựa vào Đảng, chỉ có Đảng
Cộng Sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất đủ khả năng giúp đất nước bảo
vệ được độc lập tự chủ, không bị xâm lược, chống được Trung Quốc, hóa giải được
sự xấu chơi của Mỹ, trấn yểm được sự trở cờ của láng giềng…
Với
cách nhìn và cách lý giải bài toán thế sự đất nước của một tín đồ “vũ khí luận”,
“công an luận”, để lên lớp thuộc cấp, những học viên của ông. Những luận điểm
như vậy liệu có sức thuyết phục, có khách quan, khoa học, biện chứng...
Để phản
biện ý kiến của tướng Long, xin lấy lại kết cục của cuộc chiến tranh với Mỹ đề
cùng đàm luận. Theo người viết bài này, Mỹ thất bại trong cuộc chiến Việt Nam
là do Chính phủ Mỹ thua nhân dân Mỹ, chưa phải quân đội Mỹ thua quân đội Việt Cộng
trên chiến trường…
Sở dĩ
Chính phủ Mỹ nao núng, quân nhân Mỹ giảm sút sức chiến đấu là vì: đa số người
dân Mỹ không tán thành ủng hộ việc Chính phủ Mỹ đưa quân đến Việt Nam. Hàng triệu
người Mỹ đã xuống đường phản đối chiến tranh, nhiều thanh niên Mỹ như Clinton
đã từ chối quân địch đi lính sang Việt Nam đánh nhau, hoặc phản chiến; Có nghệ
sĩ Mỹ còn sang Việt Nam hát để cố súy cho nhân dân Việt Nam…
Điều
này cũng giống với hơn 20 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc đã thất bại khi đụng độ
với quân dân Đại Việt; Ở đây, trước hết phải kể để công lao, tài cầm quân của
những Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang
Trung. Chính các anh hùng này đã kết nối được sức mạnh của lòng dân Đại Việt;
gây phân tâm cho quân lính Trung Quốc khi bị ném vào cuộc chiến…Thời đó các cụ
chưa có sự giúp đỡ của Liên Xô hay của ai khác…
Khi tổng
kết về chiến thắng của 2 cuộc chiến tranh, tướng Long đã quên ý kiến của ông Hồ
Chí Minh từng đúc kết: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là
lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã
đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, dân chủ. Nhờ lực lượng
ấy mà chúng ta đã cách mạnh thành công, giành được độc lập”.[1]
Cho đến bây giờ, khi khởi đầu cuộc chiến 1965, một câu khẩu
hiệu xuất phát từ vùng đất Quảng Bình được nhanh chóng truyền đi cả nước để động
viên nhân dân:”Dễ trăm lần không dân cũng
chịu; Khó vạn lần dân liệu cũng xong”…
Hiện tình hiện nay, rất nhiều trường hợp, nếu ai đó bày tỏ
chính kiến, trái ý chưa hẳn đã sai thì được tướng Long chụp cho họ cái mũ: bất
mãn chính trị, cơ hội chính trị. Và những người này bị chụp cho là nghe Mỹ từ
bây giờ có thêm Trung Quốc “bị lôi
kéo, được cài cắm” với
các thế lực bên ngoài làm ngòi nổ cho các cuộc bạo loạn chính trị, lật đổ?
Cách
nhìn “vón cục” của tướng Long rất dễ đẩy đất nước lặp lại sai lầm của triều nhà
Hồ, triều Nguyễn, đẩy đất nước vào tình thế tức nước vỡ bờ.
Có lần,
người viết bài này trao đổi với nhà ngoại giao Nguyễn Trung, ông từng là Đại sứ
Việt Nam tại Thái Lan, người viết có đặt vấn đề với ông: Là đại sứ ở Thái Lan,
ông cho biết vì sao cuối thế kỷ XIX cả khu vực Đông Nam Á đều bị thực dân hóa,
vì sao Thái Lan lại không bị?
Nhà ngoại
giao Nguyễn Trung đã nói với tôi đại ý: Cái khôn ngoan của chính giới Thái Lan
là họ rất uyển chuyển, mềm mại để tìm cách hạ bớt mâu thuẫn trong ngoài. Do đó
mà họ đã tháo được “kíp nổ”, không để
đất nước rơi vào tình cảnh “tức nước vỡ bờ”,
“lành làm gáo vỡ làm môi” như chính giới
Việt Nam trong thế kỷ XIX…
Chính
ông Hồ Chí Minh khi đề cập tới vấn đề đoàn kết, thực chất là vấn đề đồng thuận
giữa nhân dân và chính quyền, khái niệm đoàn kết mà ông Hồ Chí Minh và khái niệm
dân chủ, nhân quyền về nội hàm có gì khác nhau đâu. Muốn có được sự đồng thuận
thì chính quyền phải đối xử với dân cho công bằng, thật sự dân chủ, văn minh,
tôn trọng ý kiến, nguyện vọng, quyền lợi của người dân.
Một số
nước phương tây đặt vấn đề nhân quyền có gì xa lạ với vấn đề quan hệ đoàn kết,
thực chất là sự đồng thuận giữa dân với chính quyền mà ông Hồ từng đặt ra?
Làm sao người dân đồng thuận
được khi mà một ông tướng công an lên lớp với cấp dưới, không hề đề cập tới
trách nhiệm của lực lượng công an phải tuân thủ luật pháp, phải công tâm khi
ứng xử với dân để tâm phục, khẩu phục dân, để kiến tạo sự đồng thuận…Chính ông
Hồ nói: “Dân chủ là để làm sao cho dân
được mở miệng ra”…
Còn hiện
tại người dân bình thường rất ít có cơ hội, điều kiện mở miệng nói thật nguyện
vọng của mình. Cứ hễ người dân có gì trái ý là vu cho là “thế lực thù địch”, là
do bàn tay của bên ngoài thò vào xúi dục, lôi kéo gây bạo loạn lật đổ, chống đối…Bởi
ông tướng Long này có vẻ bị phơi nhiễm bệnh nghề nghiệp nặng nề: nhìn đâu cũng
chỉ nhìn thấy kẻ thù…
Các quốc
gia phương tây trong đó có Hoa Kỳ, khi họ đặt vấn đề nhân quyền với Việt Nam
đâu phải là những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, mỹ học…Nhân quyền đâu phải là
thứ hàng trang sức mà họ đưa ra để trang trí cho thể chế của họ, làm đẹp đội
hình hợp tác: Đi với bụt thì mặc áo cà
sa; Đi với ma phải mặc áo giấy…
Chính
phủ các quốc gia có nền kinh tế phát triển, họ quan tâm tới sự đồng thuận trong
nội bộ Việt Nam là để đảm bảo dòng vốn đầu tư của họ khi đầu tư vào Việt Nam được
an toàn, thật sự sinh lời khắc chế rủi ro do vấn đề nội bộ như người Việt đúc kết:
ăn cho đều và chia cho sòng...
Hồ Tây
có một câu chuyện cổ tích rất thú vị liên quan tới truyền thuyết trâu vàng.
Theo truyền thuyết thì nếu gia đình nào có 9 con trai, xuống hợp sức đánh lưới
rất có thể sẽ bắt được “trâu vàng”. Một
gia đình nọ có chín người con trai rủ nhau xuống hồ đánh lưới và họ bắt được “trâu vàng” thật. Thế nhưng khi dồn được
trâu vàng vào lưới nhà rồi thì giữa chín anh em của gia đình này xảy ra tranh
cãi gay gắt trong việc phân chia “trâu
vàng”…Bởi trong chín ông con trai này lại có một ông là con nuôi! Thành ra
tám ông kia đứng về một phía cho rằng: cái ông thứ chín này tuy cùng có công
đánh lưới bắt “trâu vàng” thật, nhưng
ông không có cùng dòng máu nên ông không được hưởng quyền phân chia trâu vàng
như tám ông kia. Do không có sự đồng thuận cho nên “trâu vàng” đã vùng vẫy, quậy thoát rách lưới, lặn mất…
Truyền
thuyết về chín anh em bắt được “trâu
vàng” nhưng cuối cũng vẫn để trâu vàng sổng mất do nội bộ thiếu sự đồng thuận,
đoàn kết, do “ăn không đều và chia nhau
không sòng phẳng”…Chính ông Hồ khi còn sống từng tuyên bố: “Không sợ thiếu mà chỉ sợ không công bằng”.
Khái niệm công bằng trong phân bổ quyền lợi chính là nhân tố của dân chủ, nhân
quyền cho từng thành viên trong một cộng đồng xã hội…
Trong
khi Luật Quảng cáo của Việt Nam vừa được Quốc hội ký ban hành năm 2013 tại Mục
11 của Điều 8 quy định thuật ngữ cấm: “Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”,
“tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp
pháp chứng minh theo... “
Trong
bài lên lớp của mình, ông tướng An ninh Trương Giang Long lên lớp cho thuộc cấp
lại không hề nói trách nhiệm của ngành công an, những người được giao trách nhiệm
bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ quyền dân chủ của người dân, bảo đảm cho các quan
hệ được duy trì trong trật tự sòng phẳng, minh bạch chứ không có sự áp đặt, áp
chế do lợi thế của một phía nào...
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét