Đã tròn một thế kỷ rưỡi kể từ khi Lênin - người đầu tiên áp dụng thành công lý thuyết K.Marx và Engels vào thực tiễn nước Nga Xô viết trong thế kỷ XX. Bối cảnh lúc này đã thay đổi, nhưng những gì lý thuyết này để lại vẫn có giá trị dẫn đường.
“Nhà nước kiểu mới” là một trong những luận điểm mà tất cả các chính thể hiện nay đều cần. Bởi Lênin đã giải đáp hầu hết những vấn đề về cả lý luận lẫn thực tiễn của nhà nước.
Bằng cách trả lời mấy câu hỏi sát sườn: Bản chất của nhà nước là gì? Đâu là chức năng cốt lõi của nhà nước? Làm thế nào để xây dựng nhà mước trong sạch, hiệu quả?,...
Thực tế, việc xây dựng nhà nước của các chính thể hiện nay trên thế giới - dù được thực hiện nhiều với phương thức, biện pháp khác nhau, nhưng nội dung và mục tiêu của nó vẫn xoay quanh mấy vấn đề kinh điển này. Việt Nam không ngoại lệ.
Nếu nhà nước xác định được “không gian hoạt của mình” sẽ tránh được những phiền toái không đáng có đến người dân; giúp chính thể đó tồn tại lâu dài.
Lênin là người đầu tiên áp dụng thành công lý thuyết Marx vào thực tiễn nước Nga thế kỷ XX
Lênin là người đầu tiên áp dụng thành công lý thuyết Marx vào thực tiễn nước Nga thế kỷ XX
Lênin chỉ rõ phải xây dựng một nhà nước kiểu mới - nhà nước chuyên chính vô sản với 2 chức năng cơ bản là trấn áp và tổ chức xây dựng xã hội mới.

Chức năng trấn áp phải được đảm bảo nhằm đè bẹp sự phản kháng của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và chống lại sự phá hoại của các thế lực thù địch, phản động bên trong và bên ngoài nhằm bảo vệ những thành quả cách mạng.
Không sự vật hiện tượng nào tồn tại và phát triển được nếu như thiếu “mặt đối lập” với tư cách là quy luật đã được các nhà kinh điển khái quát. Với nhà nước - như Lênin nói đó là “giai cấp bóc lột và thế lực thù địch”.
Ngày nay, khái niệm “giai cấp bóc lột” đã thay đổi hoàn toàn nội hàm. Rằng, đó không chỉ là những ông chủ tư bản lấy giá trị thặng dư tuyệt đối/siêu ngạch làm lẽ sống như lúc trước - mặc dù bản chất của CNTB cơ bản không thay đổi!
Thậm chí không ít lao động ở các quốc gia đang phát triển muốn “được bóc lột bởi các công ty tư bản”. Giới trẻ Việt Nam - để được làm việc cho tập đoàn, công ty nước ngoài là mơ ước...
Vậy, thực sự mục tiêu mà những người cộng sản đặt ra ban đầu là chống áp bức, bóc lột, chống tư hữu tư liệu sản xuất bây giờ “biến thể” ra sao? Phải chăng “kẻ thù” mà những người cộng sản đặt ra đã tự biến mất?
Cái khó nhất hiện nay với những quốc gia sử dụng chủ nghĩa Marx-Lênin đó là chủ nghĩa tư bản trở nên “thân thiện”, sức mạnh của nó dường như không biểu hiện bằng các cuộc xâm lược, súng ống...ngay cả Mỹ đã dùng “ngoại giao chiến hạm”, châu Âu dùng các cam kết kinh tế...
Song hành là ngoại giao bằng sức mạnh “mềm”, diễn biến hòa bình, xâm chiếm thị trường, đầu tư phát triển, cứu trợ, viện trợ, các Hiệp định Thương mại tự do, chuyển giao công nghệ, giáo dục và đào tạo...
Sự tồn tại của “thế lực thù địch” giúp cho nhà nước thực hiện chức năng đầu tiên. Dĩ nhiên, chức năng này có vận hành được hay không còn phụ thuộc vào việc xác định chính xác “đâu là thế lực thù địch”, đâu là bạn, đâu là thù...
Xin đặt ra một vấn đề nhỏ, thường hay thấy, đó là những người có quan điểm mạnh mẽ, chính trực, thật, thẳng, đau xót khi lãnh thổ của Tổ quốc bị sứt mẻ, trăn trở với những vấn đề lớn của đất nước...họ lên tiếng, họ đấu tranh...liệu rằng đây có phải là “thế lực thù địch”?
Marx quan điểm: “Ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”.
Lênin đã giải quyết rất nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về nhà nước
Lênin đã giải quyết rất nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về nhà nước
Một nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì nó không chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị mà còn phải chú ý đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội.
Yêu cầu này đặt ra xuất phát từ vai trò của nhà nước là trụ cột để tổ chức, quản lý các công việc chung của toàn xã hội trong vòng trật tự, đồng thời cũng chính là để bảo vệ lợi ích chính trị của giai cấp thống trị.
Đã có nhiều hiện tượng thật sự quan ngại ở nước ta, khi “một bộ phận không nhỏ” ăn trên ngồi trốc trước sự khốn khó của đồng bào; không ít biệt thự, biệt phủ đi kèm với lối sống xa hoa, đậm chất phong kiến ở những người cần làm gương đã manh nha và có nguy cơ trở thành “bình thường”!
Chức năng xã hội của nhà nước giúp cho quyền lực nhà nước trở nên “mềm mại” hơn, rằng đó không chỉ là cách quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính. Một nhà nước kiểu mới là nhà nước ở trong lòng dân, tạo ra thứ “quyền lực mềm”.
Lý lẽ của dân khá đơn giản, họ sẽ bảo vệ đến cùng chính thể nào mang đến ích lợi tốt nhất cho họ - rất tiếc, đây vẫn là “chính thể trong mơ” trên thế giới.
Ngược lại, khi nhà nước không thực hiện được chức năng xã hội, mà thực hiện chức năng của một bộ phận, “lợi ích nhóm” thì dân quay lưng là điều đương nhiên.
Xâu chuỗi lại hai luận điểm của Lênin về nhà nước, cho thấy một chân lý, cách trấn áp “thế lực thù địch” hiệu quả nhất là thực hiện chức năng xã hội của nhà nước. Tuyệt nhiên, đó không phải là súng ống, sức mạnh cơ bắp, vũ trang...
Vụ án Đồng Tâm (Hà Nội), hay Tiên Lãng (Hải Phòng), Đặng Văn Hiến (Đắc Nông)... là những điển hình về sử dụng quyền lực nhà nước với nhân dân. Đúng hay sai đã rõ một phần.
Không tự nhiên là Lênin dùng chủ nghĩa Marx để xây dựng nên một Liên bang hùng mạnh nhất thế kỷ XX; và cũng không tự nhiên mà sau khi ông mất - vô số vấn đề nội bộ của những người cộng sản ở Liên Xô mới phát sinh.
Điều đó một lần nữa chứng minh, lý thuyết Marx, Engels, Lênin chưa bao giờ lỗi thời.