Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Báo đảng TQ: Ấn Độ đang dùng thủ đoạn từ thời kỳ đồ đá và có vẻ cần một bài học nghiêm khắc; Trung Quốc nói gì về tin Quân giải phóng dùng "thiết côn" tấn công lính Ấn Độ?


Hải Võ | 


Trung Quốc nói gì về tin Quân giải phóng dùng "thiết côn" tấn công lính Ấn Độ?
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 18/6 tuyên bố Ấn Độ chịu hoàn toàn trách nhiệm trong vụ đụng độ quân sự tại Đường kiểm soát thực tế (LAC) hôm 15/6.

Trả lời câu hỏi của Reuters ngày 18/6, đề cập cáo buộc từ giới chức Ấn Độ rằng một thượng tá lục quân cùng các binh sĩ của nước này đã bị binh lính của Quân giải phóng nhân dân (PLA) sử dụng gậy sắt tấn công, cũng như nghi vấn vụ giao tranh ngày 15/6 nổ ra do quân đội Ấn Độ phá hủy các những hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng trên LAC hoặc bên trong phần lãnh thổ do New Delhi kiểm soát, ông Triệu Lập Kiên nói rằng "trách nhiệm không nằm ở Trung Quốc".

"Phía Trung Quốc đã giới thiệu rõ ràng đầu đuôi sự việc. 
Vào tối ngày 15/6, lực lượng biên phòng tuyến đầu của Ấn Độ đã ngang nhiên phá vỡ nhận thức chung đạt được ở cấp chỉ huy quân đội song phương, trong tình hình cục diện đã dần hạ nhiệt lại tiếp tục vượt qua LAC và cố ý thách thức, dùng bạo lực tấn công sĩ quan và binh lính Trung Quốc có mặt để giải quyết, dẫn đến nổ ra xung đột và gây thương vong," ông Triệu nói.
"Trung Quốc mong rằng Ấn Độ triển khai điều tra triệt để, nghiêm khắc xử lý người có trách nhiệm, quản lý nghiêm ngặt lực lượng tuyến đầu, chấm dứt ngay tất cả hành động thách thức và bảo đảm sự cố tương tự không tái diễn."
Trước đó, BBC dẫn lời một sĩ quan quân đội cấp cao của Ấn Độ nói lực lượng nước này chỉ có 55 lính trong khi Trung Quốc có 300 lính. Sĩ quan ẩn danh mô tả các binh sĩ Trung Quốc giống như "Biệt đội Tử thần".
"Họ đánh vào đầu lính Ấn Độ bằng gậy kim loại quấn dây thép gai. Lính Ấn Độ chỉ chống trả bằng tay không," ông nói.
Trong khi đó, Bộ trưởng nội các Ấn Độ phụ trách an ninh, ông Shripad Naik ngày 17/6 tuyên bố cuộc giao tranh ngày 15/6 - làm 20 lính Ấn Độ thiệt mạng - "đã được Trung Quốc lên kế hoạch từ trước". Ông nhấn mạnh lực lượng Ấn Độ sẽ đưa ra "phản ứng tương xứng".
"Đây là vấn đề về an ninh quốc gia, sẽ không có thỏa hiệp nào hết. Chúng ta sẽ không cho phép người khác lấy đất của mình," ông Naik nói với hãng tin ANI.
"Thông tin nhận được là Trung Quốc đã tấn công binh sĩ của chúng ta, trên lãnh thổ của chúng ta, và binh lính của họ cũng bị thiệt mạng," ông nói thêm.
Trong thông điệp quyết liệt nhằm vào Bắc Kinh sau vụ giao tranh đẫm máu nhất trong vòng 50 năm qua giữa hai nước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói "Ấn Độ muốn hòa bình nhưng có đủ năng lực phản ứng tương xứng nếu như bị khiêu khích".
Mời độc giả theo dõi chúng tôi trên MXH Lotus

Báo đảng TQ: Ấn Độ đang dùng thủ đoạn từ thời kỳ đồ đá và có vẻ cần một bài học nghiêm khắc

Thế giới 19/06/2020 18:55

(Tổ Quốc) - Báo đảng TQ cho rằng, nếu muốn dạy Ấn Độ một bài học thì kết quả sẽ rất rõ ràng bởi sức chiến đấu của Trung Quốc là điều không thể nghi ngờ được.

Trong một bài viết mới đây, Xiakedao - tài khoản mạng xã hội của báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo bản quốc tế - đã đưa ra quan điểm rằng, nước này có nên nghiêm khắc dạy cho Ấn Độ một bài học hay không?.
Theo tài khoản này, sau khi xảy ra xung đột tại thung lũng Galwan, người phát ngôn chiến khu phía Tây quân đội Trung Quốc (PLA) Trương Thủy Lợi nói rằng: "Vào tối 15/6, tại thung lũng Gallevan ở biên giới Trung-Ấn, quân đội Ấn Độ đã vi phạm cam kết, một lần nữa có hành động bất hợp pháp vượt qua tuyến kiểm soát thực tế, rắp tâm phát động tấn công khiêu khích nên đã gây ra cuộc xung đột tay chân dữ dội và gây thương vong".
Xiakedao cho rằng, Ấn Độ đang sử dụng chiến lược "cắt lát salami" với Trung Quốc khi "cố gắng thách thức quyền kiểm soát thực tế của Trung Quốc, cố gắng xâm nhập vào khu vực kiểm soát thực tế của Trung Quốc thông qua các hành động khiêu khích thường xuyên, thậm chí vượt qua ranh giới để làm cho vấn đề ngày càng lớn hơn, sau đó biến khu vực này thành khu vực tranh chấp rồi tiến hành thay đổi tình trạng kiểm soát". Trái lại, tờ Times of India (Ấn Độ) dẫn nguồn tin nói rằng, đây mới là cách làm của Trung Quốc đối với lãnh thổ Ấn Độ và từ đó dần dần đẩy tiếng xấu cho New Delhi.
Truyền thông Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ đã dùng chiến thuật này trong đối đầu Doklam/Động Lãng trước đây và cố tình lặp lại ở vụ việc lần này.
"Mánh khóe này rất thiển cận và lạc hậu. Phía Ấn Độ nghĩ rằng chỉ bằng thủ đoạn từ thời kỳ đồ đá là triển khai binh lính ở lỳ tại chỗ, dựng lều, dựng rào chắn, ném đá vào binh sĩ Trung Quốc, xô xát với binh sĩ Trung Quốc, nghĩ rằng nắm rõ tâm lý không muốn leo thang căng thẳng của binh sĩ Trung Quốc thì họ có thể xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc", Xiakedao viết.
Tài khoản của báo đảng Trung Quốc cho rằng, có vẻ như Ấn Độ không rút được kinh nghiệm từ đối đầu Doklam/Động Lãng, trái lại đưa ra phán đoán sai lầm từ "thái độ hữu hảo" của Trung Quốc nên mới khiến "cuộc chơi" lần này trở nên dữ dội như vậy.
"Vậy, Trung Quốc có nên nghiêm khắc dạy cho Ấn Độ một bài học không?", tài khoản của báo đảng Trung Quốc cho rằng, nếu muốn dạy Ấn Độ một bài học thì kết quả sẽ rất rõ ràng bởi sức chiến đấu của Trung Quốc là điều không thể nghi ngờ được. Hơn nữa, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Ấn Độ vẫn rất phức tạp nên ứng phó với đại dịch vẫn là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Thủ tướng Narendra Modi.
Nhân dân nhật báo Trung Quốc cho rằng, hai bên cần trở lại quỹ đạo đúng đắn, thông qua đàm phán hòa bình để giải quyết mâu thuẫn nhưng tiền đề là New Delhi phải sửa chữa thái độ của mình và cần trừng phạt nghiêm khắc những người liên quan.
Nói về vụ mâu thuẫn hôm 15/6, Ấn Độ nói rằng Trung Quốc đã vi phạm cam kết song phương và chủ động tấn công binh lính Ấn Độ.
Trong bài phát biểu công khai mới nhất, Thủ tướng Modi cho biết, quốc gia này sẽ không để các binh sĩ tử vong trong vụ tranh chấp ngày 15/6 phải "chết uổng" và kiên quyết giữ gìn từng tấc đất lãnh thổ.
An An

Không có nhận xét nào: