TTO - Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ dẫn các nguồn tin riêng cho biết ít nhất 43 lính Trung Quốc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu sau cuộc đụng độ với binh sĩ nước này tại khu vực Ladakh ngày 15 và 16-6. Song, Bắc Kinh im lặng về con số này.
Binh sĩ Trung Quốc (trái) đối mặt và cãi vã với binh sĩ Ấn Độ trong một sự cố hồi tháng 5-2020 - Ảnh chụp màn hình
Trong khi đó, theo tờ India Today, các cơ quan tình báo Ấn Độ vẫn đang đánh giá các trao đổi liên lạc của phía Trung Quốc để đánh giá chính xác thương vong. Quân đội Ấn Độ trước đó xác nhận 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng sau sự cố tại thung lũng Galwan, nơi cả New Delhi và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ xác nhận có thương vong sau đụng độ nhưng không nói rõ con số. Trong khi đó, Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc, đã lên tiếng chế giễu Ấn Độ.
"17 lính Ấn Độ bỏ mạng ở biên giới vì không được cứu chữa kịp thời đã cho thấy những yếu kém nghiêm trọng của quân đội Ấn Độ trong việc điều trị khẩn cấp cho các binh sĩ bị thương. Đây không phải là một đội quân có khả năng chiến đấu hiện đại trên cao nguyên. Dư luận Ấn Độ nên thức tỉnh", ông Hồ Tích Tiến viết với giọng mỉa mai trên Twitter ngày 17-6.
Phát ngôn của người đứng đầu một tờ báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến nhiều người Ấn Độ tức giận lao vào chỉ trích. Một số chuyên gia Ấn Độ đã chỉ ra việc Trung Quốc có lịch sử che giấu thương vong của phía mình và phóng đại thiệt hại phía đối thủ để xây dựng hình ảnh như người chiến thắng với người dân trong nước.
"Báo cáo sơ bộ của Chính phủ Ấn Độ cho thấy phía Trung Quốc chịu thương vong nặng nề. Không loại trừ khả năng Trung Quốc không thừa nhận vì họ đã có lịch sử che giấu thiệt hại nhân mạng", nhà báo Rahul Kanwal của India Today thông tin thêm.
Truyền thông Ấn Độ đưa đậm nét về sự cố - Ảnh chụp màn hình
Ấn Độ và Trung Quốc đều cáo buộc đối phương là người khiêu khích trước và vi phạm thỏa thuận giảm căng thẳng giữa hai nước hồi đầu tháng này.
Các thông tin ban đầu cho biết sự việc xảy ra vào ban đêm, với vũ khí chính là đá và gậy gộc có đinh. Đây là vụ đụng độ nghiêm trọng nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở biên giới trong vòng hơn 40 năm qua.
Liên Hiệp Quốc và Mỹ đã lên tiếng kêu gọi hai bên kiềm chế và giải quyết bằng phương thức hòa bình.
"Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý đến việc Ấn Độ thông báo đã có 20 binh sĩ thiệt mạng sau sự cố. Chúng tôi xin gởi lời chia buồn đến gia đình của những người này", Mỹ nhấn mạnh trong tuyên bố gởi đến Ấn Độ.
TTO - Trong khi Ấn Độ thông báo đã thống nhất với Trung Quốc giải quyết hòa bình vấn đề biên giới, truyền thông Trung Quốc đưa tin Bắc Kinh triển khai hàng ngàn binh sĩ, xe bọc thép tới gần biên giới nước láng giềng.
BẢO DUY
Xung đột Trung-Ấn: 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng, TQ không tiết lộ thương vong
Trí Đạt
•
• 850 Lượt Xem
Biên giới Trung – Ấn gần đây trở nên căng thẳng, ngày 16/6, phía Ấn Độ xác nhận sau khi quân đội hai nước Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột tại khu vực biên giới đang có tranh chấp vào tối ngày 15/6, quan binh Ấn Độ có 20 người tử vong. Ngày 16/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mặc dù xác nhận xảy ra xung đột biên giới Trung – Ấn, nhưng lại không tiết lộ số người thương vong.
Xung đột biên giới, 20 quan binh Ấn Độ tử vong
Thông tin mới nhất từ phía Ấn Độ cho biết, tối ngày 15/6, quân đội hai nước Trung Quốc và Ấn độ xảy ra xung đột bạo lực tại thung lũng Galwan, sau khi một Thượng tá và 2 quan binh Ấn Độ tử vong, ngoài ra còn có 17 quan binh trọng thương không cứu chữa được.
Phía quân đội Ấn Độ còn khẳng định trong một tuyên bố rằng, lần xung đột này hai bên đều có người bị thương, hiện quân đội tại khu vực xảy ra xung đột bạo lực đã rời đi, quan chức quân đội cấp cao hai nước đang họp để xoa dịu tình hình.
Tờ ANI News tại Ấn Độ đưa tin, Quân đội Giải phóng quân của Trung Quốc có 43 quan binh tử vong hoặc trọng thương, tuy nhiên, thông tin này chưa được chính thức xác nhận.
Chính quyền Trung Quốc lên tiếng, không nhắc đến số người thương vong
Tối ngày 16/6 (theo giờ Bắc Kinh), người phát ngôn của Chiến khu Tây Bộ của Trung Quốc là Đại tá Trương Thủy Lợi (Zhang Shuili) đã phát biểu về xung đột giữa bộ đội biên phòng Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực thung lũng Valley, nhưng không nhắc đến số người thương vong.
Trước đó, trong cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng xác nhận khu quân đội Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột, đồng thời cáo buộc binh sĩ Ấn Độ vị phạm nhận thức chung của hai nước Trung – Ấn, hai lần vượt qua đường ranh giới, “khiêu khích và công kích người của phía Trung Quốc, khiến cho bộ đội hai bên xảy ra xung đột tay chân nghiêm trọng”. Nhưng về vấn đề phía Trung Quốc có bao nhiêu người thương vong trong cuộc xung đột này, ông Triệu Lập Kiên không hề nhắc đến. Truyền thông Trung Quốc cũng chưa đưa tin liên quan về số người thương vong.
Ấn Độ lên tiếng, lên án phía Trung Quốc làm trái cam kết
Đài BBC đưa tin, người phát ngôn chính phủ Ấn Độ Anurag Srivastava nói trong cuộc họp báo rằng, hai nước Trung – Ấn đã thông qua cuộc họp “mang tính xây dựng và có hiệu quả” hôm 6/6, đạt được nhận thức chung về hòa hoãn cục diện căng thẳng và giảm nhiệt đối đầu tại khu vực biên giới. Ông vốn chờ đợi đội ngũ tầng cơ sở của hai bên có thể cùng chấp hành thuận lợi thỏa thuận song phương, nhưng không ngờ cách làm của quân đội ĐCSTQ “đã xa rời” nhận thức chung mà hai bên đạt được.
Ông Anurag Srivastava nói: “Tối hôm 15/6/2020, do binh sĩ phía Trung Quốc có ý đồ đơn phương thay đổi đường kiểm soát biên giới thực tế trước đó, dẫn đến đối đầu bạo lực. Trong cuộc đối đầu, hai bên đều có thiệt hại về người, mà những tổn thất này vốn có thể tránh được.”
Phóng viên Thời báo Hoàn cầu đăng tweet rồi lại đổi giọng
Thực tế, từ năm 1962 đến nay, biên giới Trung – Ấn vẫn luôn tồn tại tranh chấp. Từ tháng 5 vừa qua, tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới bắt đầu nóng lên, đặc biệt là tại khu vực từ thung lũng Galwan đến khu vực hồ Pangong Tso. Hai bên đều nói đối phương đã vượt qua đường biên giới của mình và đã xảy ra không ít xung đột nhỏ.
Ngày 16/6, từng có truyền thông Ấn Độ đưa tin, nói quân đội Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột nhỏ tại khu vực tranh chấp Ladakh, trong cuộc xung đột này có 3 quan binh Ấn Độ bị ném đá và tử vong.
Khi đó, phóng viên Vương Văn Văn của Thời báo Hoàn Cầu đã phát biểu trên Twitter rằng “Báo cáo tiết lộ xung đột khiến Giải phóng quân có 5 người tử vong, 11 người bị thương”. Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của tờ báo này cũng đăng tweet, theo tìm hiểu, binh lính Trung Quốc cũng có người thương vong.
Tuy nhiên, sau đó Thời báo Hoàn Cầu đăng thông tin trên Twitter cho hay, báo cáo chính thức của Thời báo Hoàn Cầu chưa từng thống kê chính xác tình hình thương vong của quân đội Trung Quốc, hiện tại không cách nào kiểm chứng con số này (5 người tử vong, 11 người bị thương). Vương Văn Văn cũng thay đổi luận điệu: “Về xung đột xảy ra ở biên giới Trung – Ấn ngày hôm qua (15/6), tôi đã trích dẫn thông tin từ @NewsLineIFE của Ấn Độ, nhưng Trung Quốc chưa chính thức xác nhận tình hình thương vong. Ấn Độ lại coi như là thông báo chính thức của phía Trung Quốc, đây là cách làm không chuyên nghiệp.”
The official Global Times accounts have NEVER reported the exact casualties on the Chinese side. The Global Times CANNOT confirm the number at the moment.
I cited an Indian source of @NewsLineIFE about a physical clash at LAC China-India border yesterday. No confirmation from the official Chinese source regarding casualties yet. It is unprofessional for Indian media to say this is official news from the Chinese side. @IndiaToday
Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới lên đến hơn 3.340 km, nhưng hai nước đều có quan điểm khác nhau về phần lớn khu vực biên giới. Lính tuần tra biên giới của hai nước thường xuyên xảy ra xung đột, đôi khi còn phát sinh hỗn chiến, nhưng hai nước đều kiên quyết nói rằng trong 40 năm qua chưa từng nổ súng.
Vào năm 1962, Trung Quốc và Ấn Độ đã xảy ra chiến tranh, khi đó Ấn Độ bị thất bại. Ấn Độ lên án Trung Quốc chiếm lĩnh 3,8 km2 lãnh thổ của mình. Trong mấy vòng đàm phán suốt 30 năm qua, hai bên vẫn chưa thể giải quyết được tranh chấp biên giới.
Năm 2017, tại khu vực gần biên giới Trung – Ấn, Trung Quốc có ý đồ sửa lại một con đường vượt qua biên giới, từ đó dẫn đến xung đột. Đến tháng 5 năm nay, hàng chục binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột chân tay ở biên giới thuộc bang Sikkim thuộc Đông Bắc Ấn Độ. Mặc dù vậy, nhưng hơn 40 năm qua hai bên đều chưa từng xảy ra xung đột nghiêm trọng tới mức phải bắn súng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét