22/06/20, 16:01 Trung Quốc 5,042
Vào thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh tại Vũ Hán, nhà hỏa táng và bệnh viện đều quá tải, có người từng kể lại câu chuyện rằng nhân viên lò hỏa thiêu buộc phải thiêu người còn sống thoi thóp và nghe rõ cả tiếng hét của họ. Nhiều người nghi ngại về tính xác thực của nó. Nhưng nếu được nghe lời kể từ chính người thân của một nạn nhân bị thiêu sống, bạn sẽ hiểu rằng ở Trung Quốc, những chuyện vốn không tưởng đều có thể xảy ra.
Đây là một câu chuyện có thật được kể lại bằng nước mắt của người trong cuộc, câu chuyện khiến người nghe cũng phải kinh hãi, nó hé lộ nhiều hơn những góc khuất mà rất nhiều người chúng ta chưa biết.
Chỉ vì muốn làm người tốt – điều này đi ngược lại với tôn chỉ và tư tưởng biến dị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Lý Mai – một người phụ nữ trẻ đã bị chính quyền bắt giam phi pháp vào cuối năm 2000, sau đó là những chuỗi ngày thảm khốc trong cuộc đời cô.
Thủ đoạn tàn ác, xem thường mạng người
Trong trại lao động cưỡng bức, Lý Mai bị còng tay và đánh đập tàn ác. Có lần cô bị còng tay vào thanh trên của chiếc giường hai tầng, khiến hai chân cô gần như không chạm đất. Điều này khiến cô đau đớn tột cùng, hai vai và cổ tay của cô bị thương tổn nặng. Các tù nhân khác liên tục giám sát, cấm ngủ và bỏ đói Lý Mai. Trong thời gian này, các lính canh liên tục ép cô phải làm những công việc việc nặng nhọc và dơ bẩn.
Ngày 26/1/2001, mẹ và chị của cô đến thăm nhưng công an đã từ chối cho họ gặp mặt. Chị cô đã chất vấn và nghi ngờ nhà tù đã tra tấn em gái mình, viên cảnh sát nói rằng, cô Lý đang bị giám sát chặt chẽ mỗi ngày và không ai được phép vào thăm.
Ngày 30/1/2001, chính quyền báo cho cha của Lý Mai rằng cô đang hấp hối. Khi gia đình đến Bệnh viện, bác sĩ nói rằng cô bị chấn thương não và bị suy tạng, gần như không còn dấu hiệu của sự sống. Gia đình chỉ được phép nhìn cô từ xa với hai tay bị công an khống chế. Mặt Lý Mai sưng vù, máu chảy ra từ mắt, tai, mũi và miệng, một mảnh vải quấn quanh cổ, toàn thân cô bị che chắn lại không thấy gì cả.
Ngày 26/1/2001, mẹ và chị của cô đến thăm nhưng công an đã từ chối cho họ gặp mặt. Chị cô đã chất vấn và nghi ngờ nhà tù đã tra tấn em gái mình, viên cảnh sát nói rằng, cô Lý đang bị giám sát chặt chẽ mỗi ngày và không ai được phép vào thăm.
Ngày 30/1/2001, chính quyền báo cho cha của Lý Mai rằng cô đang hấp hối. Khi gia đình đến Bệnh viện, bác sĩ nói rằng cô bị chấn thương não và bị suy tạng, gần như không còn dấu hiệu của sự sống. Gia đình chỉ được phép nhìn cô từ xa với hai tay bị công an khống chế. Mặt Lý Mai sưng vù, máu chảy ra từ mắt, tai, mũi và miệng, một mảnh vải quấn quanh cổ, toàn thân cô bị che chắn lại không thấy gì cả.
Ngày 1/2/2001, chính quyền cho xe đến và đưa gia đình Lý Mai đến một nhà tang lễ. Họ nói rằng cô Lý đã nhảy lầu tự sát và…. cô phải được hỏa thiêu ngay lập tức. Mẹ Lý Mai thắc mắc: “Chẳng phải con tôi bị giám sát chặt chẽ mỗi ngày sao? Làm sao mà nó có thể nhảy ra khỏi toà nhà được chứ?”
Ra lệnh hỏa thiêu dù biết người “vẫn còn sống”
Gia đình cô Lý nhất quyết phải thực hiện một cuộc khám nghiệm pháp y để tìm nguyên nhân cái chết của con gái. Công an đã không cho họ chụp hình, ghi âm hay ghi hình trong toàn bộ quá trình gặp Mai lần cuối, do không còn cách nào khác họ đành phải đồng ý để được gặp con gái.
Cảnh sát nói rằng, Lý Mai đã ngừng thở lúc 6 giờ 5 phút sáng. Khi chị cô mang quần áo đến thay cho cô lúc 9 giờ tối, thì phát hiện cơ thể của Lý Mai vẫn còn ấm.
Chị của cô hét lên: “Tại sao các người muốn hoả thiêu cô ấy!? Cô ấy vẫn còn sống!” Một nữ công an thử chạm tay vào cơ thể Lý Mai, và lập tức rút tay lại với vẻ mặt rất hoảng hốt. Giọng cô ta run rẩy: “Đúng là vẫn còn ấm”. Vừa dứt lời, tất cả các công an có mặt tại đó đã nhanh chóng kéo nhau sang một căn phòng khác.
Cảnh sát nói rằng, Lý Mai đã ngừng thở lúc 6 giờ 5 phút sáng. Khi chị cô mang quần áo đến thay cho cô lúc 9 giờ tối, thì phát hiện cơ thể của Lý Mai vẫn còn ấm.
Chị của cô hét lên: “Tại sao các người muốn hoả thiêu cô ấy!? Cô ấy vẫn còn sống!” Một nữ công an thử chạm tay vào cơ thể Lý Mai, và lập tức rút tay lại với vẻ mặt rất hoảng hốt. Giọng cô ta run rẩy: “Đúng là vẫn còn ấm”. Vừa dứt lời, tất cả các công an có mặt tại đó đã nhanh chóng kéo nhau sang một căn phòng khác.
Gia đình đã nhân cơ hội này để kiểm tra kỹ thân thể Lý Mai, họ thấy một mũi khâu dài 5cm dưới cằm, ngay bụng có vài đốm thuốc lá. Họ rất đau lòng, cha cô gào khóc: “Các người sẽ bị quả báo! Thay vì hồi sức cho nó, các người lại đưa nó vào nhà tang lễ. Các người không có lương tâm!”. Nhiều quan viên của chính quyền cảnh sát đứng bên cạnh, họ không những không thấy hổ thẹn mà còn cười nhạo, và nhanh chóng đuổi gia đình cô đi khỏi đó.
Bi kịch của một người lương thiện ở Trung Quốc
Nạn nhân Lý Mai là người thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Cô học Pháp Luân Công từ năm 1996. Giống như rất nhiều học viên khác, Lý Mai đã khỏi bệnh hen suyễn cùng nhiều căn bệnh khác mà không cần sự trợ giúp y tế, hơn nữa tinh thần cô cũng lạc quan và trở nên cởi mở hơn với tất cả mọi người. Đồng nghiệp nhận xét Mai là người chăm chỉ và có trách nhiệm, làm việc gì cô cũng không than phiền, tận tâm làm tốt phần của mình. Lãnh đạo có thưởng thì phần tốt cô cũng nhường cho người khác trước,….
Sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, tháng 11/1999 cô Lý và bốn học viên khác đã đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện lên chính quyền trung ương. Thay vì lắng nghe ý kiến kiến nghị của người dân, Công an Bắc Kinh đã bắt giữ và đánh đập họ, sau đó cô bị đưa về Hợp Phì và bị giam giữ 15 ngày trong một trung tâm tẩy não.
Vì không muốn thấy người dân bị đầu độc bởi những tuyên truyền dối trá, quyết tâm nói lên sự thật về Pháp Luân Công. Tháng 4/2000, ngay sau khi được thả ra, Lý Mai lập tức quyết định đến Bắc Kinh một lần nữa để thỉnh nguyện. Kết quả cô lại bị bắt và bị nhốt ở trại tạm giam, sau đó bị đưa đến trại lao động cưỡng bức, tại đây cuộc đời cô đã phải nếm trải những chuỗi ngày đen tối.
Sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, tháng 11/1999 cô Lý và bốn học viên khác đã đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện lên chính quyền trung ương. Thay vì lắng nghe ý kiến kiến nghị của người dân, Công an Bắc Kinh đã bắt giữ và đánh đập họ, sau đó cô bị đưa về Hợp Phì và bị giam giữ 15 ngày trong một trung tâm tẩy não.
Vì không muốn thấy người dân bị đầu độc bởi những tuyên truyền dối trá, quyết tâm nói lên sự thật về Pháp Luân Công. Tháng 4/2000, ngay sau khi được thả ra, Lý Mai lập tức quyết định đến Bắc Kinh một lần nữa để thỉnh nguyện. Kết quả cô lại bị bắt và bị nhốt ở trại tạm giam, sau đó bị đưa đến trại lao động cưỡng bức, tại đây cuộc đời cô đã phải nếm trải những chuỗi ngày đen tối.
Giết người bịt miệng
Ngay khi về nhà, Lý Quân – chị gái của Lý Mai đã viết lại toàn bộ sự việc của em gái mình và đưa thông tin này lên mạng Internet để vạch trần tội ác của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.
Ngày 20 và 21/10/2001, Thượng Hải diễn ra Hội nghị APEC. Để có sự kiện được diễn ra suôn sẻ, ĐCSTQ đã lập tức hành động, công an phải gõ cửa từng nhà, tìm các nhà bất đồng chính kiến để đảm bảo rằng sẽ không ai có thể gây rắc rối, và phơi bày những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ trong thời gian diễn ra hội nghị.
Vợ chồng Lý Quân đã nhân cơ hội này nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công, và sự tra tấn tàn bạo mà các học viên phải chịu đựng. Ngay sau đó họ đã bị bắt giữ.
Ngày 20 và 21/10/2001, Thượng Hải diễn ra Hội nghị APEC. Để có sự kiện được diễn ra suôn sẻ, ĐCSTQ đã lập tức hành động, công an phải gõ cửa từng nhà, tìm các nhà bất đồng chính kiến để đảm bảo rằng sẽ không ai có thể gây rắc rối, và phơi bày những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ trong thời gian diễn ra hội nghị.
Vợ chồng Lý Quân đã nhân cơ hội này nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công, và sự tra tấn tàn bạo mà các học viên phải chịu đựng. Ngay sau đó họ đã bị bắt giữ.
Không lâu sau, gia đình nghe tin Lý Quân nhập viện vì viêm gan nặng. Cô vốn có sức khỏe tốt và gia đình không tin rằng cô có thể sớm mắc bệnh nặng trong điều kiện bình thường như vậy. Khi gia đình đến nơi, Lý Quân chỉ còn thoi thóp và cô đã qua đời vào đầu tháng 12/2001.
Một người dân Trung Quốc từng nói: “Tôi đã đọc ‘9 bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc’ mà trong đó có kể về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, nhưng tôi cảm thấy vẫn chưa lột tả được hết mức độ tàn khốc trong thực tế. Thảm cảnh mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu theo tôi biết còn bi kịch hơn nhiều”.
Một người dân Trung Quốc từng nói: “Tôi đã đọc ‘9 bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc’ mà trong đó có kể về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, nhưng tôi cảm thấy vẫn chưa lột tả được hết mức độ tàn khốc trong thực tế. Thảm cảnh mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu theo tôi biết còn bi kịch hơn nhiều”.
Việt Anh (theo Minh Huệ Net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét