Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Cạn kiệt lương thực sau 5 ngày bị cách ly, cư dân Bắc Kinh cầu cứu trên mạng; Bắc Kinh bùng phát dịch bệnh, người dân lén lút dựng quầy bán hàng để sinh tồn

Bắc Kinh bùng phát dịch bệnh, người dân lén lút dựng quầy bán hàng để sinh tồn

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán tấn công nghiêm trọng nền kinh tế Trung Quốc khiến một lượng lớn người dân rơi vào tình cảnh không có việc làm. Đề xuất “kinh tế vỉa hè” vừa được nhen nhóm đã bị ngăn cấm, rất nhiều tiểu thương đành phải len lén bày sạp hàng, ở trong “kẽ hở” mà sinh tồn một cách khó khăn.


Ngày 15/6, người dân bày bán hoa tại trạm xe lửa Quốc Mậu, bắc Kinh. (Ảnh: Epoch Times)
Gần đây, dịch bệnh đột nhiên bùng phát nghiêm trọng tại Bắc Kinh, và chợ Tân Phát Địa – một trong những chợ bán buôn lớn nhất Trung Quốc đã trở thành trung tâm lây lan của dịch bệnh.


Một người dân sống tại Xương Bình đã đến thị trấn Sa Hà để thuê nhà và bán trái cây rong, bởi vì anh đã đến chợ Tân Phát Địa để lấy hàng nên đã bị cách ly tại nhà. Chủ nhà phụ trách mua thức ăn và đồ dùng sinh hoạt cho anh cùng người nhà của anh. Nghe nói nhà anh đã được lắp đặt Camera quan sát và có các cán bộ liên quan trực tiếp theo dõi.

Một người trong cuộc cho biết: “Hôm qua, anh ấy và rất nhiều người từng đến chợ Tân Phát Địa đã tập trung lại tại Sa Hà, tất cả họ đã đi xe buýt đến bệnh viện quận Xương Bình để làm xét nghiệm axit nucleic, sau đó đã bị cách ly trong 14 ngày. Tổng cộng có sáu chiếc xe buýt đã đi”.
Một chủ gian hàng ở Bắc Kinh nói rằng vì mở quầy bán hàng vỉa hè mà bà đã bị bắt đến đồn cảnh sát Đại Hưng ba lần và bị giam trong 10 ngày. Bà cũng nói rằng bán hàng vỉa hè có thể kiếm được một vài đô la mỗi ngày.

Tuy nhiên, tổng số tiền mà bà và chồng kiếm được cũng không đủ để trả tiền thuê nhà. Sau một thời gian, bà đã trở về quê nhà ở Hà Nam. Bà cũng cho biết, nhiều người đã len lén mở các quầy hàng vào ban đêm để kiếm thêm thu nhập.

Người đàn ông trung niên thất nghiệp: Kiếm được gần 3.000 tệ mỗi tháng



Ngày 15/6, một người đàn ông ở Triều Dương, Bắc Kinh bày bán hàng rong tại một cư xá. (Ảnh: Epoch Times)
Một người đàn ông trung niên ở Bắc Kinh đã mở một sạp bán hàng trên vỉa hè trong một tiểu khu tại Triều Dương. Bản thân ông đang không có việc làm, ở nhà lại còn có cha mẹ già và con nhỏ.

Ông cho biết, mỗi tháng ông kiếm được chưa tới 3000 tệ, còn phải tự mình giao hàng và cuộc sống rất vất vả.

Thị trấn Sa Hà, Xương Bình: Người bán hàng len lén bày sạp hàng vào ban đêm




Tại thị trấn Sa Hà, Xương Bình, thành phố Bắc Kinh, vào ban đêm có nhiều người bí mật bày các sạp bán hàng, bởi vì đây là lúc mà quản lý đô thị và an ninh thôn đã tan sở.

Tuy nhiên, hiện tại có rất ít công nhân nhập cư tại đây và tất cả các quầy hàng này đều phải trở về nhà vào lúc 1 hoặc 2 giờ sáng, do đó số tiền kiếm được cũng rất ít.

Xương Bình và Giang Tô: Mới dựng các gian hàng tập trung cho thương nhân với phí 4500 tệ/tháng



Chính quyền vừa mới cho dựng sạp 2 bên đường để cho các tiểu thương cùng tập trung bán hàng ăn vặt với phí 4500 tệ mỗi tháng. (Ảnh: Epoch Times)
Tại Xương Bình, Bắc Kinh và Giang Tô, những ngày gần đây chính quyền vừa mới cho dựng sạp 2 bên đường để cho các tiểu thương cùng tập trung bán hàng ăn vặt tại đây, phí mỗi gian hàng là 4.500 nhân dân tệ mỗi tháng.

Đối với việc này, các tiểu thương cảm thấy rất tức giận nhưng cũng không làm gì được. Bởi vì hiện nay số người ở trọ trong khu vực ít hơn nhiều so với năm ngoái, do đó doanh thu mỗi ngày cũng không được bao nhiêu.

Mà việc quản lý tập trung còn khiến tình cảnh buôn bán trở nên khó khăn hơn, vả lại cũng sẽ không có nhiều người đi xa như vậy để mua đồ ăn vặt.

Những ông lão kéo xe ba gác trước ga tàu điện ngầm Đông Trực Môn




Một vài ông lão kéo xe ba gác ở trước cửa ga tàu điện ngầm Đông Trực Môn. Họ lái chiếc xe ba gác có mái che, đứng xếp hàng để chờ mọi người ra khỏi ga tàu điện ngầm.

Họ đều là những người dân sống ở Bắc Kinh đã nghỉ hưu, người trẻ nhất ở độ tuổi sáu mươi và người già nhất là 76 tuổi.

Gần công trường xây dựng đường cao tốc vành đai 6, nhiều người bày sạp hàng để bán quần áo và giày dép cũ.



Gia Hưng (Theo Epoch Times


Cạn kiệt lương thực sau 5 ngày bị cách ly, cư dân Bắc Kinh cầu cứu trên mạng


Dịch bệnh ở Bắc Kinh gần đây đã vượt khỏi tầm kiểm soát, tất cả các cư xá đều áp dụng “quản lý khép kín”. Vài ngày trước, một cư dân ở cư xá Thiên Kiêu Tuấn Viên, quận Phong Đài, Bắc Kinh đã cầu cứu trên Weibo, cô nói rằng, vì cư xá bị phong tỏa, rất nhiều người bị cạn lương thực, bây giờ không còn cách nào khác đành phải cầu cứu mọi người.

Dịch bệnh ở Bắc Kinh gần đây đã vượt khỏi tầm kiểm soát, tất cả các cư xá đều áp dụng “quản lý khép kín”. (Ảnh: Twitter)
Ngày 17/6, bức thư cầu cứu của cư dân mạng Bắc Kinh tên là “hạt gạo” đã lan truyền trên internet. Cô nói rằng mình đang sống trong cư xá Thiên Kiêu Tuấn Viên, quận Phong Đài, được xếp vào khu vực có nguy cơ cao, vì gần chợ Tân Phát Địa, cư xá đã đóng cửa hoàn toàn từ 3 giờ sáng ngày 13, “Nhiều người hết lương thực và đồ ăn trong nhà, người lớn còn có thể chịu đựng, nhưng trẻ em, người già thì sao đây!”

Cô nói, lúc đầu còn có thể đặt đồ dùng hàng ngày qua ứng dụng mua hàng, nhưng sau đó những con đường xung quanh lần lượt bị phong tỏa, chuyển phát nhanh cũng không vào được, bạn bè cũng không thể hỗ trợ. “Hôm nay là ngày thứ 5 cách ly, xuất hiện một số trường hợp như hết gas sử dụng”. Cô cầu cứu: “Chúng tôi thực sự không còn cách nào khác, nên lên đây xin viện trợ của mọi người”.

Bắc Kinh dường như đã biến thành Vũ Hán thứ 2, người dân bị phong tỏa cách ly đang ở trong tình trạng nguy hiểm, có cư dân mạng biểu thị, “Đầu năm nay, ngay cả thực phẩm và quần áo cũng phải tự mình làm ra, làm sao bây giờ? Giá cả tăng vọt, mức sống giảm xuống, mỗi ngày như ngồi tù. Tôi hy vọng người dân đừng đi theo Đảng Cộng sản nữa, tin bọn họ là không còn lương thực, bây giờ tiền gửi ngân hàng cũng không thể rút ra, quả thực là không để người ta sống”.
Một số cư dân mạng không những không thông cảm với người dân Bắc Kinh, mà còn tỏ ra vui mừng chế giễu: “Người Bắc Kinh đang cầu cứu rồi! Với tiền lệ người phụ nữ gõ chiêng ở Vũ Hán quay lại đổ vạ cho Phương Phương, các người có đói chết ở nhà cũng không ai cứu! Đề nghị mấy người xem thường tích trữ lương thực, nghĩ rằng lo bò trắng răng, nói người khác cực đoan! Bây giờ mới biết được tình huống của Trung Quốc đã vượt quá sức tưởng tượng!”.

“Khi chưa đến lượt mình, bạn sẽ luôn tràn đầy năng lượng, đến lượt mình thì lại ‘tự vả’ vào miệng mình. Vào thời điểm dịch nghiêm trọng nhất ở Hoa kỳ, người dân đã được cung cấp đủ vật tư, cơm áo mỗi hộ không phải lo”.

“Người trong nước thật bất hạnh!  Sinh ra ở một nơi như vậy. Tôi cũng cực kỳ ghét những người có tư tưởng ích kỷ đó, thờ ơ với người khác, nghĩ đến là thấy tức. Nhưng chúng ta không thể giống như họ. Tôi không quan tâm đến điều đó, mọi người không cần phải thất vọng về họ, không phải người nào cũng xấu xa như vậy, đều là dân đen, ở nơi đó thực sự cũng không có cách nào khác, muốn hận thì phải hận Đảng Cộng sản”.


Hồ Giai, một nhà hoạt động nhân quyền đang bị quản thúc tại quận Thông Châu, Bắc Kinh nói với tờ “Apple Daily” rằng, khu dân cư mà anh ở tạm thời vẫn chưa có ca nhiễm nào được chẩn đoán, nhưng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiện tại của Bắc Kinh gần như đồng bộ với biện pháp phong tỏa thành phố Vũ Hán vào tháng 1.

Anh chỉ ra, khi Lưỡng hội được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng trước, chính quyền tin rằng công tác phòng chống dịch bệnh ở Bắc Kinh là an toàn, không bùng phát dịch trên diện rộng, cho đến ngày 6 tháng này, Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc đã giảm phản ứng y tế công cộng trong cùng một ngày xuống cấp 3, tức là mở cửa lại bể bơi và phòng tập thể dục, nhưng không mở cửa nhà hát.

Anh phân tích, điều mà anh không ngờ tới là chợ Tân Phát Địa lại là một chợ hải sản, virus viêm phổi Vũ Hán trên thế giới đều bắt đầu từ Chợ Hải sản Hoa Nam, Vũ Hán, đến giờ vẫn chưa tìm thấy nguồn phát sớm nhất.
Hồ Giai, một người bị viêm gan B, cần thường xuyên đến Bệnh viện Hữu An để được tư vấn theo dõi, bệnh viện nằm ở quận Phong Đài, nơi tình hình dịch bệnh nghiêm trọng nhất, bệnh viện này đã từng tiếp nhận và điều trị cho những bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi Vũ Hán.

Anh chỉ ra, khu vực bệnh sốt của bệnh viện đều được sắp xếp ở nơi kín đáo, khu khám và chữa bệnh của bệnh nhân viêm gan đều được phân chia rõ ràng, tất cả những người được chẩn đoán hiện đều tập trung ở Bệnh viện Thiên Đàn.

Hồ Giai nói rằng, cha mẹ anh sống ở quận Triều Dương, lúc anh đến thăm họ vài ngày trước, kiểm soát của khu dân cư cũng đã được thắt chặt ngay lập tức. Anh miêu tả, các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở Bắc Kinh là mang “tính quả quyết”“Tổ chức họp báo vào ban đêm, bất ngờ thông báo tất cả các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học đều nghỉ học… Người già đều ngủ hết rồi”.
Anh biểu thị, Vũ Hán tuyên bố đóng cửa thành phố vào ngày 23/1, dẫn đến một lượng lớn người rời đi, bất kể có dịch bệnh xung quanh quận Phong Thành, Tây Thành hay chợ Tân Phát Địa ở Bắc Kinh hay không, thì việc “chính quyền đột nhiên tuyên bố đóng cửa, đột nhiên không cho phép ra vào” đã khiến “nhiều người thậm chí không chuẩn bị đủ thức ăn, một số người trên Weibo nói mình không có gì để ăn”.

Anh nói, cả nhân viên giao hàng và giao báo đều không thể vào cư xá, do kiểm soát giao thông, nhân viên chuyển phát nhanh cũng không thể vào cổng cư xá, anh phát hiện ứng dụng mua đồ gần đây đã viết rõ rằng: “Tạm hoãn giao hàng ở Bắc Kinh”, nếu trong nhà sử dụng nước cất đóng thùng thì công ty cung cấp nước cũng tạm thời bị đình chỉ, việc này đã gây ra hỗn loạn ở nhiều nơi tại Bắc Kinh.
Minh Huy (Theo NTDTV)

Không có nhận xét nào: