Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Trung Quốc: Mưa lũ lớn nhất từ năm 1949, áp sát đập Tam Hiệp; 11/12 dự đoán về đập Tam Hiệp đã ứng nghiệm, điều cuối cùng liệu có xảy ra?

  Trung Quốc  14,405

Sông Dương Tử (Trường Giang) là một trong những cái nôi của nền văn minh Trung Hoa. Nó chảy qua 19 tỉnh, thành phố và khu tự trị trên cả nước, từ thời xa xưa cho đến nay nó đã nuôi dưỡng hơn một phần ba dân số Trung Quốc, vì thế nên được mệnh danh là “Mẫu Thân hà”.

11/12 dự đoán về đập Tam Hiệp đã ứng nghiệm, điều cuối cùng liệu có xảy ra? (Ảnh: RFI)
Sông Dương Tử bắt nguồn từ núi tuyết Khang Căn Địch ở phía Tây Nam của núi tuyết Các Lạp Đan Đông, đỉnh núi chính của dãy núi Đường Cổ Lạc trên cao nguyên Tây Tạng, với tổng chiều dài 6.300 km.

Đập Tam Hiệp của sông Dương Tử bắt đầu từ huyện Phụng Tiết của thành phố Trùng Khánh ở phía Tây cho đến thành phố Nghi Xương ở tỉnh Hồ Bắc ở phía Đông. Từ Tây sang Đông, chủ yếu có ba hẻm (hiệp) núi lớn: hẻm Cù Đường, hẻm Vu và hẻm Tây Lăng, do đó nó có tên là Tam Hiệp.

Tam Hiệp của sông Dương Tử được coi là long mạch lớn nhất thế giới. Nó đã mang lại lợi ích và nuôi dưỡng dân tộc Trung Hoa trong hàng ngàn năm. Tuy vậy, các nhà phong thủy học cho rằng, việc xây dựng đập Tam Hiệp của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cắt đứt long mạch của dân tộc Trung Hoa, và phá hủy phong thủy Trung Quốc, dẫn đến thảm họa ở lưu vực Tam Hiệp hết lần này đến lần khác.

Bản đồ sông Dương Tử chảy qua các thành phố lớn và vị trí đập Tam Hiệp. (Ảnh theo Wiki)
Kể từ khi đập Tam Hiệp được hoàn thành vào năm 2006, nó đã hình thành một hồ chứa khổng lồ với chiều dài lên tới 600 km, điều này là rất hiếm trên thế giới.

Các thầy phong thủy tin rằng việc xây dựng đập Tam Hiệp không chỉ cắt đứt long mạch mà còn phá hủy vùng đất phong lưu “Ba sơn thục thuỷ” của dân tộc Trung Hoa. Ý nghĩa câu thơ “Ba sơn dạ vũ trướng thu trì” (Mưa đêm núi Ba nước tràn đầy ao thu) trong bài “Dạ vũ ký bắc” của Lý Thương Ẩn từ lâu đã trở thành nỗi oán hận, và những tổn thất vô hình do nó mang lại là vô cùng lớn.

Theo lý thuyết phong thủy của Trung Quốc, địa hình của Trung Quốc cao ở phía Tây Bắc và thấp ở phía Đông Nam, gọi là “thiên khuynh Tây Bắc, địa hãm Đông Nam”. 

Hoàng Vạn Lý, một chuyên gia thủy lợi nổi tiếng và là giáo sư tại Đại học Thanh Hoa lúc đương thời đối với đập Tam Hiệp đã dự đoán sẽ có 12 hậu quả thảm khốc xảy ra. 11 mục đầu tiên đã toàn bộ ứng nghiệm trong những năm trở lại đây. (Ảnh: TH)
Từ quan điểm Bát quái mà nói, phía Đông Bắc thuộc Cấn, núi Côn Lôn thuộc về “núi tổ”. Từ quan điểm của triết học truyền thống Trung Quốc mà nói, thiên địa nhân là một khí. Khí tại mặt đất ngưng tụ thành long mạch, tạo thành sơn mạch và thủy mạch. Do đó, bắt đầu từ núi Côn Lôn, Trung Quốc có ba sơn long và hai thủy long. Long mạch thông, vận nước thịnh vượng; long mạch trở ngại, vận nước sẽ bị ảnh hưởng.

Từ quan điểm địa khí học của môn phong thủy mà nói, phía nam sông Dương Tử thuộc về Cảnh môn, nó thuộc dải đất vàng cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Do đó, long mạch của sông Dương Tử quan trọng hơn và cần được bảo vệ hơn sông Hoàng Hà.

Ngày nay, sông Dương Tử bị đứt đoạn ngang lưng nên phong thủy đã bị phá hủy hoàn toàn, điều này không chỉ ảnh hưởng đến thiên văn và khí hậu tự nhiên, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Sự biến dạng những năm gần đây của đập Tam Hiệp làm dấy lên mối lo ngại siêu đập này sẽ bị vỡ. (Ảnh: Secretchina)
Giới dịch lý tin rằng Tam Hiệp là long mạch lớn nhất thế giới. Nó mang lại lợi ích và nuôi dưỡng dân tộc Trung Hoa. Giờ đây, những người được gọi là chuyên gia, viện sĩ không có kiến ​​thức về khoa học phong thủy bát quái, đã thay đổi long mạch lớn nhất và phá hủy phong thủy của Trung Quốc. Sự tàn phá này mang đến thảm họa lớn vô tận cho các thế hệ tương lai.

Người xưa nói: “Thiên nhiên là không thể chinh phục, không thể đánh bại. Con người chỉ có thể thích nghi với thiên nhiên và lợi dụng thiên nhiên”. Long mạch phong thủy vì thế cũng không thể bị xáo trộn một cách tùy tiện, nếu không nó sẽ gây ra thảm họa lớn cho nhân loại.

Hoàng Vạn Lý, một chuyên gia thủy lợi nổi tiếng và là giáo sư tại Đại học Thanh Hoa lúc đương thời đối với đập Tam Hiệp đã dự đoán sẽ có 12 hậu quả thảm khốc xảy ra. 11 mục đầu tiên đã toàn bộ ứng nghiệm trong những năm trở lại đâyẢnh
11 dự đoán đó bao gồm: (1) Sạt lở đê của hạ lưu sông Dương Tử; (2) Sự cản trở vận chuyển; (3) Vấn đề di dân; (4) Vấn đề ứ đọng phù sa; (5) Suy giảm chất lượng nước; (6) Sản xuất điện không đủ; (7) Khí hậu bất thường; (8) Động đất thường xuyên; (9) Lây nhiễm bệnh sán máng; (10) Suy thoái hệ sinh thái; (11) Lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn. Và mục cuối cùng là đập Tam Hiệp sẽ bị buộc phải phá hủy.

Lũ lụt ở Trung Quốc Đại lục gần đây rất nghiêm trọng và trên khắp cả nước đã có 148 con sông vượt quá mức cảnh báo lũ lụt. Tại Trùng Khánh, tính đến ngày 12/6, đã có 4 ngày mưa hoặc mưa lớn liên tục, khiến mực nước của tất cả các con sông ở Trùng Khánh đều tăng vọt.

Theo giám sát của Tổng trạm Quan trắc Thủy văn thành phố Trùng Khánh, từ 8:00 ngày 11/6 đến 8:00 ngày 12/6, đã có một trận mưa lớn cục bộ ở phía Đông Bắc Trùng Khánh. Mưa bão đã xảy ra ở 20 quận huyện, bao gồm Vạn Châu, Khai Châu, Vân Dương, Vu Tích, Phụng Tiết, Lương Bình, và Thành Khẩu, với lượng mưa tối đa hàng ngày lên tới 206mm.


三峡大坝上游大面积山体滑坡?这个千年大祸害位移加剧,极可能在这两年溃坝!只是果真如此,武汉、南京、上海又要悲催了!

1,441 people are talking about this
Vào ngày 23/3, một học giả kinh tế độc lập với tài khoản Twitter “Bình luận Lãnh Sơn” (@goodrick8964) đã đăng một video về sạt lở đất với diện tích lớn ở thượng nguồn đập Tam Hiệp, và đề cập rằng tình trạng này có khả năng khiến đập Tam Hiệp bị vỡ trong vòng 2 năm, nếu vậy thì Vũ Hán lại là nơi đứng mũi chịu sào, sau đó đến Nam Kinh, Thượng Hải cũng không thể may mắn thoát khỏi.

Tính đến 10 giờ ngày 12/6, thảm họa lũ lụt đã khiến 150.194 người ở 35 thị trấn (đường phố) tại 4 quận huyện là Khai Châu, Vạn Châu, Vô Tích, Vu Sơn, v.v. thuộc Trùng Khánh gặp họa. Một người chết, bốn người mất tích do lũ lụt và 3.222 người đã phải di dời trong tình trạng khẩn cấp; 2310 ha diện tích cây trồng nông nghiệp bị ảnh hưởng, trong đó mới chỉ thu hoạch được 272 ha, 89 ngôi nhà bị sập và 696 ngôi nhà bị hư hại ở các mức độ khác nhau.

Bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn, mực nước lúc 8 giờ ngày 12/6 tại trạm quan trắc đặt trên sông Xa Gia Bá ở Phụng Tiết vượt quá mực nước cảnh báo 0,38 mét. Mực nước trên sông Kỳ Giang Tảo Độ vào lúc 8 giờ 9 phút ngày 12/6 đã vượt quá mực nước cảnh báo 0,49 mét.

Áp lực lên đập Tam Hiệp ngày càng tăng, có nguy cơ xảy ra vỡ đê, sạt lở nghiêm trọng. Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo rằng người dân tốt nhất nên đề phòng trước những tình huống nguy hiểm.


Gia Hưng (Theo NTDTV)

Khu vực phía nam Trung Quốc nhiều ngày liên tiếp mưa lớn gây lũ lụt, 24 tỉnh thành như Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Quý Châu, Trùng Khánh, v.v, liên tiếp có thông tin về thảm họa, ít nhất 8,512 triệu người bị ảnh hưởng, 138.000 căn nhà bị hư hại. Chính quyền đưa ra cảnh báo, lũ lụt năm nay là trận lụt lớn nhất kể từ năm 1949 đến nay, nhất là lượng mưa lớn ở khu vực thượng du đập Tam Hiệp, sẽ gây ra thách thức nghiêm trọng đối với con đập khổng lồ này. 
Năm nay có thể là năm có lũ lụt lớn nhất của Trung Quốc kể từ năm 1949 tới nay. (Ảnh từ Weibo).
Mưa lớn từ tháng Sáu tới nay, đã khiến nhiều khu vực ở vùng Hoa Nam, Hoa Trung của Trung Quốc xảy ra thiên tai, vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Trung bộ và một phần cao nguyên Xuyên Tây tỉnh Tứ Xuyên chịu ảnh hưởng; ngày 16 liên tiếp mưa lớn suốt 24 tiếng đồng hồ, Mai Long Câu thuộc huyện Đan Ba (Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư tỉnh Tứ Xuyên) xảy ra lũ quét sạt lở, dòng chảy sông Tiểu Kim Xuyên bị chặn, hình thành vùng ứ đọng nước, làm cắt đứt đường giao thông khu vực lân cận. Ngày 17/6, vùng ngập úng bắt đầu vỡ và tràn, nhà máy thủy điện Mai Long 2KW cũng bị lũ hủy hoại.
Hôm 16/6, Cục Quản lý ứng cứu khẩn cấp Tứ Xuyên cho biết, do mưa lớn nhiều ngày, lượng mưa đo được ở 5 trạm thuộc huyện Vượng Thương, huyện Kiếm Các, khu Lợi Châu, khu Thiệu Hóa thành phố Quảng Nguyên lên đến hơn 250mm, trong đó lượng mưa lớn nhất đo được ở trạm Minh Đảng thuộc khu Thiệu Hóa lên đến 285,4 mm. Trận mưa lớn này khiến cho khu Thiệu Hóa xảy ra lũ bất ngờ, nhiều đoạn đường giao thông bị gián đoạn, tình hình thiên tai nghiêm trọng. Ước tính hơn 340.000 hộ dân ở hơn 50 hương (trấn) thuộc 5 huyện, khu vực trên toàn thành phố chịu thiệt hại. Một số khu vực tỉnh Tứ Xuyên dự tính mưa lớn sẽ tiếp tục cho đến ngày 23/6.
(Cảnh lũ lụt sau khi vỡ đập nước tại Đan Ba tỉnh Tứ Xuyên)
Còn khu vực thượng du sông Tần Hoài tỉnh Giang Tô trong mấy ngày qua cũng liên tiếp xảy ra mưa lớn. Ngày 9 – 16/6, lượng mưa trung bình trên lưu vực sông Hoài vào khoảng 113,4 mm. Vào lúc 8 giờ ngày 17/6, mực nước ở Vương Gia Bối, Chính Dương Quan, Ngô Gia Độ, Tưởng Bối đều cao hơn ngày 16/6 từ 0,05 đến 1,83 mét; lưu lượng nước ở trạm Lâm Hoài là 1230 mét khối mỗi giây. Mực nước ở một số đập nước cỡ lớn trên hệ thống sông Hoài cao hơn ngày 16/6 từ 0,02 – 2,02 mét.
Chính quyền Trung Quốc ngày 16 đã phát đi cảnh báo về một đợt mưa lớn. Tính đến 8 giờ sáng ngày 17/6, hai đập nước cỡ lớn trên lưu vực sông Hoài, 3 đập nước cỡ trung bình đều có mực nước cao hơn mực nước lũ giới hạn, mực cao nhất hơn giới hạn 0,49 mét. Ngoài ra, 12 đập nước cỡ nhỡ của huyện, thị như Lục An, Hợp Phì, Lai An, v.v, đều có mực nước cao hơn mực nước lũ giới hạn, cao nhất là hơn 0,68 mét.
Tân Hoa Xã đưa tin, tư liệu Bộ Thủy lợi cho thấy, tính đến ngày 17/6, lưu vực sông Hoài đã có 6 đập nước vượt mực nước giới hạn.
Ngoài ra, sáng sớm ngày 17/6, tại Long Mai Câu của trấn Bán Phiến Môn huyện Đan Ba châu, thuộc Cam Tư tỉnh Tứ Xuyên cũng xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng, dòng chảy sông Tiểu Kim Xuyên bị chặn gây ngập úng, nhiều tuyến đường bị cắt đứt, sạt lở, tình hình ngập úng đe dọa đến 4 trường học, 17 thôn 3 hương trấn ở hạ du. Theo thống kê, hiện có khoảng 20.000 người bị buộc phải rời khỏi nhà, 2 người mất liên lạc.
Thông báo của cơ quan Tổng chỉ huy phòng chống lũ lụt hạn hán quốc gia thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc chỉ ra, đến ngày 15/6, trận mưa lũ này đã khiến cho 8,521 triệu lượt người ở 24 tỉnh thành, châu tự trị, thành phố trực thuộc của Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Quý Châu, Trùng Khánh, v.v, chịu ảnh hưởng; gần 500.000 lượt người phải sơ tán; hơn 7.300 căn nhà bị sập đổ, thiệt hại kinh tế trực tiếp lên đến 20,67 tỷ nhân dân tệ.
Điều đáng chú ý là, gần đây Bộ Thủy lợi Trung Quốc đưa ra cảnh báo, năm nay lượng mưa trung bình tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất hiện 19 lần mưa lớn, có 148 con sông xảy ra tình trạng nước lũ vượt mức giới hạn cảnh báo. Đặc biệt là ngày 2/6 đến nay, Giang Nam, Hoa Nam, phía đông vùng Tây Nam Trung Quốc đều xảy ra lượng mưa có cường độ lớn nhất, phạm vi lớn nhất và thời gian kéo dài nhất, nhánh sông Bắc Giang, Tây Giang thuộc lưu vực sông Chu Giang, nhánh sông Tương Giang thuộc lưu vực sông Trường Giang và hệ thống nước Hồ Bà Dương, hệ thống sông Tiền Đường tỉnh Chiết Giang, đều vượt mức cảnh báo. Một số sông xuất hiện mực lũ vượt các trận lũ trong lịch sử, “tình hình phòng chống lũ lụt vô cùng gay go”.
Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc Diệp Kiến Xuân cũng cho biết, năm nay cần trọng điểm chú ý đến “3 rủi ro lớn” phải đối mặt đó là mực lũ vượt mức cảnh báo, thảm họa có thể xảy ra từ các đập nước, lũ quét. Ông giải thích, công trình phòng chống lũ của Trung Quốc có thể phòng được lũ lớn nhất từ năm 1949 đến nay, nhưng mực lũ vượt quá mức tiêu chuẩn có khả năng vượt quá năng lực phòng chống hiện có, trở thành sự kiện “thiên nga đen”.
Đoạn phát biểu này được giải thích thành, năm nay có khả năng xuất hiện lũ lụt có quy mô lớn nhất từ khi ĐCSTQ thành lập chính quyền đến nay. Ngoại giới cũng chú ý, nhiều lần có thông tin nói đập Tam Hiệp bị biến dạng nhưng chính quyền Trung Quốc đều phủ nhận, liệu nó có chịu được sự tấn công trận lũ lụt lần này hay không?
Ngày 23/3 năm nay, nhà kinh tế học độc lập Lãnh Sơn đã đăng tải một video trên Twitter, cho thấy vùng thượng nguồn đập Tam Hiệp xuất hiện hiện tượng sạt lở đất quy mô lớn. Đồng thời ông còn đề cập rằng tình huống dịch chuyển này, rất có thể sẽ khiến đập Tam Hiệp bị vỡ trong vòng 2 năm. Vậy thì Vũ Hán sẽ là nơi đầu tiên chịu trận, sau đó Nam Kinh, Thượng Hải cũng không thể may mắn thoát nạn.
Tháng 7 năm ngoái, ông Lãnh Sơn từng đăng trên Twitter 2 bức ảnh so sánh đập Tam Hiệp chụp qua bản đồ vệ tinh của Google trước kia và hiện giờ, một bức cho thấy đập Tam Hiệp là một đường thẳng, một bức khác lại cho thấy tình trạng đập Tam Hiệp bị cong biến dạng. Nhiều người cho rằng hình chụp qua bản đồ vệ tinh của Google là không chính xác, và sau đó Google cũng đã thay thế bằng một hình vẽ đập Tam Hiệp tại vị trí đó trên bản đồ. Tuy nhiên, trước ồn ào của dư luận và sự lo lắng về tình trạng vỡ đập, truyền thông Trung Quốc đã tăng cường trấn an, nhưng các thông tin lại không đồng nhất: có thông tin nói đập Tam Hiệp không biến dạng, có thông tin nói một bức ảnh vệ tinh khác của Google cho thấy đập hoàn toàn bình thường, có thông tin nói đã biến dạng, nhưng là trạng thái “đàn hồi”, đập nước biến dạng là chuyện rất bình thường, thuộc về “phạm vi thiết kế cho phép”…
Trên thực tế, đập Tam Hiệp đã được công nhận là hiểm họa lớn đối với dân tộc Trung Hoa. Những tai nạn địa chất tại khu vực xung quanh đập như hạn hán, lũ lụt và động đất liên tục diễn ra. Khu vực hồ chứa cũng đã sập và lở đất quy mô lớn. Đây được cho là một trong những nguyên nhân vì sao bức ảnh trên bản đồ Google lại khiến người dân Trung Quốc và giới chức ĐCSTQ quan tâm tới vấn đề này như vậy. Ông Hoàng Tiêu Lục, người chủ trì Quỹ Nghiên cứu Hoàng Vạn Lý, một chuyên gia thủy lợi nổi tiếng lại cho rằng, dù có biến dạng hay không thì đập Tam Hiệp đều sẽ dẫn tới một thảm họa vô cùng nghiêm trọng. Đập Tam Hiệp được xây dựng vào thời ông Lý Bằng và Giang Trạch Dân, họ được xem là nhân vật quyết định quan trọng trong xây dựng dự án này.
Ngoài ra, do năm nay trên mạng cũng chia sẻ nhiều video thảm họa lũ lụt, khiến cho ngoại giới nghi ngờ tình hình thực sự có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những gì mà chính quyền công bố.
Trí Đạt
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: