Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

CẦN TRẢ LẠI CHÂN LÝ KHOA HỌC CHO KẾT LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN NGẬP ÚNG CỤC BỘ TP. HỒ CHÍ MINH


Kính gửi:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Tp. HCM
Chủ tịch UBND Tp. HCM 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang
Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Bộ trưởng Bộ  Khoa học và Công nghệ
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ trưởng Bộ Tài chính
Ủy ban Khoa học và Công nghệ Quốc hội
Văn phòng Chủ tịch nước

(về QUY HOẠCH THỦY LỢI CHỐNG NGẬP ÚNG  KHU VỰC
Tp. HCM LÀ PHẢN KHOA HỌC VÀ RẤT CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC)

Tôi tên là Nguyễn Đức Thắng, cán bộ Nhà nước về hưu năm 2008, có quá trình công tác, khởi đầu tại Viện Kỹ thuật quân sự, tiếp đến là Viện Khoa học Việt Nam và cuối cùng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
  1. “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh” tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008.
  2. Chủ trương xây dựng tuyến đê ngăn biển Vũng Tàu – Gò Công (tỉnh Tiền Giang).
  3. Chủ trương xây dựng cống Cái Lớn, Cái Bé thuộc tỉnh Kiên Giang.
Hiện rất nhiều nguồn lực đã được huy động đầu tư thực hiện những quyết định nói trên. Trong tương lai sẽ đầu tư khoảng 233.000 tỷ đồng nhưng ngập úng vẫn hoàn toàn là ngập úng. Không những thế sẽ làm cạn kiệt nguồn lực quí hiếm của đất nước để đầu tư cho những giải pháp có căn cứ khoa học và hiệu quả. Những quyết định  nói trên đều là những quyết định trị THIÊN, không phải là thuận Thiên, thân thiện môi trường sinh thái nên sẽ thất bại.

Sau khi nghiên cứu toàn diện rất nhiều vấn đề liên quan, tôi thấy những tham mưu nói trên của Bộ NN&PTNT là rất sai về mặt khoa học và đề xuất những giải pháp RẤT CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚCTôi thấy mình phải có trách nhiệm gửi thư này (đính kèm là bài viết  CẦN TRẢ LẠI CHÂN LÝ KHOA HỌC CHO KẾT LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN NGẬP ÚNG CỤC BỘ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH) tới Tổng Bí thư, Thủ tướng và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan cân nhắc, xem xét và có nguyện vọng mong nhận được ý kiến trả lời.
Xin chân thành cám ơn.
Kính thư,
Nguyễn Đức Thắng
Địa chỉ thường trú:
Điện thoại, email:

CẦN TRẢ LẠI CHÂN LÝ KHOA HỌC CHO KẾT LUẬN VỀ

NGUYÊN NHÂN NGẬP ÚNG CỤC BỘ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

 

Bài viết gồm 8 phần sau:
I. QUYẾT TÂM CHÍNH TRỊ VÀ KHOA HỌC THỦY LỢI DUY Ý CHÍ
II. OAN CHO MƯA, LŨ THƯỢNG NGUỒN, TRIỀU CƯỜNG VÀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG.
III. QUY HOẠCH THỦY LỢI CHỐNG NGẬP ÚNG CỤC BỘ KHU VỰC TP. HCM LÀ BẢO VỆ KHU VỰC GIẦU, ĐẨY ÚNG NGẬP ĐẾN KHU VỰC NGHÈO.
IV. NGẬP ÚNG CỤC BỘ TẠI TP. HCM, 100% DO CON NGƯỜI GÂY RA
V. TUYẾN ĐÊ CHẮN BIỂN HÙNG VĨ TỪ VŨNG TÀU ĐẾN GÒ CÔNG (TIỀN GIANG) SẼ CHỐNG NGẬP ÚNG CỤC BỘ TRIỆT ĐỂ CHO TOÀN TP. HCM?
VI. NHỮNG CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN LỊCH SỬ TRỊ THIÊN CỦA NGÀNH THỦY LỢI TRONG 30 NĂM PHÁT TRIỂN
VII.  KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
VIII. Ý KIẾN CỦA MỘT SỐ NHÀ KHOA HỌC THỦY LỢI


I. QUYẾT TÂM CHÍNH TRỊ VÀ KHOA HỌC THỦY LỢI DUY Ý CHÍ:
Thực tế/Sự thật (TT/ST) 1: Tp. Hồ Chí Minh không có ngập úng toàn diện, toàn thành phố, chỉ có ngập úng cục bộ, khi vài điểm, khi chục điểm, luân phiên thay đổi theo lưu vực bị mưa. Tp. HCM được Trời ưu ái, may mắn hơn rất nhiều các tỉnh miền Trung và miền Bắc, nên CHƯA BAO GIỜ trải nghiệm LŨ, LỤT ngập mái nhà, gây thảm họa chết người và thiệt hại tài sản. Chỉ 30 năm gần đây thành phố mới bị NGẬP ÚNG CỤC BỘ sau mưa, nhiều nơi chỉ cần mưa vừa phải đã gây ngập úng, gây phiền toái cho dân.
TT/ST 2:  Sau Đổi mới (năm 1986) là giai đoạn 30 năm, cả đất nước chứng kiến sự phát triển năng động và bùng nổ về nhiều mặt của Tp. HCM, rõ nét nhất là sự phát triển tự do về đô thị và đầu cơ đất đai. Sài Gòn trước kia đã tự hào là Hòn ngọc Viễn đông. Hiện nay Đảng và Nhà nước trao cho Tp. HCM những ưu tiên, cơ chế đặc biệt nhất để phát triển. So với các tỉnh anh em trong nhà, Tp. HCM đúng là đầu tầu, to lớn và bề thế. Nhưng so với bên ngoài còn thua kém. Có 3 vấn đề rất đời thường:   1) ÙN TẮC GIAO THÔNG; 2) ÚNG NGẬP CỤC BỘ SAU MƯA và 3) VĂN MINH VỈA HÈ ĐƯỜNG PHỐ đang ngăn cản không cho Tp. HCM  trở thành Hòn ngọc Viễn Đông.
TT/ST 3:  Tp. HCM đã tuyên chiến với ngập úng cục bộ từ cách đây khoảng hơn 10 năm. Lần lượt những quy hoạch tiêu thoát, chống ngập úng cho các giai đoạn khác nhau đã ra đời, các dự án lớn nhỏ đã thực hiện. Điển hình, chủ lực và bao trùm nhất là ngày 28/10/2008 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1547/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh”, do Bộ NN&PTNT chủ trì soạn thảo và trình. Nhiều chục nghìn tỷ đồng đã và sẽ được đầu tư để giữ khô chân người dân ở các quận trung tâm và bờ hữu sông Sài Gòn. Quy hoạch này có 3 hợp phần chính (và một Phụ lục gồm danh mục rất nhiều dự án con):
a) Xây dựng tuyến đê bao dài 172km (độ cao đỉnh đê từ 2 – 3m, chiều rộng mặt đê 7,5m) suốt dọc bờ hữu sông Sài Gòn (từ Bến Sức, huyện Củ Chi), đến dọc sông Nhà Bè, dọc sông Soài Rạp, đi tiếp dọc bờ tả sông Vàm Cỏ đến Vàm Cỏ Đông; khép kín khu vực cần được bảo vệ (khoảng 3/4 diện tích Tp. HCM) và 4 huyện sau của tỉnh Long An: Cần Giuộc, Cần Đước, Bến Lức và Đức Hòa, ngăn không cho nước vào.
b) Xây dựng 12 cống lớn (có cánh đóng/mở) và trạm bơm tại các cửa kênh, rạch lớn, khép kín các tuyến đê bao dài 172km. Các cống có độ rộng từ 20m đến 120m, độ cao đáy cống từ -4m đến -10m, với rất nhiều cánh đóng/mở to và nặng. Tất cả có 5 âu thuyền cho tàu bè qua lại. Cống lớn tại các cửa kênh, rạch lớn có nhiệm vụ ngăn chặn không cho nước tự do “đi lại, ra vào” với sông Sài Gòn, sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Đông như tạo hóa đã có từ  ngàn đời. Việc “đi lại” của nước bây giờ hoàn toàn bị kiểm soát. Hàng trăm cánh cống nặng nề sẽ đóng lại khi triều dâng, sẽ mở ra khi triều rút để cho nước từ các kênh rạch đi vào sông. Ngày 2 lần như vậy theo chế độ của thủy triều. Đó là các cống Rạch Tra, Vàm Thuật, Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Sông Kinh, Kinh Lộ, Kinh Hàng, Thủ Bộ, Bến Lứt, Kênh Sáng Lớn.
c) Cải tạo 110km các kênh, rạch chính tiêu thoát nước thải.
Những nhiệm vụ trên theo Quy hoạch sẽ thực hiện trong 5 năm và hoàn thành vào năm 2012.
TT/ST 4:  Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng và gia tăng hơn nữa khả năng chống ngập úng cục bộ cho Tp. HCM, Bộ NN&PTNT đã trình và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý với chủ trương xây dựng tuyến đê ngăn biển hùng vĩ Vũng Tàu – Gò Công (tỉnh Tiền Giang).
Dưới đây là bản đồ Tp. HCM với hình vẽ mô tả vị trí  tuyến đê bao 172km (màu đỏ) và 12 cống lớn (chấm màu tím), và tuyến đê ngăn biển chính dài 28km + đê phụ 13km (màu xanh), 1 âu tầu tại đê biển (chấm màu đỏ) và cầu giao thông nối với Vũng Tầu (các chấm màu  nâu):
CHƯA CÓ NƠI NÀO TRÊN THẾ GIỚI XỬ LÝ ÚNG  NGẬP CỤC BỘ TẠI VÀI ĐIỂM NÀO ĐÓ SAU MƯA BẰNG ĐÊ BAO VÀ ĐÊ BIỂN KHÉP KÍN NHƯ Tp. HCM
TT/ST 5:  Như vậy, Bộ NN&PTNT đã đổ lỗi cho 1) MƯA 2) LŨ THƯỢNG NGUỒN 3) TRIỀU CƯỜNG và 4) MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG. Tất cả đều là những yếu tố khách quan, do thiên nhiên, do ông Trời gây ra. Nguyên nhân đã được chỉ ra; giải pháp TRỊ THIÊN đã được đề xuất. Đó là nhiều chục ngàn tỷ đồng đã và sẽ được đổ vào KÈ, ĐÊ, ĐẬP, CỐNG, TRẠM BƠM và TÔN CAO NỀN ĐƯỜNG. Đến  tháng 9/2015 Tp. HCM đã đầu tư gần 29.000 tỷ đồng. Đáng tiếc là chưa hề nhìn thấy hiệu quả.
TT/ST 6:  Giải pháp tôn cao nền đường cũng đã được triển khai. Cụ thể dự án chống ngập úng cục bộ bằng tôn cao 3,5km đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, thêm lên từ 1,0 – 1,5m, với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng. Khi chưa tôn cao mặt đường thì cửa nhà dân thông thoáng, mưa có ngập đường nhưng không ngập vào nhà dân. Sau tôn cao mặt đường, người dân phải bắc thang leo lên xuống. Nước mưa không làm ngập úng mặt đường, cách duy nhất là phải chảy vào nhà dân, vào các ngõ, ngách và đường cắt nối khác thấp hơn. Theo UBND Q.Bình Tân, dự án đã ảnh hưởng đến 466 căn nhà, 1 bệnh viện, 64 doanh nghiệp, 27 trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, 44 tuyến đường, hẻm kết nối với tuyến đường này.
TT/ST 7:  Tháng 6/2016 tập đoàn Trung Nam đã khởi công xây dựng 7,8 km đê bao thuộc bờ hữu sông Sài Gòn, từ cửa kênh Vàm Thuật đến kênh Mương Chuối, với 6 cống tại đê kiểm soát, ngăn triều là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định; có 3 trạm bơm công suất lớn, lần lượt tại cống Bến Nghé, cống Tân Thuận và cống Phú Định. Dự án BT này có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1, tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng). UBND TP.HCM sẽ thanh toán 16% giá trị hợp đồng BT bằng quỹ đất và 84% còn lại bằng tiền.

II. OAN CHO MƯA, LŨ THƯỢNG NGUỒN, TRIỀU CƯỜNG VÀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG.
1) Oan cho mưa, lũ thượng nguồn và triều cường:
TT/ST 8:  Tp. HCM không có LŨ, LỤT như các tỉnh miền Bắc và miền Trung. 20 năm gần đây mới có ÚNG, NGẬP CỤC BỘ. Do vậy cụm từ “ thượng nguồn” nên đổi thành “nước thượng  nguồn”. Vì sao lại oan? Vì Sài Gòn ngày xưa vào mùa mưa cũng đều có mưa phủ trắng trời ào ạt đổ xuống đầu, xuống vai người dân. Nước thượng nguồn cũng ào ạt đổ về Sài Gòn. Triều cường/thủy triều coi như tồn tại vĩnh hằng. Với đầy đủ 3 yếu tố đó cũng thường xuyên đổ về Sài Gòn nhưng không hề gây ngập úng cục bộ, phiền toái cho người dân như ngày nay. Người  nông dân có thể đổ cho thời tiết, cho nắng, cho mưa; nhưng các nhà khoa học thì rất không nên. Nếu suy diễn như vậy thì bà con tiểu thương buôn bán ở trong chợ Bến Thành cũng sẽ trả lời “thưa… không phải”. Vì mưa, nước thượng nguồn và triều cường, “ngày xưa vẫn thế, giờ vẫn vậy”, “muôn thuở rồi” vậy tại sao ngày xưa người dân Sài Gòn không bị khổ vì úng ngập cục bộ như ngày nay?.
TT/ST 9:  Ngoài ra, ngày xưa làm gì có 2 hồ chứa nước cỡ lớn là Dầu Tiếng (vận hành năm 1987) và Trị An (vận hành năm 1990) “hấp thu” được gần 3,5 tỷ m3 nước, để cắt giảm nước đổ về Sài Gòn như ngày nay. Vì có 2 hồ chứa nước cỡ lớn này ở thượng lưu, nên Tp. HCM ngày nay buộc phải ít ngập úng cục bộ, phải “khô” hơn Sài Gòn ngày xưa. Rõ ràng, ngày xưa nước thượng nguồn đã đổ về Sài Gòn lớn hơn và nhiều hơn ngày nay, nhưng đã không làm úng ngập Sài Gòn. Ngày nay, nước từ 2 hồ trên đổ về Tp. HCM không thể gọi là LŨ được, mà là dòng nước ngọt quí hàng ngày giúp sản xuất điện (thủy điện Trị An), dòng nước này rất cần cho các hoạt động công, nông nghiệp, thủy sản và đặc biệt cho các nhà máy xử lý nước cấp sinh hoạt cho nhiều triệu người dân, giúp cho tầu bè đi lại khắp nơi, cuối cùng là “xua đuổi” nước thải của thành phố ra biển. Thật vô lý khi gọi dòng nước ngọt quí này là LŨ.
TT/ST 10:  Thêm một bằng chứng tự nhiên nữa chứng tỏ rằng, nước thượng nguồn đổ về, đặc biệt vào mùa mưa, không liên quan đến úng ngập cục bộ tại Tp. HCM từ ngày xưa cho đến ngày nay và  cho MUÔN ĐỜI SAU, vì:
Mùa khô có 5 tháng, bao gồm tháng 12, 1, 2, 3, 4 . Mùa mưa có 7 tháng, bao gồm tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11. Niên giám thống kê Tp. HCM từ năm 2005 đến năm 2015 có cung cấp các bảng số liệu Mực nước cao nhất và Mực nước thấp nhất hàng tháng ghi được tại trạm thủy văn Phú An sông Sài Gòn. Dưới đây là bảng tổng hợp cho cả năm:

MỰC NƯỚC CAO NHẤT
MỰC NƯỚC THẤP NHẤT

Mùa khô (cm)
Mùa mưa (cm)
Chênh lệch (cm)
Mùa khô  (cm)
Mùa mưa  (cm)
Chênh lệch (cm)
Năm 2005
127
119
8
-196
-221
25
Năm 2007
129
131
-2
-191
-210
19
Năm 2008
141
132
9
-179
-204
25
Năm 2009
144
135
9
-177
-199
22
Năm 2010
143
135
8
-173
-198
26
Năm 2011
144
135
9
-157
-196
39
Năm 2012
148
139
9
-167
-189
22
Năm 2013
150
144
7
-158
-186
28
Năm 2014
148
140
8
-159
-191
31
Năm 2015
145
137
8
-169
-195
26
Trung bình:
142cm
135cm
8cm
-173cm
-199cm
26cm

Mùa khô
Mùa mưa
Chênh lệch
Mùa khô
Mùa mưa
Chênh lệch

TT/ST 11:  Từ bảng tổng hợp dữ liệu quan trắc thực tế này có thể rút ra được những ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÍNH QUI LUẬT sau:
Bình quân mực nước cao nhất (đỉnh triều so với mực nước biển 0m) vào mùa khô là 142cm, cao hơn mùa mưa (135cm) là 8cm. Có nghĩa là “LŨ” thượng nguồn đổ về vào mùa mưa không ảnh hưởng đến ngập úng cục bộ ở Tp. HCM. Sông Sài Gòn còn có thể HẤP THỤ thêm nhiều nữa nước từ thượng nguồn đổ về để đưa mực nước từ 135cm lên 142cm bằng với mùa khô. Từ đó cho ta một kết luận có tính qui luật “Mực nước cao nhất trên sông Sài Gòn là vào mùa khô; mực nước thấp nhất là vào mùa mưa”. Tại sao lại có “thực tế nghịch lý” này? Cần giải thích vì đâu có điều lạ này?. Yếu tố “bí ẩn” nào của tự nhiên đã “cứu giúp” Tp. HCM, ngăn không cho nước sông Sài Gòn dâng cao vào mùa mưa? Liên tục 10 năm số liệu  quan trắc là như vậy (ngoại trừ số liệu của năm 2007). Điều này đã tồn tại vĩnh hằng rồi mà các nhà khoa học Thủy lợi không biết.
Bình quân mực nước thấp nhất (chân triều so với mực nước biển 0m): Vào mùa khô là 173cm (âm), vào mùa mưa là 199cm (âm). Điều này cũng tồn tại vĩnh hằng rồi.
Đỉnh triều cường vào mùa khô dâng lên cao hơn và rút xuống ít hơn. Đỉnh triều cường vào mùa mưa dâng lên thấp hơn và rút xuống sâu hơn.
Trong giai đoạn 10 năm (2005 – 2015) trung bình MỰC NƯỚC CAO NHẤT vào mùa khô tăng 2,3cm/năm (lấy (150 – 127):10) và vào mùa mưa tăng 2,5cm/năm (lấy (144 - 119):10). Bình quân cả năm tăng 2,4cm/năm.
TT/ST 12:  Yếu tố tự nhiên nào làm cho đỉnh triều cường vào mùa khô dâng lên cao hơn và rút xuống ít hơn và đỉnh triều cường vào mùa mưa dâng lên thấp hơn và rút xuống sâu hơn có thể giải thích dựa vào Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton (Vật lý 10) lực tương tác hấp dẫn giữa Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng, quĩ đạo chuyển động và các khoảng cách giữa chúng với nhau. Vào mùa khô khoảng cách giữa “Tp. HCM” với Mặt trăng và Mặt trời ngắn hơn nên lực hấp dẫn giữa chúng mạnh hơn, do vậy mực nước được “hút” lên cao hơn. Còn trong mùa mưa do khoảng cách xa hơn nên lực hấp dẫn yếu hơn, mực nước được “hút” lên ít hơn, do vậy đỉnh triều thấp hơn và chân triều cũng thấp hơn.
2) Oan cho mực nước biển dâng:
TT/ST 13:  Trái đất nóng lên toàn cầu, băng tan chảy và hệ quả là mực nước biển dâng. Tuy nhiên mực nước biển dâng hiện nay và còn lâu sau này, vẫn chưa thể đe dọa làm ướt chân người dân Tp. HCM. Vì sao? Vì theo nhà khoa học Hồ Long Phi (năm 2010) bình quân số liệu quan trắc đỉnh triều cường suốt mấy chục năm qua, tại trạm quan trắc thủy văn Vũng Tầu là không thay đổitức là độ tăng của bình quân đỉnh triều bằng 0cm. Tác giả đã tính toán thống kê dựa trên các số liệu quan trắc tại các trạm thủy văn Phú An (sông Sài Gòn), Nhà Bè và Vũng Tầu về diễn biến đỉnh triều cao nhất của năm cho kết quả:

Giai đoạn trước năm 1995
Từ năm 1995 - 2007
Trạm Phú An
Tăng không đáng kể
Tăng 1,45cm/năm
Trạm Nhà Bè
Tăng không đáng kể
Tăng 1,17cm/năm
Trạm Vũng Tàu
Không tăng
Không tăng
Nếu xét trên bình diện toàn Thế giới, thì suốt 20 năm qua, mực nước biển dâng lên khoảng 1cm - 2cm, bằng móng tay thôi.
TT/ST 14:  Mực nước biển rõ ràng là chưa dám “bén mảng” đến bàn chân người dân Tp. HCM đã và đang đúng và sẽ còn đúng dài lâu. Vì tác động của  mực nước biển dâng là tác động toàn cầu, âm thầm, nhưng sẽ rõ nét sau năm 2080, nếu như toàn Thế giới không chung tay cắt giảm phát thải khí CO2, làm Trái đất tiếp tục nóng lên và dự báo vào năm 2100 mực nước biển có thể sẽ dâng lên 65cm, xấu nhất là 100cm.

III. QUY HOẠCH THỦY LỢI CHỐNG NGẬP ÚNG CỤC BỘ KHU VỰC TP. HCM LÀ BẢO VỆ KHU VỰC GIẦU, ĐẨY ÚNG NGẬP ĐẾN KHU VỰC NGHÈO.
TT/ST 15:  Khi xác định nguyên nhân không chính xác, sẽ đưa ra những giải pháp sai. KẾT QUẢ thì có, đến  tháng 9/2015 Tp. HCM đã đầu tư gần 29.000 tỷ đồng, xây dựng được một số đê bao và cống, nhưng HIỆU QUẢ thì không. Hiện Tp. HCM đang huy động tổng lực để thực hiện “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh” được phê duyệt tại quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008 như đã nói ở phần I. Với 172km đê bao khép kín ngăn không cho nước từ mọi phía (nước mưa, nước thượng nguồn và triều dâng) tràn vào khu vực cần bảo vệ. Tất cả số nước có trong nội khu sẽ được bơm vào sông Sài Gòn, cộng  với nước thượng nguồn đổ về và triều cường sẽ tự chảy, lan tỏa khắp nơi theo qui luật “nước chảy chỗ trũng” vào các khu dân cư đông đúc sống ở bờ tả sông Sài Gòn và bờ hữu sông Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Đông sẽ gánh chịu. Trước kia ngập úng cục bộ ít, nay sẽ bị ngập úng nhiều hơn.
TT/ST 16:  Nắng mưa, gió bão là chuyện của Trời. Sau một cơn mưa lớn, tổng tất cả lượng nước từ mọi nơi, mọi phía đổ dồn về Tp. HCM, giả sử là 500 triệu m3. Nếu toàn diện tích Tp. HCM (2095km2) đồng đều gánh chịu, thì chỉ bị ngập có 24cm (500.000.000m3 : 2095.000.000m2 = 0,24m). Nếu một nửa thành phố được bảo vệ, nửa còn lại phải gánh chịu toàn bộ số nước này, sẽ bị ngập lên 48cm. Nếu 80% diện tích của thành phố được bảo vệ, 20% vùng còn lại sẽ bị ngập 120cm. Nếu toàn Tp. HCM được bảo vệ thì người dân tỉnh liền kề sẽ phải gánh chịu.
TT/ST 17:  Vì hệ thống đê bao với cống lớn đóng kín và các trạm bơm công suất lớn KHÔNG THỂ ĐẨY ĐƯỢC NƯỚC LÊN TRỜI, KHÔNG BƠM ĐƯỢC NƯỚC XUỐNG DƯỚI ĐẤT, KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NƯỚC VỀ THƯỢNG NGUỒN, KHÔNG ĐẨY LUI ĐƯỢC TRIỀU DÂNG mà thực sự là ĐẨY MỌI THỨ NƯỚC ĐÓ ĐẾN VÙNG NGHÈO HƠN, mặc dù người dân vùng này cũng đóng thuế để tạo nên Ngân sách Nhà nước. Nhiều triệu người dân vùng này cũng đang chịu úng ngập, nay lại phải chịu úng ngập cao hơn.
TT/ST 18:  Giải pháp này xung đột với quan điểm, cương lĩnh và đường lối cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy giai cấp công nhân và nông dân làm nòng cốt, một đất nước XHCN của dân, do dân và vì dân; phát triển kinh tế, xây dựng đất nước nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách vùng miền. Chính xác và rõ ràng Qui hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg không phải là giải pháp WIN – WIN (cả hai bên, hay tất cả đều được lợi), là giải pháp WIN – LOSE, bên được lợi, bên chịu thiệt, bằng đẩy lũ lụt đến vùng đậm đặc dân cư liền kề. Việc làm này là vượt quá thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Với thẩm quyền của Quốc hội có thể quyết định được điều này, tuy nhiên sẽ là tốt hơn, Quốc hội nên để cho chính nhiều triệu người dân ở vùng sẽ gánh chịu quyết định, xem họ có đồng ý hay không.

IV. NGẬP ÚNG CỤC BỘ TẠI TP. HCM, 100% DO CON NGƯỜI GÂY RA:
TT/ST 19:  Nói về thoát nước và ngập úng cục bộ đô thị, trước tiên phải nói về địa hình, độ cao. Mực nước biển được toàn Thế giới qui chuẩn có độ cao là 0m. Website chính thức của UBND Tp. HCM cung cấp những thông tin địa hình như sau (đăng thứ 5, ngày 03/11/2011):
Nhìn chung là khá bằng phẳng, chia thành 3 vùng:
1) Vùng trũng  nhất thuộc về phía Nam và Đông Nam, có độ cao 1m – 2m,  gồm các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ.
2) Vùng cao trung bình 5 – 10m, gồm chủ yếu các quận ở Trung tâm thành phố, nội thành cũ, một phần quận 2, toàn quận 12, quận Thủ Đức và huyện Hóc Môn.
3) Vùng cao nhất là 10 – 25m, nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, bao gồm huyện Củ Chi, quận Thủ Đức, quận 9 (có đồi Long Bình, cao nhất, đạt 32m).
TT/ST 20:  Những thông tin về độ cao này cho thấy một phần huyện Nhà Bè và toàn huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng bởi đỉnh triều cường vào mùa khô, vì bình quân mực nước cao nhất là 1,42m. Những vùng có độ cao từ 2,5m trở lên vẫn còn “dư địa” khoảng 1,1m nữa mới đến đỉnh triều. Do vậy NƯỚC BIỂN tuyệt nhiên không thể chui vào hệ thống cống ngược lên mặt đường để làm ướt chân người dân vùng có độ cao 2m. Nếu độ cao trung bình của toàn Tp. HCM trong khoảng từ 3,5m đến 4,5m trên mực nước biển, có nghĩa là TẤT CẢ nền đất, nền nhà, mặt đường đều cao hơn mực nước biển; vẫn còn nhiều dư địa để nhiều nước thải sinh hoạt, nước mưa đổ ra sông, ra biển (nếu như không bị tắc cống ở đâu đó).
TT/ST 21:  Đất nước Hà Lan có diện tích 41.543km2, dân số vào năm 2017 là 17,2 triệu. Người Hà Lan thường nói “Ông Trời tạo ra Thế giới, người Hà Lan tạo ra đất nước Hà Lan” vì 25% diện tích Hà Lan (khoảng 10.400km2) mà người dân đang sống, là dưới mực nước biển. Ví dụ: Quận Haarlemmermeer thuộc một tỉnh phía bắc Hà Lan, dân số 147.000 người (8/2017), tổng diện tích là 185km2 (gần bằng tổng diện tích từ Quận 1 đến Quận 12, trừ Quận 9 của Tp. HCM). Toàn quận có độ cao bình quân là -4m (âm).
Quảng trường tại thị trấn Hoofddorp của Quận Haarlemmermeer, độ cao -4m

TT/ST 22:  Tp. HCM có 100% diện tích mặt đất cao hơn mực nước biển. Đất nước Hà Lan có 25% diện tích mặt đất thấp dưới mực nước biển. Đó là sự khác nhau về bản chất giữa lũ, lụt ở Hà Lan với ngập úng cục bộ ở Tp. HCM.
Tại sao lại đi lấy kinh nghiệm của một cường quốc về đê biển (chính xác là tường ngăn biển) bảo vệ cho vùng đất thấp dưới mực nước biển để áp dụng cho chống ngập úng cục bộ tại Tp. HCM nơi có độ cao 100% trên mực nước biển?
TT/ST 23:  Khi độ cao mặt đường là 4m, cho dù đỉnh triều cường dâng lên 1,5m (bằng mức báo động 3 của sông Sài Gòn), còn lâu NƯỚC BIỂN mới làm ướt chân người đi bộ. Mặc dù đấy là những thông tin về ĐỘ CAO NGÀY XƯA. 30 năm phát triển bùng nổ vừa qua đã làm Tp. HCM “phải tự sụt lún” rất nhiềuVì sao? Vì đặc điểm cơ bản nền móng Tp. HCM gồm đất yếu, bùn, cát, nước ngầm, trộn lẫn lộn và đè nén lên nhau, khi nước ngầm được hút lên hơn 1 triệu m3/ngày và những tòa nhà bê tông cao tầng khắp nơi đè nén xuống, nên bắt buộc Tp. HCM phải sụt lún.

Dưới đây là 5 NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN làm Tp. HCM úng ngập cục bộ sau mưa:
1) Hút nước ngầm là nguyên nhân cơ bản làm Tp. HCM sụt lún, gây úng ngập:
TT/ST 24:  Đi kèm với sự phát triển về kinh tế luôn là nhu cầu về nước hàng ngày để phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của người dân. Dịch vụ khoan giếng hút nước ngầm cũng bùng nổ tăng theo. Thời điểm năm 2017, dịch vụ trọn gói (khoan lắp giếng, đường ống, máy bơm) khoảng 4 triệu đồng là chủ nhà đã có nước dùng. Trên toàn Tp. HCM đã có khoảng 270.000 giếng khoan “tự phát”, đủ mọi qui mô, của các hộ gia đình, tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh, nuôi trồng nông nghiệp. Tổng công ty cấp nước sạch Tp. HCM trước kia chủ yếu cũng hút nước ngầm, nay đã giảm và sử dụng chủ yếu là nước mặt (sông Sài Gòn, sông Đồng Nai). Hiện nay, hàng ngày Tổng công ty sản xuất khoảng 2,5 triệu m3/ngày nước sạch.
TT/ST 25:  Việc “rút ruột” lòng đất không kiểm soát này đã làm cho mức nước ngầm hạ thấp bình quân 2 – 3m/năm. 10 năm qua, mực nước ngầm đã giảm đi khoảng 25m. Thợ khoan giếng thủ công vẫn có thể khoan sâu đến 50m để hút nước. Nước ngầm cũng là yếu tố cơ bản cấu thành nền móng của Tp. HCM đã bị hút “kinh khủng”, gấp rất nhiều lần khả năng tái tạo (rất chậm, rất nhỏ) của nó, nên nền móng thành phố bị sụt lún là lẽ đương nhiên.
2) Sự bùng nổ của đô thị hóa, lan tỏa khắp nơi là nguyên nhân cơ bản của sụt lún, gây úng ngập:
TT/ST 26:  Sau những cơn mưa giấy phép là sự phát triển thăng hoa các tòa nhà cao tầng, chung cư cao cấp, bê tông xi măng sắt thép, gương kính mọc lên như nấm. Những khối nhà nặng cả chục ngàn tấn, quanh năm ngày tháng, cứ thế đè lên bùn, đất, cát, nước ở bên dưới, nên Tp. HCM “bắt buộc” phải tự sụt lún.
TT/ST 27:  Đô thị hóa phát triển luôn đồng nghĩa với bê tông nhựa đường lan tỏa khắp nơi. Rất nhiều ao, hồ chứa nước, đầm lầy, sông ngòi, kênh rạch tồn tại ngàn năm mà tạo hóa ban tặng một chức năng thiên bẩm là chống ngập úng, đã nhanh chóng bị san lấp, biến mất. Bê tông xi măng, nhựa đường nóng bỏng, hấp thụ và tích tụ nhiệt vừa làm gia tăng nhiệt độ xung quanh, vừa ngăn cản 100% không cho nước mưa thấm xuống đất, bổ sung tái tạo cho nước ngầm cạn kiệt.
TT/ST 28:  Sự bùng nổ của các hoạt động nói trên đã làm cho Tp. HCM trong 30 năm qua sụt lún tổng cộng 40cm (theo kết quả đo đạc của Sở TN&MT), bình quân 1,33cm/năm. Thực tế sụt lún này là phù hợp với những tính toán của nhà khoa học Hồ Long Phi, dựa trên những số liệu quan trắc tại các trạm thủy văn Phú An (sông Sài Gòn) từ năm 1995 – 2007, mực nước cao  nhất (đỉnh triều cường) đã tăng 1,45cm/năm. Vì nền đất thành phố sụt lún, nên cột thước đo chiều cao mực nước cũng phải sụt lún theo, làm cho mực nước trên cột thước đo phải tăng lên.
TT/ST 29:  Theo tính toán tại Phần II (điểm TT/ST 11) ở trên, từ những số liệu đo đạc tại trạm thủy văn Phú An sông Sài Gòn trong giai đoạn 2005 – 2015, trung bình mực nước cao nhất tăng 2,4cm/năm, có nghĩa là toàn thành phố sụt lún với tốc độ 2,4cm/năm. Mức sụt lún này là cao hơn bình quân của 30 năm trước (1,33cm/năm). Như vậy 10 năm  vừa qua đã lún thêm 24cm nữa. Tổng cộng Tp. HCM trong 40 năm qua đã tự sụt lún 40cm + 24cm = gần 65cm!! mức rất đáng báo động. Tp. HCM rất cần có nghiên cứu để đưa ra dự báo đến bao giờ thì mức sụt lún sẽ giảm và chậm lại, không tăng do nền móng “đã bị nén chặt, bão hòa, không thể nén được nữa” và tổng độ sâu sụt lún vào năm 2050 sẽ là bao nhiêu?
TT/ST 30:  Bình quân độ cao ngày xưa của Tp. HCM từ 3,5m đến 4,5m. Vậy, bình quân độ cao ngày nay sẽ chỉ còn từ 2,85m đến 3,85m (trên mực nước biển). Nếu đỉnh triều cường có dâng lên mức 1,5m (bằng mức báo động 3) thì vẫn còn dư địa. Tuy nhiên, ở những vùng trũng nhất, đặc biệt huyện Nhà Bè và Cần Giờ thưa thớt dân cư sẽ bị ảnh hưởng khi triều cường. 
TT/ST 31:  Trong dân gian có truyền thuyết về cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, nước dâng cao đến đâu thì núi cũng dâng cao đến đó, không có chuyện Sơn Tinh lao xuống nước tấn công Thủy Tinh. Đáng tiếc là tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010, của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt điều chỉnh Qui hoạch chung xây dựng Tp. HCM đến năm 2025, tại Điều 1, điểm 4. Mô hình phát triển và các chỉ tiêu chính:  “ - Phát triển thành phố với hai hướng chính là: Hướng Đông và hướng Nam ra biển”. Phát triển về hướng Đông, nơi có độ cao ở mức trung bình là hợp lý, không bị triều cường đe dọa; nhưng phát triển về hướng Nam ra biển, vùng trũng nhất và thấp nhất trong xu thế thích ứng với biến đổi khí hậu là điều rất khó hiểu, vì nguồn lực đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều do phải tăng đầu tư cho tôn cao nền, chống ngập úng.
TT/ST 32:  Hướng phát triển này về thực chất sẽ là xóa sổ rừng ngập mặn Cần Giờ, đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển Thế giới (năm 2000), với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình. Nơi đây được công nhận là khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Ngoài ra rừng ngập mặn còn là ĐÊ RỪNG bảo vệ bờ biển hiệu quả hơn bất cứ thứ đê bằng bê tông sắt thép dự ứng lực hiện đại nhất nào nếu có. 
TT/ST 33:  Tại sao Bộ Xây dựng lại qui hoạch phát triển xâm lấn rừng ngập mặn Cần Giờ? Vì là đất dễ giải phóng mặt bằng, dân cư còn thưa, chi phí đền bù, tái định cư rẻ nhất sẽ cho chênh lệch lợi nhuận là cao nhất khi xây trên đó những khu đô thị mới, những khối bê tông sắt thép, gương kính đồ sộ mọc lên. Tại sao lại cứ phải thu hút những nguồn lực khan hiếm của đất nước để hủy diệt rừng ngập mặn Cần Giờ mà nhân dân đất nước Hà Lan thèm khát nhưng không bao giờ họ có được?
TT/ST 34:  Tại sao không giữ nguyên rừng  ngập mặn Cần Giờ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Tp. HCM và “lái” dòng vốn đầu tư khan hiếm của xã hội sang phát triển các tỉnh anh em liền kề, ví dụ là Bình Dương, có độ cao rất lý tưởng, không bị triều cường tác động?. Tại sao Tp. HCM cứ phải đồ sộ, phải to lớn, hoành tráng, thành nam châm khổng lồ thu hút nguồn vốn đầu tư (trong và ngoài nước) và dòng người lao động gần 2 triệu người từ miền Tây lầm lũi ngày đêm đổ về Tp. HCM, bỏ lại miền quê nhiều triệu con thơ và bố mẹ già? Trong một chính thể XHCN mục tiêu, lý tưởng hàng đầu, cao đẹp nhất, nhân văn nhất là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách phát triển vùng miền.
3) KHÔNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THEO BẢN ĐỒ ĐỘ CAO QUI CHUẨN là nguyên nhân cơ bản gây ngập úng cục bộ Tp. HCM và mọi đô thị ở Việt Nam:
TT/ST 35:  Nước chảy chỗ trũng, đó là một qui luật rất đời thường được cả Thế giới vận dụng để quản lý việc tiêu thoát nước của một đô thị, thành phố. Hiếm có đô thị nào trên Thế giới lại sử dụng máy bơm siêu khủng như ở Tp. HCM chỉ để bơm tiêu thoát vài trăm m3 nước mặt đường sau mưa như báo chí đã ca ngợi thời gian qua. Cần xây dựng và ban hành bản đồ độ cao qui chuẩn trở thành một văn bản pháp lý để quản lý việc tiêu thoát nước, chống úng ngập cho thành phố.
TT/ST 36:  Căn cứ vào bản đồ độ cao qui chuẩn, cơ quan quản lý xây dựng sẽ cấp phép và theo dõi, giám sát độ cao các nền nhà, nền công trình, độ cao các đáy cống thoát nước. Đây là công tác cơ bản, yêu cầu cơ bản của việc quản lý thoát nước, chống ngập úng cục bộ cho toàn thành phố. Việc xây dựng một bản đồ độ cao qui chuẩn không phải là vất vả, khó khăn và tốn kém, nhưng đã bị “lãng quên” quá nhiều năm. Chủ đầu tư các công trình, các tòa nhà được tự do, tùy thích xây độ cao nền nhà và độ cao đáy cống thoát nước của mình. Kết quả là toàn Tp. HCM rất nhiều nơi, nhiều chỗ khớp nối các cống thoát nước có độ cao đáy khác nhau, khấp khểnh, so le nhau; nước thải sinh hoạt đã bị ứ đọng, chỉ cần bồi thêm những cơn mưa vừa phải sẽ gây úng ngập là lẽ đương nhiên. Ngay đến Hà Nội không hề biết đến triều cường, nhiều khu đô thị mới, nhiều con đường, đại lộ mới hoành tráng ở Hà Nội cứ mưa to là ngập, đủ để chứng minh điều đó. Rõ ràng phần lớn úng ngập đô thị trên toàn Việt Nam là do các cán bộ quản lý xây dựng còn đam mê với nhiều việc khác, đối với họ là quan trọng hơn việc xây dựng, ban hành và quản lý theo bản đồ độ cao qui chuẩn. Chỉ riêng thực tế này cho thấy 172km đê  bao với 12 cống lớn ngăn triều vây kín gần 3/4 diện tích Tp. HCM sẽ trở nên vô tích sự.
4) Hệ thống cống thoát nước cũ nát, nhỏ bé, đứt gẫy là nguyên nhân căn cơ gây úng ngập cục bộ cho mọi đô thị ở Việt Nam:
TT/ST 37:  Phần lớn chúng ta thường quan tâm đến xây nhà, trang điểm mặt tiền, nội thất bên trong, ít người  quan tâm đến xây cống. Nhiều nơi chỉ đơn giản xẻ rãnh cho nước chảy về “xuôi” nếu có ứ đọng phía xa 500m cũng mặc kệ, không cần biết. Do vậy, qui mô, kích cỡ, chất lượng vật liệu xây cống chẳng ai để ý. Chủ đầu tư một khu đô thị mới hoành tráng không nghĩ là phải xây cống cho 50 năm hoặc lâu hơn nữa. Không ai kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng cống thoát. Ngay đến bản đồ vị trí cống ở đâu, đi hướng nào, dốc về đâu cũng chẳng ai biết, có nơi còn xây nhà đè lên cống. Việc xây mới cống còn dễ, nhưng khi bị hỏng hóc, sửa chữa là rất khó khăn và tốn kém.
TT/ST 38:  Trong khoa học thoát nước có một qui luật quyết định hiệu quả của đường cống thoát “Lưu lượng nước thoát của toàn bộ đường cống được quyết định bởi đoạn yếu nhất của cống”. Ví dụ: Một đường cống uốn lượn dài 1.000m, có đường kính ống đồng đều là 1m. Chỉ cần một chỗ nào đó 2m bị đứt, gẫy hay bị rác, đất cát bịt kín đến 80% lòng ống. 20% lòng cống còn lại sẽ quyết định tổng lưu lượng thoát nước của toàn cống dài 1.000m, mặc cho 998m dài còn lại là thông thoáng. Úng ngập sau mưa vừa phải là chuyện đương nhiên rồi.
Chỉ riêng thực tế này cho thấy 172km đê  bao với 12 cống lớn ngăn triều vây kín gần 3/4 diện tích Tp. HCM sẽ trở nên vô tích sự.
5)  Xả thải tự do đất, cát, gạch vụn, rác v.v.. là nguyên nhân cốt lõi gây ra các điểm úng ngập cục bộ cho dù có mưa vừa phải, tại mọi đô thị ở Việt Nam:
TT/ST 39:  Đất, cát, gạch vụn, rác đủ loại, quanh năm ngày tháng có ở khắp mọi nơi, mặt đường, mặt ngõ. Đây là điểm rất khác biệt so với các nước văn minh, vì dễ nhìn, dễ thấy. Tất cả những rác này bị gió mưa cuốn trôi đẩy vào hố ga, cống thoát nước gần nhất. Rác đọng trong hố ga, khi mưa to còn bị hút rất sâu vào trong lòng cống, làm tắc cống trầm trọng hơn.  Chúng ta ít đầu tư kinh phí cho duy tu bảo dưỡng, moi rác, nạo vét cống, dù là rất ít ỏi. Khi lòng cống đã bị rác, chai lọ, gạch ngói bịt kín thì Tp. HCM có thuê máy bơm nước loại siêu khủng cũng đành bó tay.
TT/ST 40:  Trên báo nongnghiep.vn, Thứ Hai, 02/10/2017, đăng bài với tiêu đề “Chống ngập Tp. HCM: Giải pháp ‘bơm siêu khủng’ là phản khoa học!” phỏng vấn chuyên gia thủy lợi, KS cao cấp Phan Khánh, Hội Khoa học Thủy lợi TP.HCM, cho biết “Giải pháp 'bơm siêu khủng' là phản khoa học!” và “Mấy hôm trước tôi và GS.TS Nguyễn Ân Niên phải xắn quần tới bẹn trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, nhưng khi ra kinh Tàu Hũ thấy phơi đáy, vậy là cống tắc đâu đó mà không biết”. (GS.TS Nguyễn Ân Niên là nguyên Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam).
VÀO MÙA MƯA VÀ NGAY SAU MƯA MÀ KÊNH TÀU HŨ (THOÁT NƯỚC CHỦ LỰC) BỊ PHƠI ĐÁY!!! Chỉ một thực tế vô cùng giản dị này đủ cho thấy đê bao hoành tráng dài 172km  với 12 cống ngăn triều và các trạm bơm công suất lớn nhiều chục ngàn tỷ đồng sẽ là vô tích sự.
TT/ST 41:  Người  Việt Nam ta thường quan tâm đến những cái vĩ đại, cao siêu. Hiếm  người  có ý thức trong việc xả rác và bảo vệ cống thoát nước chung. Hệ thống cống rãnh, kênh rạch thoát nước cần là một bộ phận cuộc sống của chúng ta. Cống rãnh phục vụ chúng ta, thì chúng ta cũng phải quan tâm, chăm sóc cống rãnh.
Hầu hết người  Việt Nam chúng ta coi việc xả rác tự do là đương nhiên, bình thường. Bẩn ngoài đường chứ đâu trong nhà mình. Dân ta sướng nhất Thế giới là được xả rác tự do, không bị ai nói, nhắc nhở. Người dân Singapore đang rất khổ vì chịu phạt 2.000 USD cho lần đầu xả rác ra đường, lần sau thì hình phạt tăng nặng gấp mấy lần; 15.000 USD cho hành vi ném tàn thuốc lá qua cửa sổ v.v..
TT/ST 42:  Giả sử Tp. HCM đang có 10.000 nữ nhân công thu gom, quét rác đường phố, cần mẫn làm việc ngày đêm. Trung bình một người làm việc rất năng suất, có thể phục vụ, thu gom, quét rác cho 50 người  xả thải tự do. Như vậy 1 vạn nữ công nhân quét rác này chỉ phục vụ nổi cho 0,5 triệu người thôi. Bó tay rồi, vì dân số Tp. HCM đang là 10 triệu người. Sẽ không thể có vỉa hè, mặt phố “vắng bóng rác” nếu như tất cả người dân đều xả rác tự do, thiếu ý thức, không bị phạt, không cảm thấy xấu hổ. Rõ ràng việc xả rác tự do có mối quan hệ chặt chẽ với úng ngập cục bộ luôn có ở các đô thị Việt Nam.
Cống thoát nước thải thành nơi tập kết rác
Đường Nguyễn Hữu Cảnh không có lũ lụt, chỉ có ngập úng như vậy thôi. Việc Tp. HCM thuê máy bơm siêu khủng đã trở thành đề tài nóng trên khắp các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, máy bơm siêu khủng cũng bó tay. Ông chủ máy bơm đã phải chỉ ra nguyên nhân làm máy bơm siêu khủng phải đầu hàng.
Xả thải rác tự do là chuyện bình thường!
TT/ST 43:  5 nguyên nhân cơ bản trên gây úng ngập cục bộ tại Tp. HCM đều do CON NGƯỜI GÂY RA đã không được quan tâm đúng mức. Do uy quyền của các nhà khoa học thủy lợi quá mạnh đã “lái” được, tập trung rất nhiều nguồn lực khan hiếm của cả đất nước vào những nguyên nhân “tưởng tượng” từ trên Trời rơi xuống để xây đê  bao, xây đập, kè, cống, trạm bơm để “bảo vệ không hiệu quả” người  giàu, đẩy úng ngập đến vùng nghèo hơn. “Bảo vệ không hiệu quả” có nghĩa là cả trăm ngàn tỷ đồng bỏ ra nhưng người dân vẫn phải lội bì bõm sau mỗi cơn mưa vừa phải.

Ảnh trên là một trong 12 cống lớn ngăn triều (nước mặn) mà tập đoàn Trung Nam đang xây dựng tại cửa một con kênh đang hiền hòa, giao lưu, thông thương với sông Sài Gòn; tàu bè không thể đi lại được nữa. Vệt nước thâm ở móng trụ cột cho thấy đó là mức nước cao nhất của triều cường (đỉnh triều). Từ đỉnh triều này lùi xuống khoảng 1,35m chính là mực nước biển mà toàn thế giới qui định độ cao bằng 0m, lùi xuống tiếp 1,35m nữa là chân triều (- 1,35m). Ảnh chụp có thể vào thời điểm mà triều lui hoặc đang dâng nhưng chưa đến mức cao nhất. Sẽ có nhiều cánh van nặng nề đóng kín toàn cống (hết cửa kênh). Hai bên trái và phải cống sẽ là đê bao (dài 172km). Khi triều dâng, nước sông Sài Gòn sẽ dâng lên, sẽ chảy ngược vào kênh, các cánh van nặng nề sẽ từ từ hạ xuống, đóng chặn lại, cá tôm cũng phải tạm dừng không bơi qua lại được nữa. Trường hợp mà nước trong kênh lại quá nhiều, ứ dềnh lên, thì các máy bơm công suất lớn sẽ được bật để bơm nước qua cống vào sông Sài Gòn. Khi triều lui, mực nước sông Sài Gòn sẽ rút, khi này các cánh van nặng nề lại từ từ kéo lên, mở cửa để cho nước trong kênh thoát ra, ôm ấp, giao lưu với nước sông Sài Gòn và cá tôm mới có thể bơi qua bơi lại. Cứ như vậy ngày hai lần theo chế độ thủy triều ngàn năm đã có ở đây. Nếu cống này không có âu tàu thì tàu bè không thể đi lại qua đây, phải đi vòng vèo, chuyển tới cống khác có xây âu tàu để thông thương với sông Sài Gòn và ra biển lớn. Bộ NN&PTNT tin rằng, với 12 cống lớn kiểu này cộng với 5 âu tàu và những trạm bơm siêu khủng và đê bao khép kín dài 172km có thể chống úng ngập cục bộ sau mưa cho 3/4 diện tích Tp. HCM và 4 huyện của tỉnh Long An. Tương tự như vậy (về chức năng và nhiệm vụ) là cống tại đê biển hùng vĩ Gò Công – Vũng Tàu; khác nhau ở qui mô mà thôi. Cống tại đê biển vĩ đại hơn, rộng đến 2km, với rất nhiều các cánh van đóng/mở  to lớn hơn. Thêm một đê biển vĩ đại này nữa thì triều cường và mực nước biển dâng cực đoan nhất là 1m vào năm 2100 sẽ chỉ có nhìn Tp. HCM mà khóc.

V. TUYẾN ĐÊ CHẮN BIỂN HÙNG VĨ TỪ VŨNG TÀU ĐẾN GÒ CÔNG (TIỀN GIANG) SẼ CHỐNG NGẬP ÚNG CỤC BỘ TRIỆT ĐỂ CHO TOÀN TP. HCM?:
TT/ST 44:  Bộ NN&PTNT đã giao GS.TS Trần Đình Hòa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu công trình đê biển Vũng Tàu – Gò Công  (Tiền Giang) từ năm 2010 – 2012. TS. Hòa cho biết “Ý tưởng xây dựng tuyến đê biển này đã được Chính phủ đồng ý giao cho 4 Bộ liên quan tiến hành nghiên cứu… các nội dung và kết quả nghiên cứu đã bao trùm khá đầy đủ về hiệu quả giảm ngập, ngăn mặn, tăng cường rất tốt khả năng chống lũ, chống ngập lụt, tác động của giải pháp đến kinh tế xã hội, môi trường hệ sinh thái… Những giải pháp, biện pháp kỹ thuật và công nghệ thi công sẽ rất mới, hiện đại mang tầm cỡ quốc tế…”. Dự toán tổng chi phí cho đê biển này 160.964 tỷ đồng.
TT/ST 45:  Như vậy, Tp. HCM sẽ có tuyến ĐÊ BIỂN chính hùng vĩ dài 28km và tuyến ĐÊ BIỂN phụ dài 13km, sẽ ôm trọn, “bảo vệ” luôn cả ĐÊ RỪNG ngập mặn Cần Giờ, khu dự trữ sinh quyển Thế giới. Sẽ có những cống lớn và âu tàu cho tàu bè cỡ lớn qua lại. Khi triều lên, cống siêu dài đến 2.000m với rất nhiều cánh nặng nề sẽ đóng lại. Nước mưa + nước thượng nguồn sông Sài Gòn, sông Đồng Nai đổ về + nước thải sinh hoạt sẽ được “tạm giữ” lại bên trong đê biển. Trường hợp “nước tạm giữ” này nhiều quá, ứ dềnh lên, nước không thể thoát đi đâu được, hệ thống máy bơm khủng sẽ được vận hành để bơm nước qua đê đổ vào biển. Khi triều rút, mực nước bên trong đê  cao hơn mực nước biển, các cánh cống sẽ mở để cho mọi thứ nước bẩn “tạm lưu giữ” trong đê chảy tự nhiên, đổ vào biển. Ngày 2 lần đều đặn như vậy; đóng cống khi triều lên và mở cống khi triều rút.
TT/ST 46:  Các nhà khoa học thủy lợi vĩ đại của đất nước luôn nghĩ trong đầu về một cơn ĐẠI HỒNG THỦY sẽ tấn công Tp. HCM. Theo họ điều này là có thể lắm, có thể xẩy ra vào 1  ngày nào đó của 1 năm bất kỳ nào đó trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2212. Họ đã giả thiết tần suất xảy ra cơn ĐẠI HỒNG THỦY này P = 0,5%, tức là 200 năm mới có 1 lần (100 : 0,5 = 200). Làm qui hoạch thủy lợi chống ngập úng CỤC BỘ là phải có tầm nhìn xa như vậy. Theo yêu cầu của họ, Bộ KH&CN tại các Quyết định số 1237/QĐ-BKHCN ngày 15/5/2011 và số 1883/QĐ-BKHCN ngày 27/6/2011 đã phân bổ 31,07 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu “Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công”.
TT/ST 47:  Vào ngày ĐẠI HỒNG THỦY, ví dụ sẽ có khoảng 2,5 tỷ m3 nước cùng với gió bão lớn từ trên Trời ào ạt đổ xuống toàn lưu vực sông Đồng Nai (tổng diện tích lưu vực khoảng 37.330 km2, bao gồm các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai và Tp. HCM) trong thời gian có thể là cả ngày. Giả sử 2,5 tỷ m3 nước Trời trong chớp mắt, từ các tỉnh nói trên dồn hết 100% nước vào Tp. HCM (diện tích 2095km2) thì toàn thành phố sẽ bị ngập trong gần 1,2m nước. Tuy nhiên vì trận bão đại hồng thủy này diễn ra trong toàn khu vực là cả ngày, nước sẽ chảy từ rất nhiều phía ra biển, nên tại Tp. HCM chỗ nào cống thoát tốt, không bị tắc sẽ không bị ngập úng; chỗ nào tắc cống nhiều và thấp có thể ngập ngang hông, có chỗ ngang đầu gối, có chỗ ngang mắt cá chân mà thôi.
TT/ST 48:  Tầm nhìn xa, trông rộng và bao quát toàn diện của các nhà khoa học Thủy lợi còn thể hiện ở chỗ họ dùng một phần mềm rất tinh vi là MIKE để giải bài toán thủy động lực cho dòng lũ với các phương án mực nước biển dâng cao 30cm, 75cm và 100cm. Từ đó đi đến kết luận là đê biển Gò Công – Vũng Tầu tạo nên một hồ chứa lớn ngay tại vùng biển cửa sông hoàn toàn có thể “hấp thụ phần lớn nước lũ”. Trị ĐẠI HỒNG THỦY BẰNG HỒ TRỮ NƯỚC LŨ CUỐI NGUỒN, TẠI VÙNG BIỂN CỬA SÔNG, chặn không cho thoát tiếp ra biển là quan điểm chủ đạo, trụ cột của GS.TS. Đào Xuân Học, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam“Tổng dung tích của hồ là 2,5 tỷ m3, trong đó dung tích hữu ích của hồ là 1,5 tỷ m3. Sử dụng dung tích hữu ích 1,5 tỷ m3 để điều tiết lũ, chúng ta chống được những con lũ hai trăm năm xuất hiện một lần cho giai đoạn hiện nay và kể cả khi mực nước biển dâng thêm lên 1,0m” (theo báo cáo tóm tắt dự án đê biển VŨNG TÀU – GÒ CÔNG của GS.TS. Đào Xuân Học). Nếu họ thay đổi thông số P = 0,2%, phầm mềm tính toán MIKE sẽ tính được mực nước sẽ dâng cao lên bao  nhiêu cm tại các điểm lựa chọn dọc sông, đối với cơn ĐẠI LŨ, ĐẠI HỒNG THỦY 500 năm xuất hiện một lần (100 : 0,2 = 500).
TT/ST 49:  Địa hình toàn vùng Nam Bộ nói chung là khá bằng phẳng, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt để tiêu thoát nước, hoàn toàn không như các tỉnh miền Bắc và miền Trung (có lũ quét kinh hoàng), nên khi trời đổ mưa lớn sẽ chảy và dàn đều đi  nhiều phía. Do vậy người dân Nam Bộ không có khái niệm về đại hồng thủy như các nhà khoa học thủy lợi mang từ Bắc vào Nam. Tp. HCM không có kênh, mương nào bị tắc cả, vì kênh mương nạo vét khá dễ. Tp. HCM chỉ có TẮC CỐNG gây ngập úng mà thôi. Do vậy đê bao dài 172km với 12 cống lớn và đê biển hùng vĩ cùng với rất nhiều trạm bơm công suất lớn cũng sẽ bó tay và trở nên vô tích sự. Vì: KS cao cấp Phan Khánh, Hội Khoa học Thủy lợi TP.HCM đã viết: Mấy hôm trước tôi và GS.TS Nguyễn Ân Niên phải xắn quần tới bẹn trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, nhưng khi ra kinh Tàu Hũ thấy phơi đáy, vậy là cống tắc đâu đó mà không biết
Như vậy, trong tương lai, Tp. HCM sẽ có 3 HỆ THỐNG THỦY LỢI CẤP BẬC KHÁC NHAU đảm bảo chống ngập úng hoàn hảo do tắc cống cho toàn Tp. HCM:
Hệ thống thủy lợi cấp 1: Gồm nhiều đê bao nhỏ, cống chặn mương nhỏ, trạm bơm nhỏ chống úng ngập cho những lô đất nhỏ.
Hệ thống thủy lợi cấp 2: Là những công trình đê bao dài 172km với 12 cống tại đê, 5 âu tầu và các trạm bơm lớn được phê duyệt tại quyết định số 1547/QĐ-TTg.
Hệ thống thủy lợi cấp 3: Là đê biển hùng vĩ Vũng Tầu - Gò Công, tổng mức đầu tư dự kiến 161.000 tỷ đồng.
TT/ST 50:  Tạm tính tổng mức đầu tư cho tất cả những hệ thống thủy lợi này khoảng 230.000 tỷ đồng để giữ khô đôi chân của 10 triệu dân Tp. HCM. Như vậy 1 đôi chân sẽ được nhân dân cả nước đầu tư 23 triệu đồng, tương đương với 0,63 lượng vàng SJC (17/8/2018 Công ty vàng, bạc, đá quý Sài Gòn bán ra 36,74 triệu đồng/lượng).
Tất cả những tiền này, suy cho cùng đều từ bán những mảnh đất vàng của Tp. HCM, từ tăng thu các loại thuế và phí do người dân đóng góp.
TT/ST 51:  Tuy nhiên, 3 hệ thống thủy lợi nói trên mới chỉ là điều kiện CÓ, nhưng CHƯA ĐỦ, SẼ VÔ TÁC DỤNG, CÒN THIẾU 1 ĐIỀU KIỆN CĂN BẢN, QUYẾT ĐỊNH HƠN là tất cả các đường cống lớn, bé trong nội khu phải được thông thoáng, không bị gạch, đất, cát và rác thải đủ loại bịt kín và khắc phục được việc độ cao đáy các cống thoát nước so le, khấp khểnh, gập gềnh. Tại Tp. HCM đang có vài trăm điểm như vậy. Vì Hà Nội chưa bao giờ có khái niệm triều cường, nước biển dâng thế mà cứ sau mưa tương đối là “Hà Nội mùa này phố cũng như sông” y hệt Tp. HCM, mặc dù “Dự án thoát nước cho Thủ đô Hà Nội, giai đoạn I” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 112/TTg ngày 15/2/1996; giai đoạn II khởi công ngày 13/11/2008 và kết thúc vào năm 2016.  Sau 22 năm thực hiện thế mà hiện trạng ngập úng cục bộ của Hà Nội vào những ngày mưa đầu tháng 8/2018 được các đài báo phản ánh vẫn như chưa hề tồn tại dự án thoát nước.
TT/ST 52:  Nhiều triệu nông dân chỉ biết đọc biết viết, bao đời nay rồi mỗi khi mưa gây ngập úng sân vườn, họ đều mang cuốc ra khơi thông, nạo vét cống rãnh; kết quả chỉ vài phút sau nước đã rút hết; chưa có một ai nghĩ đến việc xây “đê bao” quanh nhà mình để bảo vệ, chống ngập úng bằng cách ngăn không cho nước vào.
TT/ST 53: Rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của Thế giới vào ngày 21/10/2000, là đầu tiên ở Việt Nam. ĐÊ RỪNG ngập mặn Cần Giờ đã cả trăm năm nay xuất sắc bảo vệ bờ biển Tp. HCM, chống xói lở, nay bỗng chốc bị coi như “yếu kém”, không đáp ứng yêu cầu, sẽ có một đê biển bằng bê tông cốt thép dự ứng lực hoành tráng bao  bọc bên ngoài. Đê rừng tự mọc, tự phát triển không đòi hòi kinh phí xây dựng, nên không có tham nhũng; không cần báo cáo nghiên cứu khả thi, không cần thẩm định, phê duyệt.
TT/ST 54:  Loại đê rừng này còn là lá phổi xanh giúp cho hành tinh, Trái đất khỏi nóng lên, hạn chế băng tan và giảm biến đổi khí hậu. Nhân dân cả nước sẽ phải đau đớn nhìn “đê rừng ngập mặn” này chết dần, chết mòn vì sẽ không còn nước mặn nữa để sống. Chúng sẽ không thể sống được trong nguồn nước thải “ngọt và đen” từ Tp. HCM, từ các khu công nghiệp... Người dân tại huyện Cần Giờ đã hàng trăm năm kiếm sống dựa vào nguồn hải sản chất lượng hảo hạng do hệ sinh thái rừng ngập mặn, cân bằng, ổn định, đa dạng sinh học cao cung cấp, nay sẽ phải chuyển đổi cách kiếm sống. Ví dụ học nghề vận hành các trạm bơm siêu công suất; vận hành đóng mở cống ngăn triều siêu dài 2.000m với rất nhiều cánh siêu nặng; điều khiển âu tầu cho tầu bè siêu trường, siêu trọng qua lại v.v… phục vụ cho dự án đê biển vĩ đại.
TT/ST 55:  Khi đó sẽ có vài trăm tàu bè Việt Nam và đủ các nước khác trên Thế giới, mang trên mình hàng triệu tấn container hàng hóa, nối đuôi  nhau, ăn trực, nằm chờ nhiều ngày đêm để đi qua, đi lại, vào - ra đê biển hùng vĩ  này. Năm 2007 Sở Giao thông Vận tải Tp. HCM công bố tổng thiệt hại do ùn tắc giao thông trên bộ là 14.000 tỷ đồng. Sau này phải cộng thêm với UTGT đường thủy nữa, không biết tổng thiệt hại sẽ là bao nhiêu? Kinh tế Tp. HCM không biết sau này có bay cao, bay xa hay không, khi mà hàng hóa xuất nhập khẩu, trong và ngoài nước ra vào cảng Sài Gòn bị ùn tắc?
TT/ST 56:  Vì toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tp. HCM chưa bao giờ chứng kiến lũ ống, lũ quét, nước ngập ngang mái nhà như các tỉnh khác ở miền Bắc và miền Trung, do vậy các cây đa khoa học Thủy lợi không nên giả tưởng ra một đại hồng thủy để bắt nhân dân cả nước phải góp tiền xây dựng đê bao dài 172km cộng với đê biển để bịt miệng cửa sông ngăn chặn không cho lũ thoát tiếp ra biển.
TT/ST 57:  Vì trên Thế giới có vô vàn các con sông đều đổ ra biển đâu có bị bịt miệng như đang diễn ra ở vùng Nam Bộ Việt Nam (các cửa sông ở Tp. HCM, tỉnh Kiên Giang). Trên mạng đầy những thông tin về siêu dự án 3.300 tỷ đồng ngăn mặn ĐBSCL: đầy lo ngại! Đó là dự án ngăn dòng Cái Bé, Cái Lớn thuộc tỉnh Kiên Giang đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Cơ quan chủ quản đầu tư là Bộ NN&PTNT”.
TT/ST 58:  Hệ sinh thái tại mọi cửa sông đổ ra biển, nơi giao lưu, hài hòa của dòng nước ngọt và nước mặn (nước mặn ở dưới vì tỷ trọng lớn hơn, nước ngọt nhẹ hơn nên ở trên), đã giúp cho nhiều trăm triệu dân trên Thế giới có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
TT/ST 59:  Từ năm 2018 đến năm 2100, NẾU Thế giới không chung tay góp sức thực hiện thỏa thuận Paris 2015, cắt giảm phát thải khí hiệu ứng nhà kính, còn gọi là phát thải cacbon (gồm khí CO2 là chủ yếu và CH4); chủ yếu là cắt giảm các nhà máy nhiệt điện than, thì mực nước biển sẽ dâng lên 100cm (1m). Đây là kịch bản tồi tệ nhất. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), năm 2015 tổng phát thải cacbon của ngành năng lượng chiếm gần 70% tổng phát thải cacbon toàn cầu. Trong ngành năng lượng, các nhà máy nhiệt điện than phát thải cacbon chiếm tỷ lệ cao nhất là 45%.
TT/ST 60:  Các nước trên Thế giới chung tay góp sức, giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng xử lý  nguyên nhân là cắt giảm phát thải cacbon, thực hiện phát triển năng lượng  tái tạo, cắt giảm nhiệt điện than. Cắt giảm phát thải cacbon là quan điểm phát triển thuận Thiên, thân thiện môi trường sinh thái.  Việt Nam chọn quan điểm phát triển hoàn toàn ngược lại là trị Thiên, bằng đẩy mạnh, tăng tốc mạnh mẽ nhiệt điện than, gia tăng mạnh mẽ phát thải cacbon (chi tiết xin mời xem tại website nguyenducthang.vn nhóm chủ đề Điện và Năng lượng) và đi tiên phong trong việc xây đê biển và các cống để bịt các cửa sông.
TT/ST 61:  Như vậy trong vòng 80 năm tới, NẾU Thế giới không chung tay cắt giảm phát thải cacbon, bình quân mỗi năm mực nước biển sẽ dâng khoảng 1cm/năm, vào sâu hơn nữa trong sông. Mực nước biển dâng trong thời gian rất dài, thừa đủ để dân cư sống bên hai bờ sông, nơi chỉ quen với nông nghiệp nước ngọt, học tập kinh nghiệm của người dân đã ngàn đời sống quen với nông nghiệp nước mặn, nước lợ.
TT/ST 62:  Chỉ có các nhà khoa học Thủy lợi Việt Nam mới tôn vinh “nước ngọt tù túng” nên đã TRỊ THIÊN bằng cách xây cống bịt miệng cửa sông. Mọi thuyền bè qua lại đều phải xếp hàng, ăn trực nằm chờ tại âu tầu. Không biết đến năm bao nhiêu Bộ NN&PTNT sẽ bịt miệng hết cả 9 cửa sông của Đồng bằng sông Cửu Long? Nhiều triệu tấn phù sa sẽ đầy ứ lòng sông, nước sông sẽ dâng cao và tràn bờ, ngập úng sẽ lan rộng vào các khu dân cư. Bờ biển Đông sẽ thiếu phù sa bồi đắp, sẽ gia tăng xói lở mạnh mẽ hơn nữa, nhiều nhà bên bờ biển sẽ sụp đổ. Tất cả sẽ là một thảm họa cho đất nước!
TT/ST 63:  Không có chuyện đập của hồ Dầu Tiếng hoặc Trị An sẽ vỡ. Càng không có chuyện cả 2 đập cùng vỡ. Điều này chỉ xẩy ra khi tâm của động đất ở giữa của hai hồ… không ai muốn điều này cả. Các nhà khoa học chuyên về động đất tầm cỡ Thế giới không thể khẳng định là không bao giờ xẩy ra. Không biết Bộ NN&PTNT nghĩ thế nào? Còn nếu thảm họa xảy ra thì cái ĐÊ BIỂN VĨ ĐẠI VŨNG TÀU – GÒ CÔNG sẽ có vai trò cộng hưởng, đẩy thảm họa lên cao hơn nữa. Vì nước từ vỡ 2 hồ chứa với tổng dung tích khoảng 4 tỷ m3 sẽ đổ ụp xuống toàn bộ Tp. HCM, nước không thể thoát nhanh được ra biển sẽ nhanh chóng nhấn chìm vùng hạ lưu trong biển nước mênh mông; xác người và đồ đạc sẽ trôi nổi nhiều nơi.

VI. NHỮNG CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỊ THIÊN LỊCH SỬ CỦA NGÀNH THỦY LỢI TRONG 30 NĂM PHÁT TRIỂN:
TT/ST 64:  Tạo hóa đã ban tặng cho hạ lưu sông Mê Kông 3 đại hồ ĐIỀU HÒA chứa nước khổng lồ là Tonle Sap ở Căm pu chia, Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên nên ĐBSCL chỉ có “Mùa nước kiệt” và “Mùa nước nổi”, nước lên và xuống rất từ từ hiền hòa, không có LŨ. Người dân đã ngàn năm sống no đủ, hạnh phúc giản đơn với 2 mùa nước này. Mùa nước kiệt thì đồng lúa vàng mênh mông thơm phức. Vào Mùa nước nổi thì tôm, cá, cua, ốc, các loại rau, hoa về đầy đồng. Chúng tự sinh sôi nẩy nở, tự phát triển theo một qui luật của tự nhiên là “chuỗi và mạng lưới thức ăn” (food chain and food web), con người không phải chăm sóc, không phải nuôi trồng, người dân chỉ có nô nức đi đánh bắt, thu hoạch.
Quê em mùa nước nổi/Điên điển nở vàng đồng.
Bông điên điển ngon lắm/Mùa nước nổi - Tháp Mười/Bông điên điển "sang" lắm/Từ sông nước hoa trôi.
Mùa này Đồng Tháp quê em/Đang mùa nước nổi hoa sen ngút ngàn.
Về quê em vào mùa nước nổi/Vườn tươi xanh cây cối đơm hoa/Hòa âm muôn điệu dân ca/Tiếng chèo ghe,chim bay qua …giật mình.
Về mùa nước nổi miền Tây/Thăm đồng sẽ thấy hồ đầy mây bay/Chênh chao khi gió lá lay/Khẽ khàng... không để... mây bay về trời.
Tuy nhiên, MÙA NƯỚC NỔI mà tạo hóa đã ban tặng, đã trở thành kẻ thù của các cây đa khoa học Thủy lợi, bị quy kết là LŨ, cần phải nghiêm trị:
1) Dự án thoát lũ sông Mê Kong đổ ra biển Tây, công trình trọng đại cấp quốc gia, thất bại ngay sau khi khánh thành:
TT/ST 65:  Năm 1990, Bộ Thủy lợi và Viện Khoa học Việt Nam đã trình Thủ tướng ký quyết định phê duyệt dự án thoát lũ sông Mê kông ra biển Tây, bẻ ngoặt dòng chảy sông Hậu, tại Châu Đốc (An Giang), nghiêng cả biển nước mênh mông của Tứ giác Long Xuyên (độ cao trung bình 1m) đổ vào kênh Vĩnh Tế ra biển Tây. Dự án đã khơi thông, nạo vét, đào lại kênh Vĩnh Tế song song với biên giới Cămpuchia, nối từ sông Hậu với sông Giang Thành (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang). Vì vùng đất dọc biên giới với Căm pu chia có độ cao trung bình từ 3m đến 4m, là cao nhất của ĐBSCL, vì qui luật của tự nhiên là “Nước chảy chỗ trũng”, nên dự án này chỉ đổ được tí tẹo nước sông Hậu ra biển Tây mà thôi.  (Chi tiết mời đọc bài Những thất bại do duy ý chí trong phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long)
2) Đại công trình thủy lợi đê bao ngăn nước ngọt của mùa nước nổi, vĩ đại nhất trong lịch sử nông nghiệp và thủy lợi Việt Nam, để cấy lúa 3 vụ trong 1 năm, KẾT QUẢ là có nhưng HIỆU QUẢ là âm:
TT/ST 66:  Đã ngàn năm ông cha ta sống THUẬN THIÊN đã bị Bộ NN&PTNT bắt thay đổi theo lối sống TRỊ THIÊN. Năm 2000, Bộ NN&PTNT cho rằng cần phải chấm dứt mùa nước nổi, không cần tôm, cá; cần phải xây đê bao chặn LŨ hoàn toàn để tiếp tục cấy lúa vụ 3, gọi là vụ Thu – Đông. Việt Nam phải đứng đầu trong các cường quốc xuất khẩu gạo, thu về rất nhiều ngoại tệ mạnh. Cả Trung ương và địa phương vào cuộc. Tiền tấn, tiền tạ được Nhà nước đầu tư và nhân dân “phải góp vào”; theo qui định chung 70% là Nhà nước, người dân bỏ ra 30%. Người dân coi như bị “bắt buộc” cấy lúa vụ 3, đã mất quyền cơ bản trong lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì để họ sống.
TT/ST 67:  KẾT QUẢ là ĐBSCL đã có nền nông nghiệp với chằng chịt mạng lưới đê bao khép kín có tổng chiều dài là 57.000km (gấp 1,4 lần chu vi Trái đất), bao bọc bảo vệ 10.539  ô ruộng trồng lúa 3 vụ quanh năm. Năm 2011 đã gieo trồng 630.000 ha lúa vụ 3, bình quân 5 tấn thóc/ha, thu được 3 triệu tấn thóc. Báo chí khắp đất nước ca ngợi thành tích của ngành Thủy lợi nhiều ngày tháng.
TT/ST 68:  Tháng 5/2015, nữ chuyên gia quốc tế Tong Yen Dan đã công bố công trình nghiên cứu của mình “Phân tích những Chi phí và Lợi ích của hệ thống đê bao tôn cao ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Nghiên cứu này được Chương trình Môi trường và Kinh tế Đông Nam Á tài trợ (The Economy and Environment Program for Southeast Asia, Văn phòng đặt tại Philippines) “A Cost – Benefit Analysis of Dike Heightening in Mekong Delta” May, 2015.
Tác giả đã được sự hợp tác của một số nhà khoa học quốc tế có uy tín trong lĩnh vực kinh tế môi trường (environmental economics), nhận được sự trợ giúp của Trường Đại học Tổng hợp Cần Thơ và đã chọn An Giang là tỉnh điển hình của ĐBSCL để nghiên cứu trong 1 năm. Các phương pháp tính toán chi phí và lợi ích là theo chuẩn quốc tế.
TT/ST 69:  Kết quả tổng hợp cuối cùng về chi phí – lợi ích đối với Nhà nước và người dân như sau:
a) Đối với Nhà nước: Tổng lợi ích thu được từ lúa vụ 3 là 139.311 nghìn đồng/ha; tổng chi phí phải bỏ ra 187.076 nghìn đồng/ha. Tổng thua lỗ 47.765 nghìn đồng/ha. Khi nhân với tổng diện tích lúa vụ 3 là 630.000 ha, ta có tổng thiệt hại sẽ là 30.092 tỷ đồng. Trong đó UBND tỉnh An Giang bị thiệt hại 7.165 tỷ đồng.

b) Đối với nông dân: Tổng lợi ích thu được từ lúa vụ 3 là 139.311 nghìn đồng/ha; tổng chi phí phải bỏ ra 142.692 nghìn đồng/ha. Tổng thua lỗ 3.381 nghìn đồng/ha. Khi nhân với tổng diện tích lúa vụ 3 là 630.000 ha, ta được tổng thiệt hại đối với nông dân là 2.130 tỷ đồng.  Trong đó nông dân tỉnh An Giang bị thiệt hại là 507 tỷ đồng. (Chi tiết mời đọc bài “Những thất bại do duy ý chí trong phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long ”)

Tóm lại: MỘT NỀN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ, SINH THÁI TINH KHIẾT CỦA ÔNG CHA TA ĐỂ LẠI ĐÃ BỊ THAY THẾ BẰNG NÔNG NGHIỆP VÔ CƠ VỚI PHÂN HÓA HỌC VÀ THUỐC TRỪ SÂU ĐANG TẠO NÊN MỘT SỰ NGHÈO ĐÓI MUÔN ĐỜI VÀ BỆNH UNG THƯ LAN TỎA KHẮP NƠI.
TT/ST 70:  Ngày 26 – 27/9/2017 tại Cần Thơ diễn ra Hội nghị Diên hồng về Phát triển bền vững vùng ĐBSCL trước những thách thức của biến đổi khí hậu do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. GS. Võ Tòng Xuân, đại biểu Quốc hội nhiều khóa liền, ông có mấy chục năm gắn bó với nông nghiệp ĐBSCL, với công tác giáo dục, đào tạo. Giáo sư có bài viết tham luận tại Hội nghị Diên hồng này, có đoạn nguyên văn Ngành Thủy lợi: Tâm lý ngành này là “có công trình mới có ăn” nên thường đề xuất với lãnh đạo nhiều công trình để trồng thêm lúa, rất tốn kém, mà không hiệu quả trong thời buổi này.
3) “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh” được phê duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008 và dự án đê biển Vũng Tầu – Gò Công, tổng mức đầu tư sẽ khoảng 230.000 tỷ đồng.
Tóm lại, 3 đại dự án TRỊ THIÊN lịch sử của Bộ NN&PTNT đã và sẽ thất bại. Trị Thiên là phi sinh thái, không thân thiện môi trường, nên thất bại là đương nhiên.

VII.  KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP:
Việc xác định nguyên nhân sai, đổ lỗi tất cả cho ông Trời, cho mực nước biển dâng, biến đổi khí hậu, dẫn đến huy động rất nhiều nguồn lực của xã hội đổ vào đê sông, đê biển, cống ngăn triều, chặn sông, các trạm bơm công suất lớn mà úng ngập sau mưa vẫn sẽ còn úng ngập.
Cần khẩn trương dừng ngay các dòng tiền quí hiếm đầu tư theo “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh” được phê duyệt tại quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008. Cần dỡ bỏ ngay các cống bịt miệng kênh, rạch đang xây dở dang để tạo điều kiện cho tàu bè đi lại thuận tiện và chuyển nguồn lực đầu tư cho các giải pháp “mềm”, phi công trình sau:
1) Tạm dừng việc hút nước ngầm: Cần đầu tư mở rộng mạnh mẽ các nhà máy xử lý nước mặt (nước sông Sài Gòn, Đồng Nai…), đầu tư xây dựng các đường ống lớn dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng và Trị An về xuôi để xử lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho các  nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp, dịch vụ… Khi nước máy được cung cấp đầy đủ khắp mọi nơi, cần ngăn cấm toàn bộ việc hút nước ngầm, đóng tất cả các giếng hút nước ngầm trong vòng 50 năm tới. Giá nước máy BẮT BUỘC phải đảm bảo bù đắp đầy đủ chi phí sản xuất và sử dụng  hợp lý, tiết kiệm. Cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho giảm thiểu thất thoát nước trên mạng lưới chuyền dẫn và phân phối nước, hiện đang ở tỷ lệ rất cao là 30%.
Đối với các hoạt động nông nghiệp tiêu thụ  nhiều nước ngọt mà hiện đang sử dụng giếng khoan, cần chuyển đổi sang những ngành nghề khác, hoặc sử dụng nước thải sinh hoạt để tưới cây, hoặc áp dụng các biện pháp tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt thâm canh cũng sẽ không được hút  nước ngầm tràn lan, thoải mái như hiện nay để pha loãng nước thải của tôm cá, cần phải xử lý nước thải của tôm cá để quay ngược lại hồ, đầm, hầm nuôi cá (ví dụ, công nghệ RAS = Recirculating Aquaculture System, khoảng 90% nước thải nuôi trồng tôm cá được xử lý và quay ngược lại).
2) Sự bùng nổ của đô thị hóa, lan tỏa khắp nơi: Chấm dứt việc san lấp các ao, hồ, đầm chứa nước và thu hẹp sông ngòi, kênh, rạch, mương đã được tạo hóa sinh ra để làm chức năng thiên bẩm là chứa và thoát nước, chống úng ngập. Tuyệt đối không xâm lấn, đô thị hóa khu vực huyện Cần Giờ. Không nên biến Tp. HCM thành một nam châm khổng lồ thu hút dòng vốn và dòng người. Cần đẩy các dòng vốn đầu tư ra các tỉnh anh em ruột thịt để giảm khoảng cách vùng miền và giảm tải cơ sở hạ tầng.  Tp. HCM cần phát triển mạnh về chất thay vì phát triển về lượng.
3) Cần xây dựng và quản lý thoát nước theo bản đồ độ cao qui chuẩn: Xây dựng bản đồ độ cao qui chuẩn cho toàn Tp. HCM, toàn Hà Nội và các thành phố khác trong cả nước là vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý thoát nước CHO CẢ NGHÌN ĐỜI SAU. Việc này phải làm trước, đi  trước để dẫn đường cho việc đầu tư, cấp phép, theo dõi, giám sát xây dựng hệ thống cống thoát nước. Do thiếu bản đồ  này, mạnh ai người ấy làm, độ cao đáy các công thoát nước so le, khấp khểnh, nên những khu đô thị hiện đại bậc nhất, mới nhất của Hà Nội vẫn bị ngập lụt sau mưa vừa phải và sẽ là triền miên, rất lâu dài.
4) Đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống cống thoát cũ nát: Cống ngầm thoát nước là sản phẩm sẽ chôn vùi rất lâu trong đất, không dễ đào lên sửa chữa mỗi lần đứt gẫy, không dễ chui vào nạo vét. Do vậy cần coi trọng đầu tư, dành những nguyên vật liệu tốt nhất, bền vững nhất để xây cống. Đối với tất cả các khu đô thị mới cần xây dựng 2 hệ thống thoát nước tách biệt, gồm a) hệ thống thoát nước mưa, nước chảy bề mặt (surface runoff water) không cần phải xử lý, thải thẳng vào môi trường và b) hệ thống thoát nước thải (sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ) để thu gom và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước đô thị riêng biệt (separated drainage systems) là xu thế thoát nước của đô thị tương lai.
5)  Chấm dứt xả thải tự do rác các loại ra mặt đường, ra sông, vào ao hồ: Cần nâng cao nhận thức cho người dân, coi hệ thống cống thoát nước thải là một bộ phận quan trọng của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Cần chăm sóc và phục vụ hệ thống cống để chúng “khỏe mạnh” phục vụ lại chúng ta. 1 người quét rác không đủ sức phục vụ, nhặt, dọn rác của 50 người xả thải rác tự do. Cần có sự tham gia và vào cuộc của toàn cộng đồng, trong đó phụ nữ cần đóng vai trò lớn nhất trong việc nhắc nhở, gìn giữ vệ sinh đường phố. Cần có chế tài sử phạt nghiêm khắc, thật nặng những hàng vi xả thải rác tự do. Cần cơ giới hóa nhiều hơn nữa những hoạt động quét dọn rác trên vỉa hè, đường phố. Các hố ga, lưới sắt chặn rác cần được đầu tư cẩn thận và nạo vét thường xuyên, tránh để tình trạng ngập đầy rác trong hố ga, tạo cơ hội cho rác trôi sâu và xa hơn nữa và tắc đọng trong lòng cống. Cần có đội ngũ và dụng cụ hiện đại chuyên để nạo vét trong lòng cống và có chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng xứng đáng cho đội ngũ công nhân này.

VIII. Ý KIẾN CỦA MỘT SỐ NHÀ KHOA HỌC THỦY LỢI:
Tôi đã viết và công bố bài này lần đầu trong tháng 7/2017. Tôi rất cám ơn 3 nhà khoa học lớn về Thủy lợi của Việt Nam đã ủng hộ tôi, như dưới đây:
1) Ngày 7/8/2017 tôi nhận được email:
Mình là Trần Đình Hợi, làm ở Viện khoa học thuỷ lợi Việt Nam, nay đã nghỉ hưu. Tuy nhiên mình vẫn quan tâm đến khoa học và các ý tưởng làm lợi cho xã hội! Rất vui được làm quen với Thắng. Bài viết của Thắng rất hay. Sao Thắng nhận mình là "chân đất", đọc bài của Thắng thấy tâm đắc muốn làm quen và mời uống cà phê. Mình tâm đắc với các giải pháp "mềm" hơn là "cứng". Chúc Thắng thành công!, số điện thoại của mình xxxxx”
Giải pháp “cứng” theo các nhà khoa học thủy lợi là giải pháp công trình, như: Đê, đập, kè, cống, trạm bơm. Giải pháp “mềm” là các giải pháp phi công trình. Tôi đã lên mạng tìm hiểu thêm thông tin và được biết TS. Hợi là Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và là thành viên của Hội đồng xét phong học hàm GS, PGS ngành Thủy lợi.
2) Ngày 28/10/2017 tôi nhận được email sau:
“Dear anh Thắng,
Là người làm thủy lợi lâu năm, tôi không dám nói tôi yêu nghề, vì đất nước, vì nhân dân... hơn anh hay nhiều người khác, nhưng ít ra, tôi cũng có lòng tự trọng và có ý thức sâu sắc về tất cả những vấn đề anh nêu ra cho ngành thủy lợi. Lăn lộn cả một đời "công chức" gần 40 năm ở Nam bộ, đặc biệt vùng ĐBSCL, tôi cũng như anh và bao nhiêu cán bộ tạm gọi là "có tâm" khác, tuy trình độ còn nhiều hạn chế, nhưng thực sự luôn hết lòng vì nước, vì dân. Song, như anh cũng biết rồi đấy, có được 1 công trình ra đời không hề dễ, phải xuất phát từ quy hoạch (mà tôi có thể khẳng định với anh rằng, trong tất cả quy hoạch các ngành, thì quy hoạch thủy lợi là khó khăn, phức tạp, có khối lượng, nội dung, hàm lượng khoa học và yêu cầu cao nhất... (Chẳng thế mà ngành thủy lợi là ngành tiên phong trong xây dựng và áp dụng các mô hình thủy lực, trong đó, mô hình thủy lực vùng ĐBSCL được xây dựng từ những năm đầu 1980, ngành thủy lợi cũng là một trong những ngành đầu tiên (có lẽ chỉ sau Bộ Quốc phòng) tiếp cận bộ máy tính Minsk của Liên Xô trước năm 1975 (ở miền Bắc) và bộ máy tính IBM 360/40 (Trung tâm Điện Toán) ở miền Nam sau 1975"), từ yêu cầu của các địa phương, từ bố trí vốn, từ thiết kế, thi công và xây dựng, sau đó là quản lý, vận hành... Khác với giao thông, xây dựng..., công trình thủy lợi chỉ phát huy hiệu quả khi được làm đồng bộ, nhưng có bao giờ đồng bộ được đâu? Ngoài ra, do còn phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố khách quan khác, nên nhiều khi cũng không thể đáp ứng được mọi yêu cầu… cả một Viện lớn trăm con người làm việc ròng rã 2-3 năm trời, mới được duyệt 6-7 tỷ đồng (dĩ nhiên là có thêm một ít nữa cho khảo sát địa hình, thủy văn, địa chất, thu thập tài liệu, số liệu....). Trong khi đó, cũng quy hoạch cho ĐBSCL, một ngành khác có giá trị lên tới trên 100 tỷ đồng, mà chẳng phải "chịu" một tý trách nhiệm nào, bởi nó ở dạng "vô thưởng, vô phạt”  NNA.
Tôi tìm hiểu trên mạng và được biết anh Nguyễn Ngọc Anh, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam. Thư này đối với tôi cũng là tin vui, vì TS. Anh đã không một câu, một từ phản đối, cũng không phân tích chỉ ra những điểm nào sai cụ thể trong bài viết của tôi.
3) Ngày 5/2/2018, tôi nhận được nguyên văn email sau:
“Gửi Anh Thắng,
Cám ơn anh đã gửi email và ấn bản điện tử cuốn sách của anh. Tôi biết đến anh từ những bài anh viết trên mạng về Formosa. Tôi là Nguyễn Đinh Tuấn là PGS.TS Môi trường. Ngoài việc gần 40 năm này làm công tác GD và NCKH trong lĩnh vực môi trường tôi còn có gần 5 năm (3/2004 - 11/2008) tôi là Chi cục trương CC BVMT TP.HCM và 5 năm (!2/2008 - 12/2013) tôi là Hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên và MT TP.HCM. Hiện nay tôi đã về hưu nhưng vẫn GD và NCKH. Vi vậy tôi đặc biệt chú ý đền bài viết: "CẦN TRẢ LẠI CHÂN LÝ KHOA HỌC CHO KẾT LUẬN NGUYÊN NHÂN NGẬP ÚNG TP. HỒ CHÍ MINH". Sau khi dọc xong thấy những suy nghĩ của anh cơ bản rất giống như tôi đã nghĩ. Trước hết là những nguyên nhân mà nhiều nhà KH và CQ đưa ra đều không phải là nguyên nhân chủ yếu. Mà các nguyên nhân chính thì như anh đã phân tích. Ngoài ra còn một nguyên nhân cực kỳ quan trọng mà với gần 40 năm sống ở SG tôi nhận thấy rất rõ, mặc dù về mặt số liệu hiện tôi không có con số thống kê. Nguyên nhân đó là toàn bộ vùng đất trũng của TP (Trước đây khi mưa to chưa kịp chảy ra biển thì chứa ở đó hay khi triều lên cũng chảy vào đó) hiện này đã bị lấp kín để mở rộng đô thị và các KCN. Phú Mỹ Hưng (Q.7), Thủ Thiêm (Q.2), Bàu Cát (Tân Bình), Bình Trị Đông (Bình Tân), Bình Phú (Q.6). KCN Hiệp Phước (Nhà Bè), KCN Lê Minh Xuân (Bình Chánh)... trước đây đều là những vùng đất trũng với chức năng chính là chứa nước nay đều trở thành Khu đô thị, KCN... Cách đây khoảng 3-4 năm gì đó TP.HCM có tổ chức một hội thảo về ngập lụt TP.HCM. Tại HT đó là nhiều bài tham luận nêu lên nhưng nguyên nhân ngập lụt như hệ thống hạ tầng quá cũ kỹ, BĐKH... tôi có đạt 1 câu hỏi đề nghị Sở XD và Ban QL chống nhập TP trả lời là những năm qua chúng ta đã san lấp bao nhiêu tỷ m3 vùng đất trũng, từ đó sẽ có câu trả lời cho sự ngập lụt hiện nay.
Cảm ơn anh về những bài viết hay. Nếu có dịp vào SG anh có thể điện cho tôi theo số xxxxxxx, chúng ta có thể gặp nhau hàn huyên.
Nguyễn Đinh Tuấn”

“Không tồn tại một xã hội thuần túy, chỉ tồn tại một xã hội sinh thái. Mọi quan điểm phát triển (kinh tế, chính trị, văn hóa) sẽ đổ vỡ nếu như chúng không xuất phát từ quan điểm xã hội sinh thái  – Nguyễn Đức Thắng”

Thưa bạn đọc,
Tôi luôn cầu thị, học hỏi để tiến bộ, do vậy tôi trân trọng những ý kiến phê phán, trái chiều nhưng xin đừng nói vo, chung chung; hãy bám sát vào từng TT/ST của tôi mà góp ý, phân tích chỉ ra cái sai để tôi hiểu và hoàn thiện bản thân.
Trân trọng cám ơn bạn đọc và mong được chia sẻ rộng rãi hơn.
Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội ngày 10/7/2017 và bổ sung ngày 28/8/2018.

Không có nhận xét nào: