Phạm Viết Đào
Tại phiên thảo luận tại Quốc hội
15/6/2020, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã trình bày về những cơ sở pháp lý để Tòa
án nhân dân tối cao kết tội Hồ Duy Hải:”Quá trình điều tra đã cho Hải mô tả
hiện trường, chính xác với những đồ vật trong hiện trường. Bởi nếu không có ở
hiện trường thì không thể biết được. Cụ thể như các đồ vật trong buồng ngủ, vị
trí đồ vật rời như con gấu, tờ báo, trái cây... đều được mô tả đúng vị trí ở thời
điểm xảy ra vụ án", Chánh án Toà án Nhân dân tối cao khẳng định:”Hải
cũng thông tin chính xác về nơi tiêu thụ tài sản lấy được, trong đó có những
chi tiết cơ quan tố tụng xét thấy phù hợp…”
“Về các chứng cứ liên quan đến
hung khí, điều gây nhiều tranh cãi trong quá trình tố tụng, ông Bình thông tin: Sau khi khám nghiệm hiện trường,
ông Bình cho biết có 3 dân phòng tham gia dọn dẹp và sơ xuất đã vứt con dao đi,
cơ quan điều tra tìm không được nên cho 3 dân phòng mô tả dao này…”
“Ngoài ra, cũng theo kết luận giám định pháp y, âm đạo của Hồng
có dịch, cơ chế hình thành dịch do quá trình kích dục có sự đụng chạm vào chỗ
nhạy cảm…”
Một vụ án hình sự dẫn tới cái chết của 2 mạng người cùng thời điểm và tại
một địa điểm là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng; Do đó căn cứ để buộc tội đầu
tiên và phải là bằng chứng và vật chứng liên quan tới vụ án?
Việc ông Nguyễn Hòa Bình viễn dẫn sau khi khám nghiệm hiện trường 3 dân
phòng đã dọn dẹp và đem vứt con dao và thớt đi? Thử hỏi: Khám nghiệm hiện trường
là cơ quuan điều tra, vậy tại sao cơ quan điều tra đã không thu giữ và bảo quản
vật chứng mà lại bỏ lơ đấy cho dân phòng đem vứt đi? Đây là một sự thanh minh
vô lý và vô lối. Không có một cán bộ điều tra nào lại I tờ về nghiệp vụ như vậy
nếu không cố tình đem dấu đi và rồi đổ cho cán bộ dân phòng sơ ý vứt đi…
Hiện trường vụ án thì đương nhiên người dân không được phép vào, can thiệp
thậm chí cả người nhà nạn nhân cùng không được phép; Chỉ khi khám nghiệm tử thi
thì người nhà nạn nhân mới được mời chứng kiến. Đó là điều sơ đẳng đã được quy
định trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự…Nếu sự thật đúng như ông Nguyễn Hòa Bình thì
Viện kiểm sát phải cho khởi tố vụ án về hành vi cố tình tiêu hủy tang vật vụ
án. Đây là hành vi đã được quy định là nghiêm cấm trong Bộ Luật Tố tụng hình sự;
kẻ nào vi phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không thể lấy lý do sơ ý
đem vứt đi rồi ra chợ mua cái khác thay vào. Nếu dao thơt là hung khí gây án
thì dứt khoát phải có vết máu, vết vân tay…Đó là những điều sơ đẳng của công
tác điều tra hình sự; một người bình thường cùng hiểu được cái quy định A-B-C
đó…
Điều thứ 2 Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng: Hải mô tả chính xác hiện
trường vụ án; Tức Tòa căn cứ vào khẩu cung; mà khẩu cung lại do cơ quan điều
tra lập? Vậy lấy gì để khẳng định, Tòa phải chứng minh rằng: Hồ Duy Hải không bị
ép cung; Hiện trường vụ án do cán bộ điều tra vẽ ra rồi bắt Hải ký nhận?
Điều cuối cùng ông Nguyễn Hòa Bình căn cứ vào khám nghiệm tử thi: Âm đạo
của Hồng có tinh dịch? Ở đây ông Nguyễn Hòa Bình lấp lửng không nói rõ: Tinh dịch
của Hồ Duy Hải hay tinh dịch của Hồng hay của ai khác; Nếu cơ quan điều tra,
Tòa đưa ra được bằng chứng: Khi khám nghiệm tử thi, có chứng kiến của người nhà
Hồ Duy Hải hoặc luật sư do Hải mời thấy trong âm đạo Hồng có tinh dịch mà lại kết
tội cho Hải là thiếu cơ sở pháp lý. Bởi vì phải mấy tuần sau Hải mới bị bắt và
kết tội liên quan tới vụ án này…Còn sau này cơ quan điều tra lấy được tinh dịch
ở đâu đó thì cơ sở pháp lý nào để buộc tội cho Hải…
Rõ ràng người đứng đầu Tòa án nhân dân tối cao; Người chịu trách nhiệm tối
cáo về việc kết tội Hồ Duy Hải can tội giết chết 2 mạng người đã không đưa ra
được bằng chứng pháp lý có sức thuyết phục…
Đó thật sự là điều đáng tiếc đối với công việc xét xử đối với một vụ án
theo người viết bài này, một kẻ ngoại đạo thấy không phải là quá phức tạp…
P.V.Đ
Vi hiến
- Luân Lê
- •
- • 330 Lượt Xem
Người ta không chỉ sơ suất một lần, mà những nhiều lần – cả con dao lẫn cái thớt đều bị “sơ suất” đem đốt đi trong khi vẫn còn ở hiện trường vụ án. Và sai sót tiếp theo còn nghiêm trọng hơn, là, mua con dao và cái thớt khác về để thay thế.
Mà rồi, các sai sót về tang chứng, vật chứng nghiêm trọng đến vậy được thừa nhận, trong khi các chứng cứ trực tiếp như dấu vân tay, chất dịch hay các đồ vật cá nhân của hung thủ thì lại không xuất hiện tại hiện trường vụ án – nhưng nghi can vẫn bị kết án tử hình.
Như vậy, dựa vào đâu để kết tội bị cáo? Có nhiều vụ án người ta do đã quá mệt mỏi hoặc nghĩ rằng có thể kêu oan sau đó, nên họ đã chấp nhận khai nhận như sự gợi ý hoặc dẫn dắt của cảnh sát điều tra. Theo thống kê về nghiên cứu tâm lý, ở Mỹ, có tới khoảng 30% số vụ án cho “lời khai thú tội giả” vì nhiều lý do hoặc hoàn cảnh khác nhau.
Trong khi, vụ án của Hồ Duy Hải, chỉ dựa vào các lời khai để suy luận theo hướng kết tội, ngược lại, lại bỏ qua những sai lầm trong công tác thu thập chứng cứ, rõ ràng, nếu có luật về chứng cứ (như ở Mỹ là Law of Evidence), thì đương nhiên toàn bộ vụ án sẽ bị huỷ bỏ và bị can được phóng thích ngay lập tức. Vì sự thu thập đã không đảm bảo hợp pháp và có dấu hiệu bị tác động hoặc làm cho sai lệch.
Chẳng lẽ, một nền tư pháp và một thiết chế quyền lực như Quốc hội lại chấp nhận sự sai sót trong việc xét xử của nhánh tư pháp mà những sai sót ấy được thừa nhận công khai trước toàn dư luận và ngay trước mắt các vị? Các vị có khi nào nghĩ các sai sót ấy sẽ một ngày lặp lại với chính mình trong một tình huống khác?
Hiến pháp, yêu cầu việc kết tội phải dựa vào các chứng cứ thông qua việc chứng minh bằng một chu trình hợp pháp. Nhưng dấu hiệu hợp pháp và chứng cứ chứng minh đều đã không đảm bảo, sự vi hiến đã quá rõ ràng, chẳng lẽ những người đại diện cho quyền lực và với chức năng lập hiến, lập pháp, lại chấp nhận một sự xét xử như thế?
Nếu chấp nhận điều này, các vị đang đại diện cho điều gì? Và lời thề mà ông Chánh án tuyên ngôn khi nhậm chức với một bàn tay đặt lên cuốn Hiến pháp, nó có ý nghĩa gì trên thực tế và trong tinh thần luật pháp mà ông đang đại diện cho?
Luật sư Luân Lê
Đăng theo Facebook Luân Lê với sự đồng ý của tác giả. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.
Xem thêm bài viết của cùng tác giả:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét