Hiện tại, miền nam Trung Quốc không ngừng xuất hiện mưa lớn và hơn 100 con sông bất ngờ xảy ra lũ lụt, trong đó có đập Tam Hiệp được ví như quả bom hẹn giờ sắp bùng nổ, có thể sẽ nhấn chìm 6 tỉnh thành lưu vực hạ lưu sông Dương Tử.
Theo tin tức từ Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc vào ngày 12/6, trận lụt đã khiến 5,8 triệu người tại 22 tỉnh và khu tự trị ở miền Nam nước này như Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Tây….. gặp thảm họa, 39 người đã thiệt mạng và mất tích, hơn 400.000 người phải di dời khẩn cấp, 5.200 ngôi nhà bị sập đổ.
Tuy nhiên, dư luận quốc tế cho rằng tình hình thảm họa vượt xa những gì do chính quyền Trung Quốc công bố.
Người dân gặp nạn đã đăng lượng lớn video cho thấy nhiều nơi bị lũ lụt bao vây, nhà cửa bị sập, người dân bị lũ cuốn trôi, xe cộ lăn lộn trong dòng nước và cảnh mọi người tháo chạy trốn lũ.
Một quan chức của Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc trong một cuộc họp báo vào ngày 11/6 cho biết, Giang Nam, phía Nam và Đông Tây Nam Trung Quốc có lượng mưa lớn nhất trong năm nay, khoảng 148 con sông xuất hiện lũ lụt, thậm chí vài con sông mực nước vượt quá kỷ lục lịch sử.

Cụ thể, thành phố Trùng Khánh vào ngày 11/6 xuất hiện mưa lớn, trung tâm thành phố trở thành biển nước, đường biến thành sông, nước sâu tận 2 mét và nhiều chiếc ô tô không nhìn thấy đỉnh xe.
Vì thành phố Trùng Khánh thuộc thượng nguồn đập Tam Hiệp, sông Dương Tử. Một cư dân mạng đã đăng tải một đoạn video cho biết Hồ chứa Long Đường – khu vực giao giới của Nam Đan – Quảng Tây và Đô Vân – Quý Châu đang gặp nguy hiểm, và đập Tam Hiệp đang gặp nguy hiểm.

Đập Tam Hiệp trở thành khu vực kiểm soát quân sự không cho phép chụp ảnh trên không

Hiện tại, Vũ Hán đã đưa ra cảnh báo đỏ về mưa bão. Việc đập Tam Hiệp xả lũ và lũ do mưa lớn ở hạ lưu sẽ chồng chất lên nhau tạo thành một trận lũ của toàn lưu vực.
Học giả kinh tế với nickname 财经冷眼(@caijinglengyan) cho biết đập Tam Hiệp đang bị biến dạng và nứt bê tông, nhiều mối nguy hiểm đang tiềm ẩn.
Tuy nhiên, đập Tam Hiệp hiện tại đã trở thành khu vực kiểm soát quân sự của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hơn nữa, đỉnh của đập Tam Hiệp và các điểm tham quan gần đó bị hạn chế, và không có cơ hội để xác minh.
Vào ngày 23/3, nhà kinh tế học độc lập Lãnh Sơn đã đăng tải một video trên Twitter, cho thấy vùng thượng nguồn đập Tam Hiệp xuất hiện hiện tượng sạt lở đất quy mô lớn. Đồng thời ông còn đề cập rằng tình huống này rất có thể sẽ khiến đập Tam Hiệp bị vỡ trong vòng 2 năm, và thành phố Vũ Hán sẽ là nơi đầu tiên gặp tai họa.

Các chuyên gia dự đoán: Đập Tam Hiệp cuối cùng cũng vỡ tung

Ông Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), cựu chuyên gia quy hoạch và bảo tồn nước Trung Quốc, dự đoán đập Tam Hiệp cuối cùng sẽ bị nổ tung. Ông từng nói với tờ The Epoch Times, chất lượng xây dựng Dự án Tam Hiệp rất kém, từ năm 2003 trở đi không được nghiệm thu, và không ai dám đảm bảo chất lượng của nó.
Ông cho biết nếu đập Tam Hiệp vỡ, 700.000 người sống ở thành phố Nghi Xương sẽ phải gánh chịu hậu quả, thậm chí hàng trăm triệu người ở giữa và hạ lưu sông Dương Tử sẽ gặp nguy hiểm.
 
Hoàng Vạn Lí (Huang Wanli), cố chuyên gia dự án bảo tồn nước Trung Quốc kiêm giáo sư của Bộ Tài nguyên nước tại Đại học Thanh Hoa, đã viết thư cho cựu chủ tịch nước Giang Trạch Dân ba lần phản đối việc xây dựng Dự án đập Tam Hiệp, vì nó sẽ khiến khí hậu thất thường, động đất triền miên và lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn, ông cũng dự đoán, cuối cùng đập Tam Hiệp sẽ vỡ.
Đầu tháng 9/2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã ký Nghị định, quy định phòng thủ cấp 4 về đập Tam Hiệp. Một nhóm gồm 4.600 binh sĩ đã được phái đến Tam Hiệp để bảo vệ đập.
Hai năm sau, vào ngày 16/9/2015, ông Lý Khắc Cường tiếp tục ban hành Quy định An toàn Dự án Bảo tồn Nước Tam Hiệp.
Theo Wikipedia, Dự án Tam Hiệp gây ra 5 mối nguy hiểm cho Trùng Khánh: nguy cơ nghèo đói, vấn đề trầm tích phù sa và mực nước dâng cao, vấn đề môi trường sinh thái, vấn đề thiên tai và nguy cơ vỡ đập rất cao.