Thứ năm, ngày 18/06/2020 15:15 PM (GMT+7)
Theo các chuyên gia Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu sẽ “tiếp tục bùng phát” và sức phá hủy tái phát lần này sẽ còn mạnh hơn làn sóng lần 1.
Zhang Wenhong nói rằng sau cuộc chiến chống lại dịch bệnh, hệ thống y tế công cộng của Trung Quốc mạnh hơn trước và có thể đối phó với các rủi ro nhập khẩu. "Vì vậy, làn sóng bùng phát thứ hai (toàn cầu) là có, nhưng mục tiêu của chúng tôi là Trung Quốc không (làn sóng bùng phát thứ hai)."
Trong một cuộc phỏng vấn tại Thượng Hải vào ngày 7 tháng 6, bác sĩ – chuyên gia chống dịch Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong) đã đưa ra nhận định mới nhất về tình hình dịch bệnh covid 19 trên toàn cầu. Ông nhấn mạnh rằng mục tiêu phòng ngừa và kiểm soát của Trung Quốc là không để bị ảnh hưởng bởi làn sóng thứ hai của dịch bệnh toàn cầu.
"Rất nhiều quốc gia không biết khi nào mới là đỉnh dịch"
Chuyên gia Trương Văn Hồng cho biết, trải qua trận chiến chống dịch từ cuối tháng 12 năm trước tới đầu năm nay, hệ thống y tế công cộng của Trung Quốc đã kiện toàn mạnh hơn trước và có thể đối phó với các rủi ro xâm nhập từ bên ngoài. "Vì vậy, tôi chắc chắn là có làn sóng bùng phát thứ hai trên thế giới, nhưng mục tiêu của chúng tôi là Trung Quốc sẽ không có!"
Ông Trương Văn Hồng phân tích thêm rằng làn sóng dịch bệnh thứ hai trên thế giới đang đến và nhiều quốc gia không biết khi nào sẽ là thời điểm đỉnh dịch của nước mình. "Brazil, Nga và Ấn Độ chưa thấy đỉnh điểm, vì vậy không biết khi nào số lượng người nhiễm bệnh mới hạ xuống."
Đối với Mỹ, nơi dịch bệnh đang diễn biến nghiêm trọng nhất, "sau khi họ quay trở lại sản xuất, tại nhiều bang dịch bệnh đã có dấu hiệu quay trở lại. Bao gồm cả Iran ở Trung Đông, dịch bệnh cũng đang tái diễn." Trương Văn Hồng cho rằng, theo nhận định sơ bộ, dịch bệnh trên toàn cầu sẽ "tiếp tục bùng phát", và sức phá hủy tái phát lần này sẽ còn mạnh hơn làn sóng lần 1. Đối mặt với rủi ro và áp lực xâm nhập từ bên ngoài, mục tiêu của Trung Quốc là không để bị ảnh hưởng bởi làn sóng bùng phát toàn cầu thứ hai.
Số người chết do nhiễm covid trên toàn thế giới vượt quá 400.000 người
Tính đến ngày 17/6/2020, có 215 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc Covid-19. Toàn thế giới có 8.256.725 người mắc, 445.958 người tử vong. Trong đó Mỹ là nước có số người nhiễm nhiều nhất (2.208.241), tiếp đến là Brazil, Nga, Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Pêru, Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét