Phạm Viết Đào
Đã
nhiều lần lên khu vực ngã ba Thanh Thủy để tìm hiểu về cuộc chiến tại Mặt trận
Vị Xuyên; Những trận đánh giằng co xảy ra chủ yếu ở khu vực Tây Sông Lô tại các
cao điểm 1509, 685, 772, 300-400…từ tháng 2/1979-1990…
Khi tôi lên khu vực ngã ba Thanh Thủy thì không thể nhìn thấy Cao điểm
1509; Lần nào tôi lên cao điểm này cũng bị mây mù che khuất; Còn Cao điểm 1250
thì bị án ngự bởi cao điểm 1030 nằm ở phía đông sông Lô…Đây là khu vực mà báo
chí Trung Quốc viết là “Chiến dịch Lưỡng Sơn luân chiến”; chỉ cuộc chiến xảy ra trong khu
vực giữa 2 ngọn núi Lão Sơn, phía Việt Nam gọi theo chiểu cao so với mặt biển
là 1509; Ngọn Giả Âm Sơn, phía Việt Nam gọi là Núi Bạc hay còn gọi là 1250…
Mặc
dù viết, sưu tập nhiều về các trận đánh tại 1509, 772, 685 nhưng mãi tới cuối
năm 2019, khi theo đoàn CCB Sư đoàn 328 thăm chiến trường Đông Sông Lô, lên tận
chốt Rừng Xanh, kề sát với cao điểm 1250 tôi mới nhìn thấy được 3 đỉnh: 1509,
1600, và Tây Côn Lĩnh cao 2000 m; 2 ngọn núi 1509 và 1600 A nay đã thuộc về
Trung Quốc…Khi nhìn thấy được 1509 và 1600; cao điểm 1600 A mất từ những năm
1980-1981, phía Việt Nam mang hàng tiểu đoàn lên đánh phản công nhưng không giành
lại được. Lên tới Đông Sông Lô tôi mới hình dung ra được phần nào vì sao chiến
trường Vị Xuyên ác liệt đến thế; Bộ đội ta đã hy sinh nhiều trong một nhỏ hẹp
nhỏ hẹp chiều dài cỡ 10 km, chiều rộng khoảng 3-5 km…
Một
số CCB đã khuyên tôi: Muốn hiểu và viết sâu về cuộc chiến Vị Xuyên thì phải chịu
khó leo lên đỉnh Cóc Nghè, một trong những khu vực được lính Vị Xuyên mệnh danh
là “ Cửa Tử”…để quan sát, suy ngẫm, phân tích về các trận đánh ác liệt, đẫm máu
tại chiến trường Vị Xuyên. Đó chính là lý do đầu tháng 6 này tôi quyết định
đánh đường lên Vị Xuyên, quyết tâm lần theo những vết chân của những người lính
Vị Xuyên năm xưa, họ đã băng mình qua “ Cửa Tử” Cóc Nghè như thế nào…
Theo ướng tính của tôi, phải quãng trên 15/20 vạn đôi của chân lính Vị
Xuyên đã băng qua Cửa tử Cóc Nghè để giáp chiến với quân Trung Quốc xâm lược tại
khu vực Thanh Thủy…Còn 5/20 vạn đôi chân lính băng qua khu vực Đông Sông Lô,
qua khu vực Minh Tân-Phong Quang để lập tuyến phòng thủ không để quân Trung Quốc
tràn từ 1250 xuống.
Ở khu vực Đông Sông Lô nghe các CCB kể về “Dốc đại tá”, một cái dốc nhớ
đời với lính Đông Sông Lô…Vì sao lại gọi là “dốc đại tá” thì chưa ai giải thích
có sức thuyết phục cái sự tích chiến tranh này…
Tại
sao lính lên chiến đấu tại khu vực Thanh Thủy lại phải rẽ qua ngả Cóc Nghè? Khu
vực ngã baThanh Thủy, nơi có của khẩu Thanh Thủy liên thông với Trung Quốc, nối
với thành phố Hà Giang, thời chiến tranh còn là thị xã bằng quốc lộ số 2. Trước
khi vào lòng chảo Thanh Thủy, quốc lộ số 2 phải qua một cái đoạn cua thắt nhỏ,
các cửa khẩu 3 km 1 bên là sông Lô, còn
bên này là dãy núi 800; Đoạn cua thắt này rộng trên 10 m…Do đặc điểm này nên
cái “cua thắt” này hình thành ra một “cánh cửa” tự nhiên; Pháo Trung Quốc từ
trên các cao điểm 1509, 1600 A, 1250 luôn bắn dựng thành bức tường lửa, không
cho quân ta hành quân tiến vào khu vực Thanh Thủy và biến nó thành “ Cửa tử”. Khu
vực Thanh Thủy là nơi có các cao điểm 1509, 772, 685, 300-400, 233 bị Trung Quốc
lấn chiếm trogn cuộc chiến cuối tháng tư đầu tháng 5/1984
Để
tránh “ cửa tử “ này, bộ đội Vị Xuyên buộc phải chọn con đường hành quân ngả
sang phía tây…Từ Hà Giang, xe cơ giới chở bộ đội, khí tài theo quốc lộ 2 lên tới
km 15 thì rẽ trái sang phía làng Pinh, một cái làng nhỏ được bao quanh bởi những
dãy núi đá vôi thẳng đứng. Do có những dãy đá vôi dựng đứng che chắn hưởng bắc,
khu vực làng Pịnh hạn chế được các trận pháo kích của Trung Quốc bắn từ 1509 và
1250; Thế nhưng địa bàn làng Pinh lại không tránh được pháo bằng xuyên từ cao
điểm 1600 A nằm chếch hướng tây.
Địa thế làng Pinh
Làng Pinh, trở thành điểm dừng chân cơ giới cuối cùng của mặt trận Vị Xuyên phía tây sông Lô. Từ điểm tập kết làng Pinh, bộ đội đi bộ quãng 6 km, chủ yếu là leo dốc qua đỉnh Coc Nghè cao quãng 800 m; đỉnh Cóc Nghè là một giải núi lưng chừng của dãy Tây Côn Lĩnh. Qua đỉnh Cóc Nghe, đường ra khu vực Thanh Thủy chia thành 2 ngả: Ngả rẽ trái sẽ đi sang hướng Cao điểm 1100 và rẽ sang bên phải, men theo sườn dốc để ra khu vực 468, 685, 772…Tính ra đoạn đường trèo đèo lội suối này dài quãn 11 km kể từ làng Pinh tiếp cận đến các cao điểm bị Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Thanh Thủy.
Làng Pinh, trở thành điểm dừng chân cơ giới cuối cùng của mặt trận Vị Xuyên phía tây sông Lô. Từ điểm tập kết làng Pinh, bộ đội đi bộ quãng 6 km, chủ yếu là leo dốc qua đỉnh Coc Nghè cao quãng 800 m; đỉnh Cóc Nghè là một giải núi lưng chừng của dãy Tây Côn Lĩnh. Qua đỉnh Cóc Nghe, đường ra khu vực Thanh Thủy chia thành 2 ngả: Ngả rẽ trái sẽ đi sang hướng Cao điểm 1100 và rẽ sang bên phải, men theo sườn dốc để ra khu vực 468, 685, 772…Tính ra đoạn đường trèo đèo lội suối này dài quãn 11 km kể từ làng Pinh tiếp cận đến các cao điểm bị Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Thanh Thủy.
Vì phát hiện ra hướng chuyển quân và tiếp tế khía tài đạn dược của bộ đội
Vị Xuyên nên pháo Trung Quốc đặt trên các cao điểm 1600, 1509, 1250 ngày đêm bắn
phá ác liệt, dựng những bức tường lửa, băm nát khu vực Cóc Nghè-Làng Pinh ngăn
chặn con đường tiếp chiến huyết mạch này của bộ đội Vị Xuyên…
Khu vực làng Pinh là nơi đóng quân của Sở chỉ huy tiền phương; Còn trên
đỉnh Cóc Nghè nới trạm quan sát tiền phương của bộ đội Vị Xuyên…Từ Cóc Nghè
nhìn sang 1509-772-685 theo đường thẳng chỉ quãng 4000-5000 m.
Chiều 4/6/2020 vừa qua, tôi đã nhờ một thanh niên người bản Nậm Ngặt,
thông thạo đường đất đưa đường. Mỗi người một xe máy, chúng tôi vòng từ km 15
vào lối làng Pinh để leo đỉnh Cóc Nghè, đúng theo đúng theo lối đi bộ mà bộ đội
Vị Xuyên năm xưa tiến ra mặt trận Thanh Thủy…
Từ quốc lộ 2 vào tới làng Pinh quãng 3 km đường rải bê tong, ô tô con có
thể vào được; Từ làng Pinh lên đỉnh Cóc Nghè là đoạn leo dốc dài quãng 6 km. Địa
bàn lãng Pinh cao hơn mặt biển quãng 100-150 m; Đỉnh Cóc Nghè cao hơn mặt biển
800 m là một giải của dãy Tây Côn Lĩnh cao 2000 m.
Đường từ làng Pinh lên Cóc Nghè hôm tôi đi đã được mở rộng 4-5 m và là
đường cấp phối; đường rải bằng đá dăm lổn nhổn để hạn chế lầy sụt. Đây là đoạn
đường hồi chiến tranh là đường đất. Đất Vị Xuyên Hà Giang là đất có trữ lượng
sét cao, khi gặp mưa thường quánh lại; Mà Vị Xuyên Hà Giang là vùng đất có lượng
mưa vào loại cao của Việt Nam…
Để vượt đoạn đèo dốc này, nếu ngày xưa bộ đội đi bộ thì bây giờ tôi dùng
xe máy, thuê từ Hà Giang phượt lên; Để leo dốc phần lớn cài xe số 1 thỉnh thoảng
đoạn đỡ dốc thì cài xe máy số 2…Do lót đá
dăm nên mỗi khi gặp trở ngại tăng ga đổi số xe máy lại chồm chồm lên như
cưỡi ngựa, nếu không vững tay rất dễ bị ngã. Tôi đã đi cẩn thận, qua mỗi đoạn
cua dốc, khó đi tôi lại phải dừng xe nghỉ ngơi lấy sức, lấy đà trong cái nắng
chiều 34-35 độ…
Cao điểm 1509 nhìn từ Coc Nghè-Tây Côn Lĩnh
Cao điểm 1509 ( góc phải); Dãy Tây Côn Lĩnh ( góc trái);
Dãy thấp phía dưới là 772-685...: Vệt trắng là dòng sông Lô...
Cuối cùng thì cùng leo lên được dốc Coc Nghé thì đồng hồ báo xe sắp hết xăng. Buổi sáng tôi đã kiểm tra xăng; dự kiến lên Thanh Thủy sẽ đổ bỏ sung nhưng do háo hức nên quên mất…Qua đỉnh Cóc Nghè, xuống một đoạn thì đến suối âm phủ. Theo các CCB sở dĩ đặt tên “suối âm phủ” vì bình thường con suối có nước chảy róc rách quanh năm. Mỗi khi gặp trận mưa thì con suối trở nên hung dữ; Qua đây phải chăng dây, nếu không cẩn thận sẽ bị nước cuốc trôi về “ âm phủ”; Suối mang tên “ âm phủ” tủ khi có con đường hành quân của bộ đôi Vị Xuyên ra ngã ba Thanh Thủy…
Cao điểm 1250 chụp từ Chốt Rừng Xanh-Đông Sông Lô
Khi lên được đỉnh Cóc Nghè, tôi thật sự sốc vì nhìn thấy rõ địa hình địa
thế của khu vực ngã ba Thanh Thủy, nơi có các trận đánh giằng co, đẫm máu tại
các cao điểm 772, ( Đồi thịt băm), 685, 300-400…( Lò vôi thế kỷ)
Khu vực xảy ra ác chiến này điểm cao nhất mà phía Việt Nam còn giữ được
đó là Cao điểm 1100; Còn các cao điểm 772 m; Cao điểm 685 bị Trung Quốc đánh
chiếm hồi tháng 4-5/1984…
Trong khi đó có 3 giải núi cao nhất bao quanh lòng chảo này thì có độ
cao vượt trội gấp đôi, gấp 3: Cao điểm 1600 A, Cao điểm 1509; Cao điểm 1250…là
những cao điểm Việt Nam đặt tên theo chiều cao so với mặt biển của những ngọn
núi này. Trong chiến tranh hiện đại bằng pháo binh: Ai chiếm được đỉnh cao người
đó có lợi thế…Từ Cóc Nghè nhìn xuống lòng chảo Thanh Thủy mới thấy: Cuộc chiến
đấu giành giữ đất của bộ đội Vị Xuyên là một cuộc chiến không cân sức…
Quân Trung Quốc đông, toàn mặt trận Vị Xuyên, phía quân ta có không tới
150 khẩu pháo trên 100 ly; Trong khi đó quân Trung Quốc có trên 400 khẩu pháo lớn
trên 100 ly. Trung Quốc lấn chiếm đến đâu cho làm đường bê tông đến đó. Trung Quốc
đã cho làm đường bê tông từ trên đỉnh 1509 xuống tới 772… Pháo binh Trung Quốc
mỗi khẩu pháo có 4 xe ô tô chở tải đạn tiếp tế; Trong khi đó phía bộ đội Vị
Xuyên tiếp tế đạn bằng vai của lính và nhiều trận phải huy động cả học sinh phổ
thông. Loại pháo trên 100 ly, lính khỏe mỗi người mới vác được một quả…mà lại
phải trèo đèo lội suối…
Cuộc chiến ở Vị Xuyên sử dụng AK, thủ pháo, lựu đạn chủ yếu chỉ giai đoạn
đầu và một số trận lẻ tẻ; còn sau này hai bên đều dùng pháo binh…Chiến dịch MB
84, phía ta thiệt hại chủ yếu do bị pháo binh Trung Quốc…
Chiều 4/6/2020 khi trèo lên được Cóc Nghè, nhìn rõ thế trận bất lợi của
bộ đội Vị Xuyên trong cuộc chiến ròng rã
từ 1984-1989 mới thấy sự ngoan cường, dũng cảm và sự hy sinh vô bờ của bộ đội
ta…
Đỉnh Cóc Nghè-Nơi lình Vị Xuyên đặt tên "Cửa tử"
Sự cảm phục xem kẽ lòng thương cảm những anh hùng, trong đó có chủ em của
người viết: Vì đất nước họ đã dốc hết sức lực, xương máu phụng sự Tổ quốc gìn
giữ mảnh đất Vị Xuyên…
Trong Nhật ký MB 84 của Văn Thông, cán bộ Sư đoàn 356 có kể về cuộc hành
quân từ Cóc Nghè ra các cao điểm 772 và 685 của sư đoàn này. Tiểu đoàn 1 của E
876, đơn vị của chú em người viết, liệt sĩ Phạm Hữu Tạo, vượt Cóc Nghè một đoạn
thì trời sáng. Mặc dù đã tính toán sặp đặt thời gian để hàng quân qua đoạn này
ban đêm, do đường khó đi, người đi và quay lại quá đông gây ách tắc nên Tiểu
đoàn 1 vượt qua khu vực được coi là Cửa tử này đúng lúc trời sáng. Cả tiểu đoàn
1 E 876 phải nằm yên bất động cả 1 ngày trời giữa trời nắng tháng 7/1984, đợi
trời tối mới hành quân tiếp.
1 CCB tham gia trận này cho biết: Nhiều người bị cảm nắng do phải phơi nắng
cả ngày trước khi vào trận 12/7/1984. Chú em của người viết nằm trong số đó: bị
sốt cao tưởng không ra trận được, thế rồi đến giờ xuất quân, do khí thế trận
đánh, Tạo lại lên đường xông lên và hy sinh…
Câu chuyện tương tự cũng đã xảy ra với Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Nguyễn
Hữu Thanh do Đặng Việt Châu kể…Trước giờ xuất quân, Nguyễn Hữu Thanh bị cảm sốt,
Thanh tâm sự thèm một bát nước rau. May quá Đặng Việt Châu vừa hái được trên đường
hành quân 1 quả bí non để luộc cho Tiểu đoàn trưởng Thanh bồi dưỡng trước khi
vào trận. Nguyễn Hữu Thanh đã hy sinh trong trận 12/7/1984 cũng với trên 600
cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn 876…
Xe tôi vượi qua “Suối âm phủ” một quãng thì hết xăng. Cũng may xe xuống
dốc không có xăng nên vẫn đi được; Tôi dục cậu đưa đường cứ đi xuống trước, kiếm
được đâu đó có xăng hoặc tìm cách múc từ bình xăng của cậu san sẻ cho tôi. Xe
chỉ phải đẩy qua đôi đoạn dốc ngang, còn cứ rê chân mà xuống. Rất may chỉ đẩy mấy
hơn 1 km thì gặp được một gia đình bà con dân tộc họ có xăng nhượng lại cho…
Mình cũng linh cảm: Chắc chú em muốn mình đi bộ đôi đoạn để chia sẻ, hiểu
ngấm thêm về cuộc hành quân của các chú và đồng đội qua cung đường làng Pinh-Coc
Nghè; Đó là đoạn đường mang theo 3 cái tên chết chóc mà trên 10 vạn lính Vị
Xuyên đã phải băng qua: THUNG LŨNG GỌI HỒN; CỬ TỬ; THÁC ÂM PHỦ; SUỐI OAN HỒN…
Tôi đi trong hoàn cảnh không có bom đạn, chỉ lo cẩn thận để xe không bị
trượt bánh nhào xuống vực. Đoạn từ làng Pinh lên chỉ lo sợ xe bị đổ nghiêng vì
đá dăm quật ngã; Đoạn từ Cóc Nghè xuống đi đường mòn đất, nhỏ nên xe phải căn
ke từng cm đường. Tay chân luôn bóp chắc phanh trước, phanh sau lò dò xuống nhiều
dốc cua trái, nhiều đoạn đường mòn chỉ quãng 20-30 cm; Sểnh một tý là lao xuống
vực. Rất may tay chân của mình vẫn còn chắc lắm nên xuống đến đường cái rồi mới
thở phào…Rằng mình đã được các CCB trong đó có chú em phù hộ: Đi đến nơi, về đến
chốn…để viết tiếp về những trận đánh anh hùng, máu lửa của người lính Vị Xuyên…
P.V.Đ
Rút từ Biên khảo gần 1000 trang: " VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Chủ biên: Phạm Viết Đào
Bạn đọc có nhu cầu chia sẻ xin liên hệ với tác giả qua email: Hoanghtham9@gmail.com
ĐT: 0382598746
Rút từ Biên khảo gần 1000 trang: " VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Chủ biên: Phạm Viết Đào
Bạn đọc có nhu cầu chia sẻ xin liên hệ với tác giả qua email: Hoanghtham9@gmail.com
ĐT: 0382598746
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét