Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Bộ Chính trị: Không để nước ngoài lợi dụng thâu tóm doanh nghiệp trong nước

 3 THANH NIÊN ONLINE
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng /// Ảnh Gia Hân
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng
ẢNH GIA HÂN

Điều chỉnh các chỉ tiêu ngân sách nhà nước

Theo đó, Bộ Chính trị cho rằng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có thể còn kéo dài, kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, khó lường, cần khai thác tối đa thị trường trong nước, đồng thời phải phòng ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế, việc làm, đời sống đối với người lao động, người nghèo, người yếu thế.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được đưa vào vân hành trong năm 2020?; Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: 'Nhát dao chém vào lòng tin'

Trả lời báo chí bên lề kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, chiều 8-6, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã thông tin xung quanh các dự án đường sắt đô thị và một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô. 
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết thành phố Hà Nội mong muốn dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông được hoàn thành trước tháng 10-2020.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết thành phố Hà Nội mong muốn dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông được hoàn thành trước tháng 10-2020.
Thông tin về dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, đây là dự án do Bộ Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội là đơn vị vận hành dự án. Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với Bộ Giao thông - Vận tải, thành lập tổ liên ngành, trình các phương án tổng thể về dự án này với Bộ Giao thông - Vận tải và UBND thành phố cũng đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng nói về đường sắt Cát Linh - Hà Đông và các dự án thua lỗ

Chúng ta có nhiều khuyết điểm, nhất là các dự án thua lỗ, Thủ tướng nói trước các vị đại biểu Quốc hội.
.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại tổ - Ảnh TT 
Khó khăn phía trước còn rất nhiều, chỉ có ý chí, đoàn kết mới đi đến thành công, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chiều 8/6, khi Quốc hội thảo luận tại tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách.
Chưa bao giờ tích luỹ lớn như thế
Theo thông lệ, kỳ họp giữa năm Quốc hội đều đánh giá bổ sung tình hình kinh tế - xã hội đã được Chính phủ báo cáo tại kỳ họp vào cuối tháng 10 năm trước.

‘Của nợ’ đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ đâu mà ra?


ĐẦU TƯ Thứ Hai, 08/06/2020 07:35:00 +07:00 50


(VTC News) - 10 năm, đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn đắp chiếu trong khi tiền đầu tư tiếp tục tăng khiến dư luận băn khoăn về sự cần thiết ra đời của “khúc xương 13 km” này.



Gần 10 năm kể từ ngày khởi công, đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn “đắp chiếu”. Trong khi đó, tổng thầu Trung Quốc vừa “đòi” 50 triệu USD để vận hành hệ thống và yêu cầu thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao.
Chậm tiến độ, vốn liên tục tăng
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được khởi công xây dựng vào 10/2011 với vốn đầu tư ban đầu là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD theo tỷ giá lúc bấy giờ). Trong số đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của chính phủ Trung Quốc là 1,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 169 triệu USD), vốn vay ưu đãi bên mua là 250 triệu USD và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam là hơn 2.100 tỷ đồng.

‘Của nợ’ đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ đâu mà ra? - 1
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ, trong khi tiền đầu tư liên tục tăng.

Tuyến đường có chiều dài 13,1 km, đi trên cao, với 12 nhà ga và theo kế hoạch ban đầu sẽ hoàn thành tháng 6/2014. Từ tháng 10/2014 – 6/2015, sẽ tổ chức chạy thử và chính thức khai thác từ ngày 30/6/2015.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Lý Khắc Cường phải viết bản kiểm điểm vì nói lên sự thật trong “Lưỡng hội”?

  Trung Quốc  241

Vào ngày 3/6, trên mạng lan truyền một bản kiểm điểm được cho là của Lý Khắc Cường viết gửi Tập Cận Bình. Nội dung của bản kiểm điểm này là khi Triệu Lạc Tế, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, thay mặt Bộ Chính trị nói chuyện với ông rằng, những phát biểu của ông tại cuộc họp báo đã gây ra ảnh hưởng chính trị cực kỳ xấu, ông nhận ra sai lầm của bản thân và viết ra bản kiểm điểm này.
Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu tại Lưỡng hội 2020 (Ảnh: Getty Images)
Bản kiểm điểm này được cho là của Lý Khắc Cường viết cho Tập Cận Bình và Bộ Chính trị, thời gian là vào ngày 30/5, nội dung đại khái là Tập Cận Bình và Triệu Lạc Tế thay mặt cho Bộ Chính trị nói chuyện trực tiếp với Lý Khắc Cường về những phát biểu của ông tại cuộc họp báo của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Bản kiểm điểm này có viết rằng: “Họ nghĩ tôi đã không tuân thủ nghiêm ngặt nội dung bài phát biểu được Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị phê chuẩn và tự ý nói ra sự thật rằng có 600 triệu người ở Trung Quốc có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 nhân dân tệ (NDT), gây ra ảnh hưởng chính trị cực kỳ xấu, yêu cầu tôi giải thích tình hình và tự kiểm điểm sâu sắc”.
Bản kiểm điểm còn nêu ra: “Tôi đã thừa nhận sai lầm bằng lời nói và giải thích tình hình, điều này đã nhận được sự thấu hiểu và tha thứ của mọi người. Qua sự cố này tôi đã rút ra được bài học cho bản thân, cần phải nghiêm ngặt tuân thủ kỷ luật của tổ chức, thận trọng với lời nói và hành động của mình, tuyệt đối đảm bảo tính nhất quán của ĐCSTQ”.

Một số nhà phân tích cho rằng tính xác thực của bản kiểm điểm này vẫn còn nhiều điểm nghi ngờ, không loại trừ khả năng người dân trong nước “tự mình” giúp Lý Khắc Cường viết kiểm điểm, để tránh ông ta gặp nguy hại. (Ảnh: The Epochtimes)
Sau khi bản kiểm điểm nói trên được tiết lộ, cư dân mạng xôn xao bình luận rằng: “Đây đúng là bản kiểm điểm kiểu mẫu của ĐCSTQ, đã được tập viết từ thời tiểu học … Bây giờ đã làm thủ tướng, vẫn dùng mô típ cũ để viết kiểm điểm”.

“ĐỊNH HƯỚNG” CỦA TƯỚNG TRƯƠNG GIANG LONG –ĐẨY ĐẤT NƯỚC VÀO THẾ “TỨC NƯỚC VỠ BỜ”


Phạm Viết Đào.

Trên mạng đang xuất hiện một clip ghi lại nguyên văn buổi lên lớp của Tướng Trương Giang Long, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục chính trị Bộ Công an tại Lễ khai giảng lớp chính trị cao cấp của Bộ Công an…
Những thông tin, điều mà ông tướng Công an này phát biểu trong buổi lên lớp thực ra không mới, không có gì là bí mật nội bộ cả vì mọi người đều biết. Những thông tin, luận điểm mà tướng Long phát biểu đều có thể đọc thấy lúc này lúc kia trong những loạt bài với chủ đề: “Chống diễn biến hòa bình” được các báo như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân đăng…
Chăm chủ theo dõi ánh mắt của tướng Long qua bài diễn thuyết thấy: ông tướng này bị “phơi nhiễm” bệnh nghề nghiệp quá nặng. Đây là cuộc thuyết trình với đồng nghiệp mà mắt ông lúc nào cũng đã vằn lên những tia nhìn dữ tợn, săm soi, đầy sắc màu đặc trưng của ngành nghề trấn áp.
Người ta vẫn thường nói: Bác sĩ nhìn đâu cũng thấy bệnh, vi trùng… còn công an thì nhìn đâu cũng chỉ thấy kẻ thù, tội phạm, luôn cảm thấy mình là đối tượng bị kẻ khác tìm cách hạ thủ, cướp, giết…Bài phát biểu của tướng Long là một minh chứng sinh động cho điều này.
Trở lại bài phát biểu của tướng Long, tổng hợp lại đó là một cách nhìn “vón cục”, cực đoan: Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm luôn tìm cách thôn tính Việt Nam; Mỹ là kẻ xấu chơi luôn tìm cách lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Còn trong nước thì có rất đông, hàng trăm kẻ được Trung Quốc và Mỹ cài vào đủ thành phần xã hội để tìm cơ hội để tiếp tay cho bên ngoài, nhóm lửa và gây bạo loạn lật đổ…

CHỈ CÓ XU PHỤ MỚI MAY RA KHÔNG BỊ XẾP VÀO "THÙNG NƯỚC GẠO"-THẾ LỰC THÙ ĐỊCH?

“Nội công, ngoại kích”, thủ đoạn chống phá Đại hội XIII của Đảng

09:07 08/06/2020

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại của đất nước. Thời điểm đại hội cận kề, các thế lực thù địch càng tăng cường các hoạt động chống phá, tung ra luận điệu xuyên tạc, sai trái nhằm làm suy giảm niềm tin, phá hoại Đại hội XIII của Đảng.


Gia tăng “chiến dịch” tuyên truyền, xuyên tạc
Dịp này, các thế lực thù địch tung ra nhiều bài viết, video clip với lập luận, tuyên truyền, cổ vũ cho việc từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin hòng làm lung lay, phủ nhận nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng. Để phủ định học thuyết Mác-Lênin, trên đài BBC, RFA, VOA, các trang phản động, mạng xã hội Facebook, YouTube…; không ít ý kiến cho rằng, chủ nghĩa Mác-Lênin là phản dân chủ, việc kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin là một sai lầm từ lý luận đến thực tiễn.
Lợi dụng thời điểm Đảng lấy ý kiến góp ý toàn dân vào dự thảo Báo cáo Chính trị, họ đưa ra các kiến nghị bằng nhiều hình thức, như “trao đổi”,“gửi thư”,“góp ý cho Đại hội XIII”… rằng, Đại hội XIII là thời cơ để đổi mới chính trị theo hình thức đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xây dựng nhà nước dựa trên nền tảng “xã hội dân sự”.
Lợi dụng những hiện tượng tiêu cực, hạn chế trong đời sống xã hội như sự cố môi trường biển miền Trung, tình hình phức tạp trên Biển Đông, một số dự án chậm tiến độ, sự việc Đồng Tâm, vụ án hình sự Hồ Duy Hải…, họ xuyên tạc vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, quy kết “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tạo khủng hoảng toàn diện”, “đất nước lâm nguy”, “tình thế hiểm nghèo”, dẫn đến “Sự thất bại nghiêm trọng xây dựng CNXH, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”…
Từ đó dùng các lời lẽ “khẩn thiết”, “thiết tha” kiến nghị, rằng: Chừng nào ở Việt Nam chỉ có độc tài, độc đảng lãnh đạo thì chừng đó không thể nói tới một nền dân chủ chân chính được; ở Việt Nam muốn phát triển, muốn có dân chủ thực sự thì phải hội nhập vào xu thế đa đảng, dân chủ như nước ngoài.
Xét về bản chất, đây là những quan điểm sai trái, phi lịch sử, phản khoa học. Họ chống phá Đại hội XIII, tấn công trên nhiều lĩnh vực, phương diện khác nhau, song chung quy lại, mục đích mà họ hướng tới: Hướng lái đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Ngụy biện đổi mới chính trị là thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam
Trong mấy chục năm qua, công cuộc đổi mới đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thay đổi một cách căn bản, toàn diện bộ mặt của đời sống, xã hội đất nước ta.

Chợ dài 20 km, 4.000 tỷ đồng trao tay qua mẩu giấy nhỏ


THỨ HAI, 08/06/2020 07:01:14


Chợ vải thiều Lục Ngạn là chợ độc nhất Việt Nam vì kéo dài tới hơn 20 km. Đặc biệt, nhờ những mẩu giấy nhỏ trao đổi với dân buôn mà người trồng vải thu được khoảng khoảng 3.500-4.000 tỷ đồng.
Chợ mỗi năm họp duy nhất một lần
Vài ngày nữa mới bước vào thời điểm thu hoạch vải thiều chính vụ nhưng những ngày này, về Lục Ngạn (Bắc Giang), hình ảnh người dân chở những sọt vải thiều đỏ au (giống vải u hồng và vải Thanh Hà chín sớm) nặng hàng tạ cứ thế nối đuôi nhau trên quốc lộ 31, tập trung đông đúc nhất từ phố Kim (Phượng Sơn) cho đến xã Hồng Giang. Đây chính là khu chợ độc nhất Việt Nam vì mỗi năm chỉ họp duy nhất 1 lần vào mùa vải thiều chín.
Dọc hai bên đường, hàng trăm điểm cân đang hoạt động hết công suất. Người cân vải, người tính tiền, người đứng chuyển vải từ sọt ra... Ai nấy đều tất bật, luôn chân luôn tay trong khi xe chở vải của nông dân xếp hàng dài chờ cân theo thứ tự.
Những ngày này, chợ vải thiều Lục Ngạn bắt đầu hoạt động nhộp nhịp
Xe chở vải nối đuôi nhau chạy về khu chợ vải thiều độc nhất ở Việt Nam để bán vải

‘Việt Nam cần cảnh giác trước đầu tư của Trung Quốc’; Chất lượng không khí Hà Nội xấu vào ban đêm

 

Tâm Tuệ | ĐKN
 3 giờ trước 557 lượt xem
Ảnh: Shutterstock.
Mục điểm tin trong nước sáng ngày 8/6 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:

‘Việt Nam cần cảnh giác trước đầu tư của Trung Quốc’

Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt, Giáo sư Trần Văn Thọ từ Tokyo, một thành viên của Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Việt Nam, nói Việt Nam cần có luật về an ninh kinh tế trong bối cảnh Nhật có biện pháp ngăn Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp quan trọng. Việt Nam phải khẩn trương “đặt lại toàn bộ” chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).
Theo Giáo sư Thọ: chính sách phân quyền về cấp địa phương khi duyệt xét và cấp giấy phép đầu tư nước ngoài (FDI), đã có kẽ hở hoặc quá dễ dãi nên doanh nghiệp Trung Quốc đã có thể sở hữu đất nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Đã đến lúc phải sửa lại Luật về đầu tư nước ngoài và sớm ban hành luật về an ninh kinh tế, trong đó vừa ngăn ngừa nước ngoài đầu tư vào các lãnh vực nhạy cảm về an ninh, và có các điều khoản xử lý người trong nước tiếp tay cho nước ngoài lách luật để chi phối kinh tế hoặc gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

LẦN THEO VẾT CHÂN CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH VỊ XUYÊN NĂM XƯA

Phạm Viết Đào

            Đã nhiều lần lên khu vực ngã ba Thanh Thủy để tìm hiểu về cuộc chiến tại Mặt trận Vị Xuyên; Những trận đánh giằng co xảy ra chủ yếu ở khu vực Tây Sông Lô tại các cao điểm 1509, 685, 772, 300-400…từ tháng 2/1979-1990…
Khi tôi lên khu vực ngã ba Thanh Thủy thì không thể nhìn thấy Cao điểm 1509; Lần nào tôi lên cao điểm này cũng bị mây mù che khuất; Còn Cao điểm 1250 thì bị án ngự bởi cao điểm 1030 nằm ở phía đông sông Lô…Đây là khu vực mà báo chí Trung Quốc viết là “Chiến dịch Lưỡng Sơn luân chiến”; chỉ cuộc chiến xảy ra trong khu vực giữa 2 ngọn núi Lão Sơn, phía Việt Nam gọi theo chiểu cao so với mặt biển là 1509; Ngọn Giả Âm Sơn, phía Việt Nam gọi là Núi Bạc hay còn gọi là 1250…
            Mặc dù viết, sưu tập nhiều về các trận đánh tại 1509, 772, 685 nhưng mãi tới cuối năm 2019, khi theo đoàn CCB Sư đoàn 328 thăm chiến trường Đông Sông Lô, lên tận chốt Rừng Xanh, kề sát với cao điểm 1250 tôi mới nhìn thấy được 3 đỉnh: 1509, 1600, và Tây Côn Lĩnh cao 2000 m; 2 ngọn núi 1509 và 1600 A nay đã thuộc về Trung Quốc…Khi nhìn thấy được 1509 và 1600; cao điểm 1600 A mất từ những năm 1980-1981, phía Việt Nam mang hàng tiểu đoàn lên đánh phản công nhưng không giành lại được. Lên tới Đông Sông Lô tôi mới hình dung ra được phần nào vì sao chiến trường Vị Xuyên ác liệt đến thế; Bộ đội ta đã hy sinh nhiều trong một nhỏ hẹp nhỏ hẹp chiều dài cỡ 10 km, chiều rộng khoảng 3-5 km…
            Một số CCB đã khuyên tôi: Muốn hiểu và viết sâu về cuộc chiến Vị Xuyên thì phải chịu khó leo lên đỉnh Cóc Nghè, một trong những khu vực được lính Vị Xuyên mệnh danh là “ Cửa Tử”…để quan sát, suy ngẫm, phân tích về các trận đánh ác liệt, đẫm máu tại chiến trường Vị Xuyên. Đó chính là lý do đầu tháng 6 này tôi quyết định đánh đường lên Vị Xuyên, quyết tâm lần theo những vết chân của những người lính Vị Xuyên năm xưa, họ đã băng mình qua “ Cửa Tử” Cóc Nghè như thế nào…
Theo ướng tính của tôi, phải quãng trên 15/20 vạn đôi của chân lính Vị Xuyên đã băng qua Cửa tử Cóc Nghè để giáp chiến với quân Trung Quốc xâm lược tại khu vực Thanh Thủy…Còn 5/20 vạn đôi chân lính băng qua khu vực Đông Sông Lô, qua khu vực Minh Tân-Phong Quang để lập tuyến phòng thủ không để quân Trung Quốc tràn từ 1250 xuống.
Ở khu vực Đông Sông Lô nghe các CCB kể về “Dốc đại tá”, một cái dốc nhớ đời với lính Đông Sông Lô…Vì sao lại gọi là “dốc đại tá” thì chưa ai giải thích có sức thuyết phục cái sự tích chiến tranh này…
            Tại sao lính lên chiến đấu tại khu vực Thanh Thủy lại phải rẽ qua ngả Cóc Nghè? Khu vực ngã baThanh Thủy, nơi có của khẩu Thanh Thủy liên thông với Trung Quốc, nối với thành phố Hà Giang, thời chiến tranh còn là thị xã bằng quốc lộ số 2. Trước khi vào lòng chảo Thanh Thủy, quốc lộ số 2 phải qua một cái đoạn cua thắt nhỏ, các cửa khẩu 3 km  1 bên là sông Lô, còn bên này là dãy núi 800; Đoạn cua thắt này rộng trên 10 m…Do đặc điểm này nên cái “cua thắt” này hình thành ra một “cánh cửa” tự nhiên; Pháo Trung Quốc từ trên các cao điểm 1509, 1600 A, 1250 luôn bắn dựng thành bức tường lửa, không cho quân ta hành quân tiến vào khu vực Thanh Thủy và biến nó thành “ Cửa tử”. Khu vực Thanh Thủy là nơi có các cao điểm 1509, 772, 685, 300-400, 233 bị Trung Quốc lấn chiếm trogn cuộc chiến cuối tháng tư đầu tháng 5/1984
            Để tránh “ cửa tử “ này, bộ đội Vị Xuyên buộc phải chọn con đường hành quân ngả sang phía tây…Từ Hà Giang, xe cơ giới chở bộ đội, khí tài theo quốc lộ 2 lên tới km 15 thì rẽ trái sang phía làng Pinh, một cái làng nhỏ được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi thẳng đứng. Do có những dãy đá vôi dựng đứng che chắn hưởng bắc, khu vực làng Pịnh hạn chế được các trận pháo kích của Trung Quốc bắn từ 1509 và 1250; Thế nhưng địa bàn làng Pinh lại không tránh được pháo bằng xuyên từ cao điểm 1600 A nằm chếch hướng tây.
Địa thế làng Pinh

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Thủ tướng đồng ý không thay đổi nhà đầu tư Dự án BOT cao tốc Vân Đồn - Móng Cái

ANH MINH
06, Tháng 06, 2020 | 09:00
Liên danh Long Vân - Mặt Trời Vân Đồn - Công Thành vẫn sẽ là nhà đầu tư Dự án BOT đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái ngay cả khi công trình này được chia tách.
cao-toc-11-ngan-ty-noi-va
Đây là một trong những nội dung rất đáng chú ý trong Thông báo số 197/TB- VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh hôm 24/5.
Theo đó, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc tách dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái theo hình thức BOT thành 2 dự án như đề xuất của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh.

XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI CŨNG CÓ: MỘT "THỂ CHẾ" ĐỂ TỒN TẠI - TỰ ĂN THỊT MÌNH, CON MÌNH NHƯ SINH VẬT DƯỚI ĐÂY?





Kinh dị hành vi tự ăn thịt mình của nhiều loài động vật

Song Hy | 




Kinh dị hành vi tự ăn thịt mình của nhiều loài động vật

Trong khi nhiều loài vật tìm mọi cách để sinh tồn, một số loài lại có tập tính tự ăn chính các bộ phận cơ thể của chúng, hành vi này gọi là "tự ăn thịt mình".

Một con hổ ở Công viên Quốc gia Tesso Nilo ở trung tâm Sumatra, Indonesia được phát hiện trong tình trạng thiếu chân trước. Sau đó, các nhân viên phát hiện nó đã nhai phần cơ thể này để thoát khỏi một cái bẫy. Tương tự như vậy, nhiều loài khác như chó, gấu, khỉ thường xuyên nhìn thấy gặm da, cơ, gân, xương ở phần chân trong trường hợp chúng bị dính bẫy.
Nhưng cũng có những trường hợp tự ăn chính các phần trên cơ thể mình với những lý do khó có thể lỳ giải.
Hải tiêu
Hải tiêu tự ăn não của mình và hành vi này nằm trong một vòng đời của chúng. Khi còn nhỏ, cơ thể ấu trùng sẽ có một sợi dây thần kinh chạy dọc sống lưng tựa như xuơng sống của các loài động vật phức tạp hơn. Mặt trước của dây thần kinh này có chứa các cơ quan cảm ứng ánh sáng và trọng lực giúp hải tiêu tìm được nhà. Nhưng nó sẽ mất đi khi chúng trưởng thành.
Khi đã bám trụ được vào bề mặt nào đó, con trưởng thành không cần tới các cơ quan cảm ứng này nữa. Khi đó chúng sẽ ăn các bộ phận này.
Kinh dị hành vi tự ăn thịt mình của nhiều loài động vật - Ảnh 1.
Các con hải tiêu trưởng thành sẽ tự tiêu hóa phần xương sống thừa của nó. (Ảnh: Naturepl)