Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

Việt Nam lại ‘tràn ngập’ ý tưởng… ‘thu phí’

“Đọc báo điện tử phải nộp phí”; “thu phí rác thải theo kilogam”; “thu phí cao tốc, BOT cả đời”;… là các vấn đề được dư luận tại Việt Nam quan tâm trong thời gian gần đây.
thu phí rác thải theo kilogam, đọc báo điện tử phải nộp phí, Việt Nam
“Đọc báo điện tử phải nộp phí”; “thu phí rác thải theo kilogam”; “thu phí cao tốc, bot cả đời”;…là các vấn vấn được dư luận tại Việt Nam quan tâm trong thời gian gần đây.
Truyền thông trong nước hôm 11/6 có đưa “cơ quan báo chí sẽ thu phí từ các nhà mạng và thu phí người đọc báo trong thời gian tới đây”.

Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?

Khi Liên bang Xô viết gần sụp đổ, Francis Fukuyama tuyên bố chế độ dân chủ tự do đã chiến thắng chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa trong bài nhận định năm 1989 của ông, “Điểm tận cùng của Lịch sử?”. Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, Liên xô quả thực đã tan rã. Phần lãnh thổ Đông Âu của nó bây giờ thuộc về Liên minh Âu châu.

Trung Quốc có một nền kinh tế thị trường cho dù đất nước vẫn bị cai trị bởi một đảng duy nhất. Còn các nhà nước “xã hội chủ nghĩa” Bắc Hàn, Cuba và Venezuela đang trong đống đổ nát về kinh tế. Giờ đây, ít ai ủng hộ việc “quay lại Liên xô”. Nhưng đồng thời, nhiều người vẫn coi chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế hấp dẫn. Hãy xem trường hợp ông Bernie Sanders (**) – một người công khai thừa nhận ủng hộ một nước Mỹ xã hội chủ nghĩa – và rất nhiều người trẻ trưởng thành vào điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ ưa thích chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa xã hội sụp đổ. Nguồn: Internet
Sự tương đồng về kỵ sĩ và con ngựa giải thích cho sự hấp dẫn kéo dài của chủ nghĩa xã hội. Những người xã hội chủ nghĩa tin rằng các chế độ xã hội chủ nghĩa đã chọn sai kỵ sĩ để cưỡi con ngựa xã hội chủ nghĩa đi tới chiến thắng xứng đáng với nó. Những kỵ sĩ tệ hại như Stalin, Mao, Fidel, Pol Pot và Hugo Chavez đã chọn những chiến thuật và chính sách dẫn con ngựa xã hội chủ nghĩa của họ đi trật đường. Nhưng trên thực tế, một cái nhìn vào cách thức Liên xô hoạt động lại bộc lộ rằng, chính bản thân con ngựa mới là vấn đề.

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

Nạn nhân vùng lũ Trung Quốc: chưa bao giờ thấy trận lũ nào lớn như vậy trong đời

Vũ Dương | ĐKN 11/06/2020 20,887 lượt xem
(Ảnh: epochtimes.com)
Trần Dương, một người dân sống ở đường Lưỡng Giang, thị trấn Song Giang, thành phố Lệ Phố thuộc thành phố cấp thị Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, nói với phóng viên của Thời báo Epoch Times (ngày 11/6): Những người già địa phương nói rằng, từ sau năm 1949, hơn 70 năm nay, họ chưa bao giờ nhìn thấy trận lũ nào lớn như vậy trong đời, thậm chí ngay cả nghĩ cũng không bao giờ nghĩ tới.

Trung Quốc phong tỏa một phần thủ đô Bắc Kinh vì tái bùng phát các ca Covid-19

Thứ Bảy, 13/06/2020, 13:10 [GMT+7]

.
Ngày 13-6, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin chính quyền thủ đô Bắc Kinh đã quyết định áp lệnh phong tỏa một số khu vực của thành phố sau khi có tình trạng tái bùng phát virus SARS-Cov-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp.
 Người dân Trung Quốc đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 khi ra đường. Ảnh: BBC
Người dân Trung Quốc đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 khi ra đường. Ảnh: BBC
Tờ China Daily dẫn lời giới chức thủ đô Bắc Kinh cho hay 11 khu vực dân cư tại phía Nam thành phố này đã được lệnh phong tỏa sau khi xuất hiện các ca lây nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp tại đây.

Đầu tư 351 tỷ đồng xây dựng trụ sở làm việc Công an tỉnh Kiên Giang

Thứ Sáu, 12/6/2020 17:41 GMT+7

(PLVN) - Ngày 12/6, Công an tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng trụ sở làm việc mới tại Phường An Hòa, TP. Rạch Giá. Đến dự có Trung tướng Nguyễn Văn Sơn - Thứ trưởng Bộ Công an; bà Lê Thị Minh Phụng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cùng đại diện các Cục chức năng Bộ Công an và các Sở ban, ngành tỉnh Kiên Giang.

Đầu tư 351 tỷ đồng xây dựng trụ sở làm việc Công an tỉnh Kiên Giang
Hiện tại, trụ sở làm việc của Công an tỉnh Kiên Giang được xây dựng cách đây gần 40 năm, các yêu cầu về công năng sử dụng đã quá cũ, xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng kịp với nhu cầu làm việc, chiến đấu của cán bộ chiến sĩ .

Hé lộ hai lần Stalin 'tha' cho trùm phát xít Adolf Hitler

 Thứ bảy, ngày 13/06/2020 16:05 PM (GMT+7)

Kế hoạch ám sát Hitler đầu tiên đã được tình báo Liên Xô chuẩn bị trong năm 1941, khi trùm phát xít dự kiến đến Moscow ăn mừng quân Đức chiếm được thành phố này.
 Bình luận 0
Tuy nhiên, kế hoạch đánh chiếm Moscow của Đức thất bại, Hitler không có việc gì mà đến thành phố này, và kế hoạch ám sát y cũng bãi bỏ.
Kế hoạch thứ hai nhằm ám sát Hitler được soạn thảo năm 1942, vào dịp y thực hiện các chuyến thị sát Vinisa. Nhiệm vụ được trao cho trinh sát viên Dmitry Medvedev hoạt động tại vùng lãnh thổ Liên Xô bị quân Đức chiếm đóng, trong hậu phương quân Đức. Tuy nhiên, kế hoạch không thành công do lực lượng bảo vệ Hitler làm việc rất cẩn thận, còn bản thân Hitler thường xuyên thay đổi chương trình làm việc vào thời điểm cuối cùng.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng: Không làm sai làm trái thì ai chống phá ta được?

TPO - Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) nói như vậy khi tranh luận lại với đại biểu Phạm Hồng Phong, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố HCM về hàng loạt các “kỳ án” được dư luận quan tâm, trong đó có vụ Hồ Duy Hải, vụ tự tử ở trụ sở tòa án, vụ lùi xe trên đường cao tốc...
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị). Ảnh: Nhật Minh
Mở đầu phần thảo luận chiều 13/6 về tình hinh kinh tế- xã hội, ĐB Hoàng Đức Thắng đã “bấm nút” để tranh luận lại với Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Hồng Phong về nghi ngờ của dư luận đối với hàng loạt các vụ án như: Vụ Hồ Duy Hải, vụ nghi vấn công ty Nhật hối lộ ở Bắc Ninh, vụ lùi xe trên đường cao tốc, vụ nhảy lầu tự tử ở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước, vụ củi khô ở Kon Tum và vụ gỗ tại Quảng Trị.

Lão nông Sán Dìu tạo quả vải thiều đắt nhất Việt Nam

Cập nhật lúc: 01:58 13/06/2020

Một thời chở vải ra chợ bán bị chê xấu, ép bán giá rẻ, vợ chồng lão nông Trần Văn Hành (dân tộc Sán Dìu) nay là người trồng ra quả vải thiều chất lượng cao, bán đắt nhất Việt Nam.

Những ngày đầu tháng 6 nắng như đổ lửa, sau vài lần hẹn gặp, nhờ người chỉ đường, chúng tôi tìm đến được nhà ông Trần Văn Hành tại thôn Chão (Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang) -  người sở hữu những khu vườn vải thiều chất lượng cao, bán với giá đắt đỏ nhất Việt Nam.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn vải đang độ chín đỏ, bà Trương Thị Bảy - vợ ông Hành nói: “Gia đình chuẩn bị có cỗ lớn, ông nhà tôi mấy hôm nay bận đi mời khách, tầm chiều chắc sẽ về”.
Dừng chân giữa khu vườn vải sai trĩu cành, bà Bảy kể: “Năm nay vải nhà tôi mất mùa vì mưa đá hồi Tết, nhưng riêng khu vườn này lại rất sai quả. Còn khoảng một tuần nữa mới thu hoạch, doanh nghiệp bao tiêu hết vải loại 1 trong vườn rồi”.

Vợ chồng bà trồng vải thiều từ năm 1991. Những ngày đầu ăn cơm độn sắn, cháo ngô để lấy sức cầm cuốc san đất đồi trồng vải. Khi ấy, người dân chỉ biết trồng và chăm sóc theo kinh nghiệm mình có, vải ra được quả nào hái bán quả đó, hoàn toàn không biết kỹ thuật trồng và chăm bón sao cho quả vải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao như bây giờ.
Lao nong San Diu tao qua vai thieu dat nhat Viet Nam
Cay đắng vì phải bán vải với giá quá rẻ, vợ chồng ông Hành quyết làm liều, ép vải thiều ra quả từ thân

Trình báo việc tàu Trung Quốc truy đuổi, đâm hỏng tàu, đánh ngư dân Việt ở Hoàng Sa


THỨ BẢY, 13/06/2020 06:11:05


Tàu sắt Trung Quốc mang số hiệu 4006 cùng một xuồng máy truy đuổi, tấn công, đâm nứt mạn tàu, khống chế cướp ngư cụ, hải sản và đánh đập thuyền viên Việt Nam ở Hoàng Sa.
Ngày 12.6, tại Trạm kiểm soát biên phòng Sa Kỳ (Quảng Ngãi), tàu cá QNg 96416 do ngư dân Nguyễn Lộc (42 tuổi, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm chủ kiêm thuyền trưởng cùng 15 lao động hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa vừa về đến đất liền, trình báo việc bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, tông va, khống chế, đánh và lấy hải sản, ngư cụ...
Làm việc với cơ quan chức năng, thuyền trưởng Lộc kể khoảng 10h sáng 10.6, khi đang đánh bắt hải sản ở khu vực biển cách đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 8 hải lý về hướng tây nam thì bị tàu sắt Trung Quốc số hiệu 4006 cùng một xuồng máy truy đuổi.
Trình báo việc tàu Trung Quốc truy đuổi, đâm hỏng tàu, đánh ngư dân Việt ở Hoàng Sa - Ảnh 2.
Các ngư dân may mắn thoát chết trở về đất liền an toàn - Ảnh: T.M
Thuyền trưởng Lộc lái tàu cá né tránh nhưng không thoát khỏi sự kèm cặp và truy đuổi của tàu Trung Quốc. Nhiều lần bị tàu 4006 tông khiến tàu cá QNg 96416 hư hỏng, lật nghiêng.
"Tôi lái tàu tránh truy đuổi thì tàu Trung Quốc số hiệu 4006 đè ở phía sau tàu khiến tàu cá chìm, anh em vọt nhanh xuống biển. Lúc này tôi ngồi trong cabin tàu cá nước đã tới ngực, anh em la bọn bây giết người, bọn bây giết người", thuyền trưởng Lộc kể.

Vụ án ở Đồng Tâm: Đề nghị truy tố 25 bị can tội giết người

TP - Cơ quan điều tra đề nghị viện kiểm sát truy tố 25 bị can về tội “Giết người”; 4 bị can về tội “Chống người thi hành công vụ” trong vụ án xảy ra tại Đồng Tâm khiến 3 cảnh sát hi sinh.

Tang vật thu giữ được trong vụ án
Tang vật thu giữ được trong vụ án

  

Hệ thống chính trị cơ sở tê liệt
Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQĐT) Công an TP Hà Nội đã ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố các bị can trong vụ án hình sự xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội) vào ngày 9/1/2020. Tại kết luận, phía cơ quan điều tra đề nghị viện kiểm sát cùng cấp truy tố 25 bị can về tội “Giết người”; 4 bị can về tội “Chống người thi hành công vụ”. Tất cả đều là người thôn Hoành hoặc Đồng Mít thuộc xã Đồng Tâm trong đó Lê Đình Công (SN 1964) và Lê Đình Chức (SN 1980) là con của ông Lê Đình Kình (SN 1934); Lê Đình Uy (SN 1993) là con bị can Lê Đình Công.

SỰ THẬT CUỘC CHIẾN VỊ XUYÊN- NGOÀI HỎI LÍNH, CHỈ CÓ THỂ HỎI NHỮNG ÔNG TƯỚNG SẮP CHẾT?

Phạm Viết Đào.

Ảnh: Tướng Lê Duy Mật, Nguyên Tư lệnh Mặt trận Vị Xuyên-Hà Tuyên và Phạm Viết Đào; Ảnh chụp tại nhà riêng của ông 9/2015-Trước khi ông qua đời một tháng...

Nhiều ông tướng trên chiến trường không sợ Tàu, thế nhưng  giờ lại e ngại những tên tay sai Tàu trên đất nước mình?!


            Những người không có kiến thức, thông tin gì về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược tại Vị Xuyên, sau khi đọc tập “VỊ XUYÊN” của tôi thì khen, động viên, khích lệ đánh giá cao nhiệt huyết của tôi. Còn những người am hiểu về cuộc chiến, chiến trường Vị Xuyên, sau khi đọc họ chỉ khen tinh thần, thái độ và công phu của tác giả, còn sự thật về cuộc chiến này thì họ cho rằng: Người viết mới chỉ nhìn thấy ngọn, cái bề nổi của “tảng băng chìm” Vị Xuyên…
            Tôi thừa nhận nhiều sự kiện, thông tin của tập bản thảo mới dừng lại mô tả hiện tượng và tôi cũng thanh minh: Bác phê em thì em nhận, nhưng có ai chịu cung cấp, có cơ quan nào chịu mở sổ sách cho tôi được xem đâu. Tonxtoi, được vào các kho tư liệu lục tìm trong suốt 8 năm trời để viết nên bộ “Chiến tranh và hòa bình”…

Phạm Trần - Lung tung beng, lộn tùng phèo

Giáo sư Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi trường dẫn lời Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng nói như than, như khóc rằng: "Trong đội ngũ hiện nay, cán bộ có biểu hiện xấu còn nhiều, "không để lọt vào Trung ương cán bộ giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất".

Tuy nhiên ông Trọng, sau 9 năm cầm quyền từ 2011, đã không biết làm cách nào để không cho lọt vào Trung ương những kẻ tham nhũng, hay tập đoàn “ăn của dân không từ cái gì” (tuyên bố của Bà Nguyễn Thị Doan, khi còn là Phó Chủ tịch nước, ngày 11/09/2013).

Trước khi bàn thêm, hãy nhìn vào bức tranh tham nhũng và bè cánh trong đảng cầm quyền đang ăn hại trong guồng mày nhà nước như thế nào, qua quan sát của Giáo sư Võ.

Ông viết: "Nhìn vào thực tế về cán bộ và điều hành đang diễn ra từ cấp cơ sở tới trung ương. Vào một cơ quan, nhìn thấy những người anh em, chú cháu, họ mạc, đồng hương, đồng liêu... của người đứng đầu và vợ người đứng đầu thì thấy công tác cán bộ ở đây ra sao.

Vào những lúc mở lòng khi trà dư tửu hậu, ta có thể nghe thấy những chuyện cụ thể về giá để chạy một chức vụ hiện nay, cách đưa tiền và những "tín hiệu" là đủ hay chưa. Nhiều nơi còn đặt ra nhiều nấc thang phụ cho một chức vụ. Bước một là chạy lên được phó phụ trách, bước hai lên quyền trưởng, rồi bước ba mới lên được trưởng. Có nơi còn gọi thầm thủ trưởng là "thợ đóng ghế bậc cao". Nghe thật đau lòng!" (Trích bài “Chọn những người đứng đầu”, báo VnExpress,ngày 04/06/2020)

Sau đó, ông Võ nêu bằng chứng đảng chỉ biết đánh võ mồm, và vẫn còn cái thói giơ cao đánh khẽ những phần tử tham nhũng to đầu. Ông nêu bằng chứng: "Suốt từ 2014 tới 2017, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái đã xây dựng một biệt phủ rất lớn, không thực hiện đúng quy định về kê khai, minh bạch tài sản và thu nhập cá nhân. Vị này sau đó chỉ bị giáng chức, nộp phạt 500 triệu Đồng và cho tồn tại mọi loại tài sản không thể giải trình được đầy đủ nguồn gốc.”

Đáng chú ý là chuyện ở Yên Báy đã xẩy ra, sau 3 năm ông Trọng lên chức Tổng Bí thư khóa đảng XI (2011), và sau 1 năm ông tái chức đứng đầu Đàng khóa XII, bắt đấu từ năm 2016.

Vậy chẳng nhẽ ông Trọng không hay biết gì. Hơn nữa ông Trọng còn là Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Tham nhũng Trung ương của đảng từ ngày 01/02/2013 mà để xẩy ra như thế thì ông có “tâm tư” không, hay ông biết mà không làm gì được?

Tham nhũng quyền lực

Nhìn sâu hơn vào cách cơ cấu nhân viên, lãnh đạo của Bộ Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) là lĩnh vực chuyên môn của mình, Giáo sư nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ nêu ra những khuất tất: "Tôi cũng mới đọc Thông báo số 372/TB-TTBNV của Thanh tra Bộ Nội vụ (TTNV)về kết luận thanh tra việc tuyển dụng, quản lý và bổ nhiệm công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Rồi tôi thấy buồn vì có tới 58 trường hợp thiếu bằng lý luận chính trị, 4 trường hợp thiếu chứng chỉ ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, 36 trường hợp chưa có chứng chỉ bồi dưỡng năng lực lãnh đạo nhưng vẫn được bổ nhiệm. Pháp luật đã quy định cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ, nhưng họ vẫn được bổ nhiệm dù không đạt. Tôi hỏi lại về các trường hợp trên, người ta cho biết, họ vẫn được cho tồn tại, chưa xử lý gì."

Tinh thần nhân viên sau 1975 – Trích hồi ký Nguyễn Hiến Lê

Ða số công sở rất dơ dáy, lộn xộn, nhân viên nấu ăn ngay trong phòng giấy. Vào nhiều công sở ta có cảm tưởng vào những nhà việc ở thôn quê Nam Việt nửa thế kỉ trước: có 3-4 bàn giấy nhưng chỉ có hai nhân viên ngồi nói chuyện phiếm bên một bình trà, mấy cái chén, chỉ khác là có thêm một bình điếu thuốc lào.
Nhân viên tới giờ nào thì tới, có người bận việc ở trong bếp phía sau, có người đi mua nhu yếu phẩm; và nếu đương giờ làm việc mà người nhà tới cho hay ở nhà heo đẻ thì họ vội vàng bỏ hết công việc sở, về nhà đỡ đẻ cho heo. Vì hầu hết họ phải nuôi heo để có thêm tiền tiêu, hoặc mua một chiếc xe đạp, đóng thêm bàn ghế, may sắm cho vợ con…
Một em học lớp 2 một trường cấp 1 nọ ở Sài Gòn phàn nàn nền gạch lớp học bê bết cứt gà (vì trường nuôi gà), có em ỉa đùn trong lớp nữa, hôi thối quá.
Hình như người ta không có một kế hoạch, chương trình gì cả, ra lệnh rồi phản lệnh liền liền mà tới giờ chót mới thông báo cho nhân viên hay; máy móc mua về đủ rồi mà vì lẽ này lẽ khác, không dùng tới, để cho nó sét.
Rồi còn cái tệ dưới không tuân lệnh trên, một phần do tinh thần bè phái, một phần do chính sách địa phương tự trị. Công an một ấp hay xã nọ bắt giam một người dân; gia đình người này khiếu nại với ban thanh tra tỉnh. Ban thanh tra ra lệnh thả vì bắt giam trái phép, công an ấp hay xã không thèm nghe, bảo: “Tỉnh mà làm sao biết được việc trong xã, can thiệp như vậy là bậy”.
Năm 1979, trung ương ra lệnh không được cưỡng ép nông dân làm ruộng tập thể, ai đã vào hợp tác xã nông nghiệp rồi, muốn xin ra cũng được. Lệnh đó được phổ biến trên đài truyền thanh, truyền hình; nhưng cán bộ một làng nọ ở Sóc trăng không thi hành, hỏi tại sao, đáp: “Tôi được lệnh của huyện phải đạt chỉ tiêu huyện đã ấn định trong việc bắt nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp, nếu tôi nghe theo đài hay báo chí, chỉ tiêu không đạt được thì ai chịu trách nhiệm cho tôi?”

Dấu tích chiến công của các tướng Lĩnh Nam tại Trung Quốc

Vào thời Hai Bà Trưng, nước ta có tên gọi là Lĩnh Nam, biên giới phía bắc lên tận tới Hồ Động Đình (phía bắc thành phố Hồ Nam thuộc Trung Quốc). Ngày nay vẫn còn đó rất nhiều miếu thờ Hai Bà Trưng cùng các tướng của mình ở vùng đất Trung Quốc thuộc Lĩnh Nam xưa kia.

Quét sạch quân Hán

Cuối năm 39 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng khởi nghĩa, hiệu triệu tất cả các thủ lĩnh cùng quy tụ về. Thánh Thiên, Lê Chân cùng hàng chục các nữ thủ lĩnh khác cùng về theo Hai Bà Trưng.
Năm 40 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng xuất quân. Đại hội quân sĩ được tổ chức tại Hát Môn, Trưng Trắc lập đàn tráng, cáo lễ với trời đất, tự xưng là Trưng Nữ Vương, rồi chia quân tiến đánh các nơi.
Quân Hai Bà Trưng tiến thẳng đến Luy Lâu. Thái thú Tô Định, phải cạo râu, cạo tóc, vứt bỏ cả ấn tín, trà trộn vào đám loạn quân của mình rồi chạy trối chết về nước.
Tất cả các châu quận đều được quân Hai Bà Trưng chiếm lại, gồm các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải, v.v. tức bao gồm cả tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông Trung Quốc ngày nay.
Bản đồ nước Việt xưa kia.
Sách sử nhà Hán có ghi chép lại rằng:
“Năm Kiến Vũ thứ 16 (tức năm 40 sau Công Nguyên), người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh phá quận. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi Sách người Chu Diên, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy, những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Gồm chiếm được 65 thành tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và các thái thú chỉ giữ được thân mình mà thôi.”
Năm 40 sau Công Nguyên, dân tộc Bách Việt làm chủ chính mình, quét sạch quân Hán ra khởi bờ cõi. Mặc dù sau đó cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, nhưng dấu tích của nó vẫn còn cho đến tận ngày nay.

Lịch sử mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phía tây bắc

Vào đầu thế kỷ 11 khi vua Lý Thái Tổ lập ra nhà Lý, hầu hết vùng đất Tây Bắc của nước ta ngày nay thuộc về nước Đại Lý (tỉnh Vân Nam của Trung Quốc ngày nay). Biên giới phía tây bắc lúc đó là châu Quảng Nguyên (Cao Bằng ngày nay), châu Vị Long (Tuyên Quang ngày nay), và Châu Phong (Phú Thọ, Yên Bái ngày nay). Một vùng đất rộng lớn phía tây bắc gồm các tỉnh Hà Giang, phía tây bắc Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên lúc ấy thuộc phần đất của Đại Lý; tỉnh Hoà Bình khi ấy thuộc về Ai Lao (Lào ngày nay). Lãnh thổ nước ta qua các triều đại Lý, Trần, Lê đã dần dần mở rộng, sáp nhập vùng đất tây bắc này vào bờ cõi.
Mở rộng lãnh thổ
Đại Cồ Việt thời nhà Lý. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)

Thời nhà Lý

Vùng đất nằm ở biên giới phía giữa Đại Cồ Việt, nhà Tống và Đại Lý lúc đó thuộc về người Tày, người Nùng và người Thái, đứng đầu là các tù trưởng. Đứng trước 3 thế lực lớn này, các tù trưởng phải chọn cho mình một bên để thần phục. Cũng vì thế mà vùng biên giới rất phức tạp, không ổn định, có những nơi hết thuộc về bên này đến thuộc về bên khác.