Phạm Viết Đào.
Ảnh: Tướng Lê Duy Mật, Nguyên Tư lệnh Mặt trận Vị Xuyên-Hà Tuyên và Phạm Viết Đào; Ảnh chụp tại nhà riêng của ông 9/2015-Trước khi ông qua đời một tháng...
Nhiều ông tướng trên chiến trường không sợ Tàu, thế
nhưng giờ lại e ngại những tên tay sai
Tàu trên đất nước mình?!
Những người không có kiến thức,
thông tin gì về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược tại Vị Xuyên, sau khi đọc
tập “VỊ XUYÊN” của tôi thì khen, động viên, khích lệ đánh giá cao nhiệt huyết
của tôi. Còn những người am hiểu về cuộc chiến, chiến trường Vị Xuyên, sau khi
đọc họ chỉ khen tinh thần, thái độ và công phu của tác giả, còn sự thật về cuộc
chiến này thì họ cho rằng: Người viết mới chỉ nhìn thấy ngọn, cái bề nổi của “tảng băng chìm” Vị Xuyên…
Tôi thừa nhận nhiều sự kiện, thông
tin của tập bản thảo mới dừng lại mô tả hiện tượng và tôi cũng thanh minh: Bác
phê em thì em nhận, nhưng có ai chịu cung cấp, có cơ quan nào chịu mở sổ sách
cho tôi được xem đâu. Tonxtoi, được vào các kho tư liệu lục tìm trong suốt 8
năm trời để viết nên bộ “Chiến tranh và
hòa bình”…
Ở Trung Quốc, nguyên soái Diệp Kiếm
Anh còn viết thư tay để Tướng Lưu Á Châu, nhà văn, con rể Chủ tịch nước Lý Tiên
Niệm được gặp, tiếp xúc các tư lệnh quân khu, quân đoàn để lấy tài liệu, để
viết về cuộc chiến Lão Sơn. Lưu Á Châu đã kể chuyện này khi ông ta viết tiểu
thuyết ca ngợi người lính Trung Quốc đánh nhau ở Lão Sơn với Việt Nam…
Những điều tôi viết trong cuốn sách
hoàn toàn thu thập được theo lối du kích, nghiệp dư và chủ yếu khai thác qua
những người lính từng tham gia chiến trường Vị Xuyên. Do cuộc chiến đã xảy ra
gần 40 năm, lại bị cuộc sống đời thường, thương tật, thời gian khiến anh em
lính quên nhiều, lẫn sự kiện này với sự kiện khác…Vả lại, là lính trực tiếp
chiến trường, họ chỉ nhớ những gì họ thấy và trực tiếp can dự…
Tôi đã mang bản thảo tới nhà một vị
vào hàng cao cấp, đề nghị vị này đọc và cho ý kiến, chỉnh sửa nếu thấy chỗ nào
cần chỉnh; Thế nhưng ông từ chối không nhận đọc với lý do: 8 lần bị thương, mắt
mũi kém lắm, người mệt lắm nên ngại đọc; thực ra là ông ngại chuyện khác…
Một “đại ca” trong làng báo khuyên
tôi: Về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở Vị Xuyên, muốn viết cần phải
tiếp cận các nguồn: Trực tiếp gặp những người lính là đúng, vì thông tin của họ
vô tư, không bị chính trị hóa, nhưng chưa đủ mà phải tiếp cận được những ông mà
thường có mặt trong các cuộc giao ban trong các bộ chỉ huy quân khu, quân đoàn,
sư đoàn. Đám “quan văn” này họ mới
biết nhiều chuyện và họ mới ghi chép được các
thông tin, dữ liệu đáng tin cậy…
Bác yêu cầu thế thì quá là đánh đố
em. Em đã từng sử dụng kênh chính thống: Yêu cầu Chủ tịch Hội Nhà văn VN cấp
giấy giới thiệu tới một số vị nhưng chưa một ông nào chịu tiếp. Thậm chí có lần
Chi hội nhà văn Sông Chảy, tổ chức hội thảo gặp gỡ mời các CCB Vị Xuyên tham
gia, thuyết trình. Tôi đăng ký được tham gia hội thảo này.
Hội Nhà văn VN là một trong những
“pháp nhân” tổ chức hội thảo này. Hy vọng qua hội thảo, tôi có cơ hội gặp làm
quen với những sĩ quan cao cấp của Quân khu 2 để khai thác họ…Thế nhưng khi
đoàn gồm Trần Đăng Khoa, Đào Thắng, Nguyễn Việt Chiến…lên Hà Giang thì riêng
tôi không được “cấp visa” để tham gia hội thảo này…
Một nhà báo từng có mặt ở Vị Xuyên
trong những ngày khói lửa đó, hiện nay do sức khỏe của ông kém nên ông muốn
truyền lửa, kinh nghiệp cho tôi đã khuyên tôi: Nên tìm các ông tướng, các sĩ
quan cao cấp nào sắp chết mới hy vọng chính họ mới có thể cung cấp cho những
thông tin cần thiết về sự thật cuộc chiến Vị Xuyên. Còn vị nào đương chức,
đương quyền, họ đang yêm ấm với vợ con, khả năng xem chừng họ còn sống thêm dăm
mười năm nữa thì đừng hy vọng họ tiếp báo chí, cung cấp thông tin khách quan
cho anh, một kênh thông tin “ phi truyền thống”…
Trong tập Vị Xuyên thì viên tướng
duy nhất mà tôi khai thác được là Tướng Lê Duy Mật, có điều tôi gặp ông vào
thời gian ông bị ung thư giai đoạn cuối. Ông không ngại bộc bạch những gì ông
biết, có điều trí nhớ của ông giảm rất nhiều do bị xạ trị hóa chất…
Đại tá Phạm Phú Bằng, một nhà báo kỳ
cựu và là phóng viên chiến trường nổi tiếng của báo Quân đội; Ông có nhiều
thông tin, gặp ông, mặc dù ông biết tôi nhưng ông cũng chuyện trò rất thận
trọng. Ông cho phép ghi chép nhưng không được đưa tên ông lên. Trong bản thảo
mới nhất tôi mới dám đưa tên ông lên sau một số thông tin được ông cung cấp,
một số chính kiến của ông khi ông không còn nữa…
Tôi bộc bạch điều này để mong nhận
được sự tiếp sức, chia sẻ của bạn đọc, của các CCB từng tham chiến mặt trận Vị
Xuyên giúp tôi hoàn thiện bản thảo. Tôi biết là còn nhiều điều, thông tin chưa
chuẩn…Phải cần bổ sung chỉnh lý và nâng cấp để phục vụ nhu cầu thông tin của
nhân dân về “THẾ SỰ VIỆT-TRUNG”, một vấn đề đang nóng…
Tôi biết có một nhà báo đã cất công
sưu tập các bài báo đã đăng trên một số tờ báo chính thống viết trên báo về
cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược 2/1979. Sau khi sách in ra, mặc dù
chấp hành đầy đủ các quy định của Luật Xuất bản, tất nhiên không khỏi có những
sơ suất ví như: Sử dụng hàng trăm bài báo tuy đã đăng nhưng làm sao xin phép,
thỏa thuận bản quyền với từng tác giả của từng bài báo, có bài chỉ có dăm ba
trăm chữ…Mặt khác có vị thì đã qua đời, thân nhân họ nhiều người không sống ở
Hà Nội…Chỉ cầng sơ suất đó cũng đủ làm cho nhà xuất bản chịu trách nhiệm về tập
sách công phu này bị “hành tỏi” suốt cả năm. Theo tin thì NXB này còn đe bị
phạt 30 triệu đồng…
Nếu không sớm bạch hóa sự thật của
cuộc chiến Vị Xuyên, thì tôi e rằng: trên 5000 vong linh của những người lính
tiếp tục “ngậm hờn” trong các hang đá, khe suối trên những quả đồi Vị Xuyên…
P.V.Đ
Rút từ Biên khảo 1000 trang:" VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Rút từ Biên khảo 1000 trang:" VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Chủ biên: Phạm Viết Đào
Bạn đọc có nhu cầu chia sẻ xin liên hệ với tác giả qua:
Email: Hoanghtham9@gmail.com; ĐT: 0382598746
Bạn đọc có nhu cầu chia sẻ xin liên hệ với tác giả qua:
Email: Hoanghtham9@gmail.com; ĐT: 0382598746
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét