Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

Liên Bộ vào cuộc vụ lấp hồ Đại Lải do Báo Giao thông phản ánh

12:02, 02/07/2020

Trước hiện trạng hồ Đại Lải bị “xẻ thịt”, Bộ Công an và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã vào cuộc xác minh, xử lý.

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Đoàn công tác liên ngành kiểm tra thực tế việc hồ Đại Lải bị Công ty TNHH Đại Lải san lấp
Báo Giao thông số ra ngày 1/7 đăng bài: "Ngang nhiên bạt đồi, lấp hồ Đại Lải làm khu biệt thự nghỉ dưỡng" phản ánh tình trạng hồ Đại Lải bị Công ty TNHH Đại Lải bạt đồi, lấp hồ với diện tích khổng lồ.

Trung Quốc "bủa vây" Biển Đông từ lòng biển

 0  Hoàng Hà

ANTD.VN - Việc Mỹ triển khai những máy bay săn ngầm hiện đại nhất tới Biển Đông trong khi Trung Quốc tiến hành tập trận hải quân ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép phần nào cho thấy hai cường quốc hàng đầu này đang “so găng” trong lòng biển khi mà Bắc Kinh ráo riết quân sự hóa Biển Đông cả trên mặt biển, trên không và trong lòng biển.
ảnh 1Cặp đôi tàu ngầm hạt nhân Type 094 lớp Tấn hiện đại nhất hiện nay của Trung Quốc với 12 ống phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân JL-2 có tầm bắn 7.500km 

Mỹ hủy kế hoạch đưa nhân viên ngoại giao trở lại Trung Quốc

THỜI SỰ QUỐC TẾ Thứ Năm, 02/07/2020 10:22:07 +07:00

(VTC News) - Mỹ hoãn các chuyến bay đưa các nhà ngoại giao trở lại Trung Quốc sau khi không đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh về các vấn đề xét nghiệm và cách ly.

Reuters dẫn thông tin từ các email của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy 5 tháng sau khi 1.300 nhà ngoại giao Mỹ và người thân của họ phải sơ tán khỏi Trung Quốc vì dịch, Washington và Bắc Kinh vẫn đang bế tắc trong các cuộc đàm phán đưa họ trở lại. 
Trong email gửi đi hôm 30/6, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad cho biết, 2 chuyến bay điều lệ dự kiến đưa các nhân viên ngoại giao của Mỹ trở về Thượng Hải và Thiên Tân trong 2 ngày 8/7 và 10/7 bị hủy bỏ và dời lại vào một ngày chưa xác định. 
"Bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng là nguyên tắc hàng đầu của chúng tôi và là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi trong tình huống chưa từng có này. Điều này đồng nghĩa kế hoạch bay sẽ không được xác nhận cho tới khi chúng tôi đạt được thỏa thuận đáp ứng các mục tiêu này", ông Brithstad viết. 
Bộ Ngoại giao Mỹ không bình luận về thông tin này. 
Mỹ hủy kế hoạch đưa nhân viên ngoại giao trở lại Trung Quốc - 1
Cờ Mỹ được treo tại Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thượng Hải. (Ảnh: Reuters)

Chủng virus cúm lợn mới ở Trung Quốc đang lây lan sang người

Quỳnh Chi (Theo The New York Times)-Thứ tư, ngày 01/07/2020 11:54 GMT+7


Lợn được nuôi tại một trang trại lợn ở phía Bắc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng báo cáo của Trung Quốc về một chủng virus cúm mới được phát hiện ở lợn.

Một nghiên cứu mới cảnh báo rằng chủng cúm H1N1 phổ biến ở các trang trại lợn của Trung Quốc từ năm 2016 cần được khẩn trương kiểm soát để tránh xảy ra một đại dịch khác.

Quảng Bình: Khám phá những "bí mật" của người Mã Liềng và chuyện "Ma nộ"

 Thứ sáu, ngày 03/07/2020 06:45 AM (GMT+7)

Aa Aa+
Trong mỗi ngôi nhà sàn của người Mã Liềng ở phía tây huyện Tuyên Hóa, chủ nhà đều dành vị trí rất trang trọng để dựng một căn buồng, tương tự những căn phòng thờ cúng tổ tiên của người miền xuôi.
 Bình luận 0
 Điều đặc biệt, trong những căn buồng đó không hề có di ảnh của những người đã khuất, mà chỉ dành thờ cúng duy nhất một chiếc cung tên. Người Mã Liềng xem căn buồng này là "Buồng thiêng" và để thờ cúng báu vật rất linh thiêng, đó chính là "Ma nộ", hay còn gọi là cung tên...

"Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia từ việc hỗ trợ Việt Nam độc lập, mạnh mẽ, thịnh vượng"

 Thứ năm, ngày 02/07/2020 21:51 PM (GMT+7)

Aa Aa+
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Krittenbrink khẳng định: Việt Nam và Hoa Kỳ là các đối tác tin cậy của nhau, tình bằng hữu dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
 Bình luận 0
Tôn trọng thể chế chính trị mỗi nước
Mở đầu cuộc họp báo kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam Hoa Kỳ chiều nay (2/7), Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Krittenbrink nói rằng, bước tiến hai nước có được là rất to lớn. Ông điểm lại những thành tựu chính trong quan hệ song phương trước khi trả lời câu hỏi của báo chí.  
"Ngày nay 30 nghìn du học sinh Việt Nam học tập tại Hoa Kỳ. Họ sẽ quay trở lại Việt Nam và tôi tin họ sẽ đóng góp to lớn cho sự phát triển của Việt Nam
25 năm trước hai nước hầu như không có quan hệ thương mại. Giờ đây, kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 77 tỷ USD mỗi năm.
Quan hệ quốc phòng phát triển, phản ánh lợi ích an ninh hai bên tương đồng với nhau. Quan hệ quân đội đóng góp vào môi trường an ninh mạnh mẽ, giúp thúc đẩy an ninh năng lượng, đảm bảo tất cả đạt được sự thịnh vượng kinh tế.
Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia từ việc hỗ trợ Việt Nam độc lập, mạnh mẽ, thịnh vượng - Ảnh 1.
Đại sứ Krittenbrink tại buổi họp báo.

Lý do Trung Quốc lại tích trữ lượng dầu lớn chưa từng thấy trên biển

Thanh Long (Theo CNN, Reuters)Thứ năm, 2/7/2020, 22:07 (GMT+7)
Nhập khẩu lượng dầu tương đương 3/4 nhu cầu thế giới
Tính đến ngày 29/6, Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, đã mua 73 triệu thùng dầu và trữ trên 59 con tàu khác nhau ở ngoài khơi bờ biển phía bắc, theo ClipperData, một trang web theo dõi dòng chảy dầu thô quốc tế thời gian thực. Con số này tương đương 3/4 nhu cầu dầu của cả trái đất.
Những thùng dầu cập cảng hôm nay có lẽ đã được mua vào tháng 3 và 4, thời điểm giá dầu sụp đổ do tác động của dịch Covid-19.
Lượng dầu dự trữ trên biển của Trung Quốc (là dầu nằm trên các tàu chở dầu ít nhất 7 ngày) tăng gần 4 lần kể từ cuối tháng 5, ClipperData cho hay. Đây không chỉ là con số cao kỷ lục kể từ đầu năm 2015 mà còn gấp 7 lần mức nhập khẩu dầu trung bình tháng trong cả quý I năm nay.
du-tru-dau-tho-trung-quoc-png-7496-15936
Trung Quốc đang dự trữ một lượng dầu lớn chưa từng thấy ở ngoài biển. Ảnh: ClipperData. 

Ấn Độ chặn hầu hết đường làm ăn của người Trung Quốc

 Thứ năm, ngày 02/07/2020 11:40 AM (GMT+7)

Aa Aa+
Ấn Độ đang nhanh chóng ngăn chặn mọi hoạt động kinh tế, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước này, sau cuộc đụng độ ở vùng tranh chấp khiến 20 quân nhân thiệt mạng.
 Bình luận 0
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Sau khi chặn 59 ứng dụng điện thoại có nguồn gốc Trung Quốc, đặc biệt là TikTok, Ấn Độ hôm 1.7 tiếp tục có động thái quyết liệt nhằm gây thiệt hại về kinh tế cho Trung Quốc, theo Zee News.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

CHU LỆ VƯƠNG BỊT MIỆNG DÂN

Trung Quốc xả lũ đập Tam Hiệp lúc nào? - Báo Người lao động

Chu Lệ Vương (? - 828 TCN) bạo ngược kiêu ngạo, người trong nước đều chỉ trích vua…

Trước tình cảnh đó Thiệu công đã lên tiếng can ngăn:“Dân không chịu nổi chính lệnh nữa rồi”.


Vua nổi giận, tìm được thầy mo nước Vệ, sai giám sát những kẻ chỉ trích, đem bẩm lại để giết. Người chỉ trích ít đi, chư hầu không tới chầu. Năm thứ ba mươi tư, vua ngày càng hà khắc, người trong nước không ai dám nói, đi đường chỉ dùng ánh mắt nhìn nhau. Lệ vương vui mừng, bảo Thiệu công rằng: “Ta có thể cấm tuyệt lời chỉ trích rồi, không ai dám nói nữa”. Thiệu công nói: “Ấy là bịt miệng vậy. Đề phòng miệng dân còn hơn phòng lũ. Đê ngăn mà vỡ, thương tổn ắt nhiều, dân cũng như vậy. Thế nên người trị thủy phải cho sông được khơi thông, người trị dân phải cho dân được bày tỏ. Vậy nên thiên tử xử lý chính sự, phải sai công khanh cho tới liệt sĩ dâng thơ, nhạc quan dâng khúc hát, sử quan dâng sách, thái sư dâng bài trâm, kẻ mù dâng bài phú, kẻ thong manh dâng bài tụng, trăm quan can gián, dân chúng truyền lời, cận thần khuyên nhủ, thân thích góp ý, nhạc – sử bảo ban, bô lão chỉnh sửa, rồi vua cân nhắc. Vậy nên chính sự thi hành mới không trái đạo. Dân có miệng cũng như đất có núi sông vậy, của cải từ ấy mà ra; cũng như đất có chỗ phẳng trũng cao thấp, cái ăn cái mặc từ ấy mà ra. Qua lời truyền miệng, thành bại từ ấy rõ rệt. Làm việc tốt, ngừa việc xấu, ấy là cách tạo ra của cải, ăn mặc vậy. Dân suy nghĩ trong lòng mà phát lời ở miệng, chín chắn rồi làm. Nếu bịt miệng họ, liệu được bao lâu?”
Vua không nghe. Thế rồi cả nước chẳng ai dám nói lời nào, ba năm sau theo nhau tạo phản, tấn công Lệ vương. Lệ vương bỏ chạy đến đất Trệ.

(Sử ký của Tư Mã Thiên, Trần Quang Đức dịch)

Đập Tam Hiệp mực nước vượt quá xả lũ, Vũ Hán thông báo khẩn, Nghi Xương gần như biến mất

Mưa lớn ở miền nam Trung Quốc tiếp tục kéo dài. Vào lúc 6h sáng ngày 30/6, Đài quan sát khí tượng trung ương liên tiếp đưa ra cảnh báo mưa bão, dự kiến mưa lớn vẫn xảy ra ở phía nam và tây nam. Ngày 29/6, đập Tam Hiệp đã bắt đầu khẩn cấp xả lũ, gây ra áp lực rất lớn đến các thành phố ở hạ lưu. Hiện tại, nhiều thành phố bị ngập lụt, và cũng có thông tin rằng nhiều người rơi xuống nước bị điện giật tử vong. Những dữ liệu này đều thuộc về "bí mật quốc gia".

Đập Tam Hiệp mực nước vượt quá xả lũ, Vũ Hán thông báo khẩn, Nghi Xương gần như biến mất
Theo cảnh báo sớm do Đài truyền hình vệ tinh trung ương đưa ra, ước tính từ 8h sáng ngày 30/6 đến 8h sáng ngày 1/7, lưu vực phía nam Tứ Xuyên, đông bắc Vân Nam, hầu hết các khu vực ở Quý Châu, tây bắc Quảng Tây, miền trung Hồ Nam, tây và đông bắc Giang Tây, bắc Phúc Kiến, nam Chiết Giang và những nơi khác có mưa bão lớn.