Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

Trung Quốc chuẩn bị đưa thêm tàu khảo sát hải dương cỡ lớn ra Biển Đông

RFA

Hình minh hoạ. Khánh thành tàu khảo sát hải dương Shiyan-6 ở Quảng Đông hôm 18/7/2020
Hình minh hoạ. Khánh thành tàu khảo sát hải dương Shiyan-6 ở Quảng Đông hôm 18/7/2020
 Photo: Science and Technology Daily













Trung Quốc hôm 18/7 đã xuất xưởng thêm một tàu khảo sát hải dương có tên Shiyan 6 ở tỉnh Quảng Đông nhằm thực hiện công tác khảo sát hải dương và bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nước này tại Biển Đông. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times), tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc, loan tin này hôm 19/7.
Theo Global Times, tàu được đóng có vốn đầu tư là 74 triệu đô la, chiều dài là 90,6 mét, rộng 17 mét, cao là 8 mét và có thể mang theo 60 thuyền viên.
Tàu có khả năng tự hoạt động một mình ngoài biển tối đa lên đến 60 ngày.
Dự kiến, Shiyan - 6 sẽ đi vào hoạt động vào năm 2021.

Người Trung Quốc thuê, mua đất đai, Bộ trưởng TN-MT nói "không sai theo Luật Đất đai"!

25-05-2020 - 11:30 AM

(NLĐO)- Về việc Bộ Quốc phòng vừa có trả lời kiến nghị cử tri việc người Trung Quốc mua, thuê đất ở Đà Nẵng và các tỉnh thành khác, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói: "Họ mua, thuê không liên quan đến nội dung Luật Đất đai quy định. Theo Luật đầu tư, theo Luật nhà ở họ hoàn toàn được làm. Còn Luật Đất đai không cấp giấy quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp nước ngoài".

Người Trung Quốc thuê, mua đất đai, Bộ trưởng TN-MT nói không sai theo Luật Đất đai! - Ảnh 1.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà - Ảnh: Văn Duẩn
Sáng nay 25-5, bên hành lang Quốc hội, trả lời báo chí về việc Bộ Quốc phòng vừa có trả lời kiến nghị cử tri về việc người Trung Quốc mua, thuê đất ở Đà Nẵng và các tỉnh thành khác, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà nói: "Nhà báo có số liệu đấy không? Thế thì nghiên cứu số liệu đấy đi, không liên quan đến nội dung Luật Đất đai quy định. Các doanh nghiệp các, nhà đầu tư làm theo Luật đầu tư, theo Luật nhà ở họ hoàn toàn được làm. Còn Luật Đất đai không ai cấp giấy quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp nước ngoài".

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

NGOÀI CÁC LỰC LƯỢNG PHÒNG CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH; CHÍNH PHỦ LẬP THÊM BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG THỦ DÂN...ĐỀ PHÒNG BỊ DÂN TẤN CÔNG CHĂNG?

Thủ tướng ký quyết định lập Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia

Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 2/1/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự.
(TTXVN/Vietnam+)  
Thu tuong ky quyet dinh lap Ban Chi dao Phong thu dan su quoc gia hinh anh 1Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 1040/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Quyết định số 1041/QĐ-TTg về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.

Giữa lúc ‘thù trong giặc ngoài’, ông Tập còn dùng hình tượng ‘đại hung’

Kể từ tháng Sáu, 27 tỉnh thành Trung Quốc đã hứng chịu trình trạng mưa lớn và lũ lụt. Vào thời khắc như thế này, một thời gian dài ông Tập Cận Bình không hề lộ diện đến những khu vực có thảm họa để thị sát và thăm hỏi đời sống của người dân. Điều này khiến ngoại giới có nhiều đồn đoán. Ngày 17/7, ông Tập đã triệu tập cuộc họp Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, trọng tâm vẫn là khó có thể đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên toàn quốc vào năm 2020. Từ đầu năm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tiếp gặp ‘thù trong giặc ngoài’. Và một lần nữa gần đây, ông Tập lại lên tiếng bảo vệ đảng, nói rằng hình tượng hạch tâm lãnh đạo của đảng là ‘trăng’ trong ‘sao quanh trăng sáng’. Ngoại giới cho rằng đây là ông Tập đang tự hình dung địa vị của mình, kỳ thực lại là điềm đại hung.
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO / Shutterstock)
Tổng hợp từ truyền thông Trung Quốc cho thấy, kể từ tháng Sáu, lũ lụt liên tiếp diễn ra tại nhiều nơi ở Trung Quốc. Trước tình hình lũ lụt nghiêm trọng như vậy nhưng truyền thông ĐCSTQ lại đưa tin thật thưa thớt. Chỉ có Thủ tướng Lý Khắc Cường xuất hiện tại Quý Châu để thị sát tình hình, trong khi ông Tập Cận Bình xuất hiện ít đến lạ thường. Trong tháng này, ông Tập chỉ có 2 lần vỏn vẹn truyền ra ‘khẩu dụ’: một là vào ngày 28/6 nói rằng “công tác phòng ngừa cứu nạn đạt được hiệu quả tích cực”; hai là ngày 12/7 thừa nhận “tình hình lũ lụt hết sức nghiêm trọng”, tuy vậy trọng tâm không phải nói về lũ lụt, mà tập trung vào việc mục tiêu toàn dân thoát nghèo vào năm 2020 khó có thể thực hiện.

Lạnh nhìn đập Tam Hiệp, quy trình chế một trái bom

TP - Đập thủy điện Tam Hiệp được thiết kế chủ yếu để kiểm soát lũ lụt, nhưng bây giờ nó chính xác là làm tăng nguy cơ lũ lụt. Cả thượng lưu và hạ lưu đều chịu áp lực rất lớn, nếu không xả nước, thượng lưu sẽ bị ngập. Xả nước thì hạ lưu bị ngập. Kết quả là hai phía đều bị ảnh hưởng.

Hình ảnh Tam Hiệp ngày 6/7/2020 trên truyền hình Trung Quốc
Hình ảnh Tam Hiệp ngày 6/7/2020 trên truyền hình Trung Quốc
Ông Phan Gia Tranh, người được mệnh danh là «kiến trúc sư trưởng của đập Tam Hiệp», là một chuyên gia hàng đầu về thủy lợi, khi về già có viết một quyển sách, tựa là “Giấc mộng Tam Hiệp”. Ông kể đã mơ một giấc mơ khủng khiếp:  Bị dẫn độ ra “tòa án quốc tế về sinh thái môi trường”. Tại đó ông bị thẩm vấn, bị buộc tội và cuối cùng bị tuyên án. Lời tuyên án ghi rõ, bị can Phan Gia Tranh bị khai trừ khỏi loài người, bị ném xuống ma đạo, dẫn đến địa ngục, phải chịu mọi cảnh đau đớn không nguôi…
Là một chuyên gia hàng đầu về thủy lợi, ông Phan Gia Tranh biết rõ lợi hại của Dự án Tam Hiệp. Ông đã liệt kê ra đến 20 điểm khuyến cáo coi là không phù hợp nếu xây dựng đập. Nhưng rồi được sự “giúp đỡ giáo dục” sau đó ông lại trở thành chuyên gia hàng đầu của Dự án... Ông đã khuất phục trước áp lực chính trị. Công trình Tam Hiệp đã hoàn thành, hậu quả xấu đã nhãn tiền. Ông Phan mang một gánh nặng tinh thần. Và ông đã cho ra đời cuốn sách hy vọng làm vơi nhẹ phần nào, cuốn “Giấc mộng Tam Hiệp”.

“Đau xót” thay!


 
Nhiều báo chí chính thống đã đưa lên trang bìa thông tin: Khởi tố cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và thuộc cấp. Không ngạc nhiên khi một số facebooker hăng hái đăng tin, vạch rõ các sai phạm của ông Hoàng cùng thuộc cấp. Cũng không ngạc nhiên khi không ít các facebooker thờ ơ với tin này: lòng nhiệt thành đã đi đâu mất!
1) Thực sự, từ những ngày trên vị trí quyền lực, ông Vũ Huy Hoàng đã gây nên nhiều nghi ngờ và xì xào trong dân chúng về các sai phạm có thể có của ông. Các xì xào này, nếu công khai lên, có thể bị quy chụp là vu khống, là lan truyền thông tin thất thiệt, thông tin cấm, và cũng có thể bị quy chụp là gây mất lòng tin vào chính quyền, chống chế độ…

F.L.C đang dọn đường cho việc bán dự án ở vị trí nhạy cảm về mặt an ni

nh quốc phòng cho TQ?


Việc tập đoàn F.L.C hiện đang triển khai hàng loạt dự án trên khắp cả nước đặc biệt là những tỉnh giáp với bờ biển khiến dư luận vô cùng lo lắng, bởi những nơi F.L.C lựa chọn hầu như đều có vị trí chiến lược hay nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng. Điều đáng nói là sau khi ông chủ F.L.C – T.rịnh V.ăn Quyết tuyên bố “chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư ngoại” thì việc mua đất tại những vị trí này ngày càng mạnh mẽ hơn. Lạ là FLC tăng cường mua đất ở các tỉnh thành nhưng lại nợ nần chồng chất. Một điều trùng hợp nữa là gần đây người ta lại đồn đoán F.L.C đang nợ ngân hàng Trung Quốc một số tiền không nhỏ. Trong bối cảnh này khiến dư luận đặt câu hỏi, phải chăng tuyên bố của ông Quyết đang dọn đường cho việc chuyển nhượng dự án để kiếm chênh lệnh hoặc cấn trừ nợ?
Những dự án F.L.C đều nằm ngay vị trí nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng
Hàng loạt dự án mà F.L.C thâu tóm là các điểm xung yếu dọc bờ biển từ Vịnh Hạ Long đến các tỉnh miền Trung. Đặc biệt dự án FLC Ngọc Vừng – Vân Đồn – Quảng Ninh lại nằm trong đặc khu kinh tế mà TQ đang rất mong muốn được chiếm cứ. Vân Đồn có vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược quan trọng đối với trong nước và quốc tế. Đây là đường trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, ASEAN – Trung Quốc. Vân Đồn chỉ cách TQ 5h bay.

NĂM 1993: NASA ĐÃ CHỤP ẢNH ĐƯỢC THẾ GIỚI THẦN TRONG VŨ TRỤ; THÔNG TIN NÀY ĐÃ ĐƯỢC BÁO CHO TỔNG THỐNG MỸ VÀ GIÁO HOÀNG

Bức ảnh rò rỉ của NASA: Chúng ta thực sự là ai trong vũ trụ bao la này?

Tâm Tuệ | ĐKN một ngày trước 126,712 lượt xem



Món quà bất ngờ và đặc biệt từ vũ trụ: Câu chuyện ống kính viễn vọng Hubble của NASA vô tình chụp được hình ảnh thế giới Thiên Quốc như thế nào?
Vào giữa tháng 12 năm 1993, sau khi phi hành gia người Mỹ sửa chữa lại kính viễn vọng Hubble, vỏn vẹn trong vài ngày liền xuất hiện kỳ tích, kính viễn vọng hướng về một chòm sao thiên thể xa xôi, kết quả là đã chụp lại được “Thế giới thiên quốc” tươi đẹp ở trong vũ trụ.
Ngày 8 tháng 2 năm 1994, tuần báo tin tức thế giới (Weekly World News) đã lần lượt đăng tải các bức ảnh này, đồng thời cũng báo cáo về phát hiện của tiến sĩ Marcia Masson.
Bìa tờ báo Weekly World News được phát hành 8/2/1994 tại Mỹ, với tựa đề: “Thiên đường đã được kính viễn vọng Hubble chụp được” và trích dẫn lời nhà khoa học: Chúng tôi đã tìm thấy nơi Thần cư ngụ..” (Ảnh: Weekly World News)

NGA ĐỔ THÊM DẦU VÀO LỬA: XUI TRẺ ĂN CỨT GÀ...

Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga điện đàm, lên án “chủ nghĩa đơn phương” của Mỹ

 Ảnh tư liệu : Ngoại trưởng Trung Quốc Vươn Nghị và ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (T). Ảnh chụp tại Bắc Kinh  ngày 29/04/2016.
Ảnh tư liệu : Ngoại trưởng Trung Quốc Vươn Nghị và ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (T). Ảnh chụp tại Bắc Kinh ngày 29/04/2016. ©GREG BAKER / AFP
Trọng Thành
3 phút
Hôm qua, 17/07/2020, hai ngoại trưởng Trung Quốc và Nga đã có cuộc điện đàm, hai bên chia sẻ quan điểm chung: lên án hành động « đơn phương » của chính quyền Mỹ trong quan hệ quốc tế.
Theo Tân Hoa Xã, được Reuters dẫn lại, ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi) thông báo với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov, quan điểm của Bắc Kinh, theo đó Hoa Kỳ đang làm sống lại « không khí Chiến tranh Lạnh » trong quan hệ với Trung Quốc. Theo ngoại trưởng Trung Quốc, đồng nhiệm Nga cũng khẳng định Matxcơva phản đối « chủ nghĩa đơn phương » trong các quan hệ quốc tế.
Cuộc điện đàm giữa hai bộ trưởng Ngoại Giao Trung – Mỹ nhằm tìm kiếm lập trường chung trong quan hệ với Hoa Kỳ diễn ra vào lúc căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh tăng vọt, với việc Trung Quốc áp đặt Luật an ninh quốc gia với Hồng Kông, kể từ ngày 01/07/2020, chưa kể cuộc chiến thương mại, công nghệ, mà Washington và Bắc Kinh đang ngày càng đối đầu, cuộc khủng hoảng dịch Covid-19, hay hồ sơ Biển Đông trở nên nóng bỏng hơn, sau khi Mỹ công bố lập trường bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển này.

Trung Quốc: Bên trong toàn trị, bên ngoài đế quốc

Đăng ngày: 


Ảnh tư liệu: Người biểu tình Philippines dẫm đạp lên cờ Trung Quốc nhân một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Manila (Philippines) ngày 21/06/2019.
Ảnh tư liệu: Người biểu tình Philippines dẫm đạp lên cờ Trung Quốc nhân một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Manila (Philippines) ngày 21/06/2019. AP - Aaron Favila
Anh Vũ
10 phút
Chủ đề chính của các tuần báo Pháp ra tuần này khá đa dạng. Le Point quan tâm đến mối lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ, đang lấn lướt các đồng minh phương Tây để nổi lên như là một cường quốc khu vực. Bên cạnh đó các báo tuần không bỏ qua những sự kiện nóng liên quan đến Trung Quốc. Bài xã luận của Le Point mang tiêu đề "Trung Quốc: Luật của kẻ mạnh".

LUẬT BẬT ĐÈN XANH CHO SỰ LOẠN LUÂN

Xử phạt hành chính luật hôn nhân và gia đình

VNTB – Luật tục gọi đây là loạn luân?!

Loan Thảo

(VNTB) – Ở Việt Nam, sắp tới đây nếu cha chồng ‘lấy’ con dâu, mẹ vợ ‘với’ con rể, cha dượng ‘với’ con riêng của vợ, mẹ kế ‘với’ con riêng của chồng, thì chỉ cần xùy tiền ra nộp phạt là xong. 


Nói có sách, từ ngày 01-09-2020, theo văn bản thể loại nghị định, có cái tên rất dài: “Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã” (Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 15-7-2020) thì (tóm tắt):
+ Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với một trong các hành vi:
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn;

Vì sao con người chủ yếu coi trọng phong thủy dương trạch?

Thứ Sáu, 17/7/2020 18:16 GMT+7

(PLVN) - Phong thủy chia thành âm trạch (tức mộ phần) và dương trạch (tức nhà ở). Dương trạch thường có hiệu ứng nhanh và ngắn hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại nên con người chủ yếu coi trọng phong thủy dương trạch (tức phong thủy nhà ở). Dưới đây là một số quan niệm về nhà ở của người xưa về môi trường xung quanh ngôi nhà.
Vì sao con người chủ yếu coi trọng phong thủy dương trạch?
Phong thủy dương trạch (tức nhà ở) luôn được con người coi trọng.
Cổ nhân thường nói “nhất mệnh, nhì vận, tam phong thủy”, nếu con người sinh ra có mệnh tốt thì giống như chiếc xe có tính năng vượt trội và ngược lại. Vận là chỉ cuộc đời sau này, nếu vận tốt thì giống như con đường bằng phẳng, nếu vận xấu thì giống như con đường gồ ghề khó đi.