nh quốc phòng cho TQ?
Việc tập đoàn F.L.C hiện đang triển khai hàng loạt dự án trên khắp cả nước đặc biệt là những tỉnh giáp với bờ biển khiến dư luận vô cùng lo lắng, bởi những nơi F.L.C lựa chọn hầu như đều có vị trí chiến lược hay nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng. Điều đáng nói là sau khi ông chủ F.L.C – T.rịnh V.ăn Quyết tuyên bố “chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư ngoại” thì việc mua đất tại những vị trí này ngày càng mạnh mẽ hơn. Lạ là FLC tăng cường mua đất ở các tỉnh thành nhưng lại nợ nần chồng chất. Một điều trùng hợp nữa là gần đây người ta lại đồn đoán F.L.C đang nợ ngân hàng Trung Quốc một số tiền không nhỏ. Trong bối cảnh này khiến dư luận đặt câu hỏi, phải chăng tuyên bố của ông Quyết đang dọn đường cho việc chuyển nhượng dự án để kiếm chênh lệnh hoặc cấn trừ nợ?
Những dự án F.L.C đều nằm ngay vị trí nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng
Hàng loạt dự án mà F.L.C thâu tóm là các điểm xung yếu dọc bờ biển từ Vịnh Hạ Long đến các tỉnh miền Trung. Đặc biệt dự án FLC Ngọc Vừng – Vân Đồn – Quảng Ninh lại nằm trong đặc khu kinh tế mà TQ đang rất mong muốn được chiếm cứ. Vân Đồn có vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược quan trọng đối với trong nước và quốc tế. Đây là đường trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, ASEAN – Trung Quốc. Vân Đồn chỉ cách TQ 5h bay.
Thâu tóm Quảng Ninh hoàn tất đến với Thanh Hóa, F.L.C cũng nuốt trọn bãi biển Sầm Sơn sau đó tấn công mạnh mẽ vào các tỉnh ven biển miền Trung – khúc ruột nối liền hai miền Nam – Bắc. Tại Quảng Bình, chính quyền nơi đây cắt hẳn 1.900 ha đất giao F.L.C triển khai dự án khu nghỉ dưỡng, thậm chí còn cấu kết với F.L.C lừa dối người dân, âm thầm xây dựng cáp treo phá hoại hệ sinh thái Sơn Đoòng.
Tương tự đến Quảng Trị, F.L.C cũng có gần 1.000 ha đất tại Cửa Tùng – Cửa Việt. Đây là một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng, bởi nó hội đủ các tiêu chí: thuận tiện cho việc đổ bộ – vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; nếu đổ bộ thành công, giặc ngoại bang sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược và chia cắt Việt Nam thanh hai miền. Trước đó, TQ từng âm mưu lập khu căn cứ tại nơi đây.
Còn ở Quảng Ngãi, F.L.C ngốn gần 4.000 ha đất tại trái tim là mũi Ba Làng An, Gềnh Yến, Mũi Đèn cách đảo Lý Sơn 12 hải lý. Vùng biển, vùng lãnh hải này là vùng đất quan trọng trong chiến lược phòng thủ an ninh quốc phòng. Đặc biệt Lý Sơn là thành cứ điểm quân sự trọng yếu trong việc bảo vệ vùng biển, hải đảo Việt Nam. Thế nhưng Bí thư QN cho rằng cứ điểm quân sự trọng yếu thì phải thu hút đầu tư, nên họ sẵn sàng dùng ngân sách ứng tiền và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để hỗ trợ F.L.C.
Từ Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngải, Bình Định, Nha Trang, Vũng Tàu…đâu đâu cũng có mặt F.L.C. Theo thống kê mới nhất, hiện có 11/14 tỉnh thành ven biển khu vực miền Trung đã có hoặc sắp có dự án của Tập đoàn này. Tại Đà Nẵng FLC quyết mua bằng được bán đảo Sơn Trà, còn Khánh Hòa, F.L.C phải mua cho được bãi biển ở gần Vịnh Cam Ranh.
Bởi Sơn Trà là nơi có vị trí chiến lược, khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mở đầu các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta đều xuất phát đánh chiếm bán đảo này. Còn Cam Ranh không chỉ là nơi bảo vệ biển đảo mà còn là căn cứ bảo vệ phía Nam của đất nước, án ngữ bảo vệ Tây Nguyên vô cùng quan trọng. Nếu cộng Cam Ranh với căn cứ Subic và Clark của Philippines thì sẽ thành một thế liên hoàn xem như toàn bộ Biển Đông đều bị kiểm soát và có thể chi phối Biển Đông.
Tại Cần Thơ, FLC triển khai dự án khoảng 1.300 ha tại địa bàn các quận Cái Răng. Thật trùng khớp hay có sự toan tính nơi đây cũng có vị trí chiến lược còn gọi là Lộ Vòng Cung. Đây Là vành đai phòng thủ mà đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn cố sống chết giữ cho bằng được để bảo đảm an toàn TP Cần Thơ.
Thật bất ngờ khi một tập đoàn kinh doanh bất động sản lại nắm trong tay nhiều lô đất có vị trí ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như thế. Phải chăng nắm trong tay tử huyệt này mà FLC đi đến đâu cũng được chính quyền địa phương trải thảm đỏ đến đấy? Vấn đề nữa là khi nắm trong tay con át chủ bài đất đai, ông chủ FLC tuyên bố “có thể chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài”.
Ai sẽ mua lại những dự án của FLC?
Bất kỳ ai nào cũng có thể mua, nhưng nếu những khu đất rơi vào tay kẻ có dã tâm thì vô cùng nguy hiểm. Thực tế nhiều trở lại đây, Trung Quốc không tiếc tay chi mạnh tiền mua hoặc thuê đất ở nhiều vùng có vị trí nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng của cả ba miền Bắc – Trung – Nam.
Ở Bình Thuận, TQ xây nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân để người TQ sang làm việc và sinh sống lập thành những khu phố Trung Quốc bất khả xâm phạm. Đây cũng là “Vùng đất này chính là yết hầu của Nam Trung Bộ, nơi ‘núi thò chân ra biển. Gọi là yết hầu hay độc đạo bởi không còn con đường nào khác nối liền Nam Bắc ở vùng duyên hải này”. Không chỉ Bình Thuận mà TQ còn nắm giữ được nhiều vị trí xung yếu nằm ở các vùng duyên hải của Việt Nam như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Đèo Hải Vân.
Còn ở niềm Nam TQ thành lập nhà máy giấy Lee&Man và Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải – Trà Vinh nằm ngay bên bờ biển Đông, cách không xa cửa sông Hậu và cửa sông Cổ Chiên. Nếu có chiến sự lực lượng TQ sẽ xâm nhập từ biển vào, hoặc đổ bộ hoặc theo đường thủy tiến vào Tây Nam Bộ qua hai cửa sông chính nói trên. Như vậy khi có biến thì cả ba miền Bắc, Trung, Nam sẽ bị TQ dễ dàng khống chế. Với mưu đồ thôn tính Việt Nam từ ngàn năm, nay đã có trong tay những vị trí chiến lược, nên việc mua thêm đất tại Việt Nam là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Bối cảnh tài chính FLC đang khủng hoảng?
Còn về FLC bên cạnh vẻ hào nhoáng thì Tập đoàn này nợ như chúa chổm, theo báo cáo tài chính từ nửa đầu 2018, tính đến 30/6/2018, tổng nợ phải trả của Tập đoàn F.L.C là 17.600 tỷ đồng. Hiện nay, Tập đoàn F.L.C đang nợ nhiều ngân hàng như: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Phương Đông, PVCombank,…Đáng chú ý F.L.C nợ cả ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC).
Nợ nần chồng chất, một số doanh nghiệp tố FLC chây ì trả nợ như Công ty Hòa Bình, nhiều dự án bỏ hoàng như Hoàng Long – Thanh Hóa, ….Bối cảnh tài chính đen tối thế này, thì F.LC lấy tiền đâu mua đất, rồi tiền đâu triển khai dự án?
Điều khiến người ta lo ngại hơn khi mà đích thân ông chủ FLC – Trịnh Văn Quyết tuyên bố bán dự án cho nhà đầu tư ngoại điều này khiến dư luận vô cùng hoang mang. Nhiều người tự hỏi, phải chăng ông chủ FLC đang dọn đường cho việc bán dự án cho TQ để giải quyết nợ nần? Nếu FLC bán dự án có vị trí nhạy cảm dọc bờ biển miền Trung cho TQ để cấn trừ nợ thì chuyện gì sẽ xảy ra?
TQ sở hữu rất nhiều vùng đất chiến lược, nay F.L.C lại mở lời mời gọi rao bán những khu đất nhạy cảm, thì dại gì Bắc Kinh không chớp lấy cơ hội. Liệu những dự án của F.L.C về tay TQ thì Việt Nam có trở thành Tây Tạng hay Tân Cương hiện nay hay không?
(Nguồn FB Tôi yêu VN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét