Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

Vũ Hán chìm trong nước lũ, Trung Quốc mất nguồn hàng xuất khẩu quan trọng sang Mỹ

 Thứ hai, ngày 20/07/2020 10:57 AM (GMT+7)

Aa Aa+
Cư dân thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc một lần nữa được yêu cầu hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết, nhưng lần này không phải là do dịch Covid-19, mà là do mối đe dọa từ đợt lũ mới từ thượng nguồn sông Dương Tử.
 Bình luận 0
Vũ Hán chìm trong nước lũ, Trung Quốc mất nguồn hàng xuất khẩu quan trọng sang Mỹ - Ảnh 1.
Công viên ở thành phố Vũ Hán ngập trong nước.
Theo CNN, mực nước sông Dương Tử đoạn chảy qua thành phố Vũ Hán đã vượt mức báo động từ hồi tuần trước. Binh sĩ quân đội, người dân thành phố đã tham gia gia cố đê kè ngăn lũ.
Mối đe dọa mới đang đổ dồn về Vũ Hán, khi “hồng thủy số 2” đã tràn qua đập Tam Hiệp và đang đổ về vùng hạ lưu.

Nước dâng cao kỷ lục từ khi xây đập Tam Hiệp: Hồng thủy Trường Giang Số 2 khủng khiếp thế nào?

Đời sống 20/07/2020 11:28

(Tổ Quốc) - Số liệu của Công ty tập đoàn Tam Hiệp Trường Giang (CTG), Trung Quốc, cho thấy dung tích nước lũ khổng lồ mà đập Tam Hiệp ngăn lại từ "Hồng thủy (lũ) Số 2".

CTG ngày hôm nay, 20/7, thông báo trận lũ được đánh mã số "Hồng thủy" thứ hai trên sông Dương Tử (Trường Giang) đã di chuyển qua đập Tam Hiệp một cách suôn sẻ vào ngày Chủ nhật, 19/7, và lưu lượng nước đổ vào hồ chứa của đập đã giảm.
Hồ chứa đập Tam Hiệp ghi nhận lưu lượng nước là 46.000 m3/s vào 20h ngày 19, so với mức đỉnh 61.000 m3/s ghi nhận từ 8h sáng ngày 18/7 và duy trì trong suốt 18 tiếng đồng hồ. Chỉ số này vượt quá tiêu chuẩn lưu lượng nước cho phép đập xả lũ tự do, căn cứ theo quy hoạch phòng chống lũ của Tam Hiệp là 56.700 m3/s.
Lưu lượng của Hồng thủy Số 2 cũng vượt qua trận lũ trước đó trên sông Dương Tử, với đỉnh lũ đổ vào hồ chứa đập Tam Hiệp được ghi nhận là 53.000 m3/s.
Tính đến 20h tối Chủ nhật, mực nước trong hồ chứa Tam Hiệp đạt mức cao kỷ lục 164.18m trong mùa mưa lũ, kể từ khi dự án được xây dựng. Trước đó, mực nước cao nhất từng được xác định là 163.11m.
Tân Hoa Xã dẫn số liệu của CTG cho biết, tính đến 14h ngày 19/7, đập Tam Hiệp đã tích lũy khoảng 14 tỉ m3 nước trong mùa mưa lũ chính năm nay.
Trong khi đó, thông cáo của CTG gửi Thời báo Hoàn Cầu ngày 18/7 cho hay, tính đến ngày 17/7, dự án Tam Hiệp đã ba lần kích hoạt chức năng chống lũ trong mùa mưa lũ năm nay, và ngăn chặn lượng nước là 6.6 tỷ m3 - gấp 470 lần dung tích Tây Hồ ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. 

Anh-Trung Quốc: Bão lớn sắp nổi?

MINH ANH

19/07/2020 14:00

TGVN. Quan hệ Anh-Trung Quốc đang xấu đi. Trong thời điểm vô cùng nhạy cảm này, việc kết thúc mối quan hệ kéo dài hai thập kỷ với người khổng lồ công nghệ viễn thông Trung Quốc có thể là điềm báo cho những căng thẳng gia tăng trong thời gian tới.

Tin thế giới ngày 15/7: Nga 'oanh tạc' Syria để trả thù, Biển Đông dậy sóng quan hệ Mỹ-Trung, Anh 'dứt tình' với Huawei
Quan hệ Anh-Trung Quốc sắp đối mặt với ‘cơn giông bão lớn’?
anh trung quoc bao lon sap noi
Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: Headtopics)
Đêm 14/7, giờ Việt Nam, Chính phủ Anh chính thức công bố lệnh cấm Huawei. Phát biểu với Quốc hội sau khi Thủ tướng Boris Johnson chủ trì các cuộc họp nội các và Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ trưởng Truyền thông Oliver Dowden nêu rõ, “từ cuối năm nay, các nhà cung cấp viễn thông không được phép mua bất cứ thiết bị 5G nào từ Huawei và loại bỏ toàn bộ thiết bị của nhà viễn thông này vào cuối năm 2027”.

Vì sao Mỹ quyết đấu Trung Quốc? TRƯƠNG KHẮC TRÀ | 20/07/2020, 06:12:09 / Tâm điểm

ENTERNEWS.VN Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung dần hiện hình, đó là khi các bên đã sử dụng hết các biện pháp phi quân sự mà chưa phân định thắng thua.

Điểm cuối của màn cạnh tranh này là chiến tranh lạnh
Điểm cuối của màn cạnh tranh này là chiến tranh lạnh
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiến hành cuộc chiến tranh “không quy ước” (phi súng đạn) đối với Trung Quốc. Nhưng đây là cuộc chiến biểu hiện cho xu thế xung đột hiện nay và trong tương lai - sử dụng sức mạnh “mềm” nhiều hơn sức mạnh vật chất.
Vì sao như vậy? Vì các bên đều biết để xảy ra cuộc chiến tranh quy ước, triệt hạ sức mạnh vật chất của nhau, con đường cuối cùng sẽ dẫn tới kho hạt nhân của hai phía. Khi không thể kiềm chế, toàn cầu sẽ chứng kiến ngày tận thế.

Mỹ, Trung Quốc lại ‘bật’ nhau dữ dội

Thứ Hai, ngày 20/7/2020 - 08:30

Cờ Mỹ và cờ Trung Quốc.
Cờ Mỹ và cờ Trung Quốc.
(PLO)- Mỹ cảnh báo các nước về nguy cơ mất chủ quyền vào tay Trung Quốc. Trung Quốc cáo buộc Mỹ trưng bộ mặt xấu xí, đạo đức giả.
Quan hệ Mỹ-Trung lại thêm căng thẳng và đối đầu khi hai bên tiếp tục có phát ngôn chỉ trích nhau dữ dội, nặng nề.

TRÙNG KHÁNH, VŨ HÁN NGUY CƠ BỊ LŨ NHẤN CHÌM

Tín hiệu đỉnh lũ mới, kè sông ở Vũ Hán đã tới giới hạn chịu đựng

Phụng Minh | ĐKN 18/07/2020 32,917 lượt xem
Cảnh ngập lụt ở Trung Quốc trong mùa mưa lũ năm nay (ảnh: Chụp màn hình video, dẫn qua Soundofhope).
Đê Vũ Hán xuất hiện hiện tượng bị thấm, nước sông đã vượt cảnh báo 1 mét, trong khi một đỉnh lũ mới được dự đoán sắp ập tới.
Ngày 17/7, Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc đã thông báo, do mưa lớn, dòng chảy chính của thượng nguồn sông Dương Tử và khu vực Tam Hiệp đã tăng đáng kể. Lưu lượng vào hồ chứa tăng nhanh, lên 50.000 mét khối mỗi giây vào lúc 10h ngày 17/7. “Lũ số 2 trên sông Dương Tử năm 2020” đã hình thành ở thượng nguồn, dòng chảy tối đa vào hồ chứa Tam Hiệp ước tính vào khoảng 55.000 mét khối mỗi giây vào lúc 20h giờ ngày 17.

Tín hiệu đỉnh lũ mới?

Thông điệp về “trận lũ số 2 của sông Dương Tử” trong năm nay có nghĩa là hạ lưu sẽ có thể gặp một thảm họa xả lũ khác. Hiện tại, khu vực hồ Bà Dương đã vượt khỏi tầm kiểm soát, nước ở Vũ Hán đã tới 28,37 mét và tình trạng kiểm soát lũ ở tỉnh An Huy, nơi đang đối mặt với lũ lụt ở phía nam và phía bắc đang rất nghiêm trọng. Khi đạt đến mức kiểm soát lũ cao nhất, chính quyền đã phải đưa ra cảnh báo đỏ, và lũ lụt đang tiếp cận khu vực Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải.

Giải thể văn hóa biến dị (P.1): Trung Quốc – đất nước bị tước đoạt linh hồn

Đại Nghĩa | ĐKN 21 giờ trước 1,235 lượt xem

Giải thể văn hóa biến dị (1): Trung Quốc - Đất nước bị tước đoạt linh hồn
Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp.
Văn hóa chính là linh hồn của một dân tộc, một quốc gia. Phá hủy đi văn hóa chính là phá hủy đi linh hồn của dân tộc, quốc gia đó. Nền văn minh Trung Hoa 5000 năm huy hoàng nhưng chỉ sau mấy chục năm gần đây đã bị phá hủy đến mức khó có thể nhận ra.

Một nền văn minh lớn

Trung Quốc là đất nước có lịch sử văn minh hàng đầu trên thế giới. Trải qua hơn 5000 năm, các triều đại nối tiếp nhau qua nhiều biến động, để lại cho nhân loại nhiều thành quả to lớn về các mặt văn hóa, khoa học kĩ thuật và nghệ thuật. Ngay từ thời kỳ Hoàng Đế Hiên Viên gần 3000 năm trước Công nguyên, người Trung Quốc đã sáng tạo ra chữ viết. Các thành tựu về y học thậm chí còn được phổ biến trước đó. Bốn phát minh lớn của nhân loại cổ đại đều thuộc về Trung Quốc, gồm la bàn, thuốc súng, nghề in và làm giấy.

Dấu ấn tuần qua: Tấn công tổng lực, Mỹ đang đẩy chính quyền Trung Quốc tới miệng hố?

Lục Du | ĐKN 19 giờ trước 7,179 lượt xem

Tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh: Gage Skidmore / Flickr).
Hoa Kỳ trong tuần qua đã thực hiện một loạt hành động với mật độ dày đặc nhằm đẩy lùi tham vọng của Bắc Kinh, đầu tiên là việc thẳng thừng bác bỏ yêu sách phi lý của chính quyền Trung Quốc đối với Biển Đông, tiếp theo là các hành động làm suy yếu lực lượng đang nắm quyền ở Trung Quốc.
Các ‘cú ra đòn’ liên tiếp của Washington về phía Bắc Kinh diễn ra trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc không cho thấy sự hướng thiện, họ nhất quyết cho thông qua bằng được luật an ninh Hồng Kông bất chấp các nước tự do khuyên can, cũng như tiếp tục thúc đẩy các hoạt động bắt nạt ở Biển Đông, eo biển Đài Loan và gây hấn với nước láng giềng Ấn Độ. Không để Bắc Kinh hoành hành ngang ngược, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã quyết định ra tay.

Phá giải dự ngôn cổ: Long mạch Trung Hoa đã đứt, ĐCSTQ sẽ sớm diệt vong (P.1)

Kiên Định | ĐKN 7 giờ trước 782 lượt xem

Phá giải dự ngôn: Long mạch Trung Hoa đã đứt, năm nay ĐCSTQ sẽ bị diệt vong (Phần 1)
Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp.
“Nếu chẳng một phen lạnh thấu xương, hoa mai đâu dễ thoảng mùi hương”, câu thơ bất hủ này trăm ngàn đời vẫn còn truyền xướng. Tác giả chính là Hoàng Bá thiền sư, một tu sĩ thời đại nhà Đường, cũng là một nhà tiên tri kiệt xuất.
Hoàng Bá Thiền sư là cao tăng Phật giáo nổi tiếng thời nhà Đường sống ở Tựu Phong, Tịnh Châu (nay là núi Hoàng Bá huyện Nghi Phong, tỉnh Giang Tây). Hoàng Bá Thiền sư thi, bài thơ nổi tiếng được Hoàng Bá Thiền sư truyền miệng vào năm Hội Xương thứ hai Đường Vũ Tông, tể tướng đương triều khi đó là tướng quốc Bùi Hưu ghi chép lại thành một cuốn sách, lưu lại như tác phẩm thơ dự ngôn về vận mệnh quốc gia, thu thập vào trong bộ sách “Chung lăng lục”. Hoàng Bá Thiền sư thi tổng cộng gồm 14 bài thơ, dự ngôn các sự kiện lịch sử lớn đã xảy ra từ thời nhà Minh cho tới hiện tại đang xảy ra. 
Về cơ bản tất cả đều ứng nghiệm. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta hãy cùng thử phá giải bài thơ dự ngôn này:
Khổ 1: 
Nhật nguyệt lạc thời giang hải bế,
Thanh viên tương ngộ phán hưng vong.
Bát ngưu vận hướng Điền Kiềm tận,
Nhị cửu đan thành kim cốc tàng.

Tân Hoa Xã: Đập Tam Hiệp “dịch chuyển, rò rỉ, biến dạng” nhưng ổn định

Lưu vực Trường Giang Trung Quốc gần đây liên tiếp xảy ra thảm họa lũ lụt, sau khi lũ số 2 trên sông Trường Giang hình thành vào ngày 17/7, tình hình phòng chống lũ lụt trên hệ thống sông Trường Giang, sông Hoài và Thái Hồ trở lên gay go hơn. Trong đó lưu lượng nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp đã đạt đến giá trị cao nhất kể từ khi bước vào mùa lũ năm nay. Ngày 18/7, truyền thông nhà nước Trung Quốc thừa nhận đập Tam Hiệp phát sinh tình trạng dịch chuyển, rò rỉ, biến dạng, v.v, khiến ngoại giới chú ý. 
Ngày 18/7, truyền thông nhà nước Trung Quốc thừa nhận đập Tam Hiệp phát sinh tình trạng dịch chuyển, rò rỉ, biến dạng; trước đó chính quyền nhiều lần nói đập Tam Hiệp không có bất cứ vấn đề gì. (Ảnh đập Tam Hiệp qua Google Map).

Tân Hoa Xã: Đập Tam Hiệp “dịch chuyển, rò rỉ, biến dạng”

Theo Tân Hoa Xã đưa tin, do ảnh hưởng của mưa lớn “Trận lũ số 2 năm 2020 trên sông Trường Giang” đã hình thành ở thượng lưu sông Trường Giang, khiến cho lưu lượng nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp tăng nhanh, lúc 8 giờ sáng ngày 18/8, lưu lượng nước đạt 61.000 mét khối mỗi giây, lưu lượng nước chảy ra đạt 33.000 mét khối mỗi giây, hiện tại mực nước ở hồ chứa Tam Hiệp đã lên đến 160,1 mét, vượt mức hạn chế 15 mét.

Trung Quốc chuẩn bị đưa thêm tàu khảo sát hải dương cỡ lớn ra Biển Đông

RFA

Hình minh hoạ. Khánh thành tàu khảo sát hải dương Shiyan-6 ở Quảng Đông hôm 18/7/2020
Hình minh hoạ. Khánh thành tàu khảo sát hải dương Shiyan-6 ở Quảng Đông hôm 18/7/2020
 Photo: Science and Technology Daily













Trung Quốc hôm 18/7 đã xuất xưởng thêm một tàu khảo sát hải dương có tên Shiyan 6 ở tỉnh Quảng Đông nhằm thực hiện công tác khảo sát hải dương và bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nước này tại Biển Đông. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times), tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc, loan tin này hôm 19/7.
Theo Global Times, tàu được đóng có vốn đầu tư là 74 triệu đô la, chiều dài là 90,6 mét, rộng 17 mét, cao là 8 mét và có thể mang theo 60 thuyền viên.
Tàu có khả năng tự hoạt động một mình ngoài biển tối đa lên đến 60 ngày.
Dự kiến, Shiyan - 6 sẽ đi vào hoạt động vào năm 2021.