Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

SỰ THẬT KINH HOÀNG VỀ HÀNG TRUNG QUỐC: 90 triệu dân Việt Nam đều rụng rời khi biết tin này!; Lão nông Trung Quốc lừa bán 7 cô gái Việt Nam, thu gần 1 tỷ đồng



Lão nông Trung Quốc lừa bán 7 cô gái Việt Nam, thu gần 1 tỷ đồng

LAN PHƯƠNG (VIETNAM+) BẢN IN
Một cô gái Việt Nam bị lừa bán sang Trung Quốc. (Nguồn: QQ)

Bộ Luật Hình sự sửa đổi: Những sai sót đã được báo trước...

GS TS Luật Nguyễn Vân Nam

  • 8 giờ trước
Image copyrightISTOCK
Image captionLuật pháp thể hiện trí tuệ của dân tộc
Nói chung, một bộ luật không được phép có sai sót. Vì ngoài những ý nghĩa và mục đích quan trọng mà nó theo đuổi, một bộ luật còn là sản phẩm thể hiện một cách cô đọng nhất trí tuệ của một dân tộc.
Bộ Luật Hình sự 2015 có tới 90 sai sót chắc chắn là điều không thể chấp nhận, nhưng không bất ngờ.
Bất ngờ là, lẽ ra, nếu có sai sót thì phải là ở các bộ luật khác, chứ không thể là chính bộ Luật Hình sự 2015. Cho đến trước 1975, ở miền Bắc, khi nói đến ra Tòa, nói đến luật pháp, người ta hầu như nghĩ ngay đến tội hình sự, luật hình sự. Có thể nói, Luật Hình sự cũng là một trong số rất ít bộ luật quen thuộc và được áp dụng thành thạo trong thực tế ở Việt Nam.
Ngày nay, bộ luật này vẫn ảnh hưởng rất quan trọng đến cách xây dựng các bộ luật; đến thủ tục tố tụng cho các bộ luật khác (Trong tố tụng dân sự chẳng hạn, đã có đơn khởi kiện mà nhất định vẫn phải làm tờ khai, v…v.) ; thậm chí đến cả thái độ của thẩm phán đối với luật sư, với nguyên đơn, bị đơn trong vụ kiện dân sự, hành chính, cũng bị ảnh hưởng nặng bởi thái độ của thẩm phán đối với bị cáo trong vụ hình sự.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Nên công khai về hợp tác biển Việt-Trung

Nhà văn Phạm Viết Đào

  • 41 phút trước
Image captionÔng Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, phụ trách bang giao với Việt Nam vừa có chuyến thăm Hà Nội cuối tháng 6/2016.
Theo thông tin báo chí, sáng ngày 27/6/2016, Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết một số thỏa thuận trong đó có “biên bản ghi nhớ” về hợp tác an ninh biển.
Về phía Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn – Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Thiếu tướng Vương Hồng Quang – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc ký bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc.
Như truyền thông đã đưa, tình hình Biển Đông thời gian qua rất căng thẳng vì thường xảy ra những va chạm gây tổn thất về người và tài sản của ngư dân của các quốc gia giáp Biển Đông với lực lượng cảnh sát biển một số nước; sự xuất hiện gần đây của lực lượng hải quân một số nước cùng với những tuyên bố cứng rắn liên quan tới Biển Đông của một số chính khách có trách nhiệm của một số quốc gia trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga và EU…
Với một số nước trong khu vực Biển Đông thì Philippines đã đưa vụ kiện Trung Quốc về chủ quyền lãnh hải ra tòa án quốc tế; Tổng thống Indonezia có mặt trên chiến hạm của nước này những ngày gần đây nhằm khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Trong khi đó cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN tại Côn Minh, Trung Quốc đã không ra được tuyên bố chung về Biển Đông; Việt Nam lại liên tiếp bị hai vụ tai nạn máy bay trên Biển Đông hiện chưa công bố nguyên nhân.
Trong bối cảnh đó, dư luận hết sức chú ý tới chuyến thăm và các buổi hội đàm, hội kiến của ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc với các quan chức Việt Nam là các ông Nguyễn Phú Trọng- Tổng Bí thư Đảng, Trần Đại Quang- Chủ tịch nước, Phạm Bình Minh - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, bên cạnh các văn kiện được ký kết.

Hai hổ khó sống chung một núi

Bất cứ liên minh hay mối quan hệ quốc tế nào hình thành cũng đều trên cơ sở lợi ích và bị chi phối bởi lợi ích. Để tránh thua thiệt, thậm chí bị bán đứng...

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin có chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 25/6. Đây là chuyến thăm lần thứ 15 của ông Putin đến nước láng giềng này kể từ khi ông lên làm lãnh đạo nước Nga.

Có thể nói quan hệ Nga-Trung thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Nga đã và đang bị cô lập vì khủng hoảng Unkraine, còn Trung Quốc đang tự tách mình với phần còn lại của thế giới vì bành trướng trên Biển Đông.

Nhất là hành động chống phá quyết liệt vai trò và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ Philippines kiện nước này áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm UNCLOS 1982, mặc dù Trung Quốc là thành viên Công ước, đồng thời còn leo thang quân sự hóa Biển Đông khiến cả khu vực phải cảnh giác, dè chừng.

Ông chủ Điện Kremlin và Trung Nam Hải đều tuyên bố, quan hệ Nga - Trung đang ở trong giai đoạn “tốt đẹp chưa từng có”, mức độ tin cậy lẫn nhau cũng “chưa từng có”. Nhưng dư luận giới phân tích không nhìn thấy điều này, mà chỉ thấy một sự thực “đồng sàng dị mộng” giữa hai cường quốc và hai nhà lãnh đạo.

Nga tuyên truyền mạnh mẽ về 30 văn kiện ký kết với Trung Quốc trong chuyến thăm này của Putin, nhưng lại “quên mất” một thực tế, hầu như các văn kiện này mới là hiệp định khung, thỏa thuận chung chứ rất ít hợp đồng cụ thể có thể sớm triển khai trên thực tế.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: Kyodo / SCMP.

Giờ G sắp điểm, Mỹ đề phòng Trung Quốc làm liều ở Biển Đông

Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế được trông đợi sắp ra phán quyết về vụ Philipines kiện yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông và Mỹ đã có chuẩn bị để đáp trả bất cứ hành động liều lĩnh nào của Trung Quốc.

Mỹ đã điều tới hai cụm tác chiến tàu sân bay sẵn sàng xung quanh khu vực Biển Đông
Mỹ đã điều tới hai cụm tác chiến tàu sân bay sẵn sàng xung quanh khu vực Biển ĐôngMỹ đã điều tới hai cụm tác chiến tàu sân bay sẵn sàng xung quanh khu vực Biển Đông
Andrew Shearer, cố vấn chủ chốt về an ninh châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ (CSIS) cho rằng Mỹ nên có cách thức răn đe trong vòng 6 tháng đến một năm nếu như tòa án phán quyết bất lợi cho Trung Quốc. Việc điều động cùng lúc hai cụm tác chiến tàu sân bay tới khu vực là một bước đi đúng đắn nhưng có thể chưa đủ, ông Sheare nhận định.

Bình luận của Hai Xe Ôm về thế bắt tay " phản khách vi chủ" của Dương Khiết Trì với TBT Nguyễn Phú Trọng...; Chữ viết của ông Trọng, ông Phúc rất đẹp...

Tay ông Trọng với dài sang phía Dương Khiết Trì để bắt trong buổi tiếp kiến chiều 27/6/2016; Dương đại nhân thì hơi chìa tay mà không với sang phía ông Nguyễn Phú Trọng ?
Mặc dù ông Trọng là chủ, Dương đại nhân là khách; ông Trọng là Tổng Bí thư còn Dương đại nhân chỉ là Ủy viên Quốc vụ viện; Về cấp bậc Dương đại nhân dưới cơ TBT Trọng tới 4, 5 bậc...
Qua cái bắt tay thấy được cái tâm thế ai là chủ, ai là khách; ai vồn vã, ai miễn cưỡng... giơ tay ra bắt...
Trong Binh pháp Tôn Tử gọi thế bắt tay này là thế: Phản khách vi chủ...là thế võ biến từ vị thế bị động thành chủ động, "thế khách" thành "thế chủ"...
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc thăm Việt Nam vào tuần tới - Ảnh 1
Ông Trọng quên viết hoa chữ C ( Cộng sản) N. ( Việt Nam ) ?

90 lỗi của Bộ luật Hình sự có thể “kéo” 3 luật bị đình trệ; “Tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ sẽ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân…”

(Chính trị) - Bộ luật hình sự 2015 và 3 đạo luật khác được đề nghị bỏ phiếu lùi hiệu lực thi hành, tuy nhiên vẫn cho phép áp dụng ngay các quy định có lợi cho người phạm tội để đảm bảo đối xử nhân đạo và phù hợp với thông lệ quốc tế.

90 lỗi của Bộ luật Hình sự có thể “kéo” 3 luật bị đình trệ
Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng cần tăng tính chuyên nghiệp của Quốc hội để hạn chế các sai sót trong xây dựng pháp luật. Ảnh: Vinh An.

Sẽ có cơ chế “xử” quan chức giàu bất thường;Thanh lý 264 xe công gần 80 tỷ đồng, thu về 390 triệu đồng

(Chính trị) - “Chống tham nhũng mà cứ giấu giếm, không minh bạch thì làm sao phòng, chống được” – Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt.

Cục trưởng Cục PCTN (Thanh tra Chính phủ), ông Phạm Trọng Đạt. Nguồn ảnh Internet.
Cục trưởng Cục PCTN (Thanh tra Chính phủ), ông Phạm Trọng Đạt. Nguồn ảnh Internet.
Hiện dự thảo sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) đang được lấy ý kiến các bên liên quan để hoàn thiện. P.V đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục PCTN (Thanh tra Chính phủ), ông Phạm Trọng Đạt(ảnh), liên quan đến một số vấn đề của dự thảo sửa đổi luật này.

Cơ chế thị trường định hướng XHCN lùi bước tại TP Hố Chí Minh để thay bằng " cơ chế đặc thù" để phát triển ?; Thủ tướng chấp thuận kiến nghị cơ chế đặc thù của TP.HCM; Thủ tướng VN chỉ thị Sài Gòn phải là 'hòn ngọc chiếu sáng', dân nói gì?

“TP.HCM là đầu tàu thì phải chạy bằng năng lượng nguyên tử mới nhanh được"
PHƯƠNG LINH



(GDVN) - “TP.Hồ Chí Minh là đầu tàu thì cần nguồn năng lượng mới, không thể chạy bằng than đá, hơi nước, thậm chí là phải chạy bằng năng lượng nguyên tử thì mới nhanh".

Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã nhấn mạnh như trên tại buổi làm việc giữa lãnh đạo UBND thành phố với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào chiều ngày 27/6.
Cùng dự còn có các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam cùng tập thể lãnh đạo các Bộ, ban ngành ở trung ương.
Đầu tàu phải chạy bằng năng lượng nguyên tử
Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, 6 tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế của thành phố tăng trưởng khá.
Tổng sản phẩm nội địa tăng 7,47%, xuất khẩu tăng 8%, chỉ số phát triển công nghiệp tăng 6,9%, thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đạt khá.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 125.000 tỷ đồng, tăng trên 9%.
Thành phố cũng đã tiến hành nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp, gặp gỡ trực tiếp từng hiệp hội doanh nghiệp, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về vốn, thủ tục đầu tư, thuế, hải quan.
Dự kiến, thành phố phấn đấu đến năm 2020 sẽ có gấp đôi số doanh nghiệp như hiện nay đang hoạt động (175.000 doanh nghiệp), dành khoảng 1.000 tỷ đồng cho quỹ khởi nghiệp.
Để tạo điều kiện cho TP.Hồ Chí Minh phát triển thuận lợi hơn, UBND thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đặc thù như lĩnh vực tài chính, đầu tư hệ thống kết cấu, hạ tầng, thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm là cơ quan chuyển môn thuộc UBND thành phố.
Cùng lúc, TP.Hồ Chí Minh còn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tăng biên chế trong lực lượng Công an, đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, chế độ chính sách cho cán bộ chiến sĩ ngang tầm với địa bàn trọng điểm, phức tạp, thí điểm bố trí Công an chính quy tại các xã có tốc độ đô thị hóa nhanh.
Quang cảnh buổi làm việc giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh chiều 27/6 (ảnh: P.L)

Chính quyền VN sợ 'bạo loạn' trước ngày công bố nguyên nhân cá chết

HÀ NỘI (NV) - Ông Tô Lâm, thượng tướng, bộ trưởng Công An Việt Nam vừa yêu cầu thuộc cấp phải chú ý “ngăn chặn kích động biểu tình trái pháp luật, gây rối trật tự, bạo loạn.”

Yêu cầu vừa kể được viên bộ trưởng Công An Việt Nam nhấn mạnh tại hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm 2016 của Bộ Công An, diễn ra tại Sài Gòn vào sáng 28 tháng 6. Công an Việt Nam còn được thượng cấp nhắc nhở phải chú ý “bảo đảm an ninh mạng Internet, an toàn thông tin, đấu tranh-phản bác các quan điểm sai trái, thù địch” và “rà soát các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu kinh tế, khu công nghiệp để bổ sung, chỉnh lý phù hợp với diễn biến của tình hình, đặc biệt là về môi trường.”

Bãi biển Thiên Cầm, cách thành phố Hà Tĩnh 20 cây số trong mùa du lịch. Không chỉ ngư nghiệp chết mà du lịch cũng chết sau thảm họa cá chết. (Hình: Lao Ðộng)
Ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam cũng vào Sài Gòn tham dự hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm của Bộ Công An Việt Nam. Viên thủ tướng Việt Nam nhận định: “Tình hình trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự báo, đặt ra cho công tác bảo đảm an ninh trật tự nhiệm vụ rất nặng nề.” Cũng vì vậy, công an Việt Nam “cần nâng cao năng lực nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để kịp thời tham mưu với đảng, nhà nước các chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh trật tự.”

Bùi Chí Vinh – Một Ngày Phải Khác Mọi Ngày

 on THÁNG SÁU 27, 2016 0 )

Tuấn Khanh giới thiệu: Nhà thơ Bùi Chí Vinh sinh năm 1954, tại Sài Gòn. Ông được đánh giá là cây bút multi-talent, làm thơ từ năm 9 tuổi và viết truyện, biên kịch điện ảnh từ sau năm 1975.
Thơ của Bùi Chí Vinh đầy cá tính, phổ biến trong từng trang chép tay của độc giả, bởi tính đa dạng và gắn chặt với những vấn đề thời sự gai góc của đời sống, cũng như đậm chất giang hồ, bụi đường. Nhiều tác phẩm của Bùi Chí Vinh, cả thơ và truyện là hiện tượng do phong cách rất Sài Gòn, rất miền Nam. Các bộ truyện viết cho tuổi teen của anh cũng được giới trẻ yêu thích, luôn tìm đọc.
Đọc và đăng tải thơ Bùi Chí Vinh, trong thời cuộc đang rất đỗi eo sèo lúc này, để thấy rằng từng chút một, thêm từng chút… người Việt đang bị xâm thực bằng những điều gì đó, tưởng chừng rất nhỏ, vào văn hóa, giáo dục, vào tinh thần… tạo nên lối sống sự cầu an-chấp nhận-ương hèn trong con người. Những nghệ sĩ, trí thức như Bùi Chí Vinh, Nguyễn Tấn Cứ, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Viện, Thái Bá Tân… nói và viết từng ngày như cảnh báo, cũng có khi bị ai đó cho là “linh tinh hay ấu trĩ”. Nhưng bạn hãy tự hỏi, một đất nước bị du vào từng trò vui, từng bữa ăn lạ để đổi lại từng phần quê hương tan rã, có thể gọi là bình an được không?

12705251_810870659058818_6902614140240857680_n
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc
Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp”
Hết “Triều Đại Mãn Thanh” đến “Đại Tống Truyền Kỳ”
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Đọc báo thấy cha ông mất hút

"Trung Quốc xem vụ Dương Khiết Trì đi Việt Nam là 1 thắng lợi"!?; Việt - Trung ký thỏa thuận hợp tác cảnh sát biển


HỒNG THỦY

(GDVN) - Bằng thủ thuật cắt xén, truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyệt nhiên không đả động gì đến các tuyên bố khẳng định rõ ràng và đanh thép của lãnh đạo Việt Nam.

Hình ảnh ông Dương Khiết Trì tại Việt Nam và 1 chiếc tàu Hải cảnh Trung Quốc liều lĩnh cắt ngang mũi tàu lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam gần vị trí Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 được đăng tải trên tờ Bưu điện Hoa Nam. Ảnh: scmp.com
The Diplomat ngày 20/6 bình luận, mặc dù truyền thông quốc tế bao gồm cả tờ The Diplomat không thấy hy vọng nào về một bước đột phá giải tỏa căng thẳng quan hệ Việt - Trung trong chuyến đi Hà Nội của ông Dương Khiết Trì tuần này, nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc lại đang tỏ ra hả hê và xem chuyến đi đó như một "chiến thắng ngoại giao và đạo đức" với Trung Quốc?!

Quan điểm của TQ về sự tăng cường quan hệ Việt-Mỹ; TQ bình luận việc TBT Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử


Print Friendly
obamainvn
Nguồn: Yun Sun, “China’s perspective on the US-Vietnam rapprochement”, PacNet No. 48A, 06/06/2016.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam vào tháng trước và việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là một bước ngoặt quan trọng, mang tính lịch sử trong quan hệ Mỹ – Việt. Mặc cho giới truyền thông và các nhà quan sát nhìn chung đều đã giải thích sự xích lại này giữa hai nước là nhằm hướng đến Trung Quốc, nhận thức và đánh giá của Bắc Kinh về sự phát triển quan hệ Mỹ-Việt hầu như không được đề cập. Một phân tích về quan điểm của Trung Quốc sẽ hữu ích khi dự đoán phản ứng của nước này. Quan trọng hơn, nó sẽ cho thấy những thông tin cốt lõi về nỗ lực của Việt Nam nhằm cân bằng chính sách đối nội với mục tiêu chính sách đối ngoại của mình, đồng thời tiết lộ những sự thật ít được biết về quan hệ Việt – Trung.

Ép ngư dân ký công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc?; Văn nghệ sĩ Quảng Bình ( quê của BT Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn) bị cấm sáng tác về cá chết!

26/06/2015 23:50

17 ngư dân Quảng Bình tố cáo giới chức Trung Quốc đã ép họ ký hàng chục văn bản bằng tiếng Trung, trong đó có 1 văn bản tiếng Việt với nội dung: “Tôi chứng kiến vùng biển Đông và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc”

Chiều 26-6, 17 ngư dân xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã thuật lại với phóng viên Báo Người Lao Động những thời khắc kinh hoàng mà họ đã trải qua khi vô cớ bị bắt giữ, giam lỏng, đe dọa tại cảng Tam Á (đảo Hải Nam, Trung Quốc).
Không ký thì đánh
Trước đó, ngày 16-6, khi đang khai thác thủy sản tại vùng biển cách đảo Hải Nam khoảng trên 30 hải lý, 2 tàu của ngư dân Võ Văn An (SN 1976, chủ tàu) cùng 8 thuyền viên mang số hiệu QB 93694 TS và tàu của anh Võ Văn Toàn (SN 1982 - chủ tàu) số hiệu QB 93480 TS với 7 ngư dân nhận được tin báo có gió lớn cấp 7-8 nên rất lo lắng. Trong lúc đang loay hoay tìm nơi trú ẩn, họ nhìn thấy 1 tàu hải quân và 3 tàu chụp mực của Trung Quốc áp sát, bắt giữ.
Anh Võ Văn An rất lo lắng vì tàu của anh vẫn bị Trung Quốc tạm giữ trái phép
Anh Võ Văn An rất lo lắng vì tàu của anh vẫn bị Trung Quốc tạm giữ trái phép