Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Cơ chế thị trường định hướng XHCN lùi bước tại TP Hố Chí Minh để thay bằng " cơ chế đặc thù" để phát triển ?; Thủ tướng chấp thuận kiến nghị cơ chế đặc thù của TP.HCM; Thủ tướng VN chỉ thị Sài Gòn phải là 'hòn ngọc chiếu sáng', dân nói gì?

“TP.HCM là đầu tàu thì phải chạy bằng năng lượng nguyên tử mới nhanh được"
PHƯƠNG LINH



(GDVN) - “TP.Hồ Chí Minh là đầu tàu thì cần nguồn năng lượng mới, không thể chạy bằng than đá, hơi nước, thậm chí là phải chạy bằng năng lượng nguyên tử thì mới nhanh".

Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã nhấn mạnh như trên tại buổi làm việc giữa lãnh đạo UBND thành phố với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào chiều ngày 27/6.
Cùng dự còn có các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam cùng tập thể lãnh đạo các Bộ, ban ngành ở trung ương.
Đầu tàu phải chạy bằng năng lượng nguyên tử
Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, 6 tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế của thành phố tăng trưởng khá.
Tổng sản phẩm nội địa tăng 7,47%, xuất khẩu tăng 8%, chỉ số phát triển công nghiệp tăng 6,9%, thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đạt khá.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 125.000 tỷ đồng, tăng trên 9%.
Thành phố cũng đã tiến hành nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp, gặp gỡ trực tiếp từng hiệp hội doanh nghiệp, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về vốn, thủ tục đầu tư, thuế, hải quan.
Dự kiến, thành phố phấn đấu đến năm 2020 sẽ có gấp đôi số doanh nghiệp như hiện nay đang hoạt động (175.000 doanh nghiệp), dành khoảng 1.000 tỷ đồng cho quỹ khởi nghiệp.
Để tạo điều kiện cho TP.Hồ Chí Minh phát triển thuận lợi hơn, UBND thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đặc thù như lĩnh vực tài chính, đầu tư hệ thống kết cấu, hạ tầng, thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm là cơ quan chuyển môn thuộc UBND thành phố.
Cùng lúc, TP.Hồ Chí Minh còn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tăng biên chế trong lực lượng Công an, đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, chế độ chính sách cho cán bộ chiến sĩ ngang tầm với địa bàn trọng điểm, phức tạp, thí điểm bố trí Công an chính quy tại các xã có tốc độ đô thị hóa nhanh.
Quang cảnh buổi làm việc giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh chiều 27/6 (ảnh: P.L)
Thay mặt lãnh đạo Thành ủy, Bí thư TP.Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cho rằng, các kiến nghị của thành phố về cơ chế đặc thù, không nằm ngoài quy định mà theo tinh thần Nghị quyết 16 của Bộ Chính Trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố đến năm 2020.
Theo Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, sau hơn 40 năm giải phóng, thành phố luôn là đầu tàu phát triển kinh tế.
“Nhưng giờ đầu tàu này cần nguồn năng lượng mới, cơ chế vận hành mới. Đầu tàu này không thể chạy bằng năng lượng than đá, hay diezen được, mà phải chạy bằng năng lượng nguyên tử thì mới nhanh được” – Bí thư Đinh La Thăng nhấn mạnh.
TP.Hồ Chí Minh phải là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông
Ngay sau khi nghe đại diện lãnh đạo các Bộ, ban ngành trung ương, các Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu ý kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có kết luận buổi làm việc.
Dù đánh giá cao sự đóng góp của TP.Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng nhìn nhận, kinh tế thành phố đang có dấu hiệu chững lại, nguyên nhân xuất phát từ nhiều bất cập khác nhau.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận buổi làm việc chiều 27/6 (ảnh: VGP)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Tầm nhìn của TP.Hồ Chí Minh là phải luôn đổi mới, sáng tạo, có sức lan tỏa, làm động lực cho sự phát triển bền vững, là đầu tàu của cả nước trong tiến trình hội nhập sâu rộng, có hiệu quả vào nền kinh tế của khu vực, cả thế giới.
Chính vì vậy, Thủ tướng cũng cho rằng, thành phố phải có ước mơ vươn cao, vươn xa hơn, tiến công vào nhiều lĩnh vực mới, mạnh mẽ và toàn diện, phải là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông, vì nếu không cạnh tranh thì sẽ khó phát triển.
Để đạt được như vậy, thành phố phải đặt ra 4 mục tiêu là xây dựng thành phố thông minh, năng động, hiện đại, phải cạnh tranh được với các thành phố lớn khác của Châu Á.
Ngoài ra, thành phố cần phát huy được vai trò trung tâm nguồn nhân lực chất lượng cao, là điểm nhấn thu hút đầu tư, khởi nghiệp và hướng tới nền kinh tế thị trường bền vững.
Thủ tướng đề nghị thành phố xây dựng cơ cấu kinh tế thông minh, lấy dịch vụ và công nghệ cao làm mũi nhọn để phát triển toàn diện, coi trọng công tác quy hoạch với tầm nhìn xa, đổi mới nhưng phải luôn giữ bản sắc văn hóa.
Với tinh thần đổi mới, vận dụng sáng tạo các cơ chế mà trung ương đã dành cho thành phố, Thủ tướng đồng ý với những kiến nghị, đề xuất của TP.Hồ Chí Minh, phân cấp nhiều hơn cho thành phố trong một số lĩnh vực, vấn đề nào chưa có trong luật quy định thì cho thí điểm.

Thủ tướng chấp thuận kiến nghị cơ chế đặc thù của TP.HCM

Thủ tướng chấp thuận kiến nghị cơ chế đặc thù của TP.HCM
Giao thông có sự đóng góp lớn cho sự phát triển của thành phố mang tên Bác (Trong ảnh: Vòng xoay Cát Lái, Q2, TP HCM)

Chiều 27/6, lãnh đạo TP.HCM đã có nhiều kiến nghị với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hàng loạt cơ chế đặc thù...

Tại buổi làm việc chiều 27/6, lãnh đạo TP.HCM đã có nhiều kiến nghị với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hàng loạt cơ chế đặc thù để tạo điều kiện cho thành phố phát triển. Thủ tướng đã cơ bản nhất trí với các kiến nghị của TP.HCM.
Kiến nghị 7 vấn đề lớn
Sau khi báo cáo về những kết quả KT-XH 6 tháng đầu năm 2016 và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM nêu lên 7 vấn đề lớn kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ để tạo điều kiện cho TP phát triển. Cụ thể, cần phân cấp, ủy quyền mạnh cho TP thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh một số ngành - lĩnh vực cho phù hợp với đặc thù.
Về lĩnh vực phí và lệ phí, TP đề xuất được thí điểm quy định một số khoản thu, chi và lệ phí phù hợp với điều kiện KT-XH của địa phương như: Phí xăng dầu, phí môi trường, phí sử dụng bất động sản và chuyển nhượng bất động sản.
TP cũng kiến nghị cho phép UBND TP phân cấp UBND quận, huyện thực hiện kiểm định, thẩm định, phê duyệt phương án tháo dỡ nhà chung cư bị hư hỏng nặng, nhà chung cư bị nguy hiểm, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12.
Về cơ chế đặc thù, đáng chú ý, TP không kiến nghị cho tăng tỷ lệ % để lại cho ngân sách TP, mà kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giữ nguyên tỷ lệ 23% để lại cho ngân sách TP như hiện nay kể từ năm 2017. Nhưng TP kiến nghị mức tỷ lệ này phải ổn định trong vòng 10 năm nhằm tạo điều kiện để TP chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính trung - dài hạn...
Đối với lĩnh vực hạ tầng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cho rằng, hạ tầng giao thông yếu kém đang kéo lùi sự phát triển KT-XH của TP. Hệ thống kết nối giao thông vùng với TP HCM hiện rất yếu kém, thường xuyên bị ùn tắc vào những ngày cao điểm.
“Các dự án giao thông kết nối TP HCM quá chậm. Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có những triển khai chậm. Tuyến QL13 kết nối Bình Dương, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; QL22… đều đã có dự án rồi nhưng triển khai chậm quá. Rồi dự án cải tạo CHK quốc tế Tân Sơn Nhất cũng chậm triển khai khiến ùn tắc cả trên trời, dưới đất”, Bí thư Thăng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trong buổi làm việc với TP Hồ Chí Minh chiều 27/6
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trong buổi làm việc với TP Hồ Chí Minh chiều 27/6
TP.HCM phải là Hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông
Để có hệ thống hạ tầng giao thông tốt phục vụ phát triển KT-XH, TP.HCM kiến nghị Chính phủ ưu tiên nguồn vốn ODA như: Đường sắt đô thị, đường vành đai, trong đó ưu tiên tuyến Vành đai 3 kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành với QL22, đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, đường trên cao và một số đường hướng tâm.
Với các dự án đường sắt đô thị, TP kiến nghị Chính phủ chấp thuận tiếp tục áp dụng cơ chế vay lại đối với các dự án đang triển khai, đặc biệt là phần vốn vay bổ sung do phát sinh của dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Bến Thành - Tham Lương. Đồng thời, áp dụng cơ chế này đối với tuyến metro số 5 ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn.
Thành phố cũng kiến nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương phân kỳ đầu tư tuyến metro số 5 thành hai giai đoạn. Đoạn ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn và đoạn ngã tư Bảy Hiền - Bến xe Cần Giuộc mới. Cho phép thực hiện trước các gói thầu tư vấn quản lý dự án sử dụng vốn vay ODA từ Chính phủ Tây Ban Nha trước khi dự án đầu tư tuyến metro số 5 giai đoạn 1 được phê duyệt.
Với các bãi xe, TP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính sớm có ý kiến về chính sách ưu đãi. Cụ thể, được miễn tiền thuê đất đối với phần diện tích các hạng mục công trình liên quan phục vụ dịch vụ đỗ xe khi đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các loại hình bến bãi. Được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm.
Kiến nghị chấp thuận thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Điều hành giao thông đô thị TP với vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời, bổ sung dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Trung tâm Điều hành giao thông đô thị TP với kinh phí 1,65 triệu USD vào danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại của ADB.
Về các đề xuất của TP.HCM liên quan đến lĩnh vực GTVT, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa hoàn toàn đồng tình. Đồng thời, Bộ trưởng cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm có ý kiến chỉ đạo đối với việc giao đất tại khu vực CHK quốc tế Tân Sơn Nhất để tiến hành mở rộng khu vực đường lăn, sân đỗ nhằm giải quyết tình trạng quá tải hiện nay.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu TP cần xây dựng một đề án cụ thể, có lộ trình thực hiện. Đích thân Thủ tướng sẽ có thêm một buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM và các Bộ, ngành liên quan để chỉ đạo thực hiện theo đề án này.
Thủ tướng cũng đồng tình với kiến nghị về việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông nhằm kết nối vùng mạnh hơn nữa để thể hiện vai trò trung tâm của TP.HCM với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
“Tôi đồng ý với các kiến nghị của TP HCM. Những gì luật chưa quy định thì cho phép TP.HCM thí điểm thực hiện. Những vấn đề này nói nhiều rồi mà vẫn chưa thực hiện được thì làm sao phát triển. TP.HCM phải thực hiện mục tiêu trở thành Hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông chứ không chỉ là Hòn ngọc Viễn Đông”, Thủ tướng nhấn mạnh.
19 nút giao thông trọng điểm trên địa bàn TP.HCM
Các dự án do Bộ GTVT quản lý gồm: Nút giao thông khác mức trên đường Tân Tạo - Chợ Đệm với đường Trần Đại Nghĩa; Nút giao khác mức trên đường Tân Tạo - Chợ Đệm với tỉnh lộ 10B.
Các dự án thành phố quản lý gồm: Nút giao thông Mỹ Thủy (Q 2); Nút giao cầu vượt thép tại ngã 6 Gò Vấp; Hầm chui tại nút giao An Sương; Dự án kết nối đường cầu Nguyễn Văn Cừ và đường Võ Văn Kiệt; Dự án kết nối cầu Nguyễn Tri Phương với đường Võ Văn Kiệt; Nút giao thông Trường Sơn - Hồng Hà; Nút giao thông ngã 7 Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn; Dự án cầu vượt thép tại ngã 6 Công trường Dân chủ; Cầu vượt thép tại nút giao Cộng Hòa - Trường Chinh; Nút giao Lê Đại Hành - Ba Tháng Hai; Nút giao Ngô Gia Tự - Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Tri Phương.
19 nút giao thông trọng điểm trên địa bàn TP.HCM
Các dự án do Bộ GTVT quản lý gồm: Nút giao thông khác mức trên đường Tân Tạo - Chợ Đệm với đường Trần Đại Nghĩa; Nút giao khác mức trên đường Tân Tạo - Chợ Đệm với tỉnh lộ 10B.
Các dự án thành phố quản lý gồm: Nút giao thông Mỹ Thủy (Q 2); Nút giao cầu vượt thép tại ngã 6 Gò Vấp; Hầm chui tại nút giao An Sương; Dự án kết nối đường cầu Nguyễn Văn Cừ và đường Võ Văn Kiệt; Dự án kết nối cầu Nguyễn Tri Phương với đường Võ Văn Kiệt; Nút giao thông Trường Sơn - Hồng Hà; Nút giao thông ngã 7 Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn; Dự án cầu vượt thép tại ngã 6 Công trường Dân chủ; Cầu vượt thép tại nút giao Cộng Hòa - Trường Chinh; Nút giao Lê Đại Hành - Ba Tháng Hai; Nút giao Ngô Gia Tự - Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Tri Phương.
Theo Phan Thư
Báo Giao Thông Vận Tải

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Sài Gòn phải ‘phát huy được vai trò đầu tàu, là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông chứ không phải hòn ngọc Viễn Đông thông thường’. Phát biểu trên được người đứng đầu chính phủ Việt Nam đưa ra trong buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM hôm 27/6. Người dân nói gì về việc này? Khánh An tìm hiểu thêm chi tiết.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã so sánh Sài Gòn với Bangkok của Thái Lan. Ông Phúc nói thành phố đứng đầu Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của nó. Báo chí Việt Nam trích lời ông Nguyễn Xuân Phúc nói: “So với Bangkok, một thủ đô với diện tích nhỏ hơn, dân số tương đương, nhưng lại có GDP gấp 3 lần TP.HCM”.

Để xứng đáng là thành phố “đầu tàu” của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng thành phố phải có tầm nhìn xa, quyết tâm chính trị rõ ràng hơn để có thể trở thành “hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông, chứ không phải hòn ngọc Viễn Đông thông thường”.

Nhận xét về ý tưởng và phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, anh Bùi Mạnh Tiến, một kỹ sư làm việc tại TP.HCM, cho VOA biết:

“Nếu thủ tướng nói như vậy thì em nghĩ có lẽ cũng có thể, vì bây giờ Việt Nam đang gia nhập TPP, hợp tác với Mỹ. Bây giờ chuyển hướng sang hợp tác với Mỹ nên em nghĩ là chắc được. Sài Gòn bây giờ đô thị, địa ốc phát triển nhiều lắm, giới nhà giàu cũng nhiều nữa”.

Tuy nhiên, anh Tiến cho rằng để biến Sài Gòn hiện tại thành “hòn ngọc” trên thực tế phải mất rất nhiều thời gian, có thể tới 20, 30 năm vì phải giải quyết quá nhiều vấn đề.

“Nói chung là về sự chênh lệch, thu nhập. Sài Gòn cũng là mảnh đất mà người dân ở các tỉnh tập họp về nên thành phần hơi đa dạng, đủ loại thành phần. Nếu muốn cải thiện đều lên hết thì cũng phải mất thời gian”.

Trong khi đó, cô Diên An, một người làm nghề tự do ở TP.HCM, thẳng thắn nói:

“Thấy mới tin, còn nghe thì hổng tin đâu!”

Giải thích cho sự “mất lòng tin” của mình đối với các lãnh đạo Việt Nam, Diên An cho biết:

“Gần đây xảy ra quá nhiều chuyện, vừa rồi là cái vụ Formosa đó, cá chết quá trời còn chưa xong nữa mà nói gì hòn ngọc chiếu sáng gì. Mình không tin gì hết á”.

Cả Mạnh Tiến và Diên An đều cho rằng ý thức của người dân Việt Nam còn kém và để cải thiện điều này, cần phải có sự thay đổi gốc rễ từ rất nhiều lĩnh vực như giáo dục, môi trường...

“Nói chung Việt Nam mình còn thiếu nhiều lắm, nhưng yếu tố đầu tiên mình quan tâm là vấn đề môi trường và ý thức của người dân”.

“Em không biết là sẽ thay đổi như thế nào. Người dân bây giờ đi ra nước ngoài, ý thức của người ta chưa được bằng các nước châu Âu hay các nước phát triển khác. Cái đó nếu muốn phát triển thì phải đẩy mạnh giáo dục và làm nhiều thứ khác. Bây giờ Việt Nam vẫn còn tụt hậu nhiều”.

Với cái nhìn của một kinh tế gia và nhà báo độc lập, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng hiện đang sinh sống tại TP.HCM, cho rằng việc biến Sài Gòn thành ‘hòn ngọc Viễn Đông’ hiện nay là một ‘ý tưởng ảo’.

“Một hòn ngọc thì phải đúng nghĩa là hòn ngọc saphire, nghĩa là về mặt kinh tế phải bảo đảm đời sống cho người dân. Đứng so sánh GDP (bình quân thu nhập đầu người) trước năm 1975 và hiện nay, mà bây giời phải nhìn vào tỉ lệ nghèo hóa của người dân. Ở Sài Gòn hiện nay còn rất nhiều người nghèo, rất nhiều người lang thang ăn xin. Tất cả những gì mà Sài Gòn thể hiện ra hiện nay là một bộ mặt hoàn toàn không đáp ứng được giống như Đà Nẵng: không có tình trạng ăn xin, cướp giật hay gái điếm, mà Sài Gòn tràn ngập những cái đó. Cho nên tôi nghĩ việc đưa Sài Gòn trở về ‘hòn ngọc viễn Đông’ trước đây là một ý tưởng rất ảo”.

Theo nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam, những việc cần làm trước mắt đối với thành phố đứng đầu cả nước là phải giảm số lượng hộ nghèo, giảm tình trạng cướp giật mà ông gọi là ‘kinh khủng’ hiện nay, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, nạn kẹt xe… và khoan hãy bàn đến những ý tưởng mà ông cho là ‘chẳng bao giờ thực hiện được’.

Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nhìn từ phía quận 2 ban đêm
Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nhìn từ phía quận 2 ban đêm

Đây không phải là lần đầu tiên ý tưởng biến Sài Gòn trở lại thành ‘hòn ngọc Viễn Đông’ được đưa ra bàn thảo. Trước đó vào cuối năm ngoái, Bí thư Thành ủy mới nhậm chức Đinh La Thăng cũng đã đưa ra ý tưởng này khiến báo chí và dư luận Việt Nam được dịp bàn luận xôn xao cùng với những ý tưởng hiến kế được đưa ra. Tuy nhiên cũng như nhiều phát biểu được cho là thẳng thắn, có tính ‘cải cách’, ‘đột phá’, ông Đinh La Thăng cho tới nay vẫn chưa chứng tỏ được hiệu quả lời nói của mình.

Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lặp lại nhưng nhấn mạnh thêm ý tưởng ‘không phải hòn ngọc Viễn Đông thông thường’, mà là ‘hòn ngọc chiếu sáng’, theo nhận xét của TS. Phạm Chí Dũng, không phải là dấu hiệu cho thấy có sự hợp lực giữa hai người đứng đầu Chính phủ và thành phố.

“Tôi không cho rằng có sự hợp lực giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bí thư Đinh La Thăng ở đây, mà đây là chuyện của ai người đó làm, gần như là mạnh ai người đó làm. Theo kinh nghiệm ở Việt Nam, những người nói ít thì làm được nhiều hơn, người nói nhiều thì làm được ít hơn. Từ lúc ông Thăng nhậm chức Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông nói quá nhiều. Nhưng cho tới giờ, hiệu quả đạt được của lời nói của ông thì không bao nhiêu, có thể nói là rất ít. Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Phúc nói ít hơn hẳn và ít xuất hiện hơn hẳn, thì về phía doanh nghiệp, họ có khen ông Phúc. Họ nói rằng đây là người làm việc thực chất, mặc dù trong tình cảnh ngổn ngang hiện nay còn quá nhiều việc phải làm, nhưng dù sao ông Phúc cũng có làm được một vài việc. Ít nhất là hiện nay ông ấy đang thúc đẩy giải quyết tình trạng giấy phép con, một trong những căn cơ về tham nhũng ở Việt Nam”.

Theo thống kê được Bí thư Đinh La Thăng đưa ra hôm 27/6, mức độ tăng trưởng của TP.HCM trong 6 tháng đầu năm nay đạt 7,47%, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu đưa ra là từ 8% - 8,5%. Cũng theo nhận xét của người đứng đầu thành phố, kinh tế TP.HCM đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.

Thủ tướng Việt Nam đã đề nghị TP.HCM xây dựng đề án thí điểm cơ chế đặc thù để trình Chính phủ thẩm định. Được biết, TP.HCM đã kiến nghị 7 nhóm vấn đề quan trọng liên quan đến việc phân cấp, ủy quyền, tổ chức bộ máy, cơ chế tài chính đặc thù, chủ động tự quyết định hình thức lựa chọn nhà đầu tư…Bí thư Thành ủy thành phố cho biết những kiến nghị này căn cứ trên Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, cho phép thành phố thí điểm tất cả những vấn đề luật chưa có, chưa quy định.

Khánh An

(VOA)
Phương Linh

Không có nhận xét nào: