Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Tại sao nợ công VN lên tới 2,7 triệu tỉ đồng?; Miến Điện tuyên án chung thân khổ sai 153 công dân Trung Quốc; Nghị sĩ Đài Loan lên tiếng về Formosa: Lỗi phía Việt Nam

(Bài học cho nhà nước Việt Nam: Đừng sợ Tàu!!!)

SourceĐàn Chim ViệtPosted on: 2016-06-21


Cánh rừng của Miến Điện bị người Tàu tràn qua tàn phá
Một tòa án ở miền bắc Miến Điện vừa tuyên phạt chung thân 153 người Tàu can tội ăn cắp gỗ rừng.
Cả nhóm này bị bắt hồi đần năm nay tại tiểu bang Kachin, gần biên giới với Trung Quốc trong đó có một nam thiếu niên 17 tuổi chịu 10 năm tù, một phụ nữ bị 15 năm tù vì tội tàng trữ ma túy.
Ngay lập tức Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối gay gắt vì bản án quá nặng và mang đậm màu sắc chính trị bài Hoa. Tân Hoa Xã nhắc nhở Miến Điện nên coi lại hoàn cảnh thực tế của những người khai thác gỗ dưới góc độ pháp luật, hợp lý, hợp tình.
Những phạm nhân bị án chung thân khổ sai ở Miến Điện thường ở tù ít nhất là 20 năm mới có cơ hội được giảm án hay tha bổng.
Chính phủ quân sự của Miến Điện, nắm quyền lãnh đạo đất nước từ năm 2011, đang cố gắng kiểm soát xuất khẩu, nghiêm cấm việc bán tài nguyên thô ra ngoài, đặc biệt là gỗ để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng còn lại của đất nước. July 23, 2015
Biên tập viên ĐCV tổng hợp

Nghị sĩ Đài Loan lên tiếng về Formosa: Lỗi phía Việt Nam

Các nghị sĩ Đài Loan lên tiếng về Formosa chỉ để tham khảo, quan trọng là Việt Nam cần chủ động, có trách nhiệm với các quy định về môi trường.
Đài Loan cảnh báo quá muộn

Liên quan đến việc các nhà hoạt động môi trường, nhân quyền Đài Loan (Trung Quốc) đã cùng kêu gọi chính quyền phải thắt chặt các quy định về môi trường đối với các công ty Đài Loan khi đầu tư ra nước ngoài, sau khi tranh cãi về việc có thể nhà máy thép của Formosa Plastics Group (FPG) tại Việt Nam gây ô nhiễm môi trường biển.

Trao đổi với Đất Việt, GS.TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội cho rằng đây là việc làm cần thiết hiện nay với các doanh nghiệp.

“Tôi hoàn toàn đồng tình với đề nghị trên. Muốn đầu tư ra nước ngoài, muốn bảo đảm được lợi ích mà doanh nghiệp không nâng cao tiêu chuẩn môi trường thì không thể tồn tại cũng như duy trì được tính cạnh tranh tại thị trường đầu tư được.

Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó có Đài Loan chắc chắn đều mang lại lợi ích lớn. Bằng chứng là hàng năm họ cũng mở rộng, tăng thêm vốn, đầu tư, tức là lợi ích rõ ràng. Việc này vừa đảm bảo lợi ích doanh nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích của nhà nước”, GS.TS Đào khẳng định.

Theo vị chuyên gia, tuyên bố trên của giới nghị sĩ Đài Loan là đáng hoan nghênh nhưng so với lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp nước này thì vẫn còn chậm trễ và chưa đáp ứng được tính cấp thiết.


nghi si dai loan len tieng ve formosa quan trong viet nam 22626422
Các nghị sĩ Đài Loan lên tiếng về Formosa chỉ để tham khảo, quan trọng là Việt Nam cần chủ động, có trách nhiệm với các quy định về môi trường.

“Qua câu chuyện nghi vấn Formosa gây ô nhiễm xả thải ở Vũng Áng mà đặt ra vấn đề đó là hơi muộn. Vì Đài Loan có nền công nghiệp khá phát triển, đạt kết quả tốt, đáng lẽ từ lâu phải đặt ra vấn đề bảo đảm môi trường.

Việc các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, dư vốn rồi tìm cách đưa công nghệ lạc hậu, có tác động, ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường vào các nước khác thì không thể chấp nhận được”, GS.TS Đào nhấn mạnh.

Cùng đưa ra nhận định về vấn đề này, PGS.TS Ngô Trí Long -  nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá (Bộ Tài chính) đánh giá, tuyên bố của các nghĩ sĩ Đài Loan đưa ra cho thấy vấn đề ý thức của những người có trách nhiệm trước vấn đề ô nhiễm tại Việt Nam.

“Đây là một vấn đề nhạy cảm.  Việc Việt Nam chấp nhận hay không lại là chuyện khác. Chúng ta cũng cần cảnh giác xem động cơ, mục đích của họ là gì, có mâu thuẫn gì không? Các nghị sĩ Đài Loan tuyên bố vậy vì bản lĩnh, động cơ chân chính hay vì mục đích khác”, PGS.TS Ngô Trí Long lưu ý.

Quan trọng ở Việt Nam là...

Từng có dịp tiếp xúc, chứng kiến nhiều bài học kinh nghiệm khi doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, GS.TS Đặng Đình Đào thừa nhận từ tuyên bố để đi vào thực tế là vô cùng khó khăn. Việc này không chỉ phụ thuộc vào phía các nghị sĩ Đài Loan mà ở chính các doanh nghiệp nước này khi đầu tư, mở rộng thị trường vào Việt Nam.

“Yêu cầu như vậy nhưng nhà đầu tư có làm, có thực hiện được cái đó hay không lại là một chuyện khác? Hay các doanh nghiệp Đài Loan lại xuất hiện tư tưởng đối với những nước nghèo, chậm phát triển, cần vốn, cần đầu tư  thì sẵn sàng thải những công nghệ lạc hậu đưa các nước, sang Việt Nam”, GS.TS Đào đặt câu hỏi.

Theo vị chuyên gia, ở các nước công nghiệp phát triển như liên minh châu Âu, đặc biệt là Mỹ có sự đồng bộ cao về máy móc, trang thiết bị, công nghệ xử lý môi trường, việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư gây ô nhiễm, tác động đến xung quanh rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, khi những đánh giá về tác động môi trường cho kết quả xấu thì chính quyền sở tại sẽ chiếu theo quy định của pháp luật để xử lý nghiêm, chẳng hạn phạt nặng hoặc có thể cấm đầu tư. 
 
So sánh với Việt Nam, vị chuyên gia thừa nhận, chúng ta đang tồn tại rất nhiều những kẽ hở, đặc biệt là tư tưởng thu hút đầu tư bằng mọi giá mà bỏ qua các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường.

“Formosa từng gây khá nhiều bê bối về đạo đức kinh doanh, ảnh hưởng đến môi trường của các nước suốt thời gian qua. Chúng ta cũng có nhiều bài học đắt giá với doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc với công nghệ giá rẻ, lạc hậu, Trong đó phải kể đến hàng loạt nhà máy xi măng sử dụng công nghệ lò đứng kém chất lượng, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên.

Đây là lỗi của Việt Nam, thu hút đầu tư, rải thảm bằng mọi giá nên nhiều lúc doanh nghiệp nước ngoài đẩy công nghệ nào cũng chấp nhận. Rồi sau đó chúng ta coi đó là một thành tích lớn mà không biết rằng quyết định trên sẽ mang lại nhiều hệ lụy lớn cho tương lai”, GS.TS Đào phân tích

Về giải pháp khắc phục, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội cho rằng, chúng ta cần chú trọng hơn đến việc thu hút đầu tư nước ngoài, làm một cách bền vững và đặc biệt phải đề cao công nghệ hiện đại, theo tiêu chuẩn châu Âu để giảm thiểu đến mức thấp nhất những hậu quả về môi trường có thể gây ra.

Trước lời đề nghị trợ giúp phía Việt Nam để xác định nguyên nhân cá chết tại các tỉnh miền Trung từ các nghị sĩ Đài Loan, GS.TS Đào nhận định, chúng ta hoàn toàn có thể cân nhắc để lựa chọn phù hợp.

“Họ có thể tham gia bằng nhiều cách như: bằng con người, bằng công nghệ, bằng tài chính để điều tra nguyên nhân cá chết. Chúng ta phải nắm cái đó. Nếu phía Đài Loan có một ý kiến gì đó đột phá thì chúng ta cũng cần hoan nghênh. Đấy là trách nhiệm của họ, phía Việt Nam cũng không nên từ chối.

Hoặc những tài liệu về môi trường của Formosa, họ cung cấp đầy đủ những thông tin đó thì cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đẩy nhanh tiến độ điều tra”, GS.TS Đặng Đình Đào nêu quan điểm.


Tại sao nợ công VN lên tới 2,7 triệu tỉ đồng?

10/03/2016 09:31 GMT+7
TT - Nợ Chính phủ vượt ngưỡng giới hạn nhưng cũng chưa đáng lo bằng tốc độ tăng nợ công quá nhanh, tăng gấp hơn hai lần sau năm năm. Cần nhìn vào túi tiền trước khi chi tiêu...

Tại sao nợ công VN lên tới 2,7 triệu tỉ đồng?
Ông Nguyễn Quang Thái - Ảnh: Việt Dũng
Nợ Chính phủ vượt ngưỡng giới hạn nhưng cũng chưa đáng lo bằng tốc độ tăng nợ công quá nhanh, tăng gấp hơn hai lần sau năm năm. “Cứ giữ tốc độ này thì nguy. Chi tiêu phải nhìn vào túi tiền, không thể cứ cần là chi”.
“Các hội, đoàn thể hoạt động dựa vào ngân sách cần được xem lại, có thể xã hội hóa để giảm gánh nặng cho ngân sách... Nếu để tình trạng thu không đủ chi, làm không đủ nuôi miệng ăn của bộ máy tiếp diễn, gánh nặng nợ công sẽ ngày càng tăng nhanh
Đó là chia sẻ của GS.TSKH NGUYỄN QUANG THÁI, phó chủ tịch Hội Khoa học kinh tế VN, về số liệu nợ Chính phủ vượt ngưỡng 0,3% theo báo cáo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây.
Ông Thái cho biết: Theo số liệu mà Chính phủ công bố, đến năm 2015 nợ công VN đã lên tới 2,7 triệu tỉ đồng, tăng gấp hơn hai lần so với con số 1,3 triệu tỉ đồng vào năm 2011.
Như vậy, tốc độ tăng nợ công đang rất nhanh, bình quân khoảng 20%/năm trong năm năm qua và đây mới là vấn đề đáng quan tâm nhất về nợ công.
Tại sao nợ công VN lên tới 2,7 triệu tỉ đồng?
Nhà ga vành đai 3 thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bị chậm tiến độ do các nhà thầu phụ bị tổng thầu nợ tiền thi công - Ảnh: Nguyễn Khánh
* Nhưng con số này chưa tính cả nợ trái phiếu Chính phủ?
- Do cách định nghĩa của chúng ta, nhiều khoản chi không trong cân đối, trong đó trái phiếu chưa được tính vào cân đối chung. Trong khi đây cũng chính là nguồn đi vay của dân để đầu tư, thậm chí có khi một phần nhỏ còn dùng cho cả chi tiêu.
Cũng phải nhìn thẳng thực tế rằng mấy năm vừa rồi chi tiêu công tăng và nợ đầu tư xây dựng cơ bản rất nhiều, mà tất cả đều được phép của Quốc hội cả. Do đó Quốc hội phải kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu. Không thể cứ định nhu cầu chi tách rời khả năng cân đối nguồn thu của ngân sách, thiếu lại vay và vay.
Theo tôi, về lâu dài VN nên theo thông lệ quốc tế, đưa tất cả khoản thu chi vào cân đối chung: không nên khi dự toán chỉ trong cân đối, khi quyết toán lại tính tất cả thu chi, thành ra vượt dự toán đến 25-30%.
Rồi kỷ luật ngân sách của một số địa phương cũng chưa nghiêm, tỉ lệ 1% dành cho môi trường, 2% dành cho khoa học công nghệ cũng chưa được tôn trọng...
Tạm vay nhưng không lùi xây trụ sở, mua sắm ôtô... là những việc cần kiểm soát chặt. Nguồn vốn có được nên chú trọng thanh toán nợ xây dựng cơ bản đã kéo dài lâu nay...
* Nhiều quốc gia cũng có nợ công khá lớn, vấn đề quan trọng nhất khi vay là khả năng trả thế nào, thưa ông?
- Giai đoạn 5-10 năm vừa qua tốc độ tăng chi tiêu công của VN quá lớn trong khi nguồn thu ngân sách lại không tăng tương ứng, thành ra phải vay bù đắp, nợ công tăng rất nhanh. Điều đáng lo ngại là quy mô nợ của VN rất lớn so với năng lực trả nợ.
Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước hiện không đủ chi thường xuyên cộng trả nợ, trong khi tỉ lệ trả nợ đã vượt 25% tổng thu ngân sách và dự kiến tỉ lệ này từ năm 2019-2020 sẽ là 30%. Số còn lại chi cho tất cả nhu cầu, sẽ không đơn giản để cân đối chung và dành phần cho đầu tư phát triển.
Do đó muốn đầu tư phát triển lại phải đi vay, rồi phải liên tục đảo nợ, nhưng không cải thiện nhiều tình hình vì tổng số nợ vẫn như cũ. Gánh nặng nợ nần tiếp tục dồn lên nhiệm kỳ sau, thế hệ sau.
* Theo ông, giải pháp nào để cân đối thu - chi trong tình hình ngân sách ngày càng khó khăn?
- Trong nhiều năm nay, ngân sách chi được xác định trước nhưng không cân đối với khả năng của nguồn thu, nhất là khi tỉ lệ thu từ tài nguyên và thuế xuất nhập khẩu giảm mạnh. Nếu cân đối với thu chi không đủ thì ta đi vay. Đó là cách tiếp cận chưa khoa học, khiến ngân sách “không có tích lũy” ngay từ khi thiết kế ngân sách.
Do đó, theo tôi, phải tái cơ cấu toàn bộ thu chi, đặc biệt là cách chi tiêu. Cần xem nguồn thu cơ bản là gì, được bao nhiêu.
Từ đó Quốc hội mới làm kế hoạch đầu tư trung hạn. Việc đồng loạt cắt giảm 10% chi thường xuyên cũng chỉ là giải pháp tình thế. Cần tiết kiệm chi thường xuyên nhưng không đánh đồng mọi đối tượng.
Cái nào cần thì nhiều cũng đầu tư, chấp nhận vay. Cái nào không cần, chẳng hạn như xây thêm trụ sở mới hoành tráng, mua xe mới... thì ít cũng không cấp ngân sách.
Phải nhìn vào túi mình xem có bao nhiêu rồi tính toán cân đối chi. Phải tính toán trung hạn, cuốn chiếu cả kế hoạch tài chính và đầu tư công như thông lệ ở nhiều nước mới cân đối được thu - chi ngân sách.
* Đầu tư công dàn trải, nhiều dự án không hiệu quả hoặc chưa thật sự cần thiết là một trong những yếu tố làm nợ công VN ngày càng tăng nhanh, thưa ông?
- Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh từng cho rằng lãng phí hàng đầu là lãng phí trong chủ trương đầu tư. Bởi với cái chưa cần nhưng anh đã đầu tư, hoặc đầu tư quá mức cần thiết là một sự lãng phí rất lớn. Chẳng hạn, đất nước ta có quá nhiều cầu dây văng, trong khi các chuyên gia khẳng định làm cầu bình thường sẽ tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng.
Do đó siết chặt và tăng cường quản lý đầu tư công là đúng. Đồng thời phải kết hợp các nguồn vốn của cả xã hội, trong và ngoài nước để thực hiện quy hoạch phát triển đã đề ra cho từng vùng và cả nước. Cố gắng tránh quy hoạch chia cắt theo từng tỉnh, huyện không có phần nối kết. Rồi còn nối kết VN với thế giới. Nếu làm đồng bộ thì chi phí có thể giảm rất nhiều, gánh nặng ngân sách, nợ công... và nguồn lực của quốc gia nói chung.
* Nhiều ý kiến cho rằng cần tinh giản biên chế bộ máy hành chính quá cồng kềnh hiện nay để tiết kiệm ngân sách, quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
- Việc giảm biên chế đã được đề cập từ rất lâu rồi, nhưng việc thực hiện nó đòi hỏi quyết tâm của rất nhiều cấp, chấp nhận làm việc khó, thậm chí “đau” mới đạt hiệu quả trên thực tế.
Chẳng hạn các hội, đoàn thể hoạt động dựa vào ngân sách cần được xem lại, có thể xã hội hóa để giảm gánh nặng cho ngân sách. Khu vực hành chính sự nghiệp cũng nên cho tự chủ, tăng cường vai trò thực hiện các dịch vụ công của các tổ chức xã hội thay vì chỉ tăng bộ máy nhà nước.
Trừ trường hợp an toàn cho lãnh đạo cấp cao, còn các cấp thừa hành nên kiên quyết khoán chi, sử dụng giao thông công cộng. Nợ của chúng ta đã cao rồi, nên chỉ tăng chi cho đầu tư tương lai một cách cẩn trọng, có quy hoạch, còn rất hạn chế chi tiêu thường xuyên, chi cho lễ tết quá lớn...
Cũng cần có những cải cách để tránh thất thoát, tình trạng “cưa”, “ăn vặt” như lãnh đạo ngành tài chính từng nói, bởi “ăn vặt” nhưng cộng lại không nhỏ đâu, mà còn trở thành thói xấu của đội ngũ công chức. Rồi thu cái gì phải kích thích sản xuất chứ không thể dựa mãi vào tăng bán đất, thuế nhập khẩu khi ta đã tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Tóm lại, đã đến lúc VN cần cải cách thể chế, tinh giản bộ máy, cắt giảm chi tiêu, cơ cấu lại thu, hạn chế vay thêm... để phát triển bền vững.
Đừng để gánh nặng nợ nần cho thế hệ mai sau
Theo GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, giải pháp lâu dài phải cải cách thể chế, tăng cường kỷ cương nhà nước, coi trọng khu vực tư nhân... như kiến nghị trong Báo cáo VN 2035 đã được công bố. Theo đó, thể chế chúng ta phải thích ứng với kinh tế thị trường, việc phân bổ nguồn lực phải theo tín hiệu thị trường hiện đại.
Dần dần tăng cường sự giám sát của dân, tăng cường dân chủ trực tiếp, từ đó tăng trách nhiệm giải trình của cơ quan chức năng, của các cán bộ trước dân. Rồi phải bảo đảm công bằng và dành những ưu đãi thích đáng cho lớp người “yếu thế” (nghèo, khuyết tật, dân tộc thiểu số...). Những mục tiêu đặt ra phải có lộ trình hoàn thành và gắn việc không hoàn thành với chế tài cụ thể.
“Tôi rất tán thành với phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng về kế hoạch tài chính trung hạn và báo cáo thẩm định. Nếu làm không cẩn thận, đại biểu Quốc hội trong phiên họp cuối này không thể chắc tay bấm nút khi thông qua kế hoạch tài chính và đầu tư công bởi nhiều yếu tố còn chưa thật vững chắc, gây nguy cơ để lại gánh nặng cho thế hệ mai sau” - ông Thái nói.
C.V.KÌNH - LÊ THANH thực hiện
Tác giả bài viết: Hoàng Nam
Nguồn tin: Báo Đất Việ

Không có nhận xét nào: