Đức Huy |
Trong một bài góc nhìn đăng trên tờ Philippine Star, tổng biên tập báo Ana Marie Pamintuan chỉ trích những gì Trung Quốc đang làm ở Biển Đông không xứng với vị thế một nước lớn.
"Sự phát triển hòa bình" của Trung Quốc!?!
Theo bà Pamintuan, trong suốt ba thập kỉ vừa qua kể từ khi Trung Quốc mở cửa với thế giới, cộng đồng quốc tế cũng "dang rộng vòng tay" đón nhận sự phát triển của nước này.
Nhưng giờ đây, những hành vi bành trướng ngang ngược và phi pháp trên Biển Đông của Bắc Kinh đã và đang khiến tình hữu hảo ấy không cách nào khác phải nhường chỗ cho sự hoài nghi và bất bình dành cho Trung Quốc đến từ những người láng giềng trong khu vực.
"Những căng thẳng mà Trung Quốc đang đơn phương tạo ra trên Biển Đông đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình và an ninh khu vực, những yếu tố cốt lõi từng giúp chính Trung Quốc yên ổn để phát triển thịnh vượng được như ngày hôm nay" - bà Pamintuan viết.
Nhà báo này đặt dấu hỏi cho những hành vi chiếm đóng và xây dựng trái phép của Trung Quốc trên những đảo đá rõ ràng không thuộc chủ quyền hợp pháp của nước này trên Biển Đông.
"Trung Quốc dựa vào đâu mà có thể làm như vậy? Chính họ đã kí vào Công ước Liên hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), nhưng dường như Bắc Kinh nghĩ rằng dựa vào sức mạnh kinh tế là đủ để cho họ cái quyền được 'ngồi lên trên' luật pháp quốc tế".
Nhà báo kì cựu này cũng quan ngại về những động thái quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, và cho rằng nếu tình hình tiếp diễn, Bắc Kinh sẽ xây được bệ phóng tên lửa có tầm bắn đủ để vươn tới tất cả các nước trong ASEAN.
Bà Pamintuan thậm chí còn so sánh những gì Trung Quốc đang làm bây giờ với cuộc xâm lược Philippines của Nhật Bản năm 1941.
"Đây là một viễn cảnh đáng sợ, nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục hung hăng như thời điểm hiện tại" - bà cảnh báo.
Theo bà, ngoài viễn cảnh trên, việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đông còn là để bảo vệ cho những hoạt động khai thác tài nguyên trái phép mà có thể sẽ thực hiện tại các vùng biển tranh chấp.
Bà Pamintuan cũng cảm thấy khó hiểu trước lời bao biện rằng "thế giới không gì phải sợ 'sự phát triển hòa bình' của Trung Quốc" mà Bắc Kinh hàng ngày vẫn ra rả.
"Các quan chức Trung Quốc nói rằng hoạt động cải tạo (phi pháp - PV) của họ trên các đảo đá chìm không nhằm mục đích quân sự. Nhưng đúng ra mà nói thì họ không có quyền xuất hiện trên những đảo đá ấy ngay từ đầu" - nhà báo này viết.
Trung Quốc không biết sử dụng quyền lực
Bà Pamintuan nhận định, một số nước trong khu vực đang dần nhận ra hậu quả của việc làm ngơ trước sự bành trướng ngang ngược của Trung Quốc, mà điển hình là động thái gần đây từ phía Malaysia, một quốc gia từ trước đến nay tương đối "hiền" trong vấn đề Biển Đông.
Theo Wall Street Journal, Kuala Lumpur đã điều tàu chiến ra khu vực tàu cảnh sát biển Trung Quốc đang neo đậu tại vùng đặc quyền kinh tế do Malaysia tuyên bố gần cụm bãi cạn Luconia, cách đảo Borneo 90 hải lý về phía bắc.
Điều này, theo bà Pamintuan, một lần nữa khẳng định "quy tắc vàng" trong quan hệ quốc tế mà Trung Quốc đến nay vẫn không hiểu:
"Sự tôn trọng là điều bạn phải xứng đáng được hưởng, chứ không thể ép buộc người khác phải làm như vậy." (Nguyên văn: Respect is earned, not enforced).
Nhà báo này cũng nói thêm, dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đang đánh mất dần hình ảnh một cường quốc thiện chí mà người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào đã gây dựng.
Một số nhà phân tích cho rằng, ông Tập đang tập trung khơi dậy cái gọi là dân tộc chủ nghĩa bằng những hành vi bành trướng trên Biển Đông để đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề trong nước, trong đó rõ nhất là việc kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chùng xuống.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Trung Quốc năm ngoái tăng trưởng ở mức 7,4%, thấp nhất trong 24 năm qua. Con số đó tiếp tục giảm trong quý đầu năm 2015, xuống còn 7%.
Bà Pamintuan nhận định, một quốc gia với 2 thập kỉ liên tiếp tăng trưởng trên 10% nay xuống chỉ còn 7% là một mức giảm khá nghiêm trọng, nhất là trong bối cảnh hàng chục triệu người dân Trung Quốc vẫn phải sống trong nghèo đói.
Trở lại với vấn đề lạm dụng quyền lực của Trung Quốc, nhiều lãnh đạo nước này khi xưa, đặc biệt là Đặng Tiểu Bình, đều chuộng phương thức "quyền lực mềm".
Nhưng theo bà Pamintuan, những gì Bắc Kinh đã và đang làm trong thời gian gần đây cho thấy Trung Quốc ngày nay đã khác xa cái thời "quyền lực mềm" trước đây.
Tóm lại, tổng biên tập báo Philippine Star kết luận:
"Quyền lực, dù là chính trị hay địa chính trị, chỉ có thể phát triển và tồn tại khi được sử dụng đúng quy tắc (principled), dựa trên những nền tảng và giá trị đem lại lợi ích cho nhân loại.
Còn việc xây dựng và cải tạo trái phép để phục vụ bành trường thì rõ ràng không hề 'đúng quy tắc' một chút nào".
theo Đại Lộ
Tiến sĩ Trần Công Trục cho hay, dù mong manh, nhưng ông vẫn hy vọng đến phút chót Trung Quốc có thể thay đổi thái độ, chấp nhận thực thi phán quyết của PCA.
South China Morning Post ngày 30/6 đưa tin, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan hôm Thứ Tư thông báo, Tòa sẽ chính thức ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm UNCLOS 1982) ở Biển Đông vào ngày 12/7 tới.
Luật sư Paul Reichler đại diện cho Philippines trong một phiên điều trần tại PCA, ảnh: Rappler. |
Trả lời phỏng vấn hãng Reuters, luật sư Paul Reicher được Philippines thuê làm đại diện cho mình tại PCA tin tưởng rằng, PCA sẽ ra phán quyết chống lại yêu sách đường lưỡi bò vô lý, phi pháp (và bành trướng) của Bắc Kinh. Nếu tiếp tục không chấp nhận vụ kiện và phán quyết của Tòa, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia "ngoài vòng pháp luật".
Reichler, người đứng đầu nhóm luật sư đại diện cho Philippines trong vụ kiện kéo dài 3,5 năm cho biết, ông không có thông tin nào về phán quyết của Tòa thời điểm này và cũng không mong đợi được thông báo nó cho đến phút cuối cùng.
Tuy nhiên ông tin rằng thân chủ của mình - Philippines sẽ thành công. Theo luật sư Reichler, phán quyết của PCA có thể tước đi bất kỳ cơ sở pháp lý nào của Trung Quốc cho việc thực hiện một yêu sách (bành trướng) như vậy. Việc không chấp nhận và thực thi phán quyết chẳng khác nào Trung Quốc tự tuyên bố họ là một nhà nước sống ngoài vòng pháp luật.
Reichler là một luật sư quốc tế có uy tín rất lớn, thường nhận đại diện cho nước nhỏ chống lại các siêu cường. Năm 1980 ông đại diện cho Nicaragua trong vụ kiện Hoa Kỳ tài trợ cho phiến quân Contra chống lại chính phủ cánh tả.
Giữa lúc căng thẳng tăng cao trên Biển Đông, luật sư Reichler nhấn mạnh: Không ai muốn, thậm chí không ai nên sử dụng vũ lực. Ông dự đoán Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực phải tuân theo phán quyết từ các nước khác, gồm Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
"Có thể đến lúc Trung Quốc sẽ nhận ra rằng, họ có nhiều điều để mất hơn trong việc gây ra tình trạng hỗn loạn vô luật pháp", Reichler nói.
Đồng quan điêm này, Tiến sĩ Trần Công Trục, chuyên gia về biên giới lãnh thổ và Luật Biển, UNCLOS 1982 cho biết, Hội đồng Trọng tài 5 thẩm phán đều là những chuyên gia hàng đầu thế giới về Luật Biển do PCA lựa chọn từ Tòa án Quốc tế về Luật Biển để thụ lý vụ án.
Hơn ai hết họ hiểu tầm quan trọng của vụ kiện đến sự sống còn của UNCLOS 1982 cũng như trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ tính trong sáng, hiệu lực pháp lý của Công ước - thành quả của nhân loại sau bao mồ hôi, công sức, thời gian và tiền bạc mới có được bộ luật được coi là "Hiến pháp xanh" cho các vùng biển và đại dương.
Tiến sĩ Trần Công Trục cho hay, dù mong manh, nhưng ông vẫn hy vọng đến phút chót Trung Quốc có thể thay đổi thái độ, chấp nhận thực thi phán quyết của PCA.
Vì hành động đó chỉ chứng tỏ sự dũng cảm, trưởng thành, ý thức thượng tôn và bảo vệ luật pháp quốc tế của một thành viên Công ước, thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thay vì trở thành kẻ càn quấy ngoài vòng pháp luật.
Cũng trên tờ South China Morning Post ngày 19/6 cho hay, các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc "tâm sự riêng" rằng, Bắc Kinh đã nghĩ đến việc thuê đội ngũ luật sư hàng đầu để chống lại vụ kiện của Philippines, nhưng những luật sự giỏi nhất về luật quốc tế, UNCLOS đã bị Manila thuê mất.
Hồng Thủy
(Giáo Dục)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét