Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Tướng về hưu Lê Mã Lương: bắt tay với Mỹ, quyết chiến với TQ trên Biển Đông-Tướng đương nhiệm Nguyễn Chí Vịnh: không ngả về bên nào để khỏi bị Trung Quốc đánh?; TQ dồn tàu chiến đối phó vụ kiện Biển Đông?

'Chính Mỹ sẽ cùng VN ngăn chặn dã tâm chiếm Biển Đông của TQ' - Ảnh 1


'Chính Mỹ sẽ cùng VN ngăn chặn dã tâm chiếm Biển Đông của TQ'


Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương. (Ảnh: Cao Tuân)

Tướng Lê Mã Lương cho rằng, không ai khác mà chính Mỹ sẽ cùng Việt Nam có những hành động cứng rắn để ngăn chặn hành động thái quá, phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trước những quan tâm của dư luận hậu chuyến thăm tàu Cảnh sát biển Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi ông thực hiện chuyến công du đến Việt nam trong bối cảnh khẩu chiến giữa Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia láng giềng liên quan đến tình hình Biển Đông ngày càng gia tăng, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương - nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam về chủ đề quen thuộc này nhằm cung cấp cho độc giả các ý kiến, phân tích, đánh giá và nhìn nhận đa chiều từ những nhân vật khác nhau.
Mở đầu cuộc trò chuyện, người lính được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 21 tuổi chia sẻ: “Lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam mới thành lập 20 năm nay nhưng đang phải đương đầu với thử thách, nhiệm vụ trọng đại của đất nước: Giữ từng thước biển, giữ yên bờ cõi của quốc gia.
   
Mặc dù còn non trẻ nhưng cảnh sát biển Việt Nam đã thể hiện lòng trung thành, ý chí quyết tâm sắt đá và sự tỉnh táo. Thử thách ấy cũng đã trở thành bản lĩnh trong thực tiễn đấu tranh của nhân dân, quân đội ta để giữ vững chủ quyền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ.
"Tôi nghĩ rằng chính tinh thần đó đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và tác động đến nhiều nước có quan tâm đến sự kiện Biển Đông, đặc biệt là Mỹ”, ông nói.
Và như vậy, động thái rõ nhất là mới đây, vị Bộ trưởng Quốc phòng một trong những nước có tiềm lực về kinh tế, quốc phòng số một của thế giới đã đến thăm lực lượng hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam.
“Phải chăng sau hội nghị thượng đỉnh an ninh Châu Á tại Singapore/Đối thoại Shangri-la 2015, họ đến thăm để hiểu rõ thực lực của Quân đội nhân dân Việt Nam và mục sở thị một trong những con tàu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam từng bị tàu kiểm ngư, lực lượng Hải quân của Trung Quốc cố tình đâm, va, phụt vòi rồng gây hư hỏng. Vì thế, vị bộ trưởng Quốc phòng Mỹ muốn có những đánh giá thực tiễn”, tướng Lê Mã Lương nhận định.
Theo Tướng Lương, chuyến thăm của người đứng đầu bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói lên rất nhiều điều. Nhìn xa hơn, cái đó nằm trong tầm nhìn chiến lược mà hai bộ trưởng Quốc phòng thay mặt cho hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký hợp tác.
“Như tôi được biết, chúng ta đã đặt mua 6 con tàu của Mỹ để phục vụ cho Cảnh sát biển Việt Nam. Nếu tăng cường được 6 con tàu này cho bộ Tư lệnh các vùng cùng với các tàu do Việt Nam đóng sẽ tăng lên đáng kể về sức mạnh. Những con tàu của Mỹ rõ ràng về mặt hiện đại thì chúng ta có thể rất an tâm”, vị anh hùng LLVT chia sẻ.
Tướng Lương phân tích thêm: Có thể thấy, gần đây, Mỹ đã có những hành động tích cực, quyết liệt hơn trong chiến lược hướng về châu Á - Thái Bình Dương nói chung và tình hình Biển Đông nói riêng. Thậm chí Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lýcủa các thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo bất hợp pháp, bác bỏ quyền kiểm soát của Trung Quốc xung quanh các thực thể nói trên...
Bởi lẽ, Mỹ đã thấy rất rõ âm mưu, lộ trình, bước đi của Trung Quốc đang đe dọa tự do hàng hải và thách thức lợi ích của họ tại Biển Đông và hơn thế là ở các vùng khác.
   'Chính Mỹ sẽ cùng VN ngăn chặn dã tâm chiếm Biển Đông của TQ' - Ảnh 2

Công trình đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn từ máy bay tuần thám Mỹ (Nguồn: CNN)

Mỹ đang thực hiện nhiều biện pháp như vận động Nhật Bản tuần tra chung trên Biển Đông, tăng cường viện trợ quân sự cho Philippines, thúc đẩy quan hệ quốc phòng, an ninh với Việt Nam.
“Một bước đi mà tôi cũng thấy được sự khôn ngoan của người Mỹ, đó là thúc đẩy mạnh hơn lộ trình bình thường hóa quan hệ với Cuba. Điều này đã mở ra một cái nhìn mới toàn diện, sâu sắc hơn cho châu Mỹ - La - tinh nói riêng và cả thế giới nói chung.
Và như chúng ta đã thấy, từ việc này mà gần đây Cuba đã đơn phương rút cam kết cho các tàu chiến của Trung Quốc được neo đậu ở các cảng ở nước này. Việc làm của Cuba là một đòn đánh trực diện, cú sốc đối với ban lãnh đạo Trung Quốc", Nguyên giám đốc bảo tàng lịch sử Quân đội Việt Nam cho hay.
Cũng theo lời vị cựu tướng, việc Mỹ có những hành động cứng rắn trước tình hình Biển Đông không phải để gây hấn hay tranh giành lãnh hải với Trung Quốc. Với Mỹ đang muốn đóng góp vào cái ổn định hòa bình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Mỹ muốn công bằng, ngăn chặn việc nước lớn ép nước nhỏ. Thực hiện công lý nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp quốc tế mà vừa qua Trung Quốc đã đi thái quá.
Mỹ quan niệm cũng như VN và các nước trên thế giới: Biển đông là vấn đề giao thương, cần ổn định hòa bình, bảo đảm an ninh đồng thời đảm bảo an ninh về hàng hải. Mỹ sẽ không để cho Trung Quốc thực hiện đường lưỡi bò 9 khúc phi lý, không có cơ sở cũng như việc Trung Quốc cho lực lượng khống chế Biển Đông. Trung Quốc có tham vọng lớn nhưng không thể bá chủ thế giới.
Việt Nam thực thi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ theo đúng lịch sử, luật pháp quốc tế”
Nói về cách ứng xử của chúng ta trước bối cảnh tình hình quốc tế cũng như khu vực như hiện nay, Thiếu tướng Lê Mã Lương chia sẻ: Việt Nam chúng ta vẫn đang thực hiện theo mục tiêu đã đề ra xuyên suốt là hợp tác đa phương hóa, đa dạng hóa với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Việc chúng ta đưa mối quan hệ hợp tác với Mỹ lên một tầm cao mới, là một bước đi khôn ngoan của Việt Nam. Đẩy quan hệ lên cấp độ toàn diện với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc cũng là bước đi đúng chủ trương.
“Ngay kể cả với các nước trong ASEAN có thái độ không đồng tình trong vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với chúng ta thì Việt Nam vẫn giữ thái độ ôn hòa, điềm tĩnh. Điều đó cho thế giới thấy, chúng ta luôn góp phần xây dựng ổn định, hòa bình trong khu vực và thực thi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước theo đúng lịch sử, luật pháp quốc tế”, Tướng Lương nhấn mạnh.
Cao Tuân


Tướng Vịnh: Không có hoà bình nếu đứng hẳn về một bên

(Tin tức thời sự) - Lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao đổi với báo Dân trí những vấn đề nóng sau một loạt các sự kiện của Bộ Quốc phòng Việt Nam nhằm nâng tầm hợp tác quốc phòng với các nước, trong đó có các nước lớn.
Việt Nam không đứng về bên nào
Trong vòng chưa đầy một tháng, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức đối thoại quốc phòng biên giới với Trung Quốc rất thành công, đồng thời đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đến thăm. Tiếp đó, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại có chuyến thăm Ấn Độ.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chỉ rõ: "Có thể nói trong một thời gian ngắn như thế thôi mà vừa là Trung Quốc, vừa là Mỹ, vừa là Ấn Độ; những mối quan hệ đa dạng đó mang tính biểu tượng rất cao về việc Việt Nam không đứng về bên nào và ta được trọng thị ở tất cả các hướng rất quan trọng đó. Nước láng giềng Trung Quốc bày tỏ sự đồng tình, Mỹ cũng đánh giá cao, cũng hài lòng; Ấn Độ càng hồ hởi… Như vậy là vừa giữ được độc lập tự chủ vừa đảm bảo đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Chỉ nội trong những sự kiện ấy thôi đã nói lên tính chất, phương châm, đường lối quan hệ quốc phòng của chúng ta một cách rất đầy đủ rồi".
Tuong Vinh: Khong co hoa binh neu dung han ve mot ben
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Để giải quyết bài toán vừa tranh thủ sự ủng hộ, vị thế của các nước lớn vừa không ngả về bên nào để tránh bị các nước lớn thoả hiệp trên lưng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, nếu chúng ta không vững vàng hoặc vì lợi ích cục bộ, chúng ta có thể dựa vào một nước nào đó, đứng hẳn về một bên nào đó để có những lợi ích, để giải quyết những vấn đề trước mắt của chúng ta.
"Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên mà chúng ta phải giữ một cách hài hòa trong môi trường quốc tế vốn dĩ đã rất phức tạp. Giả sử, sự ổn định có là tương đối đi thì đến một lúc nào đó việc này cũng lại trở nên phức tạp. Lúc phức tạp đấy là lúc chúng ta bị phương hại đến lợi ích nếu chúng ta nghiêng hẳn về một bên nào. Vậy nên chúng ta đã có chủ trương kiên định về độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trong đường lối đối ngoại.
Bên cạnh đó, chúng ta quan hệ một cách rộng rãi với tất cả các nước. Độc lập tự chủ, theo đó, vừa là phương châm, vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để chúng ta không bị ảnh hưởng bởi quan hệ của các quốc gia khác làm phương hại đến lợi ích của đất nước mình", ông nhấn mạnh.
Đấu tranh và quan hệ đại cục giữa hai quốc gia là chuyện khác nhau
Đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, hai nước có những điểm tương đồng rất cơ bản và cũng còn tồn tại những điểm bất đồng.
"Vấn đề thực chất trong quan hệ, nhất là quan hệ quốc phòng, bên cạnh việc phát huy những điểm đồng, phải nói được những điểm còn bất đồng và đấu tranh thẳng thắn; xác định hành vi sao cho những điểm bất đồng ấy không phát triển phức tạp hơn lên và đặc biệt là không tạo ra những đứt gãy giữa 2 bên.
Ví dụ, một vấn đề đặt ra với quân đội 2 bên là làm sao kiềm chế các hành động, kiểm soát tình hình để không để xảy ra xung đột mặc dù chúng ta còn những mâu thuẫn, bất đồng với Trung Quốc trên Biển Đông. Bên cạnh đó, quân đội 2 nước phải tham mưu cho lãnh đạo 2 nước để giải quyết các xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Còn việc giải quyết những mâu thuẫn, những bất đồng ấy là việc chung của Đảng, Nhà nước và rất nhiều ngành khác của cả 2 bên chứ không chỉ là quân đội.
Chúng ta đã bày tỏ thẳng thắn quan điểm và Trung Quốc đã thừa nhận quan điểm chân thành đó, cũng không thể mong đợi gì hơn được. Còn việc trên Biển Đông, làm sao có một cây gậy thần để nhấc nó ra khỏi bản đồ giữa 2 nước được? Ta buộc lòng phải chấp nhận sự thật và đấu tranh một cách rất kiên trì, bền bỉ và bình tĩnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chính đáng của đất nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế", tướng Vịnh phân tích.
Một lần nữa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, đấu tranh là một chuyện khác còn quan hệ mang tính chất đại cục giữa hai quốc gia lại là một chuyện khác.
"Tất nhiên chuyện trên Biển Đông và vấn đề quan hệ 2 nước không thể tách rời nhau, ta không được phép lẩn tránh, không được phép bỏ vấn đề này ra khỏi chương trình nghị sự giữa 2 bên và phải đấu tranh thẳng thắn. Trong mặt trận đấu tranh chung thì quân đội khi quan hệ với nước bạn cũng phải thực hiện nhiệm vụ này", ông nói.
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/tuong-vinh-khong-co-hoa-binh-neu-dung-han-ve-mot-ben-3273717/

(Lược theo Dân trí)


TQ dồn tàu chiến đối phó vụ kiện Biển Đông?


28/06/2016  12:42 GMT+7

Trung Quốc tập trung tàu chiến của 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải, nhằm đối phó với phán quyết của tòa án quốc tế về vụ kiện Biển Đông.



Theo mạng tin Đông Phương, các tàu chiến trên hiện tập trung tại một căn cứ của hạm đội Nam Hải. Động thái này của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi Mỹ quyết định triển khai các biên đội tàu sân bay trong khu vực.
Trung Quốc, tàu chiến, Biển Đông, vụ kiện Biển Đông, tòa án quốc tế
Khu trục hạm tên lửa hiện đại kiểu 052D mới được hạ thủy
Mạng tin trên cho biết, từ 26/6, trên một diễn đàn quân sự của Trung Quốc đã xuất hiện những bức ảnh của thành viên chụp tại “một căn cứ của Hạm đội Nam Hải” mà những nhà phân tích cho là Tam Á ở Hải Nam.

Các bức ảnh cho thấy sự có mặt của khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường kiểu 052C Thẩm Dương (số 115) - chiến hạm chủ lực của hạm đội Bắc Hải; các khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường Ninh Ba (139) và tàu hộ vệ tên lửa kiểu 056 Triều Châu (595) của hạm đội Đông Hải.
Trung Quốc, tàu chiến, Biển Đông, vụ kiện Biển Đông, tòa án quốc tế
Các tàu ngầm trong căn cứ
Ngoài 3 chiến hạm trên, còn có một khu trục hạm tên lửa lớp 052D mới hạ thủy được đánh số 175 đã được đưa vào phục vụ, và khu trục hạm tên lửa kiểu 052C Lan Châu (170) của hạm đội Nam Hải cùng các tàu ngầm. Đây là lý do để khẳng định nơi được chụp chính là ở quân cảng Tam Á.
Giới phân tích quân sự nhận xét, hành động tập trung nhiều chiến hạm chủ lực của cả ba hạm đội này của Trung Quốc là sự bố trí nhằm đối phó với phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế về vụ kiện Biển Đông.
Trung Quốc, tàu chiến, Biển Đông, vụ kiện Biển Đông, tòa án quốc tế
Các tàu khu trục, hộ vệ của 3 hạm đội cùng neo đậu
Mặc dù Trung Quốc nhiều lần tuyên bố không đếm xỉa đến phán quyết của tòa án, nhưng nhiều người tin là nếu phán quyết đưa ra bất lợi cho Trung Quốc, họ sẽ lập tức tiến hành diễn tập quy mô lớn trên Biển Đông.
Ngô Tuyết
Tin liên quan

Không có nhận xét nào: