Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

“Mỹ đã có kế hoạch can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam“; Mỹ sẵn sàng "chọc mù” Trung Quốc, vô hiệu hóa ADIZ ở Biển Đông; Lập trường cứng rắn của Ấn Độ về Biển Đông

HỒNG THỦY

06:42 23/07/2014

(Washington sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Philippines hay Nhật Bản. Một cuộc tấn công vào Việt Nam cũng có thể dẫn đến những phản ứng tương tự.

“Mỹ đã có kế hoạch can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam“
Tàu chiến Mỹ. Hình minh họa.
Eur Asia Review ngày 21/7 đăng bài phân tích của Tiến sĩ Subhash Kapila, thành viên Nhóm phân tích Nam Á từ Ấn Độ bình luận, Biển Đông đã nổi lên như một điểm nóng trong khu vực và toàn cầu, gây nguy hiểm cho an ninh và ổn định của khu vực Đông Thái Bình Dương rộng lớn. Những điều này phát sinh chủ yếu từ xu hướng của Bắc Kinh muốn dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Trung Quốc chiếm đóng (xâm lược) quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) còn chưa đủ, họ còn đánh chiếm 1 phần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) kết hợp với các hoạt động hàng hải và hải quân rộng lớn trên Biển Đông đang mở ra sự thống trị hàng hải của Bắc Kinh trên vùng biển này.

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 với hạm đội tàu hộ tống lên cả trăm chiếc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5 và nỗ lực cải tạo bất hợp pháp để tạo ra các đảo nhân tạo ở Trường Sa đã cho thấy, Trung Quốc đang triển khai một kế hoạch chiến lược chi tiết ở Biển Đông, trong đó chống leo thang xung đột hoặc giải quyết xung đột trên Biển Đông không phải mối bận tâm của họ.
Thủ đoạn chiếm đảo ở Biển Đông hiện nay dường như được Bắc Kinh thay thế bằng một chiến thuật mới để tạo ra các hòn đảo nhân tạo (bất hợp pháp) để không chỉ nhằm yêu sách một vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn, mà còn bổ sung căn cứ mở rộng phạm vi kiểm soát quân sự lớn hơn đối với vùng biển chiến lược này.
Kế hoạch chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông cần phải được nhìn từ lăng kính Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự để hiện thực hóa đường lưỡi bò. Yêu sách (vô lý) hầu như bao gồm toàn bộ Biển Đông đã được tăng cường cùng với sự hoạt động mạnh mẽ của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông với cái cớ bảo vệ "lợi ích quốc gia cốt lõi". Hoạt động này thậm chí có thể đi đến chiến tranh.
Bắc Kinh tăng cường năng lực quân sự trên Biển Đông với mục tiêu hết sức rõ ràng, bao gồm thống trị toàn bộ Biển Đông và xem đó như một mục tiêu bắt buộc trong các chiến lược tấn công và phòng thủ của quân đội Trung Quốc. Kết thúc trò chơi này, Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành ao nhà của họ được gọi với mỹ từ "vùng nội thủy" hay "vùng nước lịch sử".
Trong nỗ lực thống trị toàn bộ Biển Đông, rất có khả năng Bắc Kinh sẽ tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông tương tự như đã làm ở Hoa Đông. Chiến lược (cuồng vọng) này của Bắc Kinh không chỉ giới hạn trong việc kiềm tỏa hoặc đánh bại Việt Nam và Philippines, mà còn nhằm đánh bại sự thống trị của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương.

Tiến sĩ Subhash Kapila.
Động thái hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề có lợi cho họ đã tạo ra sự mất niềm tin nghiêm trọng trong khu vực đối với Trung Quốc, làm suy giảm đáng kể đến hình ảnh chính trị của Bắc Kinh. Xét về tổng thể, có một mối quan ngại ngày càng tăng ở Đông Nam Á rằng Trung Quốc đang nổi lên như một mối đe dọa quân sự, kích thích một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, đặc biệt là tàu ngầm.
Những yếu tố này cho thấy Trung Quốc không phải là một bên liên quan lành tính, họ đang làm tổn hại đến an ninh, hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như Đông Nam Á, không những thế nó còn tạo ra các tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu.
Cuồng vọng của Trung Quốc thống trị chiến lược toàn bộ Biển Đông cũng đẩy Trung Quốc và Mỹ vào thế so găng chiến lược ở Tây Thái Bình Dương. Trong khi phân cực chiến lược đối phó với tham vọng Trung Quốc đang bắt đầu hình thành ở châu Á.
Về phía Hoa Kỳ, quân đội Mỹ được cho là đã hoàn thành kế hoạch dự phòng để Washington sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Philippines hay Nhật Bản. Một cuộc tấn công vào Việt Nam cũng có thể dẫn đến những phản ứng tương tự của Mỹ.
Đối với Nhật Bản, chiến lược thống trị toàn bộ Biển Đông và Hoa Đông từ phía Trung Quốc có thể đẩy Nhật Bản vào thế phải trang bị vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh quốc gia và sự sống còn của mình. Ấn Độ đã từng bị đẩy vào tình thế tương tự năm 1998 mặc dù họ đã tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân hòa bình đầu tiên của mình năm 1974.
Kết luận vấn đề, Tiến sĩ Subhash Kapila cho rằng, chính các hành động hung hăng khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông đã biến vùng biển này thành một thùng thuốc súng, kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy. Bắc Kinh đang đánh bạc với nhận thức rằng sức mạnh của Mỹ đang suy giảm, còn Án Độ và Nhật Bản thì không thể kết hợp chiến lược với nhau, vì vậy Bắc Kinh có thể rảnh tay thống trị toàn bộ Biển Đông.
Trung Quốc dường như không biết gì về những bài học của thế kỷ 20 khi mà các thế lực bành trướng sử dụng sức mạnh quân sự hoặc đe dọa dùng vũ lực cố gắng phá vỡ sự cân bằng chiến lược, cuối cùng đều kết thúc trong sự ô nhục.
Theo Báo Giáo dục Việt Nam


Mỹ sẵn sàng "chọc mù” Trung Quốc, vô hiệu hóa ADIZ ở Biển Đông

VietTimes -- Mỹ gửi một thông điệp quan trọng tới Trung Quốc rằng: Các vị trí ở Trường Sa của các người rất dễ tổn thương. Chúng tôi có thể chọc mù các người theo ý muốn. Nếu các người tuyên bố thiết lập một khu nhận diện phòng không (ADIZ), chúng tôi có thể khiến các người không thực thi được.
Thục Ninh - /


Hai tàu sân bay Stennis và Reagan đang tập trận gần PhilippinesHai tàu sân bay Stennis và Reagan đang tập trận gần Philippines
Theo Viện Doanh nghiệp Mỹ, mới đây Mỹ đã triển khai 4 chiếc máy bay chuyên nhiệm tác chiến điện tử EA-18G Growlers tới Philippines. Theo Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, những máy bay này sẽ tham gia huấn luyện song phương với các phi công không quân Philippines và hỗ trợ các chiến dịch thường lệ nhằm tăng cường lĩnh vực giám sát biển khu vực và bảo đảm quyền tiếp cận hàng không và đường biển phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việc triển khai trên diễn ra tiếp sau động thái không quân Mỹ trước đó điều động 5 chiến đấu cơ A-10 Warthogs tới Philippines. Đó là phi đội tạm thời được thiết lập sau khi tòa án tối cao Philippines phê chuẩn thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Mỹ và cho phép quân đội Mỹ được tiếp cận 5 căn cứ quân sự của Philippines.
Vào thời điểm đó, một số người ngạc nhiên bởi 4/5 căn cứ nói trên là cơ sở không quân và không có quân cảng nào. Tuy nhiên, khi hai biên đội máy bay đầu tiên tới Philippines đã làm rõ hơn quân đội Mỹ có ý định sử dụng những căn cứ này như thế nào và tại sao không quân lại được ưu tiên.
Theo Viện Doanh nghiệp Mỹ, chiến đấu cơ Warthogs chuyên nhiệm yểm trợ trên không ở cự ly gần không phải loại máy bay thích hợp dành để không chiến với các chiến đấu cơ Trung Quốc. Nhưng nó lại có khả năng bay qua không phận quốc tế gần bãi cạn  Scarborough và minh chứng cam kết của Lầu Năm Góc giữ bầu trời mở đối với tất cả…
Trung tá Damien Pickart, một phát ngôn viên của lực lượng không quân Thái Bình Dương cho biết máy bay A-10 cực kỳ xuất sắc về khả năng lảng vảng và tác chiến ở tốc độ cũng như độ cao thấp, những năng lực rất cần thiết nhằm duy trì sự hiện diện không quân cũng như trong lĩnh vực trinh sát biển và cứu hộ.
Máy bay A-10, do thế hết sức thích hợp và cần thiết nếu như Mỹ cảm thấy cần để thực hiện các chiến dịch tự do hàng hải một cách ồn ào và dễ nhận biết hơn bên trên hoặc gần các khu vực đảo tranh chấp. Nếu cần, các máy bay A-10 cũng sẵn sàng tung ra những đòn tấn công.


Skip in 3...
Ad finishes in 25 seconds

Trong khi đó, không bay “chậm và thấp” như Warthog, các máy bay chuyên nhiệm tác chiến điện tử EA-18 Growlers lại bay cao với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, cũng như Warthog, các máy bay tác chiến điện tử Growlers rất thích dụng để đối phó với các mối đe dọa từ các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Máy bay A-10 rất thích hợp để thể hiện sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Biển Đông
Growlers là phi cơ chuyên nhiệm tấn công điện tử. Hãng Boeing sản xuất EA-18 đã mô tả nó là “loại máy bay tấn công điện tử tiên tiến nhất”. Cất cánh từ căn cứ không quân Clark, các máy bay Growlers của Mỹ sẽ ở vị trí thuận lợi để gây nhiễu và nếu cần thiết, phá hủy các trạm radar trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tác chiến cùng nhau, hai loại máy bay Warthog và Growler triển khai tại Philippines gửi một thông điệp quan trọng tới Trung Quốc rằng: Các vị trí ở Trường Sa của các người rất dễ tổn thương. Chúng tôi có thể chọc mù các người theo ý muốn. Nếu các người tuyên bố thiết lập một khu nhận diện phòng không, chúng tôi có thể khiến nó vô hiệu.
Trong một động thái khác, hai cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ John C. Stennis và Ronald Reagan đã hải hành sát cánh với nhau trên biển Philippines trong cuộc tập dượt phòng không và giám sát biển huy động 12.000 thủy binh, 140 máy bay và 6 chiến hạm khác, Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii cho biết.
Theo Viện Doanh nghiệp Mỹ, Mỹ tung chiêu này tất nhiên nhằm thuyết phục Trung Quốc rằng Washington đã chuẩn bị hành động trước những mối đe dọa tiềm ẩn nếu bị thúc ép. Bắc Kinh phản ứng ra sao đối với phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế và liệu Trung Quốc có mở rộng chiến dịch xây đảo nhân tạo tới bãi cạnScarborough hay không sẽ cho thấy nước này diễn giải được bao nhiêu những thông điệp của Mỹ.

(Quốc tế) - Dù không có tranh chấp trực tiếp nhưng Ấn Độ vẫn thể hiện quan điểm cứng rắn trước những động thái gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.

lap-truong-cung-ran-cua-an-do-ve-bien-dong
Tàu sân bay INS Viraat của hải quân Ấn Độ. Ảnh: The Indian Express
Trung Quốc đang ngày càng tỏ rõ quyết tâm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông bằng các dự án bồi lấp đảo nhân tạo ồ ạt, nhằm góp phần hiện thực hóa “giấc mơ Trung Hoa” mà Chủ tịch Tập Cận Bình nhiều lần nhắc đến, theo Indian Defence Review.
Tướng PK Chakravorty, thuộc Học viện Quân sự Quốc gia Ấn Độ, cho rằng “giấc mơ Trung Hoa” của lãnh đạo Bắc Kinh cơ bản gồm hai yếu tố: sức mạnh và của cải. Cả hai yếu tố này đều được biểu thị ở Biển Đông, nơi có nguồn tài nguyên cá, dầu mỏ và các khoáng sản khác khá dồi dào. Khai thác các nguồn tài nguyên này sẽ giúp Trung Quốc tăng cường sức mạnh quốc gia toàn diện. Là một cường quốc quân sự, Trung Quốc đã nhận thấy giá trị chiến lược của các đảo ở Biển Đông và chắc chắn sẽ tận dụng chúng để kiểm soát hoạt động đi lại của tàu thuyền và đối phó với bất kỳ hành động hải quân nào của Mỹ và các nước trên thế giới, trong đó có Ấn Độ.
Theo tướng Chakravorty, tuy không phải là quốc gia giáp Biển Đông, những lợi ích về mặt hợp tác kinh tế quốc tế buộc Ấn Độ không thể bàng quan trước những động thái của Trung Quốc ở khu vực này.
Công ty dầu khí ONGC của Ấn Độ bắt đầu thăm dò dầu khí và sản xuất thương mại từ năm 2003 tại Lô 06.1, nằm ở vị trí cách thành phố Vũng Tàu 370 km về phía Đông Nam, trên một diện tích 955 km2. Ngoài ra, ONGC cũng đang khoan thăm dò ở lô 128 thuộc vùng biển Việt Nam. Ấn Độ cũng ký với Việt Nam thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí trong thời gian 3 năm vào năm 2011.
lap-truong-cung-ran-cua-an-do-ve-bien-dong-1
Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên Biển Đông. Ảnh: CSIS
Lập trường cứng rắn
Các chuyên gia của Ấn Độ cho rằng lập trường của New Delhi được xác định khi bộ trưởng quốc phòng nước này tuyên bố các tàu của hải quân Ấn Độ sẽ tiếp tục tới Biển Đông để tiến hành công tác huấn luyện và các tàu thương mại sẽ tiếp tục hoạt động.
Hơn thế nữa, Ấn Độ khẳng định ủng hộ tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế, trong đó có Biển Đông.
Khi thỏa thuận dầu khí ký giữa Ấn Độ và Việt Nam gặp phải sự phản đối từ phía Trung Quốc, Ấn Độ tuyên bố sẽ làm theo thỏa thuận đã ký với Việt Nam. New Delhi lý giải, theo Liên Hợp Quốc, khu vực thăm dò là thuộc về Việt Nam, đồng thời cho biết toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương trải dài từ bờ biển Đông Phi tới Biển Đông có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động giao thương, năng lượng và an ninh quốc gia của Ấn Độ. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Ấn Độ hồi tháng 10/2014, hai bên tiếp tục tăng cường các hoạt động hợp tác khai thác.
Vào ngày 22/7/2011, tàu tấn công đổ bộ của hải quân Ấn Độ INS Airavat đã có chuyến thăm hữu nghị tới Việt Nam. Khi ở khoảng cách 45 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam, tàu nhiều lần bị thông báo trên một kênh radio mở của một tàu được xác định là tàu của hải quân Trung Quốc cảnh báo rằng tàu đang đi vào “vùng biển Trung Quốc”. Hải quân Ấn Độ xác định từ tàu INS Airavat không nhìn thấy tàu hay máy bay nào và tàu tiếp tục di chuyển mà không để ý tới lời cảnh báo.
Ngoài ra, Ấn Độ và Mỹ cũng đã ký kết tuyên bố chung đề cập đến vấn đề tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế, nhân chuyên thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến nước này hồi tháng 1/2015.
Chakravorty nhận định, trong khi cần có những tuyên bố mạnh mẽ, Ấn Độ cũng cần phải chuẩn bị bảo vệ tài sản của mình trong trường hợp Trung Quốc gây hấn. Hải quân, không quân Ấn Độ cần phải hiện đại hóa  để hoạt động vượt ra ngoài Eo biển Malacca, vào Biển Đông và phối hợp chặt chẽ với các nước để đối phó với tình huống bất lợi.
“Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông và biến chúng thành các sân bay quân sự, nơi cập cảng của tàu bè thể hiện sự hung hăng của Trung Quốc. Cần thực hiện các biện pháp thảo luận công khai vấn đề này với Bắc Kinh nhằm ngăn chặn tiến trình này ngay lập tức”, Chakravorty lưu ý.
(Theo Vnexpress)

Tin liên quan

Không có nhận xét nào: