Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Nếu cứ im lặng, Nga sẽ làm mất giá SU 30 và vũ khí Nga?; Nga không đại diện cho cộng đồng quốc tế trong vấn đề Biển Đông; Thời báo Hoàn Cầu bình vụ Tổng thống Indonesia họp trên chiến hạm phá "lưỡi bò"; Nếu không do máy móc, vì sao Su-30 Ấn Độ rơi nhiều đến thế?

Phúc Lộc Thọ.

 
Chiếc máy bay SU 30 MK2 mất tích đã hơn 1 tuần, báo chí và các cơ quan chức năng Việt Nam ráo riết vào cuộc tìm kiếm và tìm nguyên nhân ? Cho đến thời điểm này, chiếc dấu tích của chiếc SU30-MK2 vẫn còn biệt vô âm tính, tìn hiệu hộp đen vẫn chưa thấy báo gì…
Trái với chiếc CASA, sau khi mất tích, đại diện hãng sản xuất Airbus đã lên tiếng chịu trách nhiệm và hứa sẽ cũng Việt Nam giải quyết hậu quả, hậu họa; còn phía nhà sản xuất Nga thì không thấy một tín hiệu gì ?
Hay việc mua bán máy bay SU 30 giữa Nga và Việt Nam cũng là một dạng quan hệ kín, mật như hộp đen máy bay chiến đấu, không tự dưng bật mở ?

Sở dĩ dư luận đặt vấn đề trách nhiệm của nhà sản xuất trong các vụ tai nạn máy bay vì nó liên quan rất nhiều tới yếu tố kỹ thuật và yếu tố chuyển giao công nghệ; dân thị trường quen gọi là các chế độ “ hậu mãi’, chăm sóc khách hàng…
Cùng với việc xuất sang Việt Nam các giây chuyền sản, xuất lắp ráp xe máy, hãng HONDA còn tổ chức tại Việt Nam nhiều cơ sở chăm sóc khách hàng, bảo dưỡng xe máy, mặc dù giá chiếc xe xấp xỉ chỉ 1000 USD…
Một chiếc SU như SU 30 MK 2 giá xấp xỷ gần 50 triệu USD, phía Việt Nam nhập về trên 30 chiếc mà cho đến nay chưa thấy nhà sản xuất Nga tỏ tín hiệu gì chứng tỏ sự động lòng trắc ẩn…
Vấn đề tại nạn của chiếc máy may SU 30 MK2 không chỉ liên quan tới sinh mạng của đại tá phi công tử nạn Trần Quang Khải, vấn đề tiền bạc mà còn liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia của Việt Nam và của những khách hàng mua máy bay SU, mua về không phải để trình diễn…
Những người dân bình thường không thể không so sánh một máy bay của Mỹ từng tham gia đánh phá miền bắc Việt Nam, khi bị bắn rơi lập tức trên 10 phút sau, các phương tiện cứu hộ đã xuất hiện…
Còn chiếc SU 30 MK 2 thì mãi gần ngày sau, phi công Nguyễn Hữu Cường mới được ngư dân Hà Tĩnh phát hiện cứu sống; Còn thi thể phi công Trần Quang Khải cũng lại do ngư dân tình cờ phát hiện ?
Vậy, khi thiết kế máy bay SU 30, là loại máy bay chiến đấu, đương đầu với hiểm nguy, chẳng nhẽ các nhà thiết kế, sản xuất Nga không lường trước các tình huống này ?
Người dân không thể không ngỡ ngàng khi một tờ báo đưa tin, phi công Nguyễn Hữu Cường khi tiếp nước đã bắn pháo sáng báo hiệu cấp cữu thì nhiều quả bị xịt ? Chất lượng sao tồi đến mức thế…
Rồi thì khi được cứu sống, đường đường là một phi công chiến đấu, lái loại máy bay vào loại hiện đại bậc nhất mà lại nhờ điện thoại của ngư dân gọi về đất liền báo tin cho vợ…
Tất cả những yếu tố kỹ thuật chưa bàn tới yếu tố chính trị: quan hệ Nga-Việt-Trung đã chuyển cực; với trách nhiệm là nhà sản xuất, người Nga nếu cứ im lặng, tảng lờ trước vụ tai nạn bi thảm của chiếc SU 30 MK2 bán cho Việt Nam; tự người Nga đã tự làm mất giá thứ mặt hàng xuất khẩu đắt giá này và các loại vũ khí đang được ưa chuộng của Nga nữa…
Sự im lặng của người Nga sẽ làm suy giảm lòng tin từng có lúc đạt mức cuồng tín của người Việt Nam với người Nga, nước Nga vĩ đại ???
Lịch sử thế giới đã từng xảy ra chuyện: Cuộc chiến tranh tranh chấp quần đảo Manvinat giữa Anh và Achentina ở Đại Tay Dương; Achentina thảm bại vì sử dụng, tin dùng vũ khí, bom xịt do Mỹ cố tình bán cho nước này; hành động cố ý này của Mỹ nhằm ngầm giúp cho Anh chiếm quần đảo chiến lược Manvinat?!
P.V.Đ.

Nếu không do máy móc, vì sao Su-30 Ấn Độ rơi nhiều đến thế?

Nhật Minh | 
Nếu không do máy móc, vì sao Su-30 Ấn Độ rơi nhiều đến thế?

Tính đến giữa 2015, Ấn Độ đã có số chiến đấu cơ rơi nhiều kỷ lục so với các nước khác trên thế giới.



Từ tháng 4/2009 đến tháng 5/2015, có 6 chiếc Su-30 mà NATO gọi là hạng Flanker bị nạn, đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau cho Bộ Quốc phòng và Quốc hội Ấn Độ.
Theo phóng viên Andrew North viết trên BBC, trong những năm trước, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho Quốc hội biết quá nửa số phi cơ MiG mua từ Nga về (872 chiếc) bị phá hủy do tai nạn, khiến hơn 200 phi công và những người khác thiệt mạng.
Chỉ trong năm 2011-2012, có tới 30 vụ phi cơ bị rơi.
Riêng về thế hệ Su-30 trong Không quân Ấn Độ, nhà phân tích Rakesh Krishnan Simha đã có bài viết hồi tháng 6/2015, đánh giá 5 giả thuyết về vụ sáu chiếc Su-30 rơi từ giữa 2009 đến giữa năm 2015.
Sáu vụ liên tiếp
Vụ 30/04/2009: Tòa án Ấn Độ xác nhận chiếc Su-30MKI đâm xuống vùng Pokhran, Rajasthan vì lái trưởng tắt nhầm hệ thống bay tự động.
Vụ 30/11/2009: vật thể lạ lọt vào động cơ làm máy bay lao xuống Jaisalmer, Rajasthan sau báo động cứu hỏa.
Vụ 13/12/2011: máy bay lao xuống cách Pune 20 km vì hệ thống điều khiển điện tử có lỗi.
Vụ 19/02/2013: cánh phải máy bay bốc cháy trên bầu trời Pokhran.
Vụ 14/10/ 2013: hỏng hệ thống điều khiển điện tử.
Nếu không do máy móc, vì sao Su-30 Ấn Độ rơi nhiều đến thế? - Ảnh 1.
Ảnh: AFP
Vụ 19/05/2015: phi công phải nhảy dù khi chiếc Su-30MKI vay từ Tezpur ở Assam gặp vấn đề kỹ thuật không xác định.
Nhưng chính vì con số tai nạn quá lớn này, các trang về quốc phòng thiên về nhận định không phải vấn đề kỹ thuật mà có thể yếu tố con người cùng cách khai thác khiến phi cơ Ấn Độ "rơi nhiều như quan tài bay".
1. Tập luyện căng thẳng
Bài của Rakesh Krishnan Simha trích đánh giá từ ông Benjamin Lambeth thuộc tổ chức Carnegie Endowment for International Peace cho hay, chính vì cường độ căng thẳng cao của chương trình tập luyện "giả định có chiến tranh ở hai mặt trận" khiến Không quân Ấn Độ gặp vấn đề.
Nói ngắn gọn thì các cuộc đánh trận giả trên không liên tiếp khiến phi công Ấn Độ lao lực.
Các chuyến bay tập 1.800 km, trong đó phi công có khi phải bay 10 giờ liên tục đã phản ánh triết lý của chỉ huy Ấn Độ rằng "để mất phi công khi huấn luyện còn hơn là mất trong chiến tranh".
Điều này khiến không chỉ chính các tổ lái mà các đơn vị phục vụ mặt đất, các nhóm huấn luyện cũng mệt mỏi.
2. Môi trường bay khắc nghiệt
Nắng nóng và chim chóc bay lượn ở các khu vực gần sân bay là lý do tiếp theo gây tai nạn. Để cải thiện tình hình, Ấn Độ đã phải đặt hàng camera và dụng cụ đuổi chim gần các phi trường dân sự và quân sự.
3. Thiếu phi công huấn luyện

Nếu không do máy móc, vì sao Su-30 Ấn Độ rơi nhiều đến thế? - Ảnh 2.

Cứ 2 năm Ấn Độ mất 18 phi cơ (tính đến tháng 3/2013) một phần vì thiếu phi công huấn luyện. Những người chỉ tập qua loa đã được cho lên chương trình đào tạo huấn luyện viên trung cấp (IJTs) rồi cao cấp (AJTs).
Thiếu phi công khiến những người mới ra lò đã lái luôn các chiến đấu cơ như MiG-21, khiến "phi công trẻ thiệt mạng rất nhiều".
4. Bảo trì máy móc kém
Tâm lý ‘chalta hai’ (chín bỏ làm mười) ở Ấn Độ là lý do khiến tiêu chuẩn bảo trì không cao. Bộ phận mặt đất còn bị xử vì gây án.
5. Quân số giảm sút
Với 34 phi độ và 600 máy bay, không quân Ấn Độ tính đến giữa 2015 đã giảm đi nhiều, từ 42 phi đội trước đó. Số phi cơ giảm đi lại phải bay trên một bầu trời rất rộng và vì thế, máy bay càng có thời gian bảo trì trong hangar.

Nếu không do máy móc, vì sao Su-30 Ấn Độ rơi nhiều đến thế? - Ảnh 3.

Giải pháp
Bài báo của Rakesh Krishnan Simha cho rằng chỉ một chương trình cải cách toàn diện cùng tăng ngân sách cho không quân mới cải thiện được tình trạng tai nạn của phi cơ Ấn Độ.
theo Thế giới trẻ



Nga không đại diện cho cộng đồng quốc tế trong vấn đề Biển Đông


(GDVN) - "Quan điểm của Nga phản ánh tình hình thực tế ở Biển Đông và gốc rễ của vấn đề này. Trung Quốc đánh giá cao điều đó", bà Hoa Xuân Oánh nói.

Tân Hoa Xã ngày 24/6 đưa tin, trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm 23/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã hoan nghênh phát biểu của các quan chức Nga về vấn đề Biển Đông. Trung Quốc xem phát biểu của Nga là tiếng nói của "cộng đồng quốc tế".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, ảnh: The Japan Times.
"Quan điểm của Nga phản ánh tình hình thực tế ở Biển Đông và gốc rễ của vấn đề này. Trung Quốc đánh giá cao điều đó", bà Hoa Xuân Oánh nói.
Bà Oánh nhắc đến phát biểu của Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrei Denisov rằng, căng thẳng trên Biển Đông là do can thiệp từ nước ngoài khu vực.
Theo Tân Hoa Xã, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng cho biết tại một cuộc họp báo vào ngày 10/6 rằng, Nga tin là sự can thiệp từ bên ngoài sẽ chỉ làm cho tình hình vốn đã căng thẳng càng trở nên tồi tệ hơn. 
Cá nhân người viết cho rằng, Nga hay Campuchia có quyền lên tiếng thể hiện nhận thức của họ về vấn đề Biển Đông hoặc vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Tuy nhiên điều này một là không ảnh hưởng gì đến phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ kiện, hai là càng không thể coi những phát biểu lẻ tẻ này là "tiếng nói của cộng đồng quốc tế trong vấn đề Biển Đông".


Thời báo Hoàn Cầu bình vụ Tổng thống Indonesia họp trên chiến hạm phá "lưỡi bò"


(GDVN) - Tờ báo chiếu chiến, chẳng hiểu gì về ngoại giao dường như lại đang "độc quyền" lên tiếng chỉ trích, vu cáo, chụp mũ, áp đặt cho các nước khác về Biển Đông.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/6 có bài xã luận: "Tổng thống Indonesia thị sát quần đảo Natuna là để cảnh cáo Trung Quốc?" và đưa ra câu trả lời phủ định.
The Jakarta Post ngày 23/6 dẫn ời Bộ trưởng Chính trị - Pháp luật - An ninh Indonesia tướng Luhut Binsar Pandjaitan khẳng định, ông Joko Widodo thị sát Natuna thời điểm này là muốn gửi thông điệp rõ ràng đến Bắc Kinh: Indonesia đang rất nghiêm túc bảo vệ chắc chắn chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình.
Cũng theo tướng Luhut Binsar Pandjaitan: "Trong lịch sử, chúng tôi chưa bao giờ nghiêm khắc (với Trung Quốc) như bây giờ. Điều này để chứng minh rằng, Tổng thống Joko Wiododo không xem nhẹ vấn đề này".
"Chắc họ không nói mình"
Tư duy và lập luận của Thời báo Hoàn Cầu cho thấy não trạng AQ, lý sự cùn đang là đặc trưng của tờ báo này khi bàn đến các vấn đề Biển Đông, thể hiện rõ nhất qua nhận định và lập luận của Hoàn Cầu về các động thái mới từ Indonesia.
Tổng thống Joko Widodo thị sát chiến hạm khi chủ trì họp nội các ngoài khơi Natuna, ảnh: VOA.
Thời báo Hoàn Cầu lập luận: Một là Joko Widodo lên chiến hạm và họp nội các, nhưng ông chưa từng trực tiếp phát biểu câu nào nhằm thẳng vào Trung Quốc. Những lời cứng rắn chống lại (sự bành trướng của) Trung Quốc trên báo chí phần lớn là do tướng Luhut Binsar Pandjaitan đưa ra.
Hai là, các lực lượng chức năng Indonesia bắt các tàu cá xâm nhập bất hợp pháp 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của Natuna và đánh chìm không chỉ có tàu Trung Quốc, mà còn hơn 40 tàu cá Việt Nam, ngoài ra còn tàu cá các nước khác như Thái Lan...
Trong khi theo Thời báo Hoàn Cầu, vấn đề nằm ở chỗ chỉ có Trung Quốc "mới có năng lực" giao thiệp với Indonesia, các nước khác hoặc là chấp nhận, hoặc giao thiệp nhưng Jakarta bỏ qua. Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực càng đến gần, vấn đề của Trung Quốc càng bộc lộ rõ rệt.
Ba là, quần đảo Natuna nằm ngoài đường chín đoạn, Trung Quốc công khai thừa nhận Natuna là lãnh thổ Indonesia, "tranh chấp giữa hai bên" chỉ là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý quần đảo này với đường 9 đoạn "chồng lấn" khoảng 50 ngàn km vuông.
Bốn là, Thời báo Hoàn Cầu đổ tội cho Philippines và Hoa Kỳ hy vọng Indonesia đưa "tranh chấp nghề cá" với Trung Quốc phát triển thành xung đột ở Biển Đông để buộc Trung Quốc mở "mặt trận mới" với Indonesia. Tờ báo nói theo "giới quan sát", Jakarta nắm được điều này nên tỏ ra cứng rắn một chút.
Nhưng nếu Indonesia muốn kết thúc triệt để "tranh chấp quyền lợi biển ở vùng chồng lấn" với Trung Quốc thời gian này họ cũng không làm được. Bắc Kinh kiên quyết không từ bỏ đường lưỡi bò. Ngư dân Trung Quốc sẽ tiếp tục đến khu vực này dưới sự hộ tống của tàu Cảnh sát biển.
Kết thúc bài xã luận, Thời báo Hoàn Cầu cao giọng "dạy bảo" Jakarta rằng, Indonesia đừng cho rằng mình làm trò như thế có thể áp đảo Trung Quốc, tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước khác không nên trở thành quân cờ để Indonesia gây sức ép với Trung Quốc. 
Vụ Philppines kiện Trung Quốc chỉ là "nhất thời", còn quan hệ láng giềng Indonesia - Trung Quốc là mãi mãi, không thể bê đi chỗ khác. Trung Quốc hiện thời đang im lặng, nhưng không có nghĩa là mãi mãi im lặng, Thời báo Hoàn Cầu hăm dọa.
Diều hâu hiếu chiến và chẳng hiểu gì về luật pháp quốc tế
Cá nhân người viết nhận thấy, thứ nhất, Thời báo Hoàn Cầu dường như đang cố tình lờ đi một thực tế, Tổng thống Indonesia Joko Widodo là nhà lãnh đạo đầu tiên trong khu vực công khai yêu cầu Bắc Kinh làm rõ căn cứ pháp lý của đường lưỡi bò. Ông cho rằng đường lưỡi bò không có bất kỳ căn cứ nào trong luật pháp quốc tế, là sản phẩm của trí tương tượng.

Indonesia điều quân đội bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, trực tiếp phá "lưỡi bò"

Ông không ngần ngại đặt thẳng vấn đề này ra với ông Tập Cận Bình khi sang thăm Trung Quốc, cho dù quan hệ hai bên rất mật thiết và Indonesia cũng cần tiền Trung Quốc. Điều này được Tổng thống Joko Widodo nói với báo Yomiuri Nhật Bản ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Trung Quốc ngày 25/3/2015.
Ông Joko Widodo cùng với Tổng thống Mỹ Barack Obama là hai nguyên thủ quốc gia lên tiếng mạnh mẽ nhất phản đối đường lưỡi bò. Joko Widodo cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng của Indonesia thực thi rất nghiêm khắc chính sách chống đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế nước này.
Thứ hai, đúng là lực lượng chức năng Indonesia bắt giữ các tàu cá vi phạm 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Indonesia của bất cứ nước nào chứ không riêng Trung Quốc. Thời báo Hoàn Cầu còn ngụ ý, tàu cá Việt Nam bị Indonesia bắt nhiều nhất.
Tuy nhiên, Chuẩn Đô đốc Achmad Taufiqoerrochman, Tư lệnh Hạm đội Phương Tây của hải quân Indonesia nói với báo giới: "Chúng tôi thường xuyên bắt tàu cá Việt Nam xâm nhập, nhưng họ nghe lời chúng tôi chứ không chống đối (như tàu cá Trung Quốc). Chúng tôi nghi ngờ rằng điều này (sự chống trả hung hãn của tàu cá Trung Quốc) đã được hỗ trợ bởi chính phủ Trung Quốc."
Ông đang chờ đợi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) dự kiến ngày 7/7 tới về việc Philippines kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS 1982) ở Biển Đông.
Nói cách khác, tàu cá các nước xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Indonesia ở Natuna và bị bắt giữ dù là do vô tình đi lạc hay cố ý đánh bắt, cũng chỉ là những hành vi cá nhân vì miếng cơm manh áo, vì kế sinh nhai. Còn tàu cá Trung Quốc là đánh bắt để thực hiện mục đích chính trị hiện thực hóa đường lưỡi bò.
Tàu cá Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc giật dây, được chính phủ Trung Quốc bảo trợ và thực hiện các nhiệm vụ do chính phủ Trung Quốc đặt hàng, xâm phạm có chủ ý quyền chủ quyền, quyền tài phán của Indonesia. Bản chất vấn đề nằm ở chỗ này, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ Jakarta.
Thứ ba, Thời báo Hoàn Cầu lại một lần nữa bộc lộ thủ đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông: Giật bát cơm trên tay láng giềng rồi đòi "đàm phán chia phần tranh chấp". Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã khẳng định rất rõ:
"Lập trường của chúng tôi là rất rõ ràng, các tuyên bố chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đối với Indonesia, chúng tôi không có chồng lấn dưới bất kỳ hình thức nào với Trung Quốc trên biển".
Indonesia là một cường quốc về Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) nên không có chuyện dễ bị mắc lừa bởi trò ảo thuật ngôn từ của Trung Quốc. Làm gì có cái gọi là "vùng chồng lấn" hay "tranh chấp nghề cá", "tranh chấp quyền lợi biển" giữa Indonesia và Trung Quốc?
Trung Quốc cứ cố tình tạo ra tranh chấp bằng sử dụng, xúi giục ngư dân của họ xâm phạm vùng biển Indonesia, thì giờ đây ngoài lực lượng tuần duyên, kiểm ngư, quân đội Indonesia cũng sẽ vào cuộc để đối phó, chống lại các hành vi vi phạm.
Không có chuyện Indonesia đàm phán với Trung Quốc về "bát cơm" của mình mà Bắc Kinh đang định giành giật.
Thứ tư, đổ tội, chụp mũ và áp đặt cho Hoa Kỳ, Philippines là thủ đoạn quen thuộc thường thấy của Thời báo Hoàn Cầu và truyền thông nhà nước Trung Quốc. Nhưng có thể tờ báo này lừa gạt được một bộ phận dư luận xã hội Trung Quốc thiếu thông tin, chứ làm sao lừa được cả thiên hạ?
Đáng tiếc là những tiếng nói trung thực như cố Đại sứ Ngô Kiến Dân không còn nhiều, lại bị những con "diều hâu" được sự bật đèn xanh nào đó lấn lướt. Ông Dân từng nói với Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu rằng, tờ báo này quá hiếu chiến và chẳng hiểu gì về ngoại giao.
Vậy mà một tờ báo chiếu chiến, chẳng hiểu gì về ngoại giao dường như lại đang "độc quyền" lên tiếng chỉ trích, vu cáo, chụp mũ, áp đặt cho các nước khác về Biển Đông sẽ khiến cộng đồng quốc tế nghĩ gì về Trung Quốc?
Người viết tin rằng những trí thức ngay thẳng, những học giả thực tài của Trung Quốc như ông Ngô Kiến Dân không phải là ít, xong người thì bị xe tông qua đời đột ngột, người thì bị bịt miệng không được nói, đó  quả là một điều đáng tiếc cho Trung Quốc.
Hồng Thủy

Không có nhận xét nào: