Như Lao Động đã thông tin, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang vừa ban hành Quyết định thi hành kỷ luật ông Đặng Ngọc Tân, đảng viên, Trưởng ban BQL Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang với hình thức khiển trách do ông này có nhiều sai phạm. Theo quyết định này, trong vai trò là Trưởng ban BQL Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang, ông Đặng Ngọc Tân thực hiện chưa tốt quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, dẫn đến mất đoàn kết trong lãnh đạo ban. Ngoài ra, trong lãnh đạo, điều hành, ông Tân để xảy ra vi phạm quy định của Nhà nước về việc lựa chọn nhà thầu, chỉ định thầu làm chậm tiến độ thi công công trình, gây lãng phí ngân sách nhà nước, tạo dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín tập thể và cá nhân ông Tân.
Ngày 20.6, nguồn tin riêng của Lao Động cho biết thêm, ông Tân đã mắc sai phạm trong gói thầu số 6, dự án san lắp mặt bằng kênh Ba Hùng, do xí nghiệp xây dựng thủy lợi Bá Phúc là đơn vị được chỉ định thầu để thi công. Cụ thể, báo cáo kết quả chỉ định thầu bản gốc và bản sao có nhiều nội dung sửa chữa không phù hợp; trong hồ sơ có nhiều văn bản bị tẩy xóa ngày, tháng, năm không trùng khớp; trình tự, thủ tục chỉ định thầu chưa đúng quy định. Theo đó, gói thầu đã được thi công trước, sau đó mới hợp thức hóa hồ sơ. Đặc biệt, kết quả thanh tra của Sở KHĐT cho biết: Gói thầu số 16 đã được chủ đầu tư phê duyệt kết quả trúng thầu cho nhà thầu không đảm bảo năng lực về thiết bị thi công; ngoài ra còn áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định trái với kế hoạch đấu thầu được phê duyệt là trọn gói.
Đối với gói thầu số 8a: Hệ thống thoát nước mưa đường số 1,2,4; Có 11 nhà thầu tham gia đấu thầu, sau đó, tổ thẩm định nhận thấy không có nhà thầu nào đảm bảo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên, vào ngày 23.9.2014, BQL khu kinh tế tỉnh Kiên Giang (chủ đầu tư) và Cty CP tư vấn ĐT-XD Kiên Giang (đơn vị tổ chức đấu thầu) đã tổ chức cuộc họp để “xử lý tình huống”. Tại đây, các bên thống nhất cho rằng: “Gói thầu có kỹ thuật đơn, biện pháp thi công không phức tạp”. Từ đó, ông Tân đã phê duyệt tờ trình đồng ý với bên tổ chức đấu thầu cho Cty CP xây dựng công trình Thủy trúng thầu. Trong khi theo các điều kiện tiên quyết và tiêu chí trong đấu thầu, trường hợp nhà thầu không đủ một trong các điều kiện theo yêu cầu của bên mời thầu sẽ bị loại. Trước đó, kết luận của Sở KHĐT tỉnh Kiên Giang cũng nêu rõ: Đơn vị tổ chức đấu thầu có sai sót do xử lý tình huống trong đấu thầu chưa chặt chẽ, dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu chưa đúng quy định, đề nghị phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo.
Còn trong gói thầu số 26: Đường số 1 dài 412,25 mét thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Thạnh Lộc, có 6 nhà thầu tham gia đấu thầu và tất cả đều không đáp ứng yêu cầu hồ sơ mời thầu, nhưng sau đó đã xảy ra trường hợp tương tự như gói thầu 8a.
Ngành chức năng xác định, việc chỉ định thầu, đấu thầu của 3 gói thầu trên là không đúng quy định. Riêng gói thầu số 8a đến nay đã trễ hợp đồng hơn 9 tháng, khối lượng thi công chỉ ước đạt 70%, trong khi nhà thầu cam kết hoàn thành trước hợp đồng 2 tháng…
Trần Lưu
(Lao Động)
Nguyên Phó chủ tịch Hậu Giang: “Tôi đâu có sai phạm gì hồi ở PVC”
BizLIVE - “Tập đoàn Dầu khí đã kiểm điểm nhiều cá nhân liên quan đến tình hình tài chính của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Cán bộ sai phạm đến đâu đã bị xử lý đến đó, tôi đâu có sai phạm gì đâu. Khi tôi rời PVC, không có một cán bộ, nhân viên nào ở đây gửi đơn kiện. Họ rất quý mến mình, luôn muốn tôi ở lại”, nguyên Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh nói.
Nguyên Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh
Cùng BizLIVE điểm lại các phát ngôn ấn tượng trong tuần:
“Tổng thầu Trung Quốc không được phép lùi tiến độ tuyến Cát Linh - Hà Đông!”
Do thời gian hoàn thành dự án không còn nhiều, Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa yêu cầu các nhà thầu, Tổng thầu EPC không được phép lùi tiến độ và đề nghị các bên tập trung thúc đẩy tiến độ thi công.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt, các Vụ liên quan tập hợp những vướng mắc thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các bộ ngành liên quan giải quyết, làm văn bản báo cáo Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng có ý kiến chỉ đạo trong cuộc họp sắp tới, đồng thời đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Chính phủ hai nước phối hợp tháo gỡ vướng mắc, không để ảnh hưởng mối quan hệ giữa hai nước... (Xem tiếp)
“Tuyệt đối không có chuyện chạy chức, chạy quyền ở Đà Nẵng”
“Ở Đà Nẵng, tuyệt đối không có chuyện chạy chức, chạy quyền”, Bí thư Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh tại buổi làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngày 14/6.
Trước đó, báo cáo tại buổi làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngày 14/6, Phó bí thư Thành ủy Võ Công Trí cho biết, trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, đã tổ chức 6 đoàn kiểm tra và 2 đoàn giám sát đối với 24 tổ chức Đảng ở cấp TP; cấp ủy quận huyện đã tiến hành kiểm tra 644 tổ chức Đảng, 2010 đảng viên, giám sát 146 tổ chức đảng và 300 đảng viên về chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Ủy ban kiểm tra các cấp kiểm tra 31 đảng viên và 2 tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm; xem xét giải quyết 18 đơn tố cáo và 1 đơn khiếu nại kỷ luật đảng... (Xem tiếp)
“Hải về là do Sabeco có công văn thiết tha xin về”
Nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định việc bổ nhiệm con trai (ông Vũ Quang Hải) và thư ký (ông Võ Thanh Hà) không phải ông đề xuất mà là do Sabeco có công văn thiết tha xin đích danh và Đảng ủy cơ quan bộ đã xem xét theo đúng quy trình.
“Khoảng giữa năm 2015, anh Phan Đăng Tuất (người được Bộ Công thương cử giữ chức Chủ tịch Sabeco được 3 năm) có đơn gửi lãnh đạo Bộ và ban cán sự bộ nói rằng, do hoàn cảnh gia đình (giờ tôi mới biết là mẹ anh Tuất ốm rất nặng) nên xin được thôi không làm đại diện vốn tại Sabeco.
Còn về nguồn tại chỗ lúc đó chị Hạnh là tổng giám đốc cũng gần đến tuổi nghỉ hưu nên có để chị Hạnh kiêm nhiệm một thời gian. Sau đó tổng công ty cũng không giới thiệu được người tại chỗ đủ điều kiện buộc ngoài này phải giao Vụ tổ chức cán bộ nghiên cứu và có hỏi một lãnh đạo Vụ Công nghiệp nhẹ xem có thể nhận nhiệm vụ tại Sabeco. Đồng chí này sau đó xin từ chối vì lý do gia đình...
Cũng cần nói lại anh Hà hay người nhà tôi (Vũ Quang Hải) không phải tôi đề xuất. Đây là Sabeco có công văn thiết tha xin đích danh và Đảng ủy đã xem xét”, ông Vũ Huy Hoàng nói.(Xem tiếp)
Tôi được “xin” về Sabeco “đúng quy trình”
“Ngoài bằng đại học ra, tôi cũng có bằng thạc sĩ tài chính, cũng được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Tôi hiểu là dư luận có ý rằng con quan thì lại làm quan, nhưng quan điểm của tôi là trong một đất nước do Đảng lãnh đạo, mọi thứ bình đẳng hết, cơ hội của mọi người là như nhau. Thật sự tôi không nghĩ đây là sự ưu ái, vì tất cả chúng ta đều bình đẳng hết”, ông Vũ Quang Hải - Phó tổng giám đốc Sabeco đã trả lời như vậy trước câu hỏi: Nếu một cán bộ công chức bình thường thì liệu có lên được những vị trí như vậy không?
Theo ông Hải, việc chỉ sau bốn năm từ chuyên viên của một ban thuộc bộ, đã được lên giám đốc là để xử lý tồn tại, chứ không phải để kinh doanh. “Khi tôi về mọi người cũng rất ngạc nhiên hỏi tại sao về đây, đang khó khăn thế. Nhưng tập đoàn cũng nói rằng đại ý “ông trẻ thì ông phải đi”, chứ không phải là trong vòng mấy năm mà đi nhanh thế”, ông Hải nói khi đề cập đến quá trình làm việc tại PVFI. (Xem tiếp)
“Ông Trịnh Xuân Thanh không xứng đáng là đại biểu Quốc hội”
“Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội là phải trung thực, ý kiến cá nhân của tôi là nếu không trung thực thì không xứng đáng”, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia nói khi đề cập đến trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Ông Phúc cho hay, Hội đồng bầu cử quốc gia đang chờ kết luận chính thức sau khi có ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư. Với các đại biểu trúng cử Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ xem xét. Nếu có ý kiến kết luận của các cơ quan chức năng thì sẽ có thêm cơ sở. "Nhưng chỉ việc đổi biển ôtô của ông Thanh thì đã không xứng đáng đại biểu Quốc hội. Vì sao? Vì anh không trung thực", ông Phúc nói.
Tổng thư ký Quốc hội cho rằng, từ báo cáo của tỉnh Hậu Giang, có thể thấy rõ cái sai trong việc xe tư, gắn biển xanh. "Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội là phải trung thực, ý kiến cá nhân của tôi là nếu không trung thực thì không xứng đáng đại biểu Quốc hội", ông Phúc nhấn mạnh. (Xem tiếp)
“Tôi đâu có sai phạm gì hồi ở PVC”
“Tập đoàn Dầu khí đã kiểm điểm nhiều cá nhân liên quan đến tình hình tài chính của PVC. Cán bộ sai phạm đến đâu đã bị xử lý đến đó, tôi đâu có sai phạm gì đâu. Khi tôi rời PVC, không có một cán bộ, nhân viên nào ở đây gửi đơn kiện. Họ rất quý mến mình, luôn muốn tôi ở lại”, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh chia sẻ.
Theo ông Thanh, ngoài việc xe Lexus ông mượn của người thân mang vào Hậu Giang và gắn biển số xanh thì dư luận đang quan tâm đến khoản được cho là lỗ khi ông còn làm lãnh đạo Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC - thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam).
“Mọi người nói lỗ chứ thật ra có mất tiền đâu, tại quá trình tái cơ cấu của tập đoàn thì các dự án bất động sản chuyển từ chỗ này sang chỗ kia”, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang giải bày.
“Tập đoàn Dầu khí đã kiểm điểm nhiều cá nhân liên quan đến tình hình tài chính của PVC. Cán bộ sai phạm đến đâu đã bị xử lý đến đó, tôi đâu có sai phạm gì đâu. Khi tôi rời PVC, không có một cán bộ, nhân viên nào ở đây gửi đơn kiện. Họ rất quý mến mình, luôn muốn tôi ở lại”, ông Thanh nói. (Xem tiếp)
(Tổng hợp)
MẠNH NGUYỄN
Vì sao PVC được tặng dồn dập các danh hiệu cao quý?
Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.
Nhìn vào thành tích của Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) , người ta không hiểu tại sao PVC lại có thể có nhiều danh hiệu "cấp tập" như thế chỉ trong 2 năm ngắn ngủi (2009-2010).
Theo Luật Thi đua khen thưởng hiện hành của Nhà nước, chỉ trừ trường hợp đơn vị có thành tích đặc biệt xuất sắc, Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương mới xem xét để cấp trên khen thưởng đặc cách mà không nhất thiết phải đủ 5 năm mới được "nâng cấp" danh hiệu. Ấy vậy mà nhìn vào thành tích của Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), người ta không hiểu tại sao PVC lại có thể có nhiều danh hiệu "cấp tập" như thế chỉ trong 2 năm ngắn ngủi (2009-2010).
Ngày 17.3.2005, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (tiền thân của PVN) đã phê duyệt đề án và quyết định chuyển đổi Công ty PVECC (Thiết kế và xây dựng dầu khí) thành Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí và ngày 1.4.2006, sau gần 2 năm thực hiện tiến trình cổ phần hóa, công ty đã chính thức đi vào hoạt động.
Năm 2007, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ký nghị quyết số 3604/NQ-DKVN về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Theo tôi tìm hiểu thì PVC được khen thưởng cấp tập đến chóng mặt trong 2 năm liên tiếp: năm 2009 được Huân chương Lao động hạng Nhì và năm 2010 được Huân chương Lao động hạng Nhất và danh hiệu Tập thể Anh hùng Lao động. Trong khi đó, ngay từ năm 2008, PVC đã có dấu hiệu vi phạm khá nhiều thứ nhưng chỉ chưa "bục" ra mà thôi.
Ban lãnh đạo PVC thời gian này đã có biểu hiện thiếu trung thực, lập hồ sơ báo cáo thành tích sai sự thật lên các cấp xét thưởng. Vì ngay trong năm 2008, không ai khác, chính Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phát hiện ra những vi phạm pháp luật của PVC nên cũng đã ra Chỉ thị số 898/CT-DKVN ngày 16.2.2009 về việc chấn chỉnh hoạt động của PVC. Rồi thì những vụ án tham nhũng, những vụ việc tiêu cực đã dần lộ diện, trong khi những dự án kinh doanh thua lỗ bị bưng bít, che giấu và đến mãi năm 2012 mới bị lộ ra vì không thể che giấu thêm nữa...
Dư luận đang đặt dấu hỏi "thành tích đặc biệt xuất sắc" của PVC đến thế nào mà trong vòng có 2 năm, họ nhận liên tục 3 danh hiệu cao quý nói ở trên. Qua đây cũng cho thấy, hình như Luật Thi đua khen thưởng nói vậy mà không hẳn vậy (!). Xin hỏi, những ai (từ cấp cơ sở đến khâu hiệp thương của các cơ quan liên quan) đã giúp sức PVC luồn qua khe hở này để tạo ra những thành tích thiếu trung thực của họ?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có chỉ đạo 9 bộ, ban, ngành và Viện Thi đua khen thưởng Trung ương vào cuộc và khẩn trương làm rõ vụ lùm xùm quanh chuyện một nhân vật vốn là cựu Chủ tịch PVC đã có quá trình thăng tiến không bình thường.
Nhân đó cũng cần truy tìm nguyên nhân việc khen thưởng các danh hiệu cao quý của Nhà nước một cách dồn dập cho PVC với sự ưu ái quá mức như nói ở trên. Mong rằng Viện Thi đua khen thưởng Trung ương sẽ có câu trả lời công khai để bạn đọc rõ liệu có gì không bình thường phía sau những thành tích này của PVC?
Quốc Phong
Ngày 17.3.2005, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (tiền thân của PVN) đã phê duyệt đề án và quyết định chuyển đổi Công ty PVECC (Thiết kế và xây dựng dầu khí) thành Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí và ngày 1.4.2006, sau gần 2 năm thực hiện tiến trình cổ phần hóa, công ty đã chính thức đi vào hoạt động.
Năm 2007, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ký nghị quyết số 3604/NQ-DKVN về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Theo tôi tìm hiểu thì PVC được khen thưởng cấp tập đến chóng mặt trong 2 năm liên tiếp: năm 2009 được Huân chương Lao động hạng Nhì và năm 2010 được Huân chương Lao động hạng Nhất và danh hiệu Tập thể Anh hùng Lao động. Trong khi đó, ngay từ năm 2008, PVC đã có dấu hiệu vi phạm khá nhiều thứ nhưng chỉ chưa "bục" ra mà thôi.
Ban lãnh đạo PVC thời gian này đã có biểu hiện thiếu trung thực, lập hồ sơ báo cáo thành tích sai sự thật lên các cấp xét thưởng. Vì ngay trong năm 2008, không ai khác, chính Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phát hiện ra những vi phạm pháp luật của PVC nên cũng đã ra Chỉ thị số 898/CT-DKVN ngày 16.2.2009 về việc chấn chỉnh hoạt động của PVC. Rồi thì những vụ án tham nhũng, những vụ việc tiêu cực đã dần lộ diện, trong khi những dự án kinh doanh thua lỗ bị bưng bít, che giấu và đến mãi năm 2012 mới bị lộ ra vì không thể che giấu thêm nữa...
Dư luận đang đặt dấu hỏi "thành tích đặc biệt xuất sắc" của PVC đến thế nào mà trong vòng có 2 năm, họ nhận liên tục 3 danh hiệu cao quý nói ở trên. Qua đây cũng cho thấy, hình như Luật Thi đua khen thưởng nói vậy mà không hẳn vậy (!). Xin hỏi, những ai (từ cấp cơ sở đến khâu hiệp thương của các cơ quan liên quan) đã giúp sức PVC luồn qua khe hở này để tạo ra những thành tích thiếu trung thực của họ?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có chỉ đạo 9 bộ, ban, ngành và Viện Thi đua khen thưởng Trung ương vào cuộc và khẩn trương làm rõ vụ lùm xùm quanh chuyện một nhân vật vốn là cựu Chủ tịch PVC đã có quá trình thăng tiến không bình thường.
Nhân đó cũng cần truy tìm nguyên nhân việc khen thưởng các danh hiệu cao quý của Nhà nước một cách dồn dập cho PVC với sự ưu ái quá mức như nói ở trên. Mong rằng Viện Thi đua khen thưởng Trung ương sẽ có câu trả lời công khai để bạn đọc rõ liệu có gì không bình thường phía sau những thành tích này của PVC?
Quốc Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét