Việt Nam 'lấn cấn' trong việc công bố thông tin vụ cá chết
Theo Bộ
trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn của Việt Nam, Văn phòng Chính
phủ sẽ họp báo hôm 30/6 để công bố thông tin về nạn cá chết vừa qua ở miền
trung. Công chúng cho rằng đã hơn hai tháng kể từ khi nạn cá chết bắt đầu, việc
nhà nước chần chừ trong việc công bố cho thấy có vấn đề về sự minh bạch và
trách nhiệm.
Nạn cá
chết xảy ra từ đầu tháng Tư, bắt đầu ở Hà Tĩnh rồi xuất hiện liên tiếp ở các
tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế nằm ở phía nam của Hà Tĩnh.
Nhiều
người nghi ngờ rằng một khu phức hợp công nghiệp thuộc tập đoàn Formosa của Đài
Loan ở Hà Tĩnh là thủ phạm, vì khu này sử dụng nhiều hóa chất tẩy rửa và hệ
thống xả nước thải của nó không tuân theo các quy định của Việt Nam.
“Người dân cũng thấy rằng chính phủ đang có những cái mắc
mớ rất lớn...Vì nguyên nhân có thể liên quan đến nhà máy Formosa...Nếu liên
quan tới đó, thì do những sai sót từ hồi trước. Chính phủ đã cấp phép dễ dàng,
không kiểm tra chuyện xử lý nước thải, và họ có một phần trách nhiệm lớn trong
chuyện xả thải này.
Cựu ký giả Huỳnh Ngọc Chênh nói.
Hồi đầu
tháng này, ngày 2/6, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nói đã xác định được
nguyên nhân cá chết nhưng chưa công bố vì cần điều tra thêm để có “đầy đủ chứng
cứ vi phạm pháp luật” nhằm xác định thủ phạm. Gần cuối tháng, một Phó Tổng cục
trưởng của Bộ Công an nói có thể có họp báo vào ngày 29/6 để cung cấp thông tin
về nạn cá chết.
Việc nhà
chức trách trì hoãn công bố thông tin và dời ngày họp báo càng làm tăng thêm sự
nghi ngại của công chúng về tính minh bạch. Cựu ký giả và hiện là một nhà hoạt
động vì dân chủ Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét với VOA:
“Người dân cũng thấy rằng chính phủ đang có những cái mắc mớ rất lớn. […] Vì cái nguyên nhân có thể liên quan đến cái nhà
máy Formosa. […] Nếu liên quan tới đó, thì do những sai sót từ hồi trước. Chính
phủ đã cấp phép dễ dàng, không kiểm tra chuyện xử lý nước thải, và họ có một
phần trách nhiệm lớn trong chuyện xả thải này”.
Xét đến
tính đáng tin cậy của các cơ quan nhà nước Việt Nam, ông Chênh cho rằng không
thể chắc chắn nhà chức trách sẽ công bố cụ thể nguyên nhân gì hay ai là thủ
phạm gây ra nạn cá chết hay không. Ông nói thêm điều đáng quan tâm lúc này là
hướng khắc phục như thế nào.
“Quan
trọng là hướng khắc phục chứ không phải chỉ có chỉ ra nguyên nhân. Mà có nguyên
nhân cho rõ ràng thì mới nói tới cái chuyện khắc phục được”.
Một thạc
sỹ kỹ thuật môi trường, ông Đào Nhật Đình, nói với VOA ông không kỳ vọng cuộc
họp báo ngày 30/6 sẽ công bố thủ phạm. Với kinh nghiệm 17 năm kinh nghiệm trong
ngành môi trường và 10 năm trong công nghệ hóa, ông Đình nhận định:
“Phần lớn
những cái mẫu lấy được như lần họp lần trước đã không chứng minh được cái gì
cả, […] và sau đó vẫn tiếp tục lấy mẫu và có lẽ cũng không chứng minh được gì
do đó mới kéo dài như vậy. Cái thứ hai, là hóa chất cụ thể gì thì cho đến nay
vẫn là bí mật. Tôi chỉ đoán là người ta có thể lấy một trong những hóa chất tẩy
rửa để người ta kết tội thôi”.
Tôi kỳ vọng nhất là chính phủ có nói là như vậy thì biển
đã sạch chưa, bởi vì kết quả phân tích từ hôm 26/4 đến giờ cứ đều mỗi ngày lấy
một lần thì như vậy biển đã sạch. Nhưng mà tại sao không ai dám công bố?
Thạc sỹ kỹ thuật môi trường, Đào Nhật Đình,
nhận xét.
Ông Đình
cho rằng cá ở các tỉnh chết ở các vùng nước nông sâu khác nhau vì vậy nhiều khả
năng là do các độc tố khác nhau gây ra. Về phương pháp tìm nguyên nhân, ông góp
ý:
“Quan
điểm của riêng tôi thì nên tách cái vụ đó ra thành những vụ riêng biệt thì có
lẽ sẽ dễ giải thích hơn”.
Mặc dù
nhiều người quan tâm đến nguyên nhân gây cá chết, song ông Đình chỉ ra rằng lúc
này chính phủ cũng cần phải cho biết biển miền trung Việt Nam đã sạch hay chưa.
“Tôi kỳ
vọng nhất là chính phủ có nói là như vậy thì biển đã sạch chưa, bởi vì kết quả
phân tích từ hôm 26/4 đến giờ cứ đều mỗi ngày lấy một lần thì như vậy biển đã
sạch. Nhưng mà tại sao không ai dám công bố?”
Do lo
ngại các vùng biển còn bị ô nhiễm, sinh kế của người dân ven biển sống nhờ vào
đánh bắt hải sản và du lịch đã chịu tác động tiêu cực trong mấy tháng qua. Điều
này có một phần liên quan đến việc chính quyền chần chừ công bố thông tin.
( VOA )
( VOA )
Một triệu người được học
nghề sau ảnh hưởng cá chết hàng loạt
RFA
2016-06-28
Giữa khi có tin Chính phủ sắp công bố nguyên nhân gây cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung, sáng nay (28/6/2016) Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tuyên bố tại Quảng Trị là sẽ gấp rút xây dựng và trình Thủ tướng một đề án tổng thể vấn đề dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ thảm họa môi trường hồi tháng 4 vừa qua.
.
Bộ trưởng Lao động
Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại Đông Hà, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng đề nghị, cần có chương trình hỗ trợ dạy nghề, nhưng phải ngay lập tức có thể áp dụng với các đối tượng ngư dân bị ảnh hưởng của thảm họa cá chết hàng loạt.
Được biết, khoảng một triệu người ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã bị mất việc làm, mất hoặc giảm thu nhập qua vụ cá chết hàng loạt từ đầu tháng 4/2016. Bao gồm các hộ gia đình ngư dân, người lao động phục vụ dịch vụ nghề cá, người buôn bán kinh doanh hải sản và các dịch vụ liên quan, ngoài ra ngành khách sạn du lịch được cho là cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét