Tàu chiến hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tập trận ở phía nam Biển Đông, gần bãi cạn James Shoal của Malaysia hồi tháng 5.2016 /// AFP




Tàu chiến hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tập trận ở phía nam Biển Đông, gần bãi cạn James Shoal của Malaysia hồi tháng 5.2016AFP
Hãng thông tấn Kyodo ngày 20.6 dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết trong thời gian qua, Trung Quốc đã tuyên bố với các nhà ngoại giao ASEANrằng nước này “không loại trừ” khả năng rút khỏi UNCLOS, xem đây là biện pháp trả đũa nếu PCA ra phán quyết đi ngược lại quan điểm của Trung Quốc.
Vụ kiện do Philippines là nguyên đơn, kiện về tính pháp lý của tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông.
Được biết Bắc Kinh phê chuẩn UNCLOS vào năm 1996.




Các nguồn tin ngoại giao mà Kyodo dẫn đánh giá rằng Trung Quốc đang lo sợ phán quyết tồi tệ nhất cho nước này từ phía PCA, vốn áp dụng công ước UNCLOS trong các quyết định của mình. Trung Quốc lo rằng PCA sẽ chỉ ra các tuyên bố chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử mà Trung Quốc đưa ra là không có cơ sở luật pháp quốc tế, từ đó vô hiệu hóa cái mà Trung Quốc gọi là “đường chín đoạn” nước này đơn phương vẽ ra, bao trùm gần hết Biển Đông.
Mà cũng chẳng riêng gì Trung Quốc, hầu hết các chuyên gia quốc tế, các chính trị gia ở các nước, dẫu chẳng liên quan gì đến tranh chấp Biển Đông, cũng cho rằng Trung Quốc đuối lý, rằng phán quyết của PCA sẽ bất lợi cho Trung Quốc.
Cho tới nay, Trung Quốc vẫn lặp đi lặp lại rằng nước này sẽ không bao giờ chấp nhận phán quyết của PCA. Đúng là phán quyết này không có hiệu lực bắt buộc thi hành. Nhưng Trung Quốc không bao giờ có thể xem nó như không.
Trung Quốc dọa rút khỏi Công ước quốc tế về luật biển - ảnh 2
Tàu hải cảnh Trung Quốc hung hăng phun nước vào tàu chấp pháp Việt Nam khi tàu Việt Nam đấu tranh buộc dàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc rút khỏi vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng 5.2014REUTERS
Hành động kiện Trung Quốc ra tòa của Philippines được hàng loạt quốc gia ủng hộ, bao gồm Mỹ và Nhật trên cơ sở xem đây là một biện pháp giải quyết bất đồng và giảm thiểu căng thẳng một cách hòa bình thông qua luật pháp quốc tế.
Sự bất hợp tác của Trung Quốc với PCA cho tới nay (Trung Quốc từ chối tham gia vào phiên tòa) và tệ hơn, nếu Trung Quốc phớt lờ phán quyết của phiên tòa, sẽ càng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tham vọng của nước này trong việc trở thành một cường quốc, một “tay chơi” được tôn trọng trên chính trường quốc tế. Muốn thế, đầu tiên họ phải là một nước biết tôn trọng luật pháp quốc tế và một nước hành động có trách nhiệm.
Kiều Oanh




Việt Nam đối phó ra sao với ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông?


mediaKhông ảnh của CSIS cho thấy đường băng của Trung Quốc xây dựng trên ccaro đá Xu-bi ( Subi Reef). Ảnh cung cấp cho Reuters ngày 15/01/2016REUTERS/CSIS
Theo nhiều dự đoán thì bước kế tiếp của Trung Quốc để áp đặt chủ quyền của họ trên Biển Đông sẽ là tuyên bố thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không ( ADIZ ), tương tự như vùng mà Bắc Kinh đã lập trên biển Hoa Đông năm 2013.

Trong trường hợp đó, phản ứng của các nước khác, đặc biệt là Việt Nam, có thể sẽ là như thế nào? Đó là nội dung bài viết của giáo sư Alexander L. Vuving, thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á –Thái Bình Dương, Daniel K. Inouye (DKI-APCSS), đăng trên trang mạng The National Interest ngày 06/06/2016.
Trung Quốc được dự báo sắp tuyên bố lập ADIZ ở Biển Đông đúng vào lúc mà Tòa án Trọng tài Thường trực chuẩn bị ra phán quyết về vụ Philippines kiện bản đồ đường “lưỡi bò” mà Bắc Kinh tự vẽ ra để khẳng định chủ quyền của họ trên 80% diện tích vùng Biển Đông.
Nếu bản đồ đường “lưỡi bò” bị tòa án nói trên xem là phi pháp, thì ADIZ sẽ thay thế bản đồ này như là một công cụ pháp lý để tiếp tục áp đặt chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông. Như vậy, việc Bắc Kinh tuyên bố lập ADIZ là đúng thời điểm.
Theo giáo sư Alexander L. Vuving, trong trường hợp đó, Hoa Kỳ, vì không phải là một nước tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc, sẽ không thể làm gì khác hơn là gởi các oanh tạc cơ và chiến đấu cơ vào trong vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông để tỏ thái độ không chấp nhận quyết định này, tương tự như họ đã làm đối với ADIZ trên biển Hoa Đông.

Washington cũng có thể gia tăng tuần tra trên Biển Đông và điều thêm tàu và phi cơ đến sát các đảo mà Trung Quốc đang chiếm giữ. Nhưng sự hiện diện gia tăng này sẽ không thấm vào đâu so với đội ngũ hàng trăm tàu vũ trang của Trung Quốc thường xuyên có mặt tại Biển Đông.
Nhưng còn các nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phản ứng như thế nào? Theo nhận định của giáo sư Alexander L. Vuving, trong ván bài này, các nước kia có những lá bài rất tốt, mà những lá bài tốt nhất là nằm trong tay Việt Nam.
Trước hết là đối với Philippines, nếu Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông, Manila có thể tăng cường hiệp định hợp tác quốc phòng với Washington và cho Hoa Kỳ sử dụng thêm căn cứ hải quân của Philippines để nâng cao khả năng của Mỹ đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông.
Về phần Malaysia và Việt Nam, theo giáo sư Vuving, có thể theo chân Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, cũng như cho Hoa Kỳ tiếp cận dễ dàng hơn các căn cứ hải quân và không quân trên các bờ biển hướng về Biển Đông. Về điểm này thì Việt Nam có lợi thế hơn vì Vịnh Cam Ranh và Đà Nẵng là hai địa điểm tốt nhất để vô hiệu hóa các tác động của những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.
Mặt khác, Việt Nam cũng có thể gây áp lực rất mạnh lên Trung Quốc nếu Hà Nội kiện Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế. Việc Trung Quốc lập ADIZ chồng lấn lên không phận Việt Nam sẽ là giọt nước làm tràn ly, Hà Nội sẽ không còn e ngại kiện láng giềng khổng lồ ra tòa.
Đối lại với ADIZ của Trung Quốc, Việt Nam, cùng với Philippines và Mmalaysia, cũng có thể tuyên bố lập một ADIZ riêng. Theo giáo sư Vuving, một vùng ADIZ của Việt Nam bao phủ luôn cả quần đảo Hoàng Sa sẽ gây những tác hại mà Trung Quốc cố tránh.
Lý do là vì cho tới nay Bắc Kinh chỉ công nhận có tranh chấp trên quần đảo Trường Sa, còn Hoàng Sa không có tranh chấp gì. Việc lập vùng ADIZ của Việt Nam, dù không phải là một hình thức khẳng định chủ quyền, coi như cũng là xác lập một sự quản lý của Việt Nam lên quần đảo Hoàng Sa, bị Trung Quốc chiếm giữ hoàn toàn và kiểm soát từ năm 1974.
Cho nên, giáo sư Vuving kết luận, việc Trung Quốc tuyên bố lập vùng ADIZ ở Biển Đông không hẳn là vấn đề thời điểm nữa, mà tùy thuộc nhiều vào phản ứng của các nước tranh chấp khác, đặc biệt là Việt Nam.

(Biển đảo) - Việc Pháp kêu gọi châu Âu tuần tra ở Biển Đông đánh dấu nỗ lực quốc tế mới nhất để kìm hãm Trung Quốc.

tuan-tra-bien-dong-130616
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cuối tuần trước phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore, kêu gọi lực lượng hải quân châu Âu có sự hiện diện “thường xuyên và rõ ràng” tại khu vực, để duy trì luật biển và tự do hàng hải.
“Nếu chúng ta muốn kiềm chế nguy cơ xung đột, chúng ta phải bảo vệ các nguyên tắc và tự mình làm việc đó”, ông nói.
Theo Foreign Policy, mặc dù bộ trưởng quốc phòng Pháp không nhắc rõ ràng tới Trung Quốc, bình luận của ông dễ được hiểu là lời chỉ trích Bắc Kinh, nước đang quyết liệt theo đuổi yêu sách chủ quyền phi lý tại Biển Đông với việc nạo vét ồ ạt và xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo.
“Nếu luật biển không được tôn trọng tại các vùng biển gần Trung Quốc, thì sau này nó sẽ bị đe dọa ở Bắc Cực, ở Địa Trung Hải, hay ở nơi khác”, ông Le Drian nói tại Đối thoại Shangri-La.
Lập trường của Pháp đánh dấu nỗ lực quốc tế mới nhất nhằm kìm hãm chiến thuật cứng rắn của Trung Quốc tại Biển Đông. Bình luận của Pháp cho thấy các quốc gia Âu đang vận động một phản ứng cứng rắn hơn trước các động thái quyết liệt của Trung Quốc. Ông Le Drian nói rằng đối với Pháp và châu Âu, việc này không chỉ là để bảo vệ lợi ích kinh tế và thương mại trong khu vực, mà còn để giữ gìn trật tự quốc tế và pháp trị.
chau-au-nhap-cuoc-kiem-che-bac-kinh-tren-bien-dong
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore. Ảnh: Reuters
Ông Le Drian cho biết ông sẽ sớm cung cấp thêm chi tiết về đề nghị của mình cho việc tuần tra thường xuyên của lực lượng hải quân châu Âu.
Thời điểm bộ trưởng Quốc phòng Pháp đưa ra tuyên bố không hề ngẫu nhiên. Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague trong tháng này dự kiến đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Bắc Kinh đã bác bỏ thẩm quyền của tòa án trong khi vận động các chính phủ khác ủng hộ quan điểm của mình. Tòa nhiều khả năng ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, và Washington đã kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết.
Việc EU tham gia nhiều hơn ở Biển Đông là điều mà Mỹ đã hy vọng từ lâu, Mira Rapp-Hooper, một thành viên cao cấp tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, nhận xét.
“Thời gian Pháp đưa ra lời kêu gọi cũng cho thấy Liên minh châu Âu (EU) đang ra mặt ủng hộ phán quyết của tòa trong vài tuần tới”, bà nói.
Sự tham gia của Pháp trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương không chỉ mang tính lý thuyết. Họ đã ký thỏa thuận 40 tỷ USD vào năm nay để bán tàu ngầm tiên tiến cho Australia, với lý do lo ngại tăng lên về an ninh khu vực.
Những phát biểu của ông Le Drian cuối tuần qua cũng là lời nhắc nhở đến Trung Quốc rằng trong khi nước này đang cố gắng chuyển các lợi ích kinh tế họ mang đến cho châu Âu thành lợi thế ngoại giao, các quốc gia có ảnh hưởng ở châu Âu vẫn sẵn sàng kiềm chế tham vọng vô lý của Bắc Kinh.
(Theo VnExpress)

(Quốc tế) - Đó là phát biểu của Đại sứ Nga tại Trung Quốc, ông Andrei Denisov, trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí Nga diễn ra hôm nay (21/6), hãng thông tấn nhà nước Nga (TASS) đưa tin.

Ông Denisov cho biết, căng thẳng hiện nay trên Biển Đông “được dựng lên” và có liên quan trực tiếp tới các hình thức can thiệp của những thế lực bên ngoài.
“Nếu không phải là cáo buộc thì chí ít cũng là những nghi ngờ chống lại Trung Quốc do một số nước khác dựng lên, rằng Trung Quốc đang là mối đe dọa đối với quyền tự do đi lại trên Biển Đông, tất cả đều là ngụy tạo và không có liên hệ gì với thực tế” – Đại sứ Nga tại Trung Quốc khẳng định.
Đại sứ Nga tại Trung Quốc, ông Andrei Denisov. Ảnh: Twitter
Đại sứ Nga tại Trung Quốc, ông Andrei Denisov. Ảnh: Twitter
Ông Denisov dẫn quan điểm của một số chuyên gia Nga cho rằng, đại đa số hàng hóa vận chuyển trên Biển Đông là của Trung Quốc, do đó rõ ràng Bắc Kinh mới là bên “quan tâm đến việc đảm bảo quyền tự do đi lại hơn bất kì ai”.
Vị Đại sứ này cũng nhấn mạnh quan điểm của Nga trong tranh chấp Biển Đông.
“[Quan điểm của chúng tôi] logic và tương đối rõ ràng. Chúng tôi kêu gọi giải quyết bất kì tranh chấp nào bằng biện pháp đàm phán giữa các quốc gia trực tiếp liên quan” – ông phát biểu.
(Theo Soha News)

Biển Đông: TQ giải thích lý do "chỉ có 8 nước công khai ủng hộ"

Hải Võ | 
Biển Đông: TQ giải thích lý do "chỉ có 8 nước công khai ủng hộ"
(Ảnh minh họa)

Trong khi Bắc Kinh tuyên bố có 60 nước ủng hộ lập trường của họ về vấn đề biển Đông, tờ Wall Street Journal (Mỹ) mới đây khẳng định chỉ đếm được... 8 nước công khai ủng hộ.

8 quốc gia được WSJ nêu tên gồm Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu, và Lesotho.
Phản ứng trước thông tin này, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh mỉa mai: "Chúng tôi biết rằng một số cơ quan truyền thông phương Tây thường 'đổi trắng thay đen', nhưng đến nay mới biết họ còn gặp vấn đề trong đếm số và cộng trừ."
Chỉ trích phương Tây "không biết đếm", nhưng bà Hoa lại giải thích nguyên nhân truyền thông quốc tế chỉ nhận biết được 8 nước ủng hộ Bắc Kinh là bởi hàng chục nước khác ủng hộ nhưng... bằng miệng, không công khai.
"Như mọi người biết, ngày càng có nhiều quốc gia sau khi hiểu vấn đề lịch sử và bản chất vụ kiện biển Đông (ở Tòa trọng tài thường trực (PCA)) đã bày tỏ ủng hộ lập trường liên quan của Trung Quốc.
Một số (sự ủng hộ-PV) được công khai, có văn kiện; một số khác thì ủng hộ kín, bằng lời nói; một số được đưa tin, số khác thì không. Nhưng như mọi người nhìn thấy và nghe thấy thì đã có hàng chục quốc gia," bà Hoa nói tại cuộc họp báo ngày 21/6.
Theo bà này, gần đây đã có thêm Zambia, Cameroon, Ethiopia, Malawi... bày tỏ ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông "trong các bối cảnh khác nhau", được hiểu là chính thức/không chính thức, công khai/không công khai.
Biển Đông: TQ giải thích lý do chỉ có 8 nước công khai ủng hộ - Ảnh 1.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. (Ảnh: BNGTQ)
Bà Hoa Xuân Oánh viện dẫn tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại lễ tốt nghiệp một trường đại học nước này hôm 20/6 nói rằng Campuchia "không ủng hộ phán quyết của PCA về vụ kiện biển Đông", cho rằng đó là minh chứng Phnom Penh ủng hộ Bắc Kinh.
Bà cũng đề cập "Tuyên bố chung về xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện" được Chủ tịch Trung Quốc Tập Bình và Tổng thống Serbia Tomislav Nikolic ký kết trong chuyến thăm của ông Tập hồi tuần trước.
"Trung Quốc-Serbia nhất trí cho rằng, trong vấn đề biển Đông, cần căn cứ các thỏa thuận song phương và quy định trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) để tiến hành thỏa thuận, đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan, giải quyết hòa bình vấn đề tranh chấp lãnh thổ và mâu thuẫn trên biển," bà này cho biết.
Theo lời bà Hoa, tuyên bố chung hai nước là bằng chứng "Serbia ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về biển Đông".
Theo WSJ, trong số "60 nước" Bắc Kinh từng đề cập, đã có 5 nước công khai phủ nhận việc ủng hộ Trung Quốc, trong đó có 2 nước thành viên liên minh châu Âu (EU).
Chuyên gia nghiên cứu Biển Đông Euan Graham, thuộc Học viện Lowy (Australia), đánh giá: "[Danh sách các nước ủng hộ Trung Quốc] nhìn giống như một tập hợp các nước vẫn còn mù mờ, hay đơn giản là không hiểu chuyện."
theo Thế giới trẻ