Miễn học phí cho sinh viên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, học sinh, sinh viên chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh... sẽ được miễn học phí.
“KHI NHÀ VĂN BUỘC PHẢI CẦM BÚT THAY THẾ CHO NHÀ VIẾT SỬ THÌ ĐẤT NƯỚC ĐÓ ĐÃ BẮT ĐẦU ĐIÊU LINH”! (Sử gia Yamamoto Tatsuo Nhật Bản)
Thứ Năm, 18/06/2015, 16:38:35
Font Size: | Print
|
Font Size: |
|
NDĐT - Để biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, Hội đồng biên soạn cần thành lập 35 Ban biên soạn chuyên ngành. Dự kiến, có khoảng hai nghìn nhà khoa học thuộc tất cả các ngành khoa học sẽ tham gia. Ngoài ra, cần huy động lực lượng lớn các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia công trình đồ sộ này.
|
Thông tin trên được GS TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết ở Lễ ra mắt Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, vừa diễn ra sáng 18-6, tại Hà Nội.
Theo GS TS Nguyễn Xuân Thắng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam rất vinh dự được tham gia biên soạn bộ Bách khoa toàn thư. Bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam nhằm mục đích giới thiệu một cách toàn diện, có hệ thống, chuẩn xác nhất những tri thức cơ bản về đất nước, con người, lịch sử xã hội, văn hóa khoa học công nghệ Việt Nam xưa và nay; giới thiệu những tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật của thế giới, chú trọng những tri thức cần cho độc giả Việt Nam.
Trước khi bắt tay vào công việc trọng đại này, hội đồng đã xây dựng cuốn khung mẫu và nhận ra có một vài điểm bất cập. Nhiều nhà khoa học còn nhầm lẫn lớn từ điển với bách khoa toàn thư. Nhiều mục từ được nêu thực ra chỉ có ý nghĩa giải nghĩa, chứ không thể hiện được lịch sử của vấn đề, không thể hiện được tác giả nào, lịch sử của vấn đề và cũng không nhìn thấy rõ được đặc trưng, bản sắc, nét độc đáo của những tư tưởng trong đó… Ngoài ra, trọng tâm của Bách khoa toàn thư Việt Nam phải là của Việt Nam, trong khi đó thực tế và những quan điểm biên soạn, các mục từ thế giới nhiều hơn các mục từ của Việt Nam, nên cần phải phân định rõ ràng…
Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Phó Thủ tướng nêu yêu cầu, làm sao cho bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam phải là tri thức cơ bản cho mọi người Việt Nam, đặc biệt là tri thức ứng dụng cho đất nước, phải đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với các tiêu chí: dân tộc, khoa học, hiện đại, hệ thống và đại chúng.
Bách khoa toàn thư Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thành lập Hội đồng chỉ đạo biên soạn gồm 16 thành viên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng. Bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm 36 quyển, đầy đủ các ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và kỹ thuật, khoa học quốc phòng, ngoại giao, an ninh… Trong đó, quyển 36 là quyển sách dẫn biên soạn vào giai đoạn 2 khi xuất bản trộn quyển theo vần ABC. Sớm nhất đến năm 2016, hội đồng mới có thể bắt tay khởi động vào những nội dung đầu tiên của bộ Bách khoa toàn thư.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo biên soạn sách Bách khoa toàn thư Việt Nam.
|
H.N |
Sinh viên theo học chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y và Giải phẫu bệnh sẽ được miễn, giảm học phí, ưu tiên điểm thi tuyển. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét