Tuyên
bố của Hunsen về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực: “lợi bất
cập hại”
22/06/2016
22-6-2016Hun Sen: "Tôi không ủng hộ bất kì phán quyết nào của tòa án" trong vụ kiện Philippines-TQThủ tướng Campuchia Hun Sen. Nguồn:
internet
Báo chí hôm qua có đăng tải tin tức ông Hunsen, Thủ tướng
Campuchia, rằng ông này sẽ không ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài
Thường trực (CPA) tại La Haye, Hòa Lan. Theo ông Hunsen, vụ Phi kiện TQ về việc
diễn giải và áp dụng sai Công ước 1982 về Luật Biển, là “một âm mưu chính trị”.
Ông Hunsen cũng cho rằng vấn đề giữa Phi và TQ là chuyện riêng của hai nước,
không liên quan đến ASEAN.
Theo tôi, nếu đây là quan điểm chính thức của Vương quốc
Campuchia, thì việc này sẽ mở màn cho những rắc rối về lãnh thổ giữa nước này
với Thái Lan trong tương lai. Lãnh thổ của Campuchia hiện nay khoảng 50% diện
tích đã được Pháp lấy lại từ Thái Lan qua những kết ước quốc tế. Mà nền tảng
của “quốc tế công pháp” là gì nếu không phải là những kết ước quốc tế ?
Nếu Campuchia không nhìn nhận phán quyết của Tòa thì chắc chắn
Thái Lan cũng sẽ nhanh chóng vịn vào lý do này để phủ nhận mọi kết ước có liên
quan đến biên giới đã ký kết (dưới áp lực của Pháp) từ đầu thế kỷ 20. Thái cũng
có thể phủ nhận các phán quyết của Tòa đã xử trước đây về tranh chấp biên giới
giữa hai nước.
Campuchia không thể phản biện lại Thái Lan, bởi vì chính
Campuchia đã ủng hộ việc phủ nhận pháp lý quốc tế.
Quan điểm của Hunsen về ASEAN cũng có vấn đề. Nên biết, quan
điểm của ASEAN trong vụ Campuchia kiện Thái Lan năm 2011, là “tôn trọng phán
quyết của Tòa và yêu cầu các bên thi hành án lệnh của Tòa tùy theo luật pháp
của mỗi quốc gia”.
Vụ này Campuchia kiện Thái Lan lên Tòa Công lý Quốc tế (CIJ)
tháng 4 năm 2011 về việc “giải thích lại nội dung án lệnh của Tòa CIJ năm 1962
về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear”.
Vụ kiện này Campuchia thắng. Tòa tuyên bố ngôi đền và vùng đất
chung quanh (4,5km²) thuộc về Campuchia.
Trong vụ kiện này, thái độ chung của các nước ASEAN là không ủng
hộ bên nào chống bên nào mà thể hiện ý chí “thượng tôn pháp luật” (quốc tế pháp
trị).
Nếu Hunsen (vì được viện trợ của TQ) phản đối ASEAN ra quan điểm
chung về phán quyết của Tòa CPA sắp tới, mặc nhiên Hunsen đã đi ngược lại các
nguyên tắc về “pháp trị – rule of law”.
Hunsen ủng hộ đòi hỏi phi lý của TQ ở Biển Đông, phủ nhận các
nguyên tắc nền tảng của công pháp quốc tế. Phía Thái Lan nhân cơ hội này sẽ đặt
lại toàn bộ các kết ước về lãnh thổ mà nước này đã phải ký kết vì áp lực của đế
quốc Pháp trước kia.
Trước hết là chủ quyền ngôi đền Preah Vihear.
Tòa Công lý Quốc tế phán (năm 1962) ngôi đền này thuộc chủ quyền
của Campuchia, mặc dầu trong văn bản công ước phân định biên giới (1904 và
1907) ngôi đền này thuộc về Thái Lan.
Rắc rối đến từ việc bản đồ phân định (do Pháp vẽ) không đúng với
nội dung văn bản.
Theo văn bản, đường biên giới là đường phân thủy của rặng núi
Dangrek, tức ngôi đền thuộc về Thái Lan. Nhưng bản đồ (do Pháp vẽ sau này) thì
ngôi đền thuộc Kampuchia.
Theo tập quán quốc tế, văn bản có giá trị cao hơn bản đồ. Nhưng
trong vụ này Tòa xử Thái Lan (bị estoppel) “đã mặc nhiên nhìn nhận bản đồ”, vì
đã không phản đối trong một thời gian dài.
Dĩ nhiên vụ này Thái Lan bị “xử ép”. Nước này có thể nại cớ, nếu
Campuchia không tuân thủ các phán quyết của tòa (vụ Phi kiện TQ), thì không có
lý do gì Thái Lan phải tuân thủ các phán quyết của CIJ.
Sau đó là chủ quyền các tỉnh Battambang, Sisophon, Siemreap… tức
vùng lãnh thổ phía hữu ngạn sông Cửu Long. Các vùng lãnh thổ này đã thuộc về
Thái Lan trước khi Pháp vào Đông Dương. Nhờ Pháp can thiệp (bằng vũ lực), Thái
Lan trả các vùng đất này cho Campuchia năm 1893.
Tuy vậy, đến năm 1941 (nhờ liên minh với Nhật) Thái lấy lại được
các vùng lãnh thổ này. Đến tháng 12 năm 1946, Nhật thua trận, lãnh thổ này trả
lại cho Pháp.
Tức là những lời tuyên bố của Hunsen “lợi bất cập hại”. Ông này
làm thủ tướng mà không thuộc lịch sử. Tệ hại hơn nữa là ông không biết những
nguyên tắc về luật.
Campuchia hiện hữu và được bảo toàn lãnh thổ đến hôm nay là nhờ
“luật quôc tế” bảo vệ. Đối với VN và Thái Lan, Campuchia phải dựa vào các tấm
bản đồ mà Sihanouk đã nộp cho LHQ từ thập niên 60. Nếu không có, không biết Nam
Vang hiện nay đã thuộc về Thái Lan hay Việt Nam.
Tuyên bố của Hunsen đi ngược lại (nếu không nói là phản bội) các
nguyên tắc của Luật quốc tế. Từ nay về sau Campuchia lấy cái gì để tự bảo vệ
đây ?
Indonesia quyết kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế sau rất nhiều nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Biển Đông.
Phát biểu tại Jakarta hôm 21/3, Bộ trưởng Bộ Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia, bà Susi Pudjiastuti khẳng định những nỗ lực của nước này trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông đang bị phá hoại, đồng thời tuyên bố có thể đưa vụ đụng độ với nhất với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
“Trong nhiều năm qua, Indonesia đã theo đuổi và thúc đẩy hòa bình ở biển Đông. Tuy nhiên, với sự việc diễn ra ngày hôm qua (hôm 20/3), chúng tôi cảm thấy nỗ lực của mình bị phá hoại”, bà Pudjiastuti nói.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Ảnh: Reuters |
Trong khi đó, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết Jakarta đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với hành động trái phép của tàu tuần duyên và tàu cá Trung Quốc trong cuộc gặp nói trên.
Cụ thể, bà Marsudi cho biết ngày 19/3 các tàu tuần duyên của Indonesia đã tiến hành truy đuổi sau khi phát hiện ra một tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Natuna của Indonesia.
Trong quá trình cẩu chiếc tàu cá này lên tàu của Indonesia, một chiếc tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiếp cận và tìm cách đâm va vào tàu của Indonesia. Sau đó, một chiếc tàu hải cảnh khác của Trung Quốc có kích thước lớn hơn xuất hiện và phía Indonesia quyết định thả chiếc tàu cá của Trung Quốc đi, nhưng toàn bộ thủy thủ đoàn 8 người của tàu cá bị bắt giữ.
Phía Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu phía Indonesia phải “thả ngay những ngư dân Trung Quốc bị Indonesia bắt và đảm bảo an toàn cho họ”.
Trung Quốc sử dụng tàu Cảnh sát biển khuyến khích và hỗ trợ trực tiếp ngư dân đánh bắt cá trái phép. |
Việc Indonesia kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế đi sau loạt phản ứng Nhật Bản cũng có dự tính theo chân Philippines đâm đơn kiện Trung Quốc.
Đảng cầm quyền Nhật Bản hôm 16/3 kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế về hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trái phép ở biển Hoa Đông.
“Nếu Trung Quốc thờ ơ trước yêu cầu đó, chính quyền cần phải có hành động. Mọi người đều đồng ý rằng chúng ta không nên né tránh động thái đưa vấn đề này lên tòa án trọng tài quốc tế, cần bắt đầu xem xét khả năng đó”, Nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Yoshiaki Harada, người đứng đầu ủy ban phát triển nguồn tài nguyên ở biển Hoa Đông nói.
Trước đó, Philippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) tại The Hague, Hà Lan, liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh phản ứng một cách giận dữ và tuyên bố không tham gia.
Kim Hoa (Tổng hợp)
Tin tức 24h: Biển Đông, Trung Quốc tàn ác; Nhật suýt nổ súng; Indonesia tập trận “dằn mặt”, Việt Nam “xoay trục” sang Mỹ; Syria, Nga đe nẹt vì Mỹ muốn ném bom quân chính phủ; Bộ trưởng muốn nhà báo có đạo đức
VietTimes -- Biển Đông, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu dân thường, máy bay Trung Quốc bắc loa "tả" sự tử tế, các nước liên quan buộc phải "xem lại" chính sách ngoại giao. Thế giới, Mỹ muốn ném bom quân chính phủ Syria, Nga coi là khai chiến. Trong nước, nhân ngày nhà báo, bộ trưởng chỉ muốn nhà báo có đạo đức
Ảnh minh họa
Báo Trung Quốc bỗng dưng lại bàn về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama
VietTimes -- Tờ Khoa học xã hội Trung Quốc ngày 16/6 đăng bài viết của tác giả Tất Hải Hà, Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc. xem thêm
Straits Times: “Việt Nam sẽ “xoay trục” liên minh với Mỹ nếu mất thêm đảo ở Biển Đông“
VietTimes -- Chuyến thăm thành công của Tổng thống Obama tới Việt Nam đã làm gia tăng khả năng Việt Nam xoay trục hướng về Mỹ và nếu Việt Nam mất thêm đảo trên Biển Đông sẽ có thể dẫn tới việc thiết lập một liên minh Việt - Mỹ, The Straits Times (Singapore) nhận định. xem thêm
Tàu hải cảnh Trung Quốc rượt đuổi, đâm vỡ mạn tàu cá Quảng Ngãi
VietTimes -- Tàu cá QNg 95821 TS của ngư dân Nguyễn Tuấn (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 31102 rượt đuổi và đâm vỡ mạn phải tại vị trí cách đảo Bom Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 9 hải lý vào ngày 16/6, trên tàu khi đó có 7 ngư dân. xem thêm
Indonesia “dằn mặt” Trung Quốc, tập trận lớn ở Biển Đông
Ngày 16/6, trang tin chuyên về quân sự quốc phòng Janes’s Defence cho biết Indonesia huy động một lực lượng hải quân hùng hậu để tiến hành cuộc tập trận 12 ngày ở vùng đảo Natuna, gần nơi tranh chấp ở Biển Đông xem thêm
CCTV: Lực lượng Phòng vệ Nhật thiếu chút nữa đã nổ súng vào tàu Trung Quốc ở Senkaku
VietTimes -- Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đưa ra cảnh cáo, tàu chiến Trung Quốc cuối cùng đã thay đổi lớn tuyến đường chạy, nhưng cách lãnh hải Nhật Bản chỉ có "một bước" xem thêm
"Lưỡi bò" Biển Đông: Trung Quốc gây hấn, nguy cơ thua nhiều mặt trận
VietTimes -- Trung Quốc nhiều phần sẽ thua một cuộc chiến pháp lý theo một luật quốc tế. Bắc Kinh cũng có thể thua trong trận đấu giành ủng hộ của công luận quốc tế nếu họ từ chối tôn trọng phán quyết. Thêm vào đó, họ có nguy cơ bị các nước láng giềng xa lánh hơn nữa nếu tiếp tục gây hấn... xem thêm
Trung Quốc: Mỹ là nguyên nhân gây căng thẳng Biển Đông, châu Âu chớ can thiệp
Trang thông tin châu Âu Euro Activ, ngày 17/6, cho biết, đại sứ Trung Quốc bên cạnh Liên hiệp châu Âu Dương Yến Di đã yêu cầu khối này không nên can thiệp vào cuộc xung đột ở Biển Đông. xem thêm
Trung Quốc bị quy trách nhiệm “ép” ASEAN rút tuyên bố về Biển Đông
Áp lực từ Trung Quốc bị cho là nguyên nhân khiến ASEAN rút lại những lời lẽ cứng rắn về Biển Đông trong Tuyên bố ngày 14/6 sau cuộc họp với Bắc Kinh tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. xem thêm
Nghi vấn Trung Quốc sử dụng máy bay tâm lý chiến trên biển Đông
VietTimes -- Theo The Daily Beast: Quân đội Trung Quốc đưa vào biên chế một máy bay chiến đấu mới tiến hành các hoạt động chiến tranh tâm lý trên lãnh thổ đối phương. xem thêm
Mỹ “phá trận” đảo nhân tạo Biển Đông và chiến lược A2/AD Trung Quốc thế nào
VietTimes -- Các chuyên gia quân sự Lầu Năm Góc gặp khó khăn khi phải đề ra các giải pháp nhằm đối phó hiệu quả với cái gọi là chiến lược chống xâm nhập / ngăn chặn tiếp cận (A2/AD) mà Trung Quốc đang triển khai trên biển Đông. Bằng cách nào? xem thêm
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Báo chí cần đề cao đạo đức nghề nghiệp
Nhân kỷ niệm 91 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2016), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn gửi thư chúc mừng! xem thêm
Đất mẹ đã đón nhận thi thể phi công Su-30MK2 Trần Quang Khải
VietTimes -- Khoảng 5h sáng 18/6, tàu biên phòng chở thi thể phi công Su-30MK2 Trần Quang Khải cập bờ. 20h50 tối 17/6, nguồn tin từ Sở chỉ huy tiền phương Hải Phòng xác nhận thi thể quấn vải dù đúng là thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi), một trong hai phi công lái chiếc Su-30MK2 gặp nạn sáng 14/6. xem thêm
Thêm 1,8 tỷ USD, lọc dầu Dung Quất "xử lý" được đủ chủng loại dầu thô thông dụng
VietTimes – Dự án nghiên cứu mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang được triển khai với tổng vốn đầu tư trên 1,8 tỷ USD, mục đích là tăng công suất (từ 6,5 lên 8,5 triệu tấn dầu thô/năm) và chế biến được tất cả các chủng loại dầu thô thông dụng trên thế giới xem thêm
Việt Nam cần một thập kỷ đánh vật nợ xấu
Mới đây, khi được mời phản biện một đề tài nghiên cứu khoa học, có nội dung nợ xấu, một chuyên gia nói luôn bên lề với hội đồng bảo vệ: “Chúng ta có nghiên cứu bao nhiêu giải pháp thì cũng vậy. Xử lý nợ xấu thời gian qua bị “lỗi gen” rồi”. xem thêm
Danh sách 39 thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia
VietTimes - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia gồm 39 thành viên do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Hội đồng. xem thêm
Vốn của dân đem đầu tư phải được chia lợi nhuận
Bộ Tài chính khẳng định sự đúng đắn của việc đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV, VietinBank biểu quyết chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, nhiều chuyên gia cũng đồng tình với động thái này của Bộ Tài chính trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh cổ phần hóa. xem thêm
Khung xử phạt hành vi giao thông tạo khe hở cho tham nhũng?
Việc sửa lại theo quy định khung sẽ tạo khe hở cho người thực thi pháp luật tham nhũng… xem thêm
Giám đốc Sở TN&MT xin nghỉ việc: ‘Tôi không bị kỷ luật gì!’
Chiều 17-6, bà Lê Thị Công xác nhận bà đã nộp đơn xin thôi việc. Trước đó, ngày 26-5, bà Công được ông Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ký quyết định điều động thôi giữ chức vụ giám đốc Sở TN&MT để chuyển qua nhận công tác tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy từ ngày 1-6. xem thêm
Khả năng sống sót của 9 quân nhân trên CASA-212 rất thấp
Thượng tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng tham mưu trưởng, Tổng chỉ huy lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn máy bay Su-30 MK2 - cho biết khả năng sống sót của 9 quân nhân trên máy bay CASA-212 là rất thấp. xem thêm
Quân đội Nga phản ứng việc Mỹ kêu gọi ném bom quân đội Syria
Bộ Quốc phòng Nga đã phản ứng với các thông tin được công bố trên hai tờ báo Mỹ - New York Times và Wall Street Journal. xem thêm
Lữ đoàn 102 Vệ binh Cộng hòa tiếp tục tấn công ở Đông Ghouta
VietTimes-- Hai ngày sau khi đẩy lùi cuộc tấn công của tổ chức Faylaq Al-Rahman trong khu vực Đông Ghouta ngoại vi Damascus, Lữ đoàn Vệ binh Cộng hòa 102 phối hợp với Hezbollah tiếp tục cuộc tấn công tại Al-Muhammadiyah và trại Jisreen. xem thêm
Không quân Nga không kích lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Aleppo
VietTimes -- Ngày 17.06.2016, Không quân Nga tiếp tục chiến dịch không kích ác liệt trên địa phận tỉnh Aleppo, tấn công nhiều trận địa đang tiến hành các hoạt động tác chiến trên vùng nông thôn phía Tây thủ phủ của tỉnh. xem thêm
Quân đội Syria rơi vào tình trạng thủ động tấn công của tháng Ramadan
VietTimes -- Một trận chiến ác liệt diễn ra ngày 16.06.2016 , các lực lượng tình nguyện quân Iraq và Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran tấn công vào trận địa của Jabhat al-Nusra trong làng Maarata thuộc miền nam Aleppo. xem t hêm
Quân đội Syria và Hezbollah lại thất bại ở miền Nam Aleppo
VietTimes -- Ngày 18.06.2016, lúc 01:00 (giờ Damascus), lực lượng Hồi giáo cực đoan đánh chiếm được làng Khalsah trên miền nam Aleppo sau một trận chiến kéo dài một ngày với Quân đội Syria và Hezbollah. xem thêm
Pháo binh, tên lửa quân đội Syria đẩy lùi cuộc tấn công của lực lượng Al Qaeda Syria
VietTimes -- Đêm ngày 16 rạng ngày 17.06.2016. Lực lượng Hồi giáo cực đoan Jund al-Aqsa và Ahrar al-Sham tiếp tục cuộc tấn công vào một trạm kiểm soát của quân đội Syria tại cao điểm Tall Huwayr, ngọn đồi nhìn xuống thị trấn Morek và Ma'an trên miền bắc Hama. xem thêm
Lực lượng Hồi giáo cực đoan phản kích đẩy lùi quân đội Syria ở Latakia
VietTimes -- Đêm ngày 17.06.2016, Hàng trăm chiến binh tiếp viện của các tổ chức Hồi giáo cực đoan từ tỉnh Idlib ồ ạt tấn công vào các làng vừa được quân đội Syria chiếm được ngày hôm trước, cuộc tấn công đã buộc Quân đội Syria phải rút khỏi một số làng mới giành được ở miền bắc Latakia. xem thêm
VietTimes tổng hợp
Viettimes.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét