Chinese former president Jiang Zemin(R) walks by Xi Jinping(L) after the closing of the 18th Communist Party Congress at the Great Hall of the People in Beijing on Nov 14, 2012. (Wang Zhao/AFP/Getty Images)
Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đi ngang qua ông Tập Cận Bình sau lễ bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 18 diễn ra tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 14/11/2012 (Ảnh: Wang Zhao/AFP/Getty Images)
Gần đây, trong giới chính trị Trung Quốc xuất hiện một bức thư được cho là được viết bởi “171 Đảng viên trung thành”, nội dung của bức thư này yêu cầu lập tức tước bỏ quyền lãnh đạo Đảng của ông Tập Cận Bình ở tất cả các vị trí mà ông nắm giữ trong Đảng, quân đội và chính phủ.
Bức thư ngỏ liệt kê 5 sai phạm của ông Tập về mặt tổ chức, pháp luật, ngoại giao, quân sự và đời sống cá nhân. Bức thư kêu gọi “triệu tập ngay cuộc họp khẩn cấp của Ủy ban Trung ương Đảng, và một cuộc họp khẩn cấp của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc để thảo luận về năm sai phạm nghiêm trọng nói trên, tước bỏ quyền lực của ông Tập ở tất cả các vị trí mà ông nắm giữ trong Đảng, quân đội và chính phủ”.
Bức thư này với một bức thư trước đó được công bố trong các cuộc họp tại “Lưỡng Hội” của Đảng, có tiêu đề “Đảng viên trung thành kêu gọi ông Tập từ chức” đích thực là cùng bản chất. Bức thư đầu tiên khuyên ông Tập phải từ chức, kèm theo lời đe dọa: “Chúng tôi quan ngại rằng việc tranh giành quyền lực dữ dội trong nội bộ Đảng có thể đe doạ đến an nguy của đồng chí và gia đình của đồng chí”.
Thời điểm lá thư yêu cầu sa thải ông Tập bị rò rỉ ở Trung Quốc cũng là khoảng thời gian ông đang viếng thăm Cộng hòa Séc và Hoa Kỳ, điều này báo hiệu rằng bè phái Giang Trạch Dân đang ngày càng quyết liệt hơn.
Trong năm 2015, ông Tập ban đầu đã lên kế hoạch sau khi kết thúc Lưỡng Hội vào tháng 3, ông sẽ công du đến Pakistan và tham dự cuộc diễu hành quân sự mừng ngày Quốc khánh Pakistan vào ngày 23 tháng 3. Tuy nhiên, ông Tập đã không thực hiện được chuyến công du, trước sự việc này, Pakistan đã giải thích mập mờ rằng đó là vì các lý do an ninh.
Thực tế thì cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân và nguyên Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng đã lên kế hoạch lật đổ ông Tập Cận Bình bằng cách triển khai âm mưu đảo chính nhằm loại bỏ ông Tập, bằng cách dùng một phương pháp đã từng được sử dụng để truất phế cựu lãnh đạo Đảng Hồ Diệu Bang. Âm mưu này được các cựu thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị như Lý Lan Thanh, Lý Trường Xuân và Giả Khánh Lâm ủng hộ, bởi vì đây vốn là những người thuộc phe Giang.
Tăng Khánh Hồng đã lợi dụng vụ điều tra ông Lệnh Kế Hoạch, nguyên Trưởng ban Mặt trận Thống nhất để kích động mối quan hệ giữa hai ông Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào (người tiền nhiệm của ông Tập) với mục đích lôi kéo ông Hồ tham gia phe cánh của mình. Tuy nhiên, Tăng Khánh Hồng đã bị Hồ Cẩm Đào cự tuyệt.
Âm mưu đảo chính đã bị bại lộ và bị hủy bỏ, và ông Tập đã trì hoãn chuyến thăm chính thức của ông tới Pakistan trong một tháng.
Phe cánh của Giang Trạch Dân đã đánh lừa công chúng bằng cách giả mạo dư luận dưới danh nghĩa dân chủ, trong đó yêu cầu Tổng Bí thư thứ 19 của Đảng phải được bầu bởi hơn 80 triệu đảng viên với một phiếu bầu cho mỗi thành viên, nhờ đó để có thể hạ bệ ông Tập. Chiến dịch truyền thông này thực sự là một trò lừa bịp.
Trong lịch sử về chiến dịch chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cho dù mục đích là để hạ bệ ông Hồ Diệu Bang hay ông Triệu Tử Dương thì mục đích đó không được thực hiện thông qua các chiến dịch truyền thông, mà lại được thực hiện trong bí mật. Chỉ khi kết luận được định đoạt rồi thì nó sẽ được tuyên truyền thông qua bộ máy truyền thông.
Hiện tại, tuyên truyền qua bộ máy truyền thông lại được sử dụng trước. Điều này cho thấy rằng phe cánh của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã mất vị thế trong Đảng và trong quân đội, do đó cũng mất đi quyền lực để có thể bắt được ông Tập. Phe cánh của Giang chỉ có thể sử dụng các phương tiện truyền thông để làm mất uy tín của ông Tập Cận Bình.
Vào năm nay, ông Tập đã thực hiện được các chuyến công du ra nước ngoài như lịch trình, không giống như năm ngoái, ông phải hoãn chuyến thăm Pakistan. Điều này cho thấy rằng ông Tập đã thắng thế trong cuộc chiến quyền lực với Giang Trạch Dân.
Lý lẽ ủng hộ việc Tổng bí thư Đảng khóa 19 phải được bầu bởi hơn 80 triệu Đảng viên với mỗi Đảng viên một phiếu bầu là điều vô lý. Trung Quốc không chỉ không có truyền thông tự do, ứng cử tự do, hay các thủ tục bầu cử như gây quỹ, các cuộc tranh luận, hay phân xử; mà còn cả vấn đề cuộc bầu cử nên được tổ chức như thế nào.
Nếu vị trí Tổng bí thư được bầu cử mở, ĐCSTQ có thể sẽ chia thành nhiều phe phái. Theo đó chính phủ cũng sẽ phải thực hiện bầu cử, và các tội lỗi của ĐCSTQ sẽ bị phơi bày, dẫn tới giải thể ĐCSTQ.
Sẽ là rất lạ nếu “171 đảng viên trung thành của ĐCSTQ” không rõ về những điều trên.
Nếu 171 đảng viên ĐCSTQ này thật sự trung thành với đất nước Trung Quốc, đáng lẽ họ không nên bất chấp phe cánh Giang Trạch Dân cùng với sự hủ bại, đề xướng việc tôn sùng Giang, đàn áp môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, hay việc ký kết các hiệp ước bán lãnh thổ Trung Quốc của phe này. Điều này chỉ cho thấy rằng 171 Đảng viên này là người của Giang Trạch Dân và thậm chí có thể có cả Giang trong số này.
Hành động đáp trả của ông Tập cũng rất rõ ràng. Trang web Minh Kính gần đây đăng tải một bài báo loan tin rằng doanh nhân Trần Quang Tiêu đã bị bắt vì các vấn đề tài chính.
Trong vài tháng vừa qua, những nhân vật bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập và ông Vương Kỳ Sơn – Bí thư Ủy ban Kỷ luật và Kiểm tra, không phải là những quan chức cấp cao hoặc người nổi tiếng. Tuy nhiên, những người bị bắt là có liên hệ tới cuộc đàn áp môn tu luyện Pháp Luân Công do phe cánh Giang Trạch Dân phát động.
Thậm chí sau khi ông Tập nắm được quyền lực, ông Trần Quang Tiêu vẫn mang 2 mẹ con gái tự xưng là bị thương trong vụ tự thiêu giả mạo tại Thiên An Môn năm 2001 đến New York để lừa bịp công chúng, với mục đích tiếp tục chiến dịch kích động lòng thù hận của công chúng đối với Pháp Luân Công. Vụ tự thiêu giả mạo năm 2001 là một chiến dịch được tuyên truyền rộng rãi nhắm vào Pháp Luân Công để biện hộ cho cuộc đàn áp vào môn tu luyện này.
Vụ bắt giữ Trần Quang Tiêu không chỉ dừng lại ở vấn đề cá nhân. Nó báo hiệu rằng ông Tập sắp phơi bày tội ác giết người tàn bạo nhất của Giang Trạch Dân, đó là cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Phản ứng đáp trả của ông Tập không chỉ giới hạn trong việc bắt giữ Trần Quang Tiêu. Hai con trai của Giang, trợ lý của Giang là Giả Đình An, quân sư Tăng Khánh Hồng, được cho là đã bị giám sát.
Thông báo chính thức của những bản tin này ngụ ý rằng Giang sẽ sớm bị bắt.
Bài báo được dịch sang tiếng Anh bởi Sally Appert.
 ( Đại Kỷ Nguyên )
Tác giả bài viết, tiến sĩ Zhang Tianlian, chuyên viết về lịch sử và chính trị của Trung Quốc. Ông đóng góp bài cho một loạt các kênh truyền thông, bao gồm Đài truyền hình Tân Đường Nhân ở New York và Voice of America tiếng Trung.