Ban lãnh đạo Formosa Vũng Áng trong một lần xin lỗi về phát biểu của ông Chu Xuân Phàm về trách nhiệm của Formosa tháng 4/2016 |
Kể từ khi cá bắt đầu chết trên diện rộng tại 4 tỉnh ven biển miền Trung ngày 4/4/2016, đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề: Hàng vạn ngư dân bỏ biển, cá tự nhiên và cá nuôi ven biển chết hàng loạt, đã ảnh hưởng đến cuộc sống của trên 1 triệu người ở các tỉnh bắc Trung bộ, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Đã có nhiều quan ngại sâu sắc về sự huỷ diệt của các rặng san hô và các loài sinh vật biển tầng nước đáy, hàng chục triệu người Việt hoang mang, mức tiêu thụ cá biển sụt giảm mạnh tại thị trường nội địa kéo theo sự tăng vọt bất ổn của các loại thực phẩm khác. Bên cạnh đó, còn những nghi ngại sâu sắc về các vấn đề sức khoẻ và các hậu quả lâu dài có thể có do tình trạng ô nhiễm mà cơn thảm hoạ này đã gây ra.
Mới nhất, Ban lãnh đạo Formosa Vũng Áng thừa nhận trách nhiệm của họ về nguyên nhân sự cố cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh Bắc Trung Bộ. (Xem văn bản). Đáng lưu ý, ngài Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã viết như sau :"Sự việc này là một sự cố ngoài ý muốn, nguyên do chính của sự cố trong hệ thống xử lý môi trường của chúng tôi là có một số ngày bị mất điện trong thời gian đầu tháng 4 năm 2016, trong thời gian đó hệ thống quản lý của chúng tôi không kiểm soát được chất lượng nước thải, điều này đã làm ảnh hưởng tới môi trường nước biển miền Trung và là nguyên nhân sinh ra cá chết".
Công văn của Formosa Vũng Áng thừa nhận trách nhiệm và nguyên nhân sự cố cá chết hàng loạt |
(TTHN)
(Xã hội) - Nhiều ngư dân Hà Tĩnh rơi vào cảnh thất nghiệp hoặc phải chuyển sang nghề khác mưu sinh sau sự việc cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển ở các tỉnh miền Trung.
Dự kiến chiều 30/6, Văn phòng Chính phủ sẽ chủ trì họp báo công bố thông tin nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết ở biển miền Trung. Văn phòng Chính phủ cùng với các Bộ ngành sẽ công bố rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết là gì, thủ phạm là ai.
(Theo Tri Thức Trẻ)
FORMOSA BỒI THƯỜNG NGƯ DÂN (?)
Formosa sẽ bồi thường cho ngư dân 11.000 tỷ đồng?
29/06/2016
29-6-2016
Con số 11.000 tỷ đồng nếu là thực thì như muối bỏ biển nhưng chúng ta không cần nói kĩ về một con số được đưa ra bởi tin đồn. Đọc lướt trên mạng thì một số bạn bảo con số ấy khá lớn nhưng các bạn sẽ thấy con số này không là gì cả khi chia cho những hộ gia đình sống bằng nghề đánh cá. Điều này chúng ta sẽ có dịp kiểm chứng dễ dàng. Nhưng khi đọc về con số này tôi vẫn có cảm giác lo lắng bởi biết đâu tin đồn này là thật.
Theo ý kiến của một nhà khoa học thì tác hại của thảm hoạ này như một quả bom nguyên tử dưới biển, di chứng của nó trong thiên nhiên còn kéo dài tới gần một trăm năm sau.
Theo Dân Trí: “Hiện nay, tại tỉnh Quảng Trị có đến 70% ngư dân làm nghề đánh bắt gần bờ. Thời gian qua, do ảnh hưởng cá chết, hầu hết ngư dân phải ngừng đánh bắt, làm thuê đủ nghề để kiếm sống. Một số bà con chuyển sang làm trang trại chăn nuôi bước đầu ổn định cuộc sống.”
Qua đây chúng ta thấy tác hại là kinh khủng đến đâu. Tôi đưa thêm thông tin này để các bạn thấy con số ấy là bèo bọt đến đâu. Hiện nay đang có một vụ kiện hãng Volkswagen ở Mỹ. Hãng này sẽ phải đền số tiền chừng 10 tỷ đô la Mỹ cho 475,000 người chủ của xe này về việc dùng một phần mềm lừa hệ thống kiểm định khí thải, 2,7 tỷ đô la cho đền bù môi trường và 2 tỷ đô la nữa cho nghiên cứu dòng xe bảo vệ môi trường tốt hơn trong tương lai.
So với thiệt hại ở Mỹ thì thảm họ môi trường của Việt Nam chắc hẳn phải lớn hơn nhiều.
Nếu quả thực con số này là thật thì đây là một trò đùa thô bỉ của cả chính quyền và Formosa. Có thể chính quyền tưởng con số này là lớn, bởi họ không có chuyên gia kinh tế tính toán giỏi và họ không quan tâm tới những vụ bồi thường tương tự trên thế giới. Nếu thế thì đây lại là một sai lầm vô cùng đáng tiếc của chính quyền.
Tôi xin lỗi đã sa đà vào một chủ đề tôi không dự định đi sâu khi con số chưa chính thức nhưng lòng tôi như lửa đốt vì sợ con số này là thật nên không đừng được. Ở đây có mấy điểm chính tôi muốn nói là:
1- Khi một thảm hoạ này nảy xảy ra thì nhất định phải có quan chức chịu trách nhiệm, họ phải từ chức, phải bị truy cứu trách nhiệm tại sao để thảm hoạ xảy ra.
Hãy bỏ đi cái kiểu xử lý chung chung không ai chịu trách nhiệm.
Quá trình này đòi hỏi một sự đấu tranh quyết liệt ngay trong nội bộ chính quyền. Nhưng đây là một việc làm cần thiết để lấy lại được lòng tin của dân chúng.
2- Khi có tiền đền bù, cũng giống như tiền phân bổ ngân sách về các tỉnh, sự thất thoát là rất lớn. Cần phải có một uỷ ban kiểm soát sự minh bạch trong việc phân bổ, chi tiêu. Đây cũng là một hành động cần thiết để lấy lòng tin của dân chúng.
3- Cần huy động lực lượng báo chí trong việc kiểm soát này. Bởi báo chí vẫn có một sự độc lập nhất định đối với những cơ quan thực hiện việc đền bù cho người dân.
4- Không phải chỉ đền bù cho người dân mà còn cần một khoản tiền để thực hiện một công việc vô cùng khó khăn và tốn kém là hút chất độc từ đáy biển lên. Việc này cần thiết để trả lại môi trường trong lành của biển. Và đây cũng là việc làm cần thiết để lấy lại lòng tin người tiêu dùng vào hải sản và cũng là củng cố niềm tin của dân chúng vào chính quyền.
Tuy nhiên, ở đây có hai loại chất độc, phản ứng nhanh và chậm. Phản ứng nhanh thì đã một phần vào cá. Phản ứng chậm như thuỷ ngân thì tác hại của nó sẽ thể hiện trong nhiều năm nữa. Do vậy, có được thành phần hoá học của chất xả thải là rất quan trọng.
5- Formosa phải mang ống thải nên mặt đất và có phương án xử lý chất thải trên bờ.
6- Bất luận điều gì sẽ được công bố sau cuộc họp báo thì người dân cũng không nên có hành động dại dột trong phản ứng với Formosa. Dân ta nông nổi, rất dễ manh động, nhất là sau thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng tồi tệ đến chính cuộc sống hàng ngày thì điều này rất dễ xảy ra. Khi xảy ra hỗn loạn như năm 2014 thì lại phải tốn tiền đền bù.
____
FORMOSA BỒI THƯỜNG NGƯ DÂN (?)
29-6-2016
Nếu ngư dân miền Trung được Formosa tạm bồi thường khoảng 500 triệu USD trước mắt, tương đương 11.000 tỷ đồng, thì sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề đời sống của hàng vạn triệu dân sinh đang từng ngày mòn mỏi chờ đợi.
Tuy nhiên, con số cụ thể về toàn bộ thiệt hại, bao gồm thiệt hại trực tiếp và cả những hậu quả để lại phải khắc phục lâu dài về môi trường biển, cộng thêm việc phải xử lý hệ thống xả thải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, con số sẽ còn lớn hơn rất nhiều, lên đến hàng tỷ đô la.
Formosa, sẽ phải chịu trách nhiệm về thảm hoạ này, nó là kết quả phần lớn của việc đấu tranh ròng rã không biết mệt mỏi từ những người dân trong nước, sự lên tiếng của quốc tế và cả chính nghị sỹ của đất nước Đài Loan về vấn đề vô cùng nghiêm trọng này.
Tuy nhiên, phải đặc biệt xem xét đến thời gian, đối tượng và cách thức đền bù cho người dân, tránh trường hợp bị ăn chặn, ăn bớt từ những kẻ quan tham, vô lương như đã xảy ra với việc cứu trợ gạo và tiền cho ngư dân thời gian qua.
Và phải cách chức, kỷ luật ông Võ Tuấn Nhân vì đã công bố rằng Formosa không có liên quan gì đến thảm hoạ này, đồng thời cũng phải xử lý các báo cố tình đưa tin đánh lừa dư luận về thảm hoạ cá chết là do thuỷ triều đỏ. Vì nếu theo chiều hướng đó thì đời sống hàng vạn triệu ngư dân và kéo theo cả nhiều triệu người dân khác trên cả nước không biết sẽ khốn đốn và nguy cấp tới mức nào.
Những khoản đền bù khổng lồ vì gây ô nhiễm trên thế giới
(Pháp luật) - Sự cố tràn dầu hay tình trạng khai thác quá mức của doanh nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên đều chịu các mức phạt lớn.
Nhiều nước trên thế giới từng ghi nhận các vụ cá chết hàng loạt, biến đổi hệ sinh thái hay ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân mà nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước.
Ngoài các lệnh đình chỉ hoạt động nhà máy hay làm sạch môi trường, một số doanh nghiệp đã phải đóng các khoản đền bù hoặc chịu phạt.
20 tỷ USD cho sự cố tràn dầu vịnh Mexico
Tháng 4/2016, thẩm phán liên bang thành phố New Orleans, Mỹ, ông Carl Barbier, thông qua mức phạt lên đến 20 tỷ USD cho Tập đoàn dầu khí BP của Anh, nhằm giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại sau sự cố tràn dầu tại Vịnh Mexico năm 2010. Theo AP, tập đoàn BP sẽ phải hoàn tất số tiền phạt này trong 16 năm.
Mức phạt được thông báo lần đầu tiên vào tháng 7/2015, bao gồm 5,5 tỷ USD theo Đạo luật Vùng biển sạch. Số còn lại để khắc phục hệ quả ô nhiễm môi trường và bồi thường cho 5 bang chịu ảnh hưởng cùng chính quyền địa phương.
“BP nhận hình phạt thích đáng, bồi thường cho những thiệt hại gây ra cho môi trường và kinh tế vùng Vịnh. Mức phạt này nên là điều mà BP và các đồng nghiệp ghi nhớ, để có những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo rằng điều tương tự không bao giờ xảy ra”, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch nhấn mạnh.
Năm 2010, vụ tràn dầu bắt nguồn từ một vụ nổ tại giàn khoan Deepwater Horizon của BP ngoài khơi nước Mỹ đã làm 11 người thiệt mạng. Sự cố khiến hơn 100 triệu thùng dầu chảy ra ngoài và tàn phá bờ biển các bang miền Nam nước Mỹ, từ Florida đến Texas. Đây được coi một trong những thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ.
Theo báo cáo của Liên đoàn Động vật Hoang dã Quốc gia năm 2015, sinh vật biển đang vật lộn với môi trường sống, nếu không chết với số lượng lớn. Tại bang Louisiana năm 2014, số lượng cá heo mũi chai được phát hiện chết cao gấp 4 lần mức kỷ lục trong lịch sử. Hàng chục nghìn con rùa biển nhỏ đã chết sau thảm hoạ và số lượng tổ rùa trong khu vực tiếp tục giảm mạnh.
Chevron chịu phạt 9,5 tỷ USD
Tháng 2/2011, toà án ở Lago Agrio, Ecuador đưa ra mức phạt 18 tỷ USD, sau đó giảm xuống còn 9,5 tỷ USD đối với tập đoàn Chevron. Theo WSJ, tập đoàn dầu khí lớn thứ hai của Mỹ bị cáo buộc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực Amazon ở Ecuador, xuất phát từ hoạt động sản xuất dầu thô. Ecuador còn kiện Chevron ở Brazil, Argentina và Canada, những nơi mà tài sản của công ty này có thể bị tịch thu.
Vào tháng 3/2014, toà án các quận phía nam của New York, Mỹ, tuyên bố khoản phạt 9,5 tỷ USD là sản phẩm của hoạt động hối lộ và gian lận, do đó không thể thi hành.
Tuy nhiên, một năm sau đó, Toà Công lý Quốc tế đã ra phán quyết yêu cầu tập đoàn này bồi thường số tiền trên cho những thiệt hại môi trường trong quá trình khai thác đã ra phán quyết yêu cầu Tập đoàn dầu khí Mỹ Chevron bồi thường 9,5 tỷ USD cho những thiệt hại về môi trường đã gây ra cho Ecuador trong quá trình khai thác gần 30 năm.
Chevron mua lại Texaco năm 2001 và trở thành mục tiêu trong các khiếu nại của người dân bản địa Ecuador ở vùng Lago Agrio. Đại diện của Texaco thừa nhận đã đổ ít nhất 68 tỷ lít nước khai thác (sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất dầu và khí đốt) xuống các dòng nước trong giai đoạn 1964 – 1992 để cắt giảm chi phí.
Toà án Ecuador cũng cáo buộc công ty này để lại 900 hố sâu chứa đầy dầu thải, làm ô nhiễm đất và nguồn nước ở các vùng xung quanh. Một số ước tính cho rằng mức độ ô nhiễm ở đây cao hơn 80 lần so với thảm hoạ tràn dầu ở Vịnh Mexico. Theo các đánh giá khoa học độc lập, tỷ lệ ung thư ở những khu vực Texaco hoạt động cũng cao hơn.
Căn bệnh lạ của người Nhật và 86 triệu USD
Năm 1956, một bé gái được đưa vào bệnh viện của công ty Chisso với những biểu hiện nghiêm trọng như không thể nói chuyện, đi lại hay ăn uống. Căn bệnh được biết đến rộng rãi vào ngày 1/5/1956, khi bác sĩ Hajime Hosokawa, thuộc bệnh viện của công ty Shin Nihon Chisso Hiryo, báo cáo một “bệnh dịch lạ liên quan đến hệ thần kinh trung ương”, sau khi ghi nhận 4 bệnh nhân rối loạn thần kinh không rõ nguyên nhân. Không lâu sau đó, 54 trường hợp khác được phát hiện và 17 người tử vong.
Năm 1959, các giáo sư Đại học Kumamoto đưa ra thông báo chính thức rằng căn bệnh ở vùng Minamata là bệnh thần kinh, do ăn cá và sinh vật có vỏ cứng từ vịnh Minamata.
Mãi đến năm 1968, chính phủ Nhật Bản mới chính thức công nhận thuỷ ngân hữu cơ (methyl mercury) trong chất thải công nghiệp của nhà máy Chisso là nguyên nhân gây bệnh. Cùng lúc đó, công ty tiếp tục xả nước thải ô nhiễm ra biển, làm nhiễm độc cá, khiến người dân địa phương mắc bệnh sau khi ăn cá. Điều này khiến căn bệnh ngày càng lan rộng trong khu vực.
Năm 2001, khoảng 3.000 người được chính thức công nhận là mắc bệnh Minamata. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân Minamata vẫn nằm ngoài danh sách cứu trợ do chưa xét duyệt đủ điều kiện công nhận là người nhiễm bệnh. Năm 2004, Chisso đã trả 86 triệu USD tiền bồi thường. Cùng năm, công ty phải tiến hành các biện pháp vệ sinh nhằm dọn sạch khu vực chịu ảnh hưởng.
Bệnh Minamata ở Nhật Bản là hồi chuông cảnh tỉnh cho tình trạng ô nhiễm do thuỷ ngân trong nước thải nhà máy công nghiệp tại các nước đang phát triển.
Tuy nhiên hiện nay, thuỷ ngân vẫn được sử dụng trong quy trình tách vàng từ quặng. Nó không chỉ làm tổn hại sức khoẻ của thợ mỏ, mà còn xâm nhập vào nước thải từ các mỏ và gây ô nhiễm môi trường.
(Theo Zing News)
Tập đoàn Formosa từng tàn phá môi trường nhiều nước trên thế giới
Năm 2009, tổ chức bảo vệ môi trường của Đức Ethecon đã trao giải "Hành tinh đen" cho Tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan vì đã hủy hoại môi trường sống trên diện rộng. Tuổi Trẻ cho...
Nghị sĩ Đài Loan đòi điều tra Formosa vụ cá chết ở Việt Nam
Các nghị sĩ Đài Loan hôm 16/6 đã yêu cầu chính phủ của họ tiến hành điều tra về vai trò của tập đoàn Formosa trong vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam. Các nhà hoạt động môi trường hiện...
Formosa từng đổ hàng nghìn tấn chất độc ở Campuchia
Năm 1998, vụ tập đoàn Formosa đưa khoảng 5.000 tấn chất thải, bao gồm thủy ngân, tới thị trấn ven biển Sihanoukville đã dấy lên làn sóng phản đối dữ dội của người dân Campuchia. Cuối tháng...
Phóng sự thảm họa cá chết Việt Nam rúng động Đài Loan
Truyền hình Đài Loan vừa công chiếu phóng sự công phu về thảm trạng cá chết tại vùng biển miền Trung VN, gây chấn động dư luận vùng lãnh thổ này. Phóng sự VN cái chết của cá dài gần...
Công bố nguyên nhân cá chết: Trước giờ G!
Hạn chót công bố kết quả điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh và các tỉnh miền Trung đã đến. Chỉ vài giờ nữa thôi, chúng ta sẽ biết nguyên nhân thực sự gây chết cá cùng thủ phạm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét