(Chính trị) - Ủy viên Quốc vụ Quốc Vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam từ ngày 26 đến 28/6 nhằm trao đổi về hợp tác song phương.
Nhận lời mời của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ủy viên Quốc vụ Quốc Vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam từ ngày 26 đến 28/6.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, ông Dương Khiết Trì cùng Phó thủ tướng Phạm Bình Minh sẽ chủ trì phiên họp lần thứ 9 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc.
Tháng 6/2015, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam sang Bắc Kinh, Trung Quốc tiến hành Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc.
Tại phiên họp, hai bên đã trao đổi cơ chế đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc, nhấn mạnh việc thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Lý Khắc Cường, ông Phạm Bình Minh đề nghị hai bên tăng cường hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương biên giới hai nước, kiểm soát tốt bất đồng ở Biển Đông, không làm phức tạp tình hình trên biển, giải quyết bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.
(Theo Tri Thức Trẻ)
Hà Tĩnh chưa cho phép doanh nghiệp Đài Loan đầu tư dự án mới tại Vũng Áng
Trung Quốc: Trước hào phóng, sau lạnh lùng thôn tính
Đặc trưng chính sách của ông Tập Cận Bình là bắt nạt trong các vấn đề lãnh thổ và tỏ ra hào phóng có chọn lọc trong các vấn đề kinh tế, đồng thời tăng dần sức ép về địa - kinh tế.
Mục tiêu chiến lược then chốt của Trung Quốc thời hiện đại là trở thành một "cường quốc toàn diện", hùng mạnh trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế, quân sự đến công nghệ và ngoại giao. Mục tiêu này được nuôi dưỡng bởi niềm tin rằng, Trung Quốc, một nền văn minh lớn từng bị sự thù địch của những nước khác phá hoại, có thể không bao giờ nắm giữ được vận mệnh của mình nếu không thâu tóm sức mạnh cần thiết để đè bẹp sự chống đối của các quốc gia khác.
Vì việc đạt được mục tiêu nói trên đồng nghĩa Trung Quốc vừa phải tăng cường sự kiểm soát nhà nước đối với xã hội của mình, vừa phải tối đa hóa các khả năng toàn diện so với các nước đối thủ, nên kể từ sau cách mạng, chính quyền Bắc Kinh đã kiên định theo đuổi 4 mục tiêu hành động cụ thể sau đây, dù các công cụ thực thi có thể thay đổi theo thời gian:
(1) duy trì trật tự trong nước và sự cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc; (2) duy trì mức tăng triển kinh tế cao; (3) bình định các vùng địa lý mở rộng bên ngoài thông qua thắt chặt các mối quan hệ kinh tế với các quốc gia châu Á láng giềng để "giảm lo ngại trong khu vực" về sự trỗi dậy của TQ, tạo mục tiêu quan tâm chung với một số nước khác, chẳng hạn như Nga, để họ có lí do từ chối tham gia quá trình thiết lập cán cân chống TQ quy mô hơn đang diễn ra ở châu Á, xúc tiến kế hoạch hiện đại hóa PLA cũng như khôi phục các nỗ lực trước đây nhằm làm mất đi tính hợp pháp của hệ thống liên minh của Mỹ ở châu Á; và (4) củng cố địa vị của TQ như thế lực then chốt trong hệ thống quốc tế.
TQ vừa bắt nạt vừa ra vẻ hào phóng. Ảnh minh họa |
Vì vậy, TQ không cho là các quyền lợi của mình được thỏa mãn khi chỉ trở thành một "đối tác thương mại" của các nước khác, dù kết quả thu được có thể giúp giải quyết những căng thẳng lớn hơn giữa các chiến lược kinh tế và địa chính trị của Bắc Kinh. Thay vào đó, nước này sẽ tiếp tục con đường trở thành một cường quốc như thông lệ với đầy đủ sức mạnh chính trị và quân sự, nhằm hiện thực hóa tham vọng giành lại vị thế ảnh hưởng số 1 ở châu Á từ tay Mỹ, tiến tới đạt được tầm ảnh hưởng khắp toàn cầu trong tương lai.
Điều tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong chính sách ngoại giao là ông Tập sẵn sàng sử dụng mọi công cụ của nghệ thuật lãnh đạo đất nước, từ sức mạnh quân sự đến việc đe dọa địa - kinh tế cũng như các phần thưởng kinh tế để theo đuổi những mục tiêu địa - chính trị của mình. Nhìn chung, đặc trưng chính sách của ông Tập là bắt nạt trong các vấn đề lãnh thổ và tỏ ra hào phóng có chọn lọc trong các vấn đề kinh tế, đồng thời tăng dần sức ép về địa - kinh tế.
Cách tiếp cận này rõ nhất trong mối quan hệ của Trung Quốc với các nước ở Đông Nam Á, nơi chính quyền Bắc Kinh đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với một số quốc gia láng giềng. Lập trường cứng rắn của Bắc Kinh đối với các tranh chấp lãnh thổ đi kèm với những khoản đầu tư và gói thương mại hào phóng dành cho các nước Đông Nam Á, dường như được dàn xếp vì các mục tiêu địa - chính trị.
TQ cũng áp dụng hỗn hợp các chính sách "cứng" và "mềm" như trên trong mối quan hệ song phương với Ấn Độ. Trong thời gian diễn ra chuyến thăm đầu tiên của ông Tập tới Ấn Độ, binh lính Trung Quốc đã tiến hành một trong các cuộc xâm nhập lớn nhất của họ từ trước tới nay vào vùng lãnh thổ tranh chấp với quốc gia láng giềng. TQ đã tìm cách sử dụng vấn đề biên giới để khiến Ấn Độ mất cân bằng và giảm các đầu tư quân sự đường biển. Đây ít nhất là lí do khiến Bắc Kinh không sẵn lòng vạch ra Đường kiểm soát thực sự (LAC) giữa hai nước, bất chấp đề nghị công khai của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về việc đó.
Với Nhật Bản, Trung Quốc theo đuổi một chính sách cứng rắn, theo chủ nghĩa dân tộc. Dưới thời Tập Cận Bình, nước này đã làm leo thang đáng kể tranh chấp lãnh thổ với Nhật thông qua tuyên bố thành lập một Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
Ngoài việc phát triển các mối ràng buộc bền chặt hơn với những nước khác, một thành tố quan trọng trong chiến lược đa diện của Tập Cận Bình là hăng hái thành lập cũng như tham gia các tổ chức đa phương. Một vài trong số những tổ chức này, chẳng hạn như Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), sẽ được sử dụng để cấp phát các khoản vay theo định hướng địa - chính trị cho các nước láng giềng.
Theo các nhà phân tích, sẽ là thiếu thực tế khi cho rằng, chiến lược tổng thể của Trung Quốc đối với Mỹ, ít nhất trong 10 năm tới, sẽ tiến triển theo hướng chấp nhận sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ như các nhân tố cốt yếu cho hòa bình và an ninh của châu Á. Thay vào đó, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ tìm cách cắt giảm chúng một cách có hệ thống. Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu Washington có đủ quyết tâm chính trị, các khả năng địa - kinh tế, quân sự cũng như ngoại giao và quan trọng là một chiến lược tổng thể đúng đắn để đối phó với âm mưu hất cẳng Mỹ, xưng hùng, xưng bá của Trung Quốc ở châu Á trong tương lai hay không.
Quỳnh Anh(tổng hợp từ The National Interest)
(VNN)
Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền Việt Nam
TPO - Việc Trung Quốc tiếp tục xây dựng và đưa vào sử dụng một số công trình ở quần đảo Trường Sa, trong đó có bệnh viện trên Đá Chữ Thập và nông trường trên Đá Xu-bi, tổ chức các tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Các tàu nạo vét và vận tải Trung Quốc hoạt động trái phép trên đá Xu-bi.
Báo chí Trung Quốc gần đây đưa tin Trung Quốc tiếp tục tiến hành xây dựng và đưa vào sử dụng một số công trình ở quần đảo Trường Sa, trong đó có bệnh viện trên Đá Chữ Thập và nông trường trên Đá Xu-bi, trong khi Tập đoàn Vận tải biển Trung Quốc (COSCO) có kế hoạch tổ chức các tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những hành động này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay (24/6) khẳng định: Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ quan điểm rõ ràng và nhất quán về vấn đề này. Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việc Trung Quốc xây dựng, đưa vào sử dụng trái phép các công trình trên các đá, bãi tại khu vực quần đảo Trường Sa hay tổ chức các tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa đều xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Những hành động phi pháp như vậy không thể làm thay đổi sự thực về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
“Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nêu trên và không để tái diễn các hành động tương tự; nghiêm túc tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông”, ông Lê Hải Bình tuyên bố.Hà Tĩnh chưa cho phép doanh nghiệp Đài Loan đầu tư dự án mới tại Vũng Áng
Khu Kinh tế Vũng Áng đang thu hút đầu tư bởi nhiều dự án quy mô lớn. Ảnh minh họa
Công ty Wei Yu Engineering (Đài Loan, Trung Quốc) đề xuất đầu tư 2,5 tỷ USD tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) với nhu cầu sử dụng đất 1.000 ha.
Cụ thể, công ty Wei Yu Engineering đề xuất xây dựng các cầu cảng tại Vũng Áng và khu hậu cần cảng diện tích 96,8 ha; phát triển tổng hợp ngành nuôi trồng như chăn nuôi lợn, gà, sản xuất rau quả với diện tích khoảng 800 ha. Doanh nghiệp cũng muốn xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, bột mì, chế biến dầu ăn, chế biến thịt, đông lạnh thực phẩm…
Đồng thời, phía công ty dự định xây nhà điều hành và ký túc xá cho các chuyên gia, kỹ sư với diện tích 80ha trong tổng diện tích đề xuất sử dụng là 1.000ha.
Liên quan đến việc tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản đồng ý để Wei Yu Engineering khảo sát, lập dự án đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng hay chưa và đánh giá của tỉnh về dự án này như thế nào, Phóng viên Infonet đã liên hệ với Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh và Phó trưởng Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh nhưng cả hai đều cho biết việc này tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.
Trao đổi với Báo điện tử Infonet, ông Trần Tú Anh, Giám đốc sở Kế hoạch và đẩu tư Hà Tĩnh cho biết cho đến thời điểm này, tỉnh chưa có quyết định gì liên quan đến dự án này. Dự án vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Đặc biệt, với vốn đầu tư 2,5 tỷ USD thì tỉnh không có thẩm quyền quyết định mà do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng cho hay, những đề xuất của công ty Wei Yu Engineering mới chỉ trao đổi qua gặp gỡ, tiếp xúc. Hiện nay tỉnh đang nghiên cứu, xem xét để quyết định việc có cho phép công ty Wei Yu Engineering khảo sát, lập dự án đầu tư hay không.
“Họ đề xuất khảo sát cầu cảng, chăn nuôi theo chuỗi liên kết. Họ đang tự tìm hiểu còn tỉnh chưa cho phép chuyện này. Đối với cảng, năng lực cảng của tỉnh hiện nay đã đủ, cơ bản đảm bảo đến năm 2020, thậm chí 2025. Còn dự án chăn nuôi thì phải liên kết với người dân. Chăn nuôi phải đảm bao liên kết và vệ sinh môi trường, nếu không đáp ứng được thì thôi. Tất nhiên hiện nay họ vẫn đang nghiên cứu chưa có ý gì”, ông Tú Anh nói.
Ông Tú Anh thẳng thắn nêu quan điểm “không phải chỉ người dân mà tỉnh cũng rất quan tâm đến vấn đề môi trường. Tỉnh chưa có quyết định gì liên quan đến dự án này”.
Trước đó, báo cáo gửi lên UBND tỉnh ngày 9/6, Sở kế hoạch và đầu tư cho biết, sau khi thảo luận các thành viên dự họp bao gồm Sở NN&PTNT, Giao thông Vận tải, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Ngoại vụ và Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh thống nhất cho rằng đây là dự án có qui mô lớn, tổng hợp nhiều ngành, sử dụng công nghệ cao, mang tính liên kết, thu hút nhiều lao động, phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh.
Về quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng cảng Vũng Áng và phát triển ngành nuôi trồng của công ty là phù hợp với quy hoạch hiện nay của tỉnh. Cảng Vũng áng được quy hoạch xây dựng 11 cầu cảng, hiện đã có 6 cầu được đầu tư xây dựng còn lại 5 cầu cảng số 7, 8, 9, 10, 11 chưa có nhà đầu tư. Công ty Wei Yu Engineering xin đầu tư nốt 5 cầu cảng còn lại là phù hợp với quy định. Đồng thời, với dự án phát triển nuôi trồng cũng phù hợp với quy hoạch chăn nuôi tập trung và trồng rau, củ quả, của tỉnh đã được phê duyệt.
Tổng diện tích nhà đầu tư đề xuất khoảng 1.000ha, trong đó khu hậu cảng 96,8ha. Tuy nhiên hiện nay quỹ đất còn 50ha. Khu nuôi trồng đề xuất 800 ha chia thành 16 khu khác nhau, mỗi khu 50ha. Theo quy hoạch chăn nuôi tập trung, diện tích chăn nuôi khoảng 6.000ha. Trong đó, diện tích chăn nuôi lợn trên 2.800ha, hiện nay còn khoảng trên 1.000 ha, phân bố rải rác, đan xen trong các khu dân cư, các điểm chăn nuôi có diện tích dưới 50ha.
Song tỉnh cũng cho biết, quỹ đất hiện có vẫn cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của nhà đầu tư.
Cũng theo báo cáo, Nhà đầu tư cam kết sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng tiết kiệm đảm bảo tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam và quốc tế.
Tuy nhiên báo cáo của nhà đầu tư chưa nêu rõ các biện pháp xử lý môi trường.
Sở KH&ĐT kiến nghị UBND tỉnh cho phép nhà đầu tư khảo sát, đề xuất các nội dung liên quan đến dự án xây dựng cầu cảng, phát triển tổng hợp ngành nuôi trồng. Trước mắt khảo sát, đề xuất cụ thể giai đoanh 1 của dự án để thực hiện và đánh giá hiệu quả, từ đó khảo sát, đề xuất các dự án tiếp theo.
Ngày 14/6, UBND tỉnh đã có văn bản gửi các sở ban ngành về việc xét đề nghị của công ty Wei Yu Engineering. Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành nghiên cứu đề dự án của công ty, tham mưu, đề xuất phương án xử lý bằng văn bản, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/6/2016.
Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập năm 2006 với tổng diện tích 22.781 ha, bao gồm 9 xã nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Hiện nay, Khu kinh tế Vũng Áng đã có khoảng 60 dự án được cấp Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 180.000 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều dự án lớn như: Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa - Đài Loan với tổng mức đầu tư gần 8 tỷ USD; Dự án phát triển khu du lịch dịch vụ Hồ Tàu Voi 70 triệu USD; Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I 1,2 tỷ USD; Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy luyện thép của Công ty CP gang thép Hà Tĩnh 1 tỷ USD, ...
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 4 tháng đầu năm 2016, trong số 41 tỉnh, thành có số có số vốn đăng ký dự án FDI mới cao nhất thì tỉnh Hà Tĩnh đứng thứ 11.
Infonet
Dân trí Liên quan đến việc Công ty Wei Yu Engineering Co, LTD (Đài Loan) đề xuất thực hiện các dự án vào lĩnh vực chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm và cảng biển tại Khu kinh tế Vũng Áng, với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ USD, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh khẳng định, Thủ tướng mới là người quyết định cho phép đầu tư hay không.
Hà Tĩnh:
Vụ “ông lớn” muốn đổ tiền vào Vũng Áng: Thủ tướng quyết định cuối cùng
Dân trí Liên quan đến việc Công ty Wei Yu Engineering Co, LTD (Đài Loan) đề xuất thực hiện các dự án vào lĩnh vực chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm và cảng biển tại Khu kinh tế Vũng Áng, với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ USD, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh khẳng định, Thủ tướng mới là người quyết định cho phép đầu tư hay không.
>> Sau Formosa, thêm một “ông lớn” muốn đổ hàng tỷ đô vào Vũng Áng
Như Dân trí đã thông tin, Công ty Wei Yu Engineering Co, LTD (Đài Loan) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất thực hiện các dự án chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm và xây dựng cảng biển tại Khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư lên đến 2,5 tỷ USD. Trong tờ trình Wei Yu Engineering cam kết sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam và quốc tế.
Sau khi nhận được văn bản của Cty Wei Yu Engineering, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao Sở KH&ĐT chủ trì, cùng các Sở, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Tài nguyên và môi trường, Khoa học công nghệ, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh nghiên cứu kỹ, tham mưu, đề xuất phương án, báo cáo UBND tỉnh.
Chiều 23/6, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh Trần Tú Anh liên quan đến vấn đề trên.
Ông Trần Tú Anh, Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh: "Thủ tướng Chính phủ mới là người ra quyết định cuối cùng có cho phép đầu tư dự án này hay không".
Ông Tú Anh cho biết, cho đến thời điểm này, những đề xuất của công ty Wei Yu Engineering mới chỉ dừng lại ở dạng ý tưởng, lời ngỏ của nhà đầu tư với tỉnh. UBND tỉnh Hà Tĩnh chưa có quyết định gì liên quan đến dự án này mà đang nghiên cứu, xem xét để quyết định việc có cho phép công ty Wei Yu Engineering khảo sát, lập dự án đầu tư hay không.
Theo ông Tú Anh, những đề xuất của phía công ty Wei Yu Engineering có nhiều điểm phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư cũng như chiến lược phát triển kinh tế đã được tỉnh phê duyệt trước đó. Chẳng hạn, đối với đề xuất xây dựng cầu cảng, cảng Vũng Áng được quy hoạch xây dựng 11 cầu cảng đã có 6 cầu cảng được đầu tư xây dựng, còn lại 5 cầu cảng chưa có nhà đầu tư. Còn chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm vừa tận dụng được cảng biển, tạo liên kết vùng, giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
Tuy nhiên, ông Tú Anh cũng nêu một số điểm khiến tỉnh sẽ phải hết sức cân nhắc, trước hết là những tác động về môi trường , quỹ đất dành cho dự án, năng lực nhà đầu tư…
“Không phải chỉ người dân mà tỉnh cũng rất quan tâm đến vấn đề môi trường, quan điểm rất rõ là không để dự án ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân. Tiếp đến, quỹ đất dành cho dự án cũng phải tính toán kỹ, bởi gần như đất hiện đã có chủ, để triển khai chắc chắn nhà đầu tư phải liên kết”- ông Tú Anh nói.
Theo Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh, để triển khai chắc chắn nhà đầu tư phải liên kết, vì quỹ đất ở Vũng Áng hiện gần như đã có chủ.
Ông Tú Anh cho hay, sau khi xem xét kỹ, nếu đồng ý thì UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng mới chỉ cho phép công ty Wei Yu Engineering thực hiện giai đoạn 1 của dự án là khảo sát, đánh giá hiệu quả của dự án theo quy định là 9 tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận. Nếu thấy hiệu quả thì tỉnh mới cho phép công ty này đề xuất giai đoạn đầu tư tiếp theo.
Đặc biệt, ông Tú Anh nhấn mạnh, ngay cả khi công ty Wei Yu Engineering đáp ứng được các tiêu chí mà nhà nước Việt Nam đưa ra, thì với một dự án có mức đầu tư lên đến hàng tỷ đô như thế này, không phải địa phương Hà Tĩnh quyết định, mà Thủ tướng Chính phủ mới là người quyết định cuối cùng có cho phép đầu tư hay không.
Văn Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét