Phạm Viết Đào.
Tệp đính kèm: Nghị định 55 | 55.signed.pdf (308261 Byte) |
Theo Điều 2 của Nghị định 55, các đối
tượng sau đây được điều chính lương hưu từ 1/8/2016, tăng thêm 8 %:
“Quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu
đang hưởng lương hưu hằng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị
định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và
Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và
trợ cấp hằng tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong giai đoạn
từ ngày 01/1/2015 đến trước ngày 01/5/2016…
Xin
hỏi Chính phủ: Vì lý do gì mà những đối tượng được quy định tại Điều 2 lại được
đặc cách nâng lương hưu 8 % từ ngày 1/8/2016 trong khi các đối tượng này cũng
từng được điểu chỉnh nâng lương hưu thêm 8 % theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP
ngày 22/1/2015 như các đối tượng về hưu khác rồi…
Trong
khi đó thì: các đối tượng nghỉ hưu khác lại giữ nguyên mức lương đã nâng từ
tháng 1/2015 như Nghị định 55 quy định:” Riêng
các đối tượng đã được điều chỉnh tăng 8% theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày
22/1/2015 của Chính phủ thì giữ nguyên mức hưởng…” ?
Chính phủ cần giải thích rõ vì sao có sự
phân biệt đối xử này vì:
-Những đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị
định 55 khi công tác, đương làm nhiệm vụ như “quân nhân, công an nhân dân
và người làm công tác cơ yếu…” họ đã được hưởng lương và phụ cấp ngành
nghề theo vị trí công tác và khi về hưu được tính vào lương hưu; Vậy tại sao
bây giờ lại được đặc cách nâng lương hưu thêm 8 % khi họ về hưu cũng ăn uống
sinh hoạt như các đối tượng khác; họ từng đóng bảo hiểm theo chế độ hiện hành,
không có gì đặc cách ?
Cũng là cán bộ làm trong các bộ máy công
quyền như “ cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định
92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị
định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ…” lại được nâng lương thêm 8 % trong khi đó cán bộ viên chức từng làm việc
tại huyện, tỉnh và các cơ quan trung ương lại không thuộc diện được nâng lương
?
Nếu lấy lý do những đối tượng này lương
thấp dưới 2 triệu/tháng thì chỉ đưa 1 tiêu chí lương thấp, không thể lấy tiêu
chí “ cán bộ
xã, phường, thị trấn” để nâng lương ?!
-Nghị định 55 quy định các đối tượng tại
Điều 2 của nghị định 55:”đang hưởng lương hưu và
trợ cấp hằng tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong giai đoạn
từ ngày 01/1/2015 đến trước ngày 01/5/2016…”
Theo quy định tại Điều 2 này thì các đối
tượng được hưởng lương hưu trước 1/1/2015 và sau 1/5/2016 sẽ không nằm trong
diện được điều chỉnh lương hưu 8 % ?
Các đối tượng về hưu sau 1/5/2016 không
được điều chỉnh lương hưu vì lý do từ 1/5/2016 Chính phủ đã nâng mức lương cơ
bản; Điều này có thể hiêu được ?
Thế tại sao đối tượng trong diện Điều 2,
theo Nghị định 55 về hưu trước 1/1/2015 lại không được điều chính lương hưu,
theo Nghị định 55 mà chỉ những đối tượng về hưu sau 1/1/2015 và trước 1/5/2015 mới
được điểu chỉnh lương hưu khi họ cũng đã được điểu chỉnh nâng 8 % theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP
ngày 22/1/2015 rồi…
Những quy định cách bức, bất công này của
Nghị định 55 chắc chắn sẽ gây nhiều hệ lụy cho xã hội; Do đó chính phủ phải
chịu trách nhiệm lám sáng tỏ; giải thích sự khác biệt trogn chế độ chính sách
đối với những người về hưu ???
Phạm
Viết Đào.
Điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động
(GDVN) - Mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995 sẽ được điều chỉnh.
Chọn chức tước, quyền lực, bổng lộc hay uy tín trong lòng dân?Chậm nhất 10 ngày nữa phải báo cáo Thủ tướng về ông Trịnh Xuân Thanh
Theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 1/8/2016, đối tượng điều chỉnh gồm:
1- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng.
2- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
Quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hằng tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong giai đoạn từ ngày 01/1/2015 đến trước ngày 01/5/2016.
Giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước 1995 có mức lương thấp hơn lương cơ sở được tăng tương. ảnh: Người lao động |
3- Giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 1/1/1995 có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở.
4- Các đối tượng nêu trên đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/1/2016 và người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong giai đoạn từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2016 có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2 triệu đồng/tháng.
Nghị định cũng nói rõ, điều chỉnh tăng 8% mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng (2) nêu trên. Thời điểm điều chỉnh tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
Riêng các đối tượng đã được điều chỉnh tăng 8% theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22/1/2015 của Chính phủ thì giữ nguyên mức hưởng.
Từ ngày 1/5/2016, giữ nguyên mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng của các đối tượng đã được điều chỉnh tăng 8% trước đó; đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nghỉ hưu từ ngày 1/5/2016 trở đi, lương hưu được tính trên mức lương cơ sở mới 1.210.000 đồng/tháng theo cách tính quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.
Người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng thấp hơn 2 triệu đồng/tháng, thì mức hưởng được điều chỉnh từ ngày 1/1/2016 đối với người đang hưởng trước ngày 1/1/2016 và tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với người bắt đầu hưởng trong giai đoạn từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2016, mức điều chỉnh cụ thể như sau:
- Tăng thêm 250.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu từ 1.750.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu từ trên 1.750.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng.
- Tăng thêm 150.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1.850.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ trên 1.850.000 đồng/người/tháng đến dưới 2 triệu đồng/người/tháng.
Giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 1/1/1995, đang hưởng lương hưu trước ngày 1/1/2016 và giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 1/1/1995 bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2016.
Từ ngày 1/1/2016 nếu mức lương hưu sau khi đã được điều chỉnh theo quy định mà thấp hơn mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu thì được trợ cấp thêm để mức lương hưu bằng mức lương cơ sở.
Mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định tại Điều này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét