Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Xin hỏi tác giả bài dưới đây: áp chế điện tử không ảnh hưởng; Vậy sao lên máy bay, người ta bắt tắt điện thoại ?; Sức mạnh máy bay tác chiến điện tử tối tân Mỹ vừa điều tới ĐNÁ


MÁY BAY BỊ CAN NHIỄU THÌ SAO?


Thằng em chuyên gia điện tử hàng không có nhiều năm tu nghiệp nước ngoài, rủ đi uống bia. Mình hỏi nó chú có đọc facebook thiên hạ rần rần chuyện can nhiễu với vùng nhận dạng? Nó nói em nghe rồi, chả buồn để mắt để tai.

https://www.mistralsolutions.com/wp-content/uploads/2014/06/electronic-warfare1.gif

Sau đây là câu chuyện tóm tắt giữa mình và nó.

Hỏi: Một máy bay chiến đấu có thể bị can nhiễu không?

Đáp: Có!

Hỏi: Can nhiễu có làm máy bay chiến đấu rơi hay không? Vì sao?

Đáp: Đầu tiên cần nói một chút về nhiễu và can nhiễu, nội dung nó dài và phức tạp, viết ra thì phải chục trang giấy nhưng em nói với anh thế này: Nhiễu thông tin vô tuyến điện là ảnh hưởng của năng lượng không cần thiết làm giảm chất lượng, gián đoạn hoặc bị mất hẳn thông tin của phương tiện bay. Nó có ba mức là nhiễu cho phép, nhiễu chấp nhận được và nhiễu có hại. Nguyên nhân thì có nhiều: nhiễu trùng kênh, nhiễu kênh kề (cái này bác nào dùng radio bị nhiễu sóng thì biết, đài này đang nói thì đài khác chen vào). Ngoài ra còn có cả chục lý do khác như do bức xạ hoặc bị can nhiễu bởi nguồn phát vô tuyến khác có công suất lớn hơn.

Can nhiễu không thể làm máy bay rơi. Khi chế tạo một cái máy bay, điều đầu tiên các kỹ sư điện tử nghĩ đến là bị nhiễu sóng vô tuyến đối với hoạt động dẫn đường. Vì thế người ta đã tính cả rồi, sóng vô tuyến dù bị nhiễu cũng không thể làm tê liệt việc điều khiển máy bay, như cái ô tô xịn nếu tắt định vị và tắt chế độ lái tự động thì anh vẫn điều kiển nó bình thường.

Hỏi: Với Su 30MK2 thì sao?

Đáp: Su 30 MK2 có 6 hệ thống dẫn đường: Hệ thống dẫn đường tự động của máy bay; la bàn từ; dẫn vô tuyến (cái này là thứ có thể bị can nhiễu); hệ thống định vị bằng cột phát sóng phát thanh mặt đất; tiêu mặt đất. Ngoài ra có thêm GPS lắp sau. Cứ cho là bị can nhiễu thì những phương tiện còn lại vẫn giúp phi công điều khiển máy bay trở về an toàn.

Hỏi: Vậy sao trên mạng họ nói kinh thế?

Đáp: Thứ nhất là họ bị điên; thứ hai là họ chỉ nói những gì họ thích nghe; thứ ba là họ dốt ngoại ngữ vì mấy thứ em nói, đứa nào có kiến thức về thiên văn, hàng không và biết tiếng Nga hoặc tiếng Anh đều có thể tìm thấy trên mạng. Thứ tư là họ không dốt nhưng vẫn nói cho sướng mồm.

Hỏi: Có thể can thiệp tác chiến điện tử để chiếm quyền điều khiển một chiếc máy bay quân sự không?

Đáp: Hiện nay thì không, nếu có chỉ có trong phim, vì hai lý do:

Thứ nhất về kỹ thuật, trên máy bay có ông phi công. Bay chiến đấu không ai để chế độ lái tự động cả. Cũng chưa có thằng nào siêu đến nỗi chiếm quyền điều khiển một cái máy bay bằng can thiệp máy tính cả. Mà nếu có thì chỉ cần tắt nó đi rồi lái. Trên thực tế cũng chưa có vụ này.

Thứ hai, nếu có, thì cái thằng chiếm quyền điều khiển một máy bay chiến đấu của nước khác đã tự đặt nhau vào tình trạng chiến tranh do nó phát động.

Hỏi: Vùng nhận dạng phòng không có ý nghĩa như thế nào?

Đáp: Hehe có ý nghĩa chính trị thôi anh. Nếu một nước tự ý đặt ra vùng nhận dạng phòng không mà mình chấp nhận, thì không nói làm gì. Nếu không được các nước liên quan chấp nhận, mà có máy bay vào, nó cản trở là sai, nó bắn hạ thì nó chết vì chính nó phát động chiến tranh.

Hỏi: Tàu sân bay của Trung Quốc có chức năng gì?

Đáp: Tàu ấy có chức năng là một tàu vận tải quân sự dùng để chở máy bay và trang trí cho đẹp. Lý do là khó mà nuôi được nó. Hiện nay nếu thực chiến, Mỹ là nước duy nhất có tàu sân bay đúng nghĩa, các nước khác nếu có cũng chỉ là tàu chở máy bay chiến đấu thôi chứ không phải tàu sân bay đúng nghĩa.

Hỏi: Sao không nuôi nổi?

Đáp: Vì nó quá tốn phi công. Từ sau thế chiến 2, tính từ 1946 đến nay Mỹ mất 5000 phi công trong bay huấn luyện, bình quân mỗi năm cỡ hơn 60 phi công tử nạn. 90% số này là chết khi đang tập cất hạ cánh từ tàu sân bay. Những trường hợp nhảy dù bỏ máy bay chưa tính. Nếu tính huấn luyện chiến đấu, một trong những nước ít tổn thất nhất là VN mình.

Hỏi: Tốn kém thế nhưng vẫn phải huấn luyện?

Đáp: Đa số máy bay chiến đấu trên thế giới đều bị loại biên khi chưa từng tham gia chiến đấu, đó là hạnh phúc của nhân loại. Huấn luyện là để phòng bị nhằm đảm bảo chiến đấu và chiến thắng, chứ có ai mong chiến tranh đâu!

Hỏi: Những sân bay xây dựng trái phép trên Biển Đông có ý nghĩa như thế nào trong chiến đấu?

Đáp: Nó có ý nghĩa trong kiểm soát thời bình, không có ý nghĩa nhiều trong chiến đấu vì không bảo vệ nổi. Đường băng và cơ sở mặt đất phục vụ bay có thể hỏng ngay sau khi ăn một trái bom, hoặc một loạt pháo phản lực đầu tiên. Như vậy nếu muốn chơi nhau thì căn cứ Hải Nam mới là chủ đạo. Nhưng căn cứ này chỉ có ý nghĩa khi có một thệ thống tiếp dầu trên không cực tốt nếu muốn đánh xa. Còn không có tiếp dầu thì họ có thể bay tới tham quan rồi bay về. Đêm dài lắm mộng, đường bay dài thì dễ bị đánh chặn.

Hỏi: Tóm lại ý chú mày là?

Đáp: Là chúng ta không nên quá đau đớn hoặc tâm tư khi đọc facebook, mà nên học hỏi để biết anh ạ!

Nguyễn Đức Hiển

(FB. Hiển Đức Nguyen)


Sức mạnh máy bay tác chiến điện tử tối tân Mỹ vừa điều tới ĐNÁ

Việt Hùng | 
Sức mạnh máy bay tác chiến điện tử tối tân Mỹ vừa điều tới ĐNÁ

Hôm 15/6, Hải quân Mỹ đã điều động 4 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler tới căn cứ không quân Clark để tham gia huấn luyện cùng với Quân đội Philippines.



Boeing EA-18G Growler là phiên bản máy bay tác chiến điện tử được phát triển từ F/A-18F Super Hornet, EA-18G không chỉ mang thiết bị đối kháng điện tử thế hệ mới mà còn giữ lại tính năng cơ động nổi trội và toàn bộ hệ thống vũ khí của F/A-18E/F.
Việc Hải quân Mỹ điều Growler tới Philippines được cho là một hành động răn đe trước những động thái gây leo thang căng thẳng của Trung Quốc.
Sức mạnh máy bay tác chiến điện tử tối tân Mỹ vừa điều tới ĐNÁ - Ảnh 1.
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào: