TTO - Ngày 27-6, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã chủ trì Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc tại Hà Nội.
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) bắt tay Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Hà Nội ngày 27-6 - Ảnh: VIỆT DŨNG
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại phiên họp, hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước kể từ sau Phiên họp lần thứ 8 (tháng 6-2015) đến nay, nhất trí tăng cường tin cậy chính trị, duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao, thúc đẩy hợp tác thực chất có tiến triển mới; phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020; tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các tổ chức Đảng địa phương, tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân và thanh niên hai nước.
Hai bên cũng nhất trí tăng cường công tác quản lý, giữ gìn trật tự trị an, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh tại khu vực biên giới hai nước, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế ở khu vực biên giới phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.
Về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì nhấn mạnh yêu cầu cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, kiểm soát tốt bất đồng, thúc đẩy các cơ chế đàm phán đạt tiến triển thực chất, nỗ lực triển khai các dự án hợp tác trên biển đã thỏa thuận, trao đổi thiết lập cơ chế hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển; kiên trì thông qua trao đổi và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
Hai bên cũng trao đổi những vấn đề quan trọng như việc không hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Sau cuộc họp, lãnh đạo hai bên chứng kiến lễ ký “Biên bản Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc”, trao đổi Công thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc Chính phủ Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu Nhân dân tệ (19,5 triệu USD) cho dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung.
Nhân dịp này, hai bên xác nhận đã hoàn thành các thủ tục lập Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP Đà Nẵng, Việt Nam.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 26-28 tháng 6, ngoài phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung, ông Dương Khiết Trì còn chào xã giao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, và đặt vòng hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
QUỲNH TRUNG
TTO - Ngày 27-6, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã chủ trì Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc tại Hà Nội.
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) bắt tay Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Hà Nội ngày 27-6 - Ảnh: VIỆT DŨNG |
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại phiên họp, hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước kể từ sau Phiên họp lần thứ 8 (tháng 6-2015) đến nay, nhất trí tăng cường tin cậy chính trị, duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao, thúc đẩy hợp tác thực chất có tiến triển mới; phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020; tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các tổ chức Đảng địa phương, tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân và thanh niên hai nước.
Hai bên cũng nhất trí tăng cường công tác quản lý, giữ gìn trật tự trị an, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh tại khu vực biên giới hai nước, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế ở khu vực biên giới phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.
Về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì nhấn mạnh yêu cầu cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, kiểm soát tốt bất đồng, thúc đẩy các cơ chế đàm phán đạt tiến triển thực chất, nỗ lực triển khai các dự án hợp tác trên biển đã thỏa thuận, trao đổi thiết lập cơ chế hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển; kiên trì thông qua trao đổi và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
Hai bên cũng trao đổi những vấn đề quan trọng như việc không hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Sau cuộc họp, lãnh đạo hai bên chứng kiến lễ ký “Biên bản Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc”, trao đổi Công thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc Chính phủ Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu Nhân dân tệ (19,5 triệu USD) cho dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung.
Nhân dịp này, hai bên xác nhận đã hoàn thành các thủ tục lập Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP Đà Nẵng, Việt Nam.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 26-28 tháng 6, ngoài phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung, ông Dương Khiết Trì còn chào xã giao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, và đặt vòng hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
QUỲNH TRUNGĐất người Trung Quốc mua có thể cho cả trăm nghìn người ở
"Những người đứng tên mua đất ở Đà Nẵng không vi phạm pháp luật. Nhưng đằng sau họ lại là người Trung Quốc nên rất khó kiểm soát", Giám đốc Sở TN - MT Đà Nẵng chia sẻ.
Sáng 9/11, bên lề kỳ họp thứ 15, HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN - MT Đà Nẵng đã trả lời Zing.vn xung quanh vấn đề người Trung Quốc giấu mặt mua đất ở ven biển.
Người Trung Quốc có nhiều hơn 138 lô đất
- Vừa qua, ông Đào Tấn Bằng, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn cho biết chỉ riêng ở quận này đã có 71 cá nhân Việt Nam mua hộ 138 lô đất cho người Trung Quốc. Vậy toàn thành phố, có bao nhiêu lô đất đã rơi vào tay người nước ngoài?
- Hiện, anh em bên Sở đang thống kê nên chưa có số liệu chính xác. Nhưng trên toàn thành phố chắc chắn số lô đất rơi vào tay người Trung Quốc sẽ nhiều hơn con số 138 lô như anh Bằng nói. Những lô đất rơi vào tay nước ngoài chủ yếu ở khu vực ven biển quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.
Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN - MT TP Đà Nẵng. Ảnh: Đ. Nguyên. |
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh:Không xây cao tầng ở khu vực nhạy cảm
Thành ủy Đà Nẵng đã chỉ đạo các sở ngành phải tăng cường rà soát, kiểm tra, quản lý chặt việc mua bán đất, nhất là ở các khu vực quan trọng, nhạy cảm mà vừa qua người dân, cử tri phản ánh. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý người nước ngoài, tình trạng người nước ngoài nhập cảnh vào du lịch rồi ở lại làm việc “chui”.
Chủ trương của TP Đà Nẵng là không cho ghép thửa, xây dựng các công trình cao tầng tại những khu vực nhạy cảm. Việc quản lý người nước ngoài trên địa bàn phải hết sức chặt chẽ và không chủ quan
- Người Trung Quốc giấu mặt nhờ người Việt Nam mua đất bằng cách nào?
- Theo quy định của pháp luật thì người nước ngoài chưa được phép mua đất tại Việt Nam. Do đó, họ lách luật bằng cách đưa tiền nhờ các cá nhân người Việt đứng tên để mua đất. Trong hồ sơ, những trường hợp này đều mua đất hợp pháp, đúng quy trình, quy hoạch.
Họ thực hiện đầy đủ các giấy tờ và nghĩa vụ về thuế thì mình phải chấp nhận để họ mua. Nhưng đứng sau các cá nhân người Việt lại là người Trung Quốc. Đây mới là vấn đề mà chúng ta phải lưu ý. Ví dụ, tôi đưa cho anh 2 tỷ đồng để anh mua một lô đất ở khu vực ven biển. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên anh.
Sau đó, tôi và anh phối hợp thành lập một công ty cổ phần có tổng số vốn khoảng 20 tỷ. Anh góp cổ phần bằng chính lô đất trên để công ty xây khách sạn, nhà hàng.
Trong tổng số vốn 22 tỷ đồng, tôi góp 20 tỷ thì đương nhiên sẽ làm chủ tịch HĐQT, có quyền quyết định mọi việc ở công ty. Như vậy, việc sử dụng lô đất trên đương nhiên sẽ thuộc về người có cổ phần nhiều hơn. Vừa rồi, qua rà soát tôi phát hiện có nhiều trường hợp các doanh nghiệp có người Việt Nam đứng tên chung với người Trung Quốc nhưng cổ phần của người Trung Quốc nhiều hơn.
Xây dựng công trình cho cả trăm nghìn người ở
- Người Trung Quốc giấu mặt mua đất để làm gì?
- Họ mua đất trống để làm nhà, khách sạn quy mô hàng chục tầng. Diện tích đất không lớn nhưng sau này cụm ấy có thể ở được cả trăm nghìn người. Cả khu vực Silver Shores và xung quanh phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn) hiện nay người Trung Quốc ở rất đông
- Những lô đất rơi vào tay nước ngoài chủ yếu ở khu vực ven biển - nơi được đánh giá rất "nhạy cảm". Vậy theo ông vấn đề này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến an ninh quốc phòng?
- Vấn đề này tôi cũng đã có ý kiến nhiều lần với lãnh đạo TP là rất nguy hiểm đến an ninh trật tự và quốc phòng. Pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện cho người nước ngoài đến đầu tư làm ăn, sinh sống.
Nhưng đến đây anh phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của luật pháp nước sở tại. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, họ đến bằng đường du lịch "chui", ở thì không đăng ký tạm trú nên nguy cơ gây mất an ninh trật tự.
Nhiều lô đất ven biển đã trở thành khách sạn cao tầng do người Trung Quốc làm chủ. Ảnh: Đ.Nguyên. |
Còn đối với vấn đề an ninh quốc phòng, dọc tuyến đường ven biển của Đà Nẵng rất quan trọng trong việc phòng thủ. Đây cũng là nơi có sân bay Nước Mặn nên chúng ta không nên để cho người nước ngoài xây dựng các tòa nhà cao tầng ở khu vực này. Những vấn đề trên đáng lo ngại nhưng tôi tin, các cơ quan chức năng kiểm soát tốt vấn đề này.
- Vậy theo ông, làm thế nào để hạn chế, ngăn chặn tình trạng người Trung Quốc giấu mặt mua đất ở khu vực ven biển?
- Có những công ty mua đất, tôi phải chuyển cho Sở KH&ĐT kiểm tra nguồn gốc, vốn liếng của ai nhưng cũng khó. Bây giờ TP cần phải tính toán để khống chế chiều cao của các tòa nhà ở khu vực này, đừng cho họ xây cao quá. Về quy mô, chỉ cho họ làm nhỏ thôi. Đất ở các khu vực "nhạy cảm" không được cho tách thửa.
Ông Huỳnh Nghĩa - Trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng: Rất nguy hiểm
Việc người Trung Quốc núp bóng mua đất là rất nguy hiểm. Các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, có biện pháp phù hợp, xử lý đúng quy định pháp luật. Cần hết sức thận trọng trước hiện tượng người nước ngoài mua đất, xây dựng các công trình cao tầng tại những khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.
TP Đà Nẵng cần sớm rà soát ngay về quy hoạch, bố trí đất đai tại khu vực ven biển để có biện pháp quản lý tốt hơn. Phải lưu tâm tới vấn đề quản lý tạm trú, không để xảy ra tình trạng người lao động lợi dụng nhập cảnh Việt Nam bằng visa du lịch để làm việc trái phép.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét